Stupid Racist Shit

It was 6:50 pm on a Friday evening and the Office of the President sent out a mass email responding to the Heritage Foundation report, in which the authors criticized George Mason University for being too diverse. I’m not going to link to the report and I don’t need to read it to find out about its stupid racist shit. Let’s keep it real. Only a white conservative think tank would put out such a low, divisive, provocative report. Oh wait, it’s the Heritage Fucking Foundation. The authors criticizing George Mason University for being too diverse is like me criticizing the Heritage Foundation for being too fucking white.

Nas Live From the Kennedy Center: Classical Hip-Hop

I have listened to Nas’s Illmatic many times, but never with a National Symphony Orchestra backing him up until a few days ago. I came across the video on Amazon Prime and dropped everything to watch it. The marriage between hip-hop and classical is quite intriguing, especially with the hook like, “Life’s a bitch and then you die, that’s why we get high / ’Cause you never know when you’re gonna go.” The recording released in February 2018 and I only discovered it recently.

Mai Nguyễn: Sunshine Nails

Mai Nguyễn’s debut novel is a love letter to Vietnamese-immigrant nail technicians everywhere. The stories in the salon are filled with drama, laughter, and love. Her writing is beautiful, especially when she plays around with Vietnamese proverbs, such as: “When you’re poor, money becomes thicker than blood.” It was a pleasure read.

Scalia Law Sites

SLS is a network of Scalia Law sites powered by WordPress Multisite. When I led the law school digital experience, I saw the need to provide anyone from the law school community to have a web presence. From centers to institutes to students to faculty to administrators, they need to have their websites separated from the law school main site so they can update and maintain themselves. As a longtime WordPress user, I knew Multisite was the solution. I installed the software, architected the domains (URL), designed the themes, and launched the network in 2017. I trained developers, content strategists, and directors of communications to create and maintain their own sites. As more sites came on board, we needed to migrate the network to WP Engine to handle the scaling. The Scalia Law networking is hosting over 40 sites.

Breaking From a Parent Element in CSS

On my individual case study page, I had the responsive screenshot image breaking out of its parent element to make it span the entire width of the browser.

In the HTML, I just needed to wrap a div class around the image:


<div class="full-width">
   <img src="screenshot.png" alt="">
</div>

In the CSS, this is what I need:


.full-width { 
   margin-left: calc(-50vw + 50%);
   margin-right: calc(-50vw + 50%);
   }

That works, but you will get the horizontal scroll. To get rid of the scrollbar, you need to add the following lines at the top of your CSS:


 html, body { 
   width: 100%;
   height: 100%;
   margin: 0px;
   padding: 0px;
   overflow-x: hidden;
   }

It worked, but felt a bit hacky. I removed it from my case study pages, but reposted it just in case I need to get back to it later.

Chào! Some Updates

On the previous homepage of my portfolio site, I wrote an intro text that read:

I’m a creative director who brings decades of design expertise, technical experience, and collaborative energy to the teams.

I set the font weight to extra heavy, which didn’t look too good small screens. I wanted to remove it, but I had nothing else in place. Then I read Robin Rendle’s recent redesign. He writes:

The goal here was to merge the about and index pages into one since they’re always the same thing anyways and this now saves you a click if you want to learn about me.

Duh! Why didn’t I think of that? I moved the about page to the homepage and set the word “Chào!” (Hello!) really big. Why not include a Vietnamese word? It was a small change, but it made me happier.

Over the weekend, I tweaked the “Tục ca” sample page a bit. I reset the type to Cormorant, designed Christian Thalmann. I really liked the upright style of Cormorant for poetry.

I also turned the “Trịnh Công Sơn” sample page into hide-and-show function. Since the page has so many songs, it is easier to scroll to the title of the songs in alphabetical order without showing all the lyrics.

Cuộc đời chó má

Ta sống cho đến một ngày không còn thức dậy nữa. Những gì trên cõi tạm này cũng chỉ là hư vô, luôn cả tình người. Càng trưởng thành, càng va chạm trong cuộc sống, ta càng phải chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Con người đối xử với nhau chỉ muốn thấy được những gì tốt đẹp chứ không muốn đối diện với những gì xấu xa.

Mấy mươi năm trong cuộc sống, tôi luôn ghi nhớ và làm theo câu tục ngữ, “Tốt khoe xấu che”. Những gì xấu cần phải giữ kính không nên tiết lộ để một ngày nào đó nó sẽ bùng nổ. Nếu như không thể đối diện được với sự xấu hổ của chính mình, nhẹ thì rơi vào tình trạng trầm cảm còn nặng thì tự kết liễu đời mình. Sống trong nhục nhã thà chết còn hơn.

Riêng cá nhân tôi thì những gì nhục nhã và xấu hổ điều đã trải qua. Những lời trách móc nặng nề và phũ phàng nhất từ những người tôi yêu quý nhất cũng đã tặng cho tôi. Ngược lại, những lời lẽ của tôi cũng đã khiến cho người khác phải đau buồn nên tôi chấp nhận và không hề trách móc hay giận hờn ai cả. Cuộc đời này quá ngắn ngủi nên tôi không thể nào để mình rơi vào tình trạng trầm cảm. Càng không thể nào khờ dại tự kết liễu đời mình vì chẳng ai quan tâm cả. Thậm chí những gì tôi cống hiến cho đời này cũng có thể thay thế cả.

Cho dù đời tôi có xuống chó tôi cũng sẽ không thể nào ngã gục. Tôi không có danh vọng càng không có tài sản. Cho dù tôi trở về hai bàn tay trắng, tôi vẫn sẽ tồn tại. Những ai không ưa thích tôi, luôn cả những người thân thương, tôi cũng không ngại. Tình cảm con người cũng chỉ thế thôi. Tôi cũng không còn hứng thú để lấy lòng thiên hạ. Ai quan tâm đến tôi thì tôi cảm ơn. Còn không thì cũng không cần phải bận tâm làm gì. Cuộc đời này được cố nhạc sĩ Phạm Duy tóm tắt như sau:

Ta ra đi từ lòng người, với tiếng khóc và nụ cười
Thương yêu dai, hận thù dài, nuôi đắm say
Trưa hôm qua còn là người
Ðêm hôm nay thành vị thần hay lũ ma lẻ loi

Vợ chồng trong suốt

Mười lăm năm nên vợ nên chồng không có điều gì không thể chia sẻ với nhau. Em là người đầu tiên tôi tâm sự những niềm vui hoặc nỗi buồn. Từ những phiền muộn trong công việc đến những sự mâu thuẫn trong cuộc sống, tôi luôn bộc lộ những cảm nghĩ của mình với em. Tôi muốn vợ chồng luôn có sự trong suốt (transparency) và không có điều gì phải giấu giếm nhau.

Trong tình cảm vợ chồng có thật thà mới có sự trong suốt. Tin tưởng nhau mới thổ lộ hết những cảm nghĩ của mình. Em là người duy nhất biết được những gì tôi nghĩ. Dù tốt hay xấu, tôi không thể nào che giấu. Có nhiều lần tôi hối hận khi tiết lộ những cảm nhận của mình dù đúng hay sai.

Nhiều lần tôi cố gắng kiềm chế những cảm xúc của mình nhưng nó vẫn tuôn ra vì tôi quá tin tưởng em. Sau mười lăm năm tôi mới nhận thức được rằng luôn cả trong tình cảm vợ chồng có những chuyện nên giữ lại cho chính mình.

Nếu như không thể cùng nhau tâm sự những gì sâu sắc hơn những lời nói hằng ngày, những tranh cãi, và những lời lẽ móc méo, tình cảm vợ chồng có nhạt nhòa đi không? Giữa sự hạnh phúc trong tẻ nhạt và sự bất đồng đầy thú vị, ta chọn thứ nào?

Mười lăm năm tình cảm vợ chồng đã trải qua nhiều thử thách và sóng gió nên giờ đây chọn bình yên chứ không muốn chiến tranh nữa.

Nas: Magic 3

Nas drops a solid 15-track record with Nas holding down the mic and Hit-Boy laying down the beat. Lil Wayne is the only guest on the album. The rest is just Nas spitting dope-ass lyrics over the laid-back, soulful productions. The last line from the hook of “Pretty Young Girl” goes: “She’s a queen, her dad a G, I know hе rock to Nas.” The first time I heard it, I thought he said, “I know he recogNas.” I was like, “Damn, that’s a clever wordplay.” Then I played it again and again, that wasn’t it. In any rate, this is Nas’s sixth collaboration with his Boy—rounding out the two triumphant trilogies. Let’s hope this isn’t their final chapter together.

Ca từ Phạm Duy

Tôi nghe và mê nhạc Phạm Duy từ lâu nhưng chưa từng tập trung vào repertoire hơn cả ngàn ca khúc của ông. Trong mấy tháng vừa qua tôi nghe lại nhạc của ông khi Phương Nam Phim phát hành bộ tuyển tập Phạm Duy: Kỷ niệm 10 năm ngày mất (2013–2023), gồm 40 ca khúc.

Đồng thời tôi cũng nghe lại bộ tuyển tập Một đời nhìn lại gồm 40 ca khúc do Biển Tình Music phát hành năm 2002. Cả hai bộ CD collection kết hợp nhiều giọng hát khác nhau từ trong nước đến hải ngoại. Mỗi một giọng hát mỗi vẻ đẹp khác nhau nhưng cá nhân tôi thường nghe Tuấn Ngọc hát nhạc Phạm Duy qua phần hòa âm phối khí của Duy Cường, đặc biệt là ca khúc “Tôi mơ thành triệu phú, cứu vớt gái bơ vơ” (“Kỷ niệm”).

Tuy Tuấn Ngọc đã thu âm rất nhiều ca khúc của Phạm Duy nhưng tôi chưa từng nghe một album nào của anh dành riêng cho nhạc Phạm Duy. Ngược lại, Đức Tuấn đã đầu tư rất nhiều vào những sản phẩm nhạc Phạm Duy như Kỷ Niệm (bộ đĩa đôi), Kiếp nào có yêu nhau, và Requiem. Riêng Đức Tuấn hát Tình ca Phạm Duy, giờ nghe lại vẫn phê như lúc mới được phát hành vào năm 2007. Từ “Tình Cầm” đến “Tình hoài hương” đến “Tình ca”, Đức Tuấn hát say sưa và chìm đắm trong dàn nhạc đặc sắc qua phần điều khiển của Đức Trí. Lấy nguồn cảm hứng từ album này, tôi tạo ra một trang web (typographic sample) với ca từ của 15 ca khúc Phạm Duy bắt đầu bằng chữ “Tình” như “Tình nghèo”, “Tình quê”, và “Tình kỹ nữ”. Dĩ nhiên là không thiếu “Tình hờ” với lời ca thật phũ phàng: “Khi tôi tìm đến em / Là tìm vui trong chốc lát / Đến một lúc rồi quên / Nhớ nhung không cần thiết”.

Càng nghe nhạc của Phạm Duy, tôi càng khâm phục tài năng song toàn trong phần soạn nhạc lẫn ca từ của ông. Chẳng hạn như trong bài “Chỉ chừng đó thôi”, ông miêu tả người phụ nữ rất thú vị: “Khi xưa em gầy gò / Đi ngang qua nhà thờ / Trông như con mèo khờ / Chờ bàn tay nâng đỡ”. Không chỉ riêng ca từ của mình, mà ông còn soạn nhạc cho rất nhiều bài thơ. Chẳng hạn như “Chuyện tình buồn”, thơ của Phạm Văn Bình có câu như: “Ngày nhà em pháo nổ / Anh cuộn mình trong chăn / Như con sâu làm tổ / Trong trái vải cô đơn”. Tuy không thất tình nhưng tôi vẫn cuộn mình trong chăn chả muốn đối diện với thế giới bên ngoài.

Mỗi lần lắng nghe nhạc Phạm Duy chịu khó để ý đến lời, tôi điều bắt gặp những vần thơ hấp dẫn. Cho nên vài ngày vừa qua tôi dành một chút thời gian cá nhân tìm hiểu thêm ca từ của ông. Chẳng những thế, tôi quyết tâm tạo thêm một trang typographic sample để đọc lời nhạc của ông cũng như lời thơ ông phổ nhạc. Tại sao tôi phải tạo ra một trang web riêng mà không đọc trên mạng? Câu trả lời lời đơn giản là tôi muốn sử dụng bộ fonts không chỉ dễ đọc mà còn mát mắt. Những trang web dành cho lời bài hát tôi tìm được trên mạng không chú trọng vào phần trải nghiệm của người đọc.

Lý do quan trọng hơn tôi dành thời gian tạo ra trang web này là để tự học tiếng Việt, như ông đã viết: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”. Trong phần thiết kế và viết HTML bắt buộc tôi phải đọc hết lời ca và tôi đã học hỏi thêm về văn thơ của ông. Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ chọn ra những tác phẩm có ca từ mình thích. Tôi chưa với tới trường ca của ông. Để dành cho tương lai khi tôi có dư thời gian. Về nhạc chủ đề kháng chiến ca tôi chỉ dùng những bài ông viết về những người mẹ như “Bà mẹ nuôi (bà mẹ Gio Linh)” với những ca từ bi hùng: “Mẹ già tưới nước trồng rau / Nghe tin xóm làng kêu gào / Quân thù đã bắt được con / Đem ra giữa chợ cắt đầu / Hò ơi ơi ới hò! Hò ơi ơi ới hò! / Nghẹn ngào không nói một câu / Mang khăn gói đi lấy đầu.”

Còn 10 bài Tục ca Phạm Duy thì tôi đã tạo một trang riêng. Ông viết lời Việt cho rất nhiều ca khúc Ngoại nhưng tôi chỉ dùng duy nhất “Bài ngợi ca tình yêu (Dáng tiên nữ)” với ca từ tình tứ: “Buổi sáng khi sương tan còn lắng đọng / Nhìn thấy dáng em ngoan nằm gối mộng / Vùi trong hơi ấm nồng nàn / Thịt da thơm ngát tình nồng / Cùng chăn gối ấm giường hồng, tình yêu ngây ngất”.

Nếu bạn nào thích ca từ nhạc Phạm Duy hay muốn học tiếng Việt theo cách của tôi thì mời vào đọc trang Phạm Duy tôi vừa hoàn tất.

Contact