Vĩnh biệt Cô Ba

Cô Ba, người chị lớn của ba tôi, vừa qua đời ở tuổi 94. Nếu có thiên đàng, tôi tin chắc Cô Ba sẽ được vào cõi đó. Theo tôi Cô Ba xứng đáng với chữ hiền hậu. Trong cuộc đời của tôi, tôi chưa từng gặp ai hiền hơn cô. Cô thương yêu mọi người trong gia đình từ đàn em đến đàn con đến đàn cháu—trong đó có thằng cháu này.

Khi người vợ thứ nhì của ba tôi qua đời để lại hai đứa con gái còn thơ, cô đem cháu em về nuôi. Cô thương yêu đứa cháu của mình như con ruột. Lúc còn nhỏ tôi cứ tưởng người đó là chị bà con của tôi. Sau này lớn mới biết chị là người chị cùng cha khác mẹ với tôi. Đến đây giờ, chị vẫn xem cô như người mẹ ruột.

Tuy trong hôn nhân của cô gặp nhiều khó khăn nhưng cô vẫn chịu đựng không oán trách. Lần cuối tôi về Việt Nam, tôi cùng ba đến thăm cô. Ba tôi và chồng cô đã không hòa thuận với nhau mấy mươi năm. Lúc tôi và ba tôi ngồi nói chuyện với cô thì dượng cầm cây dao khoai tiến gần đến chúng tôi. Ông chửi thề đòi chém ba tôi. Tôi đến gần dượng, nói nhỏ nhẹ, và cầm giữ lấy tay của dượng. Dượng bớt giận và quay đi.

Tôi trở lại ngồi kế bên cô mới thấy cô run rẩy sợ hãi. Tôi nắm lấy tay cô thì cảm nhận được bàn tay lạnh ngắt của cô. Tôi nói với cô đừng sợ không có chuyên gì đâu nhưng tôi cũng không an tâm để cô ở nhà một mình với dượng. Tôi đợi đến khi mấy anh chị đi làm về tôi mới tạm biệt cô ra đi.

Đó cũng là lần cuối tôi gặp lại cô. Từ lúc đó cô đã yếu đi nhiều. Mắt cô không còn thấy nữa và cô không còn đi đứng được. Đàng con của cô rất hiếu thảo và cũng rất thương cô. Các anh chị đã tận tình tận tâm lo lắng cho cô đến giây phút cuối cùng.

Tuy giờ cô cũng đã rời khỏi cõi tạm này nhưng cô vẫn mãi trong tim của tôi và trong cả dòng họ. Con cầu xin cho linh hồn của cô được bình yên.

Goodbye Stanley Crouch

After reading Stanley Crouch’s Kansas City Lightning: The Rise and Times of Charlie Parker, I had been waiting patiently for the second installment to drop. The first installment was so darn good and it took Crouch a long time to finish it.

Kansas City Lightning released in 2013, which was a decade already; therefore, I thought he should have released the second installment or he should be finishing it up already. I did a quick Google search and to my dismay Stanley Crouch had passed away in 2020 at 74. I had no clue.

I hope some other jazz writers will pick up where Crouch left off. It would be a great loss if the second part of Charlie Parker’s life and music will never release. RIP, Mr. Stanley Crouch. Thanks for the works you have left behind.

Vĩnh biệt Bác Tư

Người anh lớn mà ba tôi xem như người cha đã lìa trần hôm nay. Bác Tư là cây cổ thụ của gia đình. Bác đã thành lập Công Ty Xây Dựng Hữu Quế. Với tính cách uy tín, bác đã rất thành công trong ngành nghề. Giờ đây công ty vẫn tiếp tục mạnh mẽ dưới tay của những thế hệ con cháu.

Là một người em, bác rất thương Chị Ba. Là một người anh, bác chăm sóc các em như con. Bác thương yêu vợ con cũng như đàn cháu chắt của mình. Lúc nhỏ tôi rất kính trọng bác và bác cũng rất thương đứa cháu này. Sau khi đi Mỹ, tôi không biết nhiều về bác nhưng tôi vẫn luôn kính nể bác. Lần cuối cùng tôi về thăm gia đình, năm 1997, bác đã không còn nhớ đến tôi nữa.

Tôi không rõ bác đã hưởng thọ được mấy mươi tuổi nhưng tôi chắc là bác đã ngoài 90. Đời người như thế cũng đủ rồi. Xin cầu nguyện cho linh hồn của bác sớm được giải thoát.

Vĩnh biệt Chú Sáu

Vừa thấy Thanh, con trai của Chú Sáu, đăng trên Facebook tin buồn Chú Sáu qua đời ngày hôm qua (6-9-22), hưởng thọ 78 tuổi, tôi vô cùng ngạc nhiên và xót xa. Không biết rõ chú qua đời vì lý do gì.

Chú Sáu là em ruột của ba tôi (thứ năm). Tuy hai anh em không hề hoà thuận nhưng họ có những quan điểm giống nhau. Hai người đều không có nhà và của cải. Hai người sống đơn giản cạnh nhau. Hai căn nhà kế bên được gia đình Bác Tư cho ở. Hai người đều sống xa vợ. Mẹ tôi ở Mỹ còn Thím Sáu ở Úc. Tôi theo mẹ còn trai của chú theo thím.

Giữa người lớn tuy nghịch nhưng tôi và chú không có vấn đề gì cả. Ngược lại, tôi hiểu được hoàn cảnh của chú. Mỗi lần về Việt Nam tôi đều đến thăm và trò chuyện với chú. Không ngờ chú đã ra đi. Hy vọng hai anh em gặp lại nhau không còn hờn giận nhau nữa.

Goodbye Robbins Nguyễn

I didn’t know you well. In fact, we only had one interaction, but your big smile and exuberant personality left a long-lasting impression on me. You cracked a joke and I didn’t realize that you knew me more than I knew you.

At the time we met, which was at Chiến’s wedding, you were still dating Sandy. When I said “hi” to her, she introduced me to you. Of course I knew a bit about you even though I didn’t recall if we actually talked in the past. I thought you and Sandy made a great couple; therefore, I was glad that she had found love in you. I didn’t know if you knew, but I dated Sandy briefly before her ex-boyfriend who was also someone I knew cajoled her back. Things didn’t work out between me and Sandy, but I wish she didn’t go back to him. He was a jackass and I knew he would break her heart again. And I was right. They broke up after having two kids together.

When you entered the picture, I was happy for her. I still cared about her. You seemed to be a loving partner and doting parent. Unfortunately, your relationship with her didn’t last either. Then I found out from your brother and sister that you have left this world. I didn’t know that you had some serious health issues. Now you are in a better place without pain and suffering. Rest In Peace, Robbs.

Vĩnh biệt Dượng Ba

Dượng Ba, chồng của Cô Ba tôi, đã từ trần vào mùng ba Tết Nhâm Dần (2022). Dượng là anh rể của ba tôi và ba tôi đã đổi qua lấy họ của dượng. Tên ông bà nội đặt cho ba là Hồ Hữu Tỷ. Tôi không hiểu rõ tại sau ba lại đổi thành Trương Văn Chánh, nhưng dường như có liên quan đến chính trị và học tập cải tạo. Cho nên tôi cũng theo họ Trương chứ không lấy họ Hồ.

Lúc còn nhỏ chưa cấp sách đến trường, tôi theo ba đi làm xa. Có một kỷ niệm tôi nhớ mãi không bao giờ quên là lúc ba đi xây dựng Rạp Hát Cái Bè. Ba lo việc công trình nên không có thể dành thời gian cho tôi. Cũng may là có Dượng Ba luôn chăm sóc và ở bên cạnh tôi.

Buổi sáng thì dượng cùng tôi rong chơi vòng quanh khu xây dựng. Tôi thích chạy lên xuống những bãi cát cao to dùng để xây nhà. Dượng giúp tôi đào lỗ trên bãi cát rồi lắp lá chuối làm bẫy để những đứa trẻ khác bị lọt hố. Sau giờ ăn trưa dượng cho tôi đi ngủ. Đến chiều thì dượng dắt tôi đi xem cải lương ngay tại rạp hát. Chúng tôi được ưu tiên ngồi hàng ghế đầu vì rạp hát được công ty của bác tôi xây dựng. Đến tối thì tôi ngủ chung với dượng. Những chuỗi ngày đó tôi rất yêu quý và thân với dượng.

Sau khi Rạp Hát Cái Bè hoàn tất thì tôi về lại nhà. Không biết chuyện gì đã xảy ra giữa ba và dượng, nhưng hai người đã ghét nhau. Một hôm tôi về nhà thì nghe tin ba đã bị đưa lên phường vì tội đánh đập dượng. Tôi nghe thế nên vội vã đạp xe qua nhà dượng. Lúc đó chỉ có dượng ở nhà một mình. Dượng đưa tôi vào nhà và cho tôi ăn bánh. Dượng nói lưng dượng bị đau vì ba tôi đánh dượng bằng khúc cây. Tôi không nhớ rõ đã trò chuyện gì với dượng nhưng tôi còn nhớ rất rõ là trước khi tôi ra về dượng đã hôn lên trán tôi. Những ký ức đó tôi luôn ghi nhớ.

Năm 2017, tôi trở về Việt Nam thăm gia đình. Một hôm ba đưa tôi đến thăm Cô Ba. Khi thấy dượng đang nhổ cỏ ở cổng nhà thì ba la lớn lên, “mở cửa”. Tôi đến chào dượng và hỏi dượng còn nhớ cháu Doanh này không nhưng dượng đã không còn nhận ra tôi nữa. Khi tôi và ba vào nhà gặp Cô Ba thì dượng cầm con dao tiến gần đến đòi chém ba tôi. Ba lại lớn tiếng nói, “Để tôi quỳ xuống cho anh chém”. Lúc đó Cô Ba run rẩy vì sợ. Tôi trấn an cô rồi đến gần dượng nắm lấy tay dượng và xin dượng bớt giận và bỏ qua cho ba. Tuy dượng vẫn không nhận ra tôi, nhưng dượng đã bỏ đi. Hơn ba mươi năm trôi qua mà tình cảm anh em vẫn không thể hàn gắn lại được. Giờ đây cả hai cũng đã rời xa cõi đời này, hy vọng họ sẽ được đoàn tụ và hòa đồng trở lại ở thế giới bên kia.

Cám ơn dượng đã cho con những ký ức đẹp của tuổi thơ. Con sẽ luôn nhớ đến dượng. Xin cầu nguyện cho linh hồn của dượng được yên nghỉ.

Vĩnh biệt Cậu Sáu

Sau một năm, người em trai duy nhất của mẹ cũng từ giã cõi tạm này. Cậu Sáu, ông Lý Văn Anh, từ trần ngày 8, tháng 2, năm 2022, hưởng thọ 78 tuổi.

Tháng 12 vừa rồi tôi đến nhà thăm cậu. Vì cậu lãng tai nên khó có thể trò chuyện với nhau. Tuy nhiên, cậu vẫn thân mật mời tôi ăn chè và xôi mợ nấu ăn mừng đầy tháng cháu nội gái thứ nhì của cậu mợ. Chúng tôi ngồi ăn và xem lại những album hình ảnh gia đình cậu vẫn còn giữ. Tôi chụp lại một mớ để đưa vào quyển sách dì Chín viết về cuộc đời của ông bà ngoại và cuộc sống của mấy dì cậu. Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp lại cậu.

Sự ra đi của cậu khiến tôi không khỏi ngậm ngùi. Tôi rất yêu quý và kính trọng cậu. Cậu là một người chồng thương yêu vợ và một người cha dành hết tình cảm cho đứa con trai duy nhất của mình. Cậu sống đơn giản và không phung phí, tuy cuộc sống của cậu không thiếu thốn. Ở tuổi già, cậu sống thầm lặng. Có lần tôi hỏi sao cậu không đặt máy trợ thính để dễ dàng trò chuyện với mọi người. Cậu mỉm cười và trả lời rằng để cho lỗ tai cậu nó nghỉ ngơi. Hơn nữa cậu không muốn nghe thêm chuyện đời. Tôi thấy lý luận của cậu hay. Tuy không muốn mình bị mất đi thính lực, nhưng tôi rất muốn bỏ ngoài tai hết chuyện của thiên hạ. Sống như thế mới được thoải mái và không phiền muộn. Với đôi tai không cần nghe chuyện ngoài đời, cậu đã sống những năm tháng an nhàn và thanh thản bên vợ con và gia đình.

Giờ đây cậu đã theo các chị em của mình về miền Cực lạc. Thế là mấy chị em lại được đoàn tụ ở một nơi không còn đau đớn và khổ sở nữa. Xin cầu nguyện cho linh hồn cậu được an nghỉ trong bình yên.

Vĩnh biệt Bác Nguyệt

Bác Nguyệt, một trong những người chị của mẹ vợ tôi, đã ra đi vào ngày 26, tháng 12, năm 2021. Tôi không biết nhiều về bác nhưng rất quý bác mỗi lần gặp mặt trong tuần gia đình họp mặt hằng năm. (Vì đại dịch nên hai năm nay không còn tập họp như trước).

Bác Nguyệt luôn thương yêu anh chị em và đặc biệt rất gắn bó với mẹ vợ của tôi. Bác lo lắng cho chồng chu đáo từng món ăn. Bác nuôi nâng bốn người con trưởng thành và ổn định với gia đình riêng của họ. Bác cũng chăm sóc đàn cháu của bác khôn lớn.

Lúc bố vợ tôi qua đời, các bác đến Virginia để dự đám tang. Khi bác bay về lại Texas, tôi đưa bác ra phi trường. Trên xe tôi được trò chuyện riêng với bác. Bác luôn vui vẻ và có cái nhìn đời rất nhẹ nhàng.

Cầu nguyện cho linh hồn của bác được an nghỉ trong bình yên.

Goodbye Greg Tate

When I started writing about music, I wanted to read from music critics to get different perspectives. I don’t remember how I discovered Greg Tate’s writings, but I wanted to read more once I did. Tate had a distinctive style of writing and a criticism voice of his own. He went beyond music and pushed as far as he could on the page.

I wanted to learn and to emulate his writing. I pored over the Village Voice archive to read everything he had written. I read Flyboy in the Buttermilk several times. I read his Midnight Lightning: Jimi Hendrix and the Black Experience. I couldn’t wait to get my hands on a copy of Flyboy 2 and I pre-ordered it as soon as it was pre-released.

Even though I don’t write much about music anymore, I still have Tate’s voice in my mind. I was shocked to discover that he had passed away on December 7, this year. He was only 62. The cause of his death was undisclosed. America has lost one of its true cultural critics.

Rest In Peace, Greg Tate and thank you for inspiring and influencing many music writers, including myself, a self-proclaimed critic.

Goodbye Mrs. Tra Hun

When I attended my friend Nate’s funeral, Mrs. Tra Hun thanked me for coming. She still recognized me even though I had not seen her in over a decade. I could tell she was devastated by her youngest son’s death. I could see the tears in her eyes. I could feel the pain in her heart.

I completely froze when I found out this morning that Mrs. Hun had just passed away on Monday—only three months after her son had gone. My heart ached when I learned that she had Covid. Her passing has reaffirmed that this deadly virus is far from over. We can’t let our guard down.

When my mother passed away from Covid, I was in town and wanted to come by their house to see Nate to rekindle our friendship, but I only drove by their house and left. Although I tested negative, I did not want to get them infected, especially Mrs. Hun and her husband. When I saw her daughter at Costco, I asked about the family and she told me that everyone was doing fine. I was relieved.

I knew Mrs. Hun when I started hanging out with her children. Their house was a block from my sister’s old house. Even though she barely spoke English, she made sure that I knew her rule when I came over and she only had one rule: “Sit down and pee.” Mrs. Hun kept her house spotless clean. Her hardwood floors were always shiny that every kid ever came to the house had slipped and fell.

Mrs. Hun worked hard everyday to raise her family. In addition to her full-time job at the greenhouse, she loved to grow vegetables, herbs, and melons in her backyard. She woke up early to water her plants before going to work and spent more time in her garden after work. She was a kind woman who would feed us whenever we stayed at her house. Her love extended beyond her own children. She treated us like her own kids. She always smiled and asked how my mom was doing. She let us hang out at her house through the night as long as we kept our noise to the minimum.

I miss the good old times hanging at their house, playing video games, and eating raw steak with white rice. I miss seeing her smile and hearing her yelling in Cambodian, which I did not understand. Mrs. Hun will always have a special place in my heart. May her body and soul rest in peace.