Nguyễn Ngọc Tiến: Hà Nội còn một chút này

Quyển sách gồm 56 bài viết về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. Bài đầu viết về “Tiếng Hà ‘Lội’” đầy thú vị với một chút lịch sử chữ Việt. Bài thứ hai viết về ma tình Vũ Thị Tý. Còn phần nhiều là viết về những địa điểm đặc sắc của Hà Nội. Tiếc rằng tôi không biết gì về những nơi mà nhà văn diễn tả nên cũng không mấy có cảm giác khi đọc. Những ai ở Hà Nội chắc chắn sẽ thích thú và cảm thấy gần gũi hơn.

Dan Brown: Practical Design Discovery

Discovery plays an important role in making design decision. It helps designers learn about the problem they need to address. In his book, Practical Design Discovery, Dan Brown examines discovery as a mindset, not a process. It is about the right attitude, not a set of instructions. It’s an intriguing read.

Văn Anh: 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại

Hồi nhỏ lúc còn ở Việt Nam, tôi thường nghe những câu chuyện về thú vật đối xử với nhau rất hung tàn như con này ăn thịt con nọ hoặc bọn nó đấu trí với nhau. Mỗi truyện cho chúng ta một bài học về luân lý, triết lý, hoặc chân lý. Đọc quyển sách này do Vân Anh tuyển chọn tôi mới biết là truyện ngụ ngôn. Đọc cũng thấy vui và để nhớ lại tuổi thơ.

Nguyễn Tuấn Quỳnh: Sống ở thể chủ động

Nguyễn Tuấn Quỳnh tuổi trẻ, tài cao, thành công như diều gặp gió. Qua Sống ở thể chủ động, tác giả chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm của mình. Muốn thành công phải siêng năng, kiên trì, và khát vọng. Theo tác giả là thành công phải giàu có còn thất bại là lười tự học và sống an phận. Khổ thay tôi bị vướng vào hai thứ đó nên muốn thành công cũng không được. Sách này không dành cho hạng người như tôi.

Mạch Nha: Từ sự mất ngủ của ruồi

Tựa sách, Từ sự mất ngủ của ruồi, nghe cũng lạ tai. Thì ra sách gồm có những bài viết được dịch và biên soạn bởi Mạch Nha về khoa học, văn hoá, và đời sống. Từ ngủ trưa đến đọc sách với con đến Alzheimer, ai muốn hiểu thêm về những khoa học thí nghiệm thì đọc cho vui.

Là Trang: Mỗi ngày gửi cậu một cái ôm

Qua 108 lời nhắn, Blogger Là Trang chia sẻ những tư vấn trích từ trải nghiệm để giúp bạn trẻ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Mỗi bài nhắn của cô gồm những lời khuyên nhẹ nhàng và gần gũi từ nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như “Lời nhắn số 103”, cô gửi gắm:

Này, cậu có bao giờ nghĩ đến việc “yêu thầm” chính mình trước khi biết yêu ai, thương ai không?

Đừng kỳ vọng quá nhiều ở người khác, đừng mơ mộng viển vông. Hãy học cách yêu bản thân qua những điều nhỏ bé.

Hãy tặng cho bản thân nhành hoa, món quà nhỏ.

Hãy tự nuôi dưỡng tâm hồn để vững vàng trước bao sóng gió cuộc đời.

Tôi sẽ đọc những lời nhắn này cho mấy đứa con (nhất là đứa 15 và 12 tuổi) rồi thử dịch qua tiếng Anh nếu bọn nó không hiểu. Đây là món quà tin thần có giá trị cho tuổi trẻ. Cám ơn Trang.

Senongo Akpem: Cross-Cultural Design

Cross-Cultural Design isn’t about typography, but Senongo Akpem draws our attention to stereotypography, which is a perception of typefaces we should be aware of. For example, Neuland is associated with Africa or Mandarin Regular is associated with Asian. We shouldn’t be using these typefaces to represent a culture. This book has much more to offer for those who care about reaching across cultures. It provides principles of design that embrace cultural diversity.

Anh Cầm Fact: Lì quá để nói quài

Quyển sách nho nhỏ nhưng có võ. Lì quá để nói quài gồm những câu chân lý hài hước và những cách chơi chữ dí dỏm. Chẳng hạn như: “Đơn phương /tính từ/ Tiền không nhớ ta, chỉ có ta nhớ tiền”, hoặc “Nhân đôi trầm cảm /cụm động từ/ Chuyện bạn làm lúc xỉn là chuyện bạn muốn làm lúc tỉnh”, hay “Gọi em là cây bút cũ /câu nói/ Vì anh yêu em hết mực”. Tôi đã đọc hai lần và ghi lại một số quotes để dành lúc nào có thời gian sẽ làm một sample cho Vietnamese Typography.

Eva PenzeyMoog: Design for Safety

In digital design, we often discussed about user experience, but we hardly talked about user safety. In her excellent book, Eva PenzeyMoog provided real-world examples of well-intended experience can be used to harm others. It is our responsibilities as designers and developers to create digital products that put our users’ safety first. We have no excuse not to do it because PenzeyMoog shows us how.

Rebekah Baggs & Chris Corak: SEO for Everyone

SEO is often targeted machine algorithms. In SEO for Everyone Rebekah Baggs and Chris Corak make the case to cater to users. They called it human-centered SEO. Make your pages readable to the users first then you don’t need to worry much about search engines, particularly Google. For example, make your page title as it is reads as a headline. Baggs and Corak keeps the technical details to the minimum to make SEO more approachable to non-developers.