Nguyễn Ngọc Tiến: Hà Nội còn một chút này

Quyển sách gồm 56 bài viết về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. Bài đầu viết về “Tiếng Hà ‘Lội’” đầy thú vị với một chút lịch sử chữ Việt. Bài thứ hai viết về ma tình Vũ Thị Tý. Còn phần nhiều là viết về những địa điểm đặc sắc của Hà Nội. Tiếc rằng tôi không biết gì về những nơi mà nhà văn diễn tả nên cũng không mấy có cảm giác khi đọc. Những ai ở Hà Nội chắc chắn sẽ thích thú và cảm thấy gần gũi hơn.

Văn Anh: 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại

Hồi nhỏ lúc còn ở Việt Nam, tôi thường nghe những câu chuyện về thú vật đối xử với nhau rất hung tàn như con này ăn thịt con nọ hoặc bọn nó đấu trí với nhau. Mỗi truyện cho chúng ta một bài học về luân lý, triết lý, hoặc chân lý. Đọc quyển sách này do Vân Anh tuyển chọn tôi mới biết là truyện ngụ ngôn. Đọc cũng thấy vui và để nhớ lại tuổi thơ.

Bạn nhậu

Thứ bảy vừa rồi mưa cả ngày không đi trượt tuyết được. Nằm trên giường viết vu vơ trên Facebook, “Gọi em là hoa vì anh bị dị ứng nên đành phải sống xa hoa”. Ông bạn nhậu trả lời, “Giỏi lắm, vậy giờ bò qua tao nhậu để xa hoa”.

Đang rảnh mà có người rủ đi nhậu thì sao đành từ chối. Trời mưa lành lạnh thèm thèm hương vị Yamazaki cho ấm lòng. Tôi chạy qua ABC nhưng không có hàng. Thấy em Ohishi cũng dễ thương nên bê em về vậy.

Em được ủ từ gạo trong thùng đảo Islay nên em có chất khói hơi nồng trên môi nhưng vẫn êm dịu khi em nhập vào tôi. Anh bạn nhậu và tôi ngồi cụng ly nói chuyện trên trời dưới đất mà cạn hết chai hồi nào không hay. Mà tôi còn tỉnh táo gì nữa mà hay.

Trọng lượng rượu của tôi rất kém nhưng trọng bạn hữu thì mạnh. Bạn thân tình đếm không đủ trên một bàn tay. Được quen biết nhau, hiểu nhau, và hợp gu nhau là vui rồi. Tôi thì rất ham vui mỗi khi có mồi ngon, whiskey Nhật, và bạn nhậu.

Tôi cũng biết lâu lâu mới vui thôi chứ vui hoài chắc chết cái thân. Uống vài tiếng đồng hồ nhưng phải mất mấy ngày mới hồi phục.

Nguyễn Tuấn Quỳnh: Sống ở thể chủ động

Nguyễn Tuấn Quỳnh tuổi trẻ, tài cao, thành công như diều gặp gió. Qua Sống ở thể chủ động, tác giả chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm của mình. Muốn thành công phải siêng năng, kiên trì, và khát vọng. Theo tác giả là thành công phải giàu có còn thất bại là lười tự học và sống an phận. Khổ thay tôi bị vướng vào hai thứ đó nên muốn thành công cũng không được. Sách này không dành cho hạng người như tôi.

Mạch Nha: Từ sự mất ngủ của ruồi

Tựa sách, Từ sự mất ngủ của ruồi, nghe cũng lạ tai. Thì ra sách gồm có những bài viết được dịch và biên soạn bởi Mạch Nha về khoa học, văn hoá, và đời sống. Từ ngủ trưa đến đọc sách với con đến Alzheimer, ai muốn hiểu thêm về những khoa học thí nghiệm thì đọc cho vui.

Là Trang: Mỗi ngày gửi cậu một cái ôm

Qua 108 lời nhắn, Blogger Là Trang chia sẻ những tư vấn trích từ trải nghiệm để giúp bạn trẻ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Mỗi bài nhắn của cô gồm những lời khuyên nhẹ nhàng và gần gũi từ nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như “Lời nhắn số 103”, cô gửi gắm:

Này, cậu có bao giờ nghĩ đến việc “yêu thầm” chính mình trước khi biết yêu ai, thương ai không?

Đừng kỳ vọng quá nhiều ở người khác, đừng mơ mộng viển vông. Hãy học cách yêu bản thân qua những điều nhỏ bé.

Hãy tặng cho bản thân nhành hoa, món quà nhỏ.

Hãy tự nuôi dưỡng tâm hồn để vững vàng trước bao sóng gió cuộc đời.

Tôi sẽ đọc những lời nhắn này cho mấy đứa con (nhất là đứa 15 và 12 tuổi) rồi thử dịch qua tiếng Anh nếu bọn nó không hiểu. Đây là món quà tin thần có giá trị cho tuổi trẻ. Cám ơn Trang.

Quảng cáo trong cộng đồng DMV

Bạn nào có kinh doanh riêng (nhà hàng, tiệm nail, sửa xe, sửa nhà, văn phòng bác sĩ, văn phòng nha sĩ, vv.) và muốn một trang web riêng sang trọng với thương hiệu riêng không đụng hàng, hãy liên lạc với mình.

Tôi tên là Donny Trương với trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế trang web, đồ họa, và thương hiệu. Hiện tại tôi là giám đốc thiết kế và lập trình website cho trường luật Antonin Scalia Law School, George Mason University tại Virginia.

Mời bạn vào trang cá nhân của mình để xem những dự án mình đã thành lập: donnytruong.com.

Post thử chơi trong Facebook Group: Cộng Đồng Thủ Đô DMV

Ngô Thụy Miên: Tác giả và tác phẩm

Lâu rồi không nghe tin tức và cũng không theo giỏi gì về Trung tâm Asia. Có thể Asia đã mất nhưng âm thanh và ca sĩ của Asia vẫn còn tồn tại qua SBTN. Nghe những tác phẩm của Ngô Thụy Miên qua chương trình SBTN, những phần hòa âm phối khí vẫn không thay đổi dước tay của nhạc sĩ Trúc Hồ.

Dĩ nhiên 17 ca khúc của Ngô Thuỵ Miên thì không còn gì lạ nữa. Phần ca sĩ thì có người hát xuất sắc có người hát tạm được. Lâm Nhật Tiến trình bài “Dấu tình sầu” (hòa âm Trúc Hồ) đẹp và gọn gàng. Anh không dây dưa kéo dài. Ngược lại Nguyễn Hồng Nhung dùng chất rung nhiều trong “Riêng một góc trời” (hòa âm Trúc Sinh) nên chói tai. Tôi rất thích giọng ấm áp của Anh Tuấn nhưng anh cũng dùng chất rung quá nhiều trong “Áo lụa Hà Đông” (hòa âm Trúc Sinh) làm giảm đi phần trình bài của anh.

Nổi bật trong chương trình là những phần hòa âm phối khí của nhạc sĩ Bùi Công Nguyên như “Em còn nhớ mùa xuân” qua giọng hát bay cao của Bích Vân, “Paris có gì lạ không em” qua giọng hát êm dịu của Thái Hiền, “Bài tình ca cho em” qua giọng hát đầy trải nghiệm của cô Lê Uyên, và “Tuổi 13” qua giọng hát trẻ cao vời vợi của Kimberly Trương.

Tôi không có xem chương trình này chỉ thưởng thức nhạc mà thôi.

Anh Cầm Fact: Lì quá để nói quài

Quyển sách nho nhỏ nhưng có võ. Lì quá để nói quài gồm những câu chân lý hài hước và những cách chơi chữ dí dỏm. Chẳng hạn như: “Đơn phương /tính từ/ Tiền không nhớ ta, chỉ có ta nhớ tiền”, hoặc “Nhân đôi trầm cảm /cụm động từ/ Chuyện bạn làm lúc xỉn là chuyện bạn muốn làm lúc tỉnh”, hay “Gọi em là cây bút cũ /câu nói/ Vì anh yêu em hết mực”. Tôi đã đọc hai lần và ghi lại một số quotes để dành lúc nào có thời gian sẽ làm một sample cho Vietnamese Typography.

Trương Lê Sơn: Đà Lạt vì yêu mà tôi sẽ ở lại đây

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn quả nhiên rất yêu Đà Lạt và những ca khúc về Đà Lạt của anh nói lên được những cảm xúc của mình. Qua giọng hát trầm ấm của Tuấn Nghĩa, người nhạc sĩ chia sẻ trong bài chủ đề của album, “Con tim đã lỡ trao về Đà Lạt / Con tim đã lỡ, lỡ yêu mất rồi”. Hơn đáng tiếc là tiếng kèn saxo trong phần điệp khúc hơi chát chúa.

“Đà Lạt vắng em” cũng thế. Giọng ca của Xuân Phú cảm tình nhưng tiếng kèn saxo quá thét, nhất là phần mở đầu. Còn phần dạo nhạc thì tiếng guitar điện cũng não nè, làm mất đi vẻ đẹp của Đà Lạt. Ca từ “Không còn em Đà Lạt vẫn thế” nghe làm tôi nhớ ngay đến “Em ra đi nơi này vẫn thế” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tuy tôi “Chưa ghé Pini, chưa đi Đà Lạt” nhưng ưng ý ngay câu “Chưa nếm môi em, rượu nào dễ say” qua giọng hát Vinh Quang. Nhưng với tôi, ca khúc ấn tượng nhất trong album là “Đà Lạt phố nhớ người dưng” do Hoàng Lê Vi trình bài. Cô có chất giọng trầm và truyền cảm phù hợp với giai điệu blues.

Đó chỉ là album một của Đà Lạt vì yêu mà tôi sẽ ở lại đây. Album hai gồm 10 ca khúc của nhạc sĩ Trương Lê Sơn được độc tấu dương cầm qua pianist Vũ Trọng Hiếu. Theo cá nhân người nghe này thì tôi thích album hai hơn một. Vũ Trọng Hiếu đánh đàn dương cầm điêu luyện. “Chén đắng” mở đầu với giai điệu blues nồng nàn nhưng anh chuyển qua swing chậm chạp êm dịu. “Đêm định mệnh” anh đánh theo giai điệu ballad jazz say sưa. Tôi đã nghe 10 bài độc tấu mỗi đêm trước khi đi ngủ.