Nas: Magic 3

Nas drops a solid 15-track record with Nas holding down the mic and Hit-Boy laying down the beat. Lil Wayne is the only guest on the album. The rest is just Nas spitting dope-ass lyrics over the laid-back, soulful productions. The last line from the hook of “Pretty Young Girl” goes: “She’s a queen, her dad a G, I know hе rock to Nas.” The first time I heard it, I thought he said, “I know he recogNas.” I was like, “Damn, that’s a clever wordplay.” Then I played it again and again, that wasn’t it. In any rate, this is Nas’s sixth collaboration with his Boy—rounding out the two triumphant trilogies. Let’s hope this isn’t their final chapter together.

Ca từ Phạm Duy

Tôi nghe và mê nhạc Phạm Duy từ lâu nhưng chưa từng tập trung vào repertoire hơn cả ngàn ca khúc của ông. Trong mấy tháng vừa qua tôi nghe lại nhạc của ông khi Phương Nam Phim phát hành bộ tuyển tập Phạm Duy: Kỷ niệm 10 năm ngày mất (2013–2023), gồm 40 ca khúc.

Đồng thời tôi cũng nghe lại bộ tuyển tập Một đời nhìn lại gồm 40 ca khúc do Biển Tình Music phát hành năm 2002. Cả hai bộ CD collection kết hợp nhiều giọng hát khác nhau từ trong nước đến hải ngoại. Mỗi một giọng hát mỗi vẻ đẹp khác nhau nhưng cá nhân tôi thường nghe Tuấn Ngọc hát nhạc Phạm Duy qua phần hòa âm phối khí của Duy Cường, đặc biệt là ca khúc “Tôi mơ thành triệu phú, cứu vớt gái bơ vơ” (“Kỷ niệm”).

Tuy Tuấn Ngọc đã thu âm rất nhiều ca khúc của Phạm Duy nhưng tôi chưa từng nghe một album nào của anh dành riêng cho nhạc Phạm Duy. Ngược lại, Đức Tuấn đã đầu tư rất nhiều vào những sản phẩm nhạc Phạm Duy như Kỷ Niệm (bộ đĩa đôi), Kiếp nào có yêu nhau, và Requiem. Riêng Đức Tuấn hát Tình ca Phạm Duy, giờ nghe lại vẫn phê như lúc mới được phát hành vào năm 2007. Từ “Tình Cầm” đến “Tình hoài hương” đến “Tình ca”, Đức Tuấn hát say sưa và chìm đắm trong dàn nhạc đặc sắc qua phần điều khiển của Đức Trí. Lấy nguồn cảm hứng từ album này, tôi tạo ra một trang web (typographic sample) với ca từ của 15 ca khúc Phạm Duy bắt đầu bằng chữ “Tình” như “Tình nghèo”, “Tình quê”, và “Tình kỹ nữ”. Dĩ nhiên là không thiếu “Tình hờ” với lời ca thật phũ phàng: “Khi tôi tìm đến em / Là tìm vui trong chốc lát / Đến một lúc rồi quên / Nhớ nhung không cần thiết”.

Càng nghe nhạc của Phạm Duy, tôi càng khâm phục tài năng song toàn trong phần soạn nhạc lẫn ca từ của ông. Chẳng hạn như trong bài “Chỉ chừng đó thôi”, ông miêu tả người phụ nữ rất thú vị: “Khi xưa em gầy gò / Đi ngang qua nhà thờ / Trông như con mèo khờ / Chờ bàn tay nâng đỡ”. Không chỉ riêng ca từ của mình, mà ông còn soạn nhạc cho rất nhiều bài thơ. Chẳng hạn như “Chuyện tình buồn”, thơ của Phạm Văn Bình có câu như: “Ngày nhà em pháo nổ / Anh cuộn mình trong chăn / Như con sâu làm tổ / Trong trái vải cô đơn”. Tuy không thất tình nhưng tôi vẫn cuộn mình trong chăn chả muốn đối diện với thế giới bên ngoài.

Mỗi lần lắng nghe nhạc Phạm Duy chịu khó để ý đến lời, tôi điều bắt gặp những vần thơ hấp dẫn. Cho nên vài ngày vừa qua tôi dành một chút thời gian cá nhân tìm hiểu thêm ca từ của ông. Chẳng những thế, tôi quyết tâm tạo thêm một trang typographic sample để đọc lời nhạc của ông cũng như lời thơ ông phổ nhạc. Tại sao tôi phải tạo ra một trang web riêng mà không đọc trên mạng? Câu trả lời lời đơn giản là tôi muốn sử dụng bộ fonts không chỉ dễ đọc mà còn mát mắt. Những trang web dành cho lời bài hát tôi tìm được trên mạng không chú trọng vào phần trải nghiệm của người đọc.

Lý do quan trọng hơn tôi dành thời gian tạo ra trang web này là để tự học tiếng Việt, như ông đã viết: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”. Trong phần thiết kế và viết HTML bắt buộc tôi phải đọc hết lời ca và tôi đã học hỏi thêm về văn thơ của ông. Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ chọn ra những tác phẩm có ca từ mình thích. Tôi chưa với tới trường ca của ông. Để dành cho tương lai khi tôi có dư thời gian. Về nhạc chủ đề kháng chiến ca tôi chỉ dùng những bài ông viết về những người mẹ như “Bà mẹ nuôi (bà mẹ Gio Linh)” với những ca từ bi hùng: “Mẹ già tưới nước trồng rau / Nghe tin xóm làng kêu gào / Quân thù đã bắt được con / Đem ra giữa chợ cắt đầu / Hò ơi ơi ới hò! Hò ơi ơi ới hò! / Nghẹn ngào không nói một câu / Mang khăn gói đi lấy đầu.”

Còn 10 bài Tục ca Phạm Duy thì tôi đã tạo một trang riêng. Ông viết lời Việt cho rất nhiều ca khúc Ngoại nhưng tôi chỉ dùng duy nhất “Bài ngợi ca tình yêu (Dáng tiên nữ)” với ca từ tình tứ: “Buổi sáng khi sương tan còn lắng đọng / Nhìn thấy dáng em ngoan nằm gối mộng / Vùi trong hơi ấm nồng nàn / Thịt da thơm ngát tình nồng / Cùng chăn gối ấm giường hồng, tình yêu ngây ngất”.

Nếu bạn nào thích ca từ nhạc Phạm Duy hay muốn học tiếng Việt theo cách của tôi thì mời vào đọc trang Phạm Duy tôi vừa hoàn tất.

Phương Anh: Nó

Phương Anh có chất giọng ấm áp nhưng cô hát hơi bị cứng không thích hợp với những ca khúc trữ tình mùi mẫn. Hơn nữa cách nhả chữ của cô nghe hơi bị chói tai. Nhất là ca khúc “Mười năm tình cũ” (Trần Quảng Nam), cô ngân mỗi câu nghe nhói cả màng nhĩ. “Khi còn gọi tên nhau” (Trường Sa) cũng thế, cô hát hơi bị gò bó. Khi cô thả lỏng, như “Thành phố buồn” (Lam Phương) và “Người ngoài phố” (Anh Việt Thư), nghe đỡ hơn. Về phần hoà âm phối khí của Sơn Trần thì mộc mạc chứ không màu mè. (không rõ là ám chỉ đến nhân vật nào) nghe cũng tạm tạm. Không gì lạ cũng không gì nổi bật.

Nas: It Was Written

I’ve been spending a lot of time relistening to It Was Written. When the album came out in 1996, the commercial success of “If I Rule The World” dominated the masterpiece. With my limited English at the time, I only appreciated tracks with banging beats like “The Message,” “Street Dreams,” and “Affirmative Action.” Coming back to it 27 years later, I have a deeper appreciation for Nas as a lyricist. Every track is solid storytelling. “Live Nigga Rap” with Mobb Deep is just so raw. It took me almost 3 decades to realize this sophomore effort is just as good as his debut.

Kim Yến: Đếm giọt sầu rơi

Kim Yến chưa khẳng định được hướng đi của mình. Trong 9 ca khúc cô trình bày gồm có “Đếm giọt sầu rơi” của Vinh Sử (nghe rất Tàu), “Tình em ngọn nến” (nhạc ngoại, lời Việt của Khúc Lan, và những tình khúc của Phạm Duy, Lam Phương, và Đỗ Lễ. Chẳng những thế mà Kim Yến còn chưa bộc lộ được ca từ. Chẳng hạn như “Em đi rồi” (Lam Phương) và “Giáng Ngọc” (Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên), cô cố gắng đặt tình cảm của mình vào nhưng vẫn thiếu cái hồn. “Hẹn hò” (Phạm Duy) và “Sang Ngang” (Đỗ Lễ) được Lê Minh Ngọc cứu vớt.

Wynton Marsalis plays Louis Armstrong’s Hot Fives and Hot Sevens

Wynton Marsalis not only mastered Pops’ New Orleans style, but he also brought his own sensibilities to the live recordings. Marsalis can play like Pops, but he can’t sing like Pops. No one can sing, improvise, and scat like Pops. I am enjoying this album immensely.

Matt Carter Octet: Read Between the Lines

The Matt Carter Octet brings back the big band swing on Read Between the Lines. The reinvigoration from the Great American Songbook of “They Can’t Take That Away from Me” is just refreshing. From the corresponding horns to the swinging rhythm section to Carter’s exhilarating solo, the band knows the classic well. While “Fighting Talk” demonstrates their post-bop thrive, “Duke’s Mood” displays the opposite: slow-burn emotions. An impressive debut.

Cindy Bradley: Promise

Kicking off my morning commute with some smooth-jazz vibes. No crime in that. In fact, Cindy Bradley’s Promise is the type of smooth-jazz album I don’t mind listening to. Whether playing a flugelhorn or a muted horn, Bradley has some of the Miles Davis qualities, such as clear, concise, and captivating. She breaks no sweat blowing with hip-hop beats (“For the Cool In You”), Latin grooves (“Cinco”), or slow soothing tempos (“Evening Zen”)—a promising album.

Joel Harrison: Anthem of Unity

With Anthem of Unity, guitarist Joel Harrison invited Jack DeJohnette who played drums for Miles Davis to join him along with saxophonist Greg Tardy and keyboardist Gary Versace. Together they formed an outstanding quartet. They give Bob Dylan’s “The Times They Are A-Changin” a soulful, waltzing interpretation, especially Harrison’s emotional solo. They way he accompanies Tardy is just too damn beautiful. Tardy and Versace were blazing on “Today Is Tomorrow’s Yesterday” and DeJohnette’s opening improvisation on “Parvati” is captivating. The album is a beauty of unity.

Nas: Magic 2

On “Abracadabra” Nas rhymes, “2020 when we did the first one / Five album run, not a cursed one, it’s a blessed one / By the time y’all hear this, we be halfway through the next one.” Without a doubt, Nas is a prolific rapper, especially after he found his fruitful collaborator. Nas and Hit-Boy make more magic on this short, concise, compelling album. Only 50 Cent and 21 Savage get the guest spot on Magic 2. Nas continues to churn out dope rhymes himself. He has proven that his assets are his words. Almost 30 years after he released his classic Illmatic, he has not ran out of words. He is a wordsmith and that is how he gets to where he is today. At 49, Nas is a hip-hop living legend.