Dì Chín

Hơn mười lăm năm rồi mới gặp lại Dì Chín. Lần trước gặp được dì là vào ngày cưới của tôi. Thời gian trôi qua nhanh quá. Giờ đây tóc dì bạc phơ. Sau khi dượng lìa trần vào tháng Tư năm nay, dì sống đơn chiếc một mình. Dì dượng lúc lấy nhau đã có tuổi nên không có con. Giờ đây dì thui thủi một mình xa người thân.

Nỗi lo âu lớn nhất của tôi là căn bệnh tiểu đường khiến dì mau quên. Nhân dịp gia đình tụ họp, tôi dành chút thời gian với dì. Mấy ngày vừa qua tiếp xúc với dì, tôi chứng kiến được dì bị quên rất nhiều trong hiện tại nhưng về quá khứ thì dì nhớ rất rõ. Dì kể tôi nghe thời gian dì mới định cư ở Mỹ và lúc dì dượng gặp nhau.

Giờ đây trong mấy anh chị em chỉ còn lại dì. Mẹ tôi mất rồi nên tôi xem dì như một người mẹ. Tôi, cũng như các cháu khác của dì, muốn dì dọn về ở gần để chúng tôi cùng nhau chăm lo cho dì. Nhưng rồi dì vẫn là người quyết định cho chính mình.

Cuộc gặp gỡ nào cũng phải chia tay. Tôi chúc dì luôn khỏe mạnh và trí nhớ tốt đẹp. Dì cần đến tôi điều gì, tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ dì.

Anh Trần Viết Tân

Tôi gặp anh Tân lần đầu vào mùa hè năm 2013. Qua nhậu và nhạc, chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn tuy anh ở Canada và tôi ở Mỹ. Mỗi lần anh đến Virginia thăm gia đình, anh đều nhắn tin cho tôi. Qua anh, tôi quen được anh Khôi và chị Hảo. Hai vợ chồng dễ thương và chịu chơi.

Tháng Giêng năm 2020, chúng tôi gặp nhau và cùng nhau ngồi nhậu ở Làng Văn trong khu Eden. Chúng tôi hát karaoke, uống bia, và nói đùa về covid. Không ngờ sau đó cả thế giới đều thay đổi. Cuộc sống của tôi và anh cũng đổi thay.

Thứ Tư và thứ Năm vừa qua, chúng tôi gặp lại. Cũng nhậu nhẹt cũng hát ca. Tôi thì uống và phá mồi nhiều hơn là ca. Anh chia sẻ một số đổi thay lớn trong cuộc của anh mấy năm gần đây.

Mới đó mà tôi và anh đã quen nhau được 10 năm. Tuy gặp gỡ nhau chưa được 10 lần nhưng tôi tôn trọng tình bạn tuy xa mà gần. Mọi chuyện thay đổi nhưng tình bạn vẫn nguyên vẹn. Chúc anh vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống. Hẹn gặp lại anh một ngày gần đây.

80 năm cuộc đời

Hôm nay ngày sinh nhật lần thứ 80 của mẹ vợ tôi. Mẹ đã chung sống cùng vợ chồng tôi từ lúc vợ tôi mang thai thằng Đạo cho đến ngày hôm nay. Tôi luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của mẹ cũng như tình thương bao la của mẹ dành cho các cháu.

Trong các dâu và rể, tôi may mắn được gần mẹ nhất vì đã sống chung nhà suốt mười mấy năm qua. Tôi luôn kính trọng mẹ và càng quý mến mẹ hơn sau khi mẹ ruột của tôi qua đời. Tôi luôn cố gắng không làm phật lòng mẹ cho dù đó là điều rất khó. Khi đã sống chung cùng một nhà, những thói hư tật xấu gì của tôi cũng không thể nào che giấu được.

Trong cuộc sống, càng nhiều áp lực càng dễ dàng không tự kiểm soát được chính mình. Khuyết điểm lớn nhất của tôi là không tự kiềm chế được những cảm xúc của mình. Vì thế tôi không có bạn bè thân thiết (ngoài bạn nhậu) và đã khiến cho những người thân xung quanh tôi càng xa lánh. Dĩ nhiên tôi phải chấp nhận mọi hậu quả và sẽ sống mãi với gì mình đã gây ra.

Tôi không phải là một con người trọn vẹn và cho dù có cố gắng cách mấy cũng không thể nào trở thành hoàn hảo. Tôi sống và ôm trọn sai lầm của chính mình. Tôi hối hận là những hành động thiếu suy nghĩ của tôi đã ảnh hưởng đến mẹ và đã khiến cho mẹ buồn. Dù sao đi nữa nước đã đổ ra rồi không còn hứng lại được nữa chỉ hy vọng nước sẽ khô đi theo thời gian.

Tôi biết mẹ không trách móc tôi vì mẹ có một tấm lòng độ lượng và tha thứ. Điều đó càng khiến tôi áy náy và cảm phục mẹ. Điều duy nhất tôi có thể làm là không khiến cho mẹ phải khó xử nữa. Xin chúc mẹ dồi dào sức khỏe để được ở bên cạnh con cháu.

Đại ca và con

Hôm nay tình cờ thấy được con trên mạng xã hội. Đại ca xém nhận không ra vì giờ đây con đã khôn lớn và đẹp trai, không còn béo phì như lúc xưa nữa. Hai mươi năm trôi qua và thỉnh thoảng đại ca cũng muốn biết cuộc sống của con ra sao. Giờ thấy con trưởng thành và có tầm mắt thẩm mỹ trong nghệ thuật đồ họa, đại ca cũng vui.

Đại ca xúc động khi đọc những dòng tâm sự của con về “Ba”. Ông đã đem hết tình thương của mình dành cho con và đã nuôi dưỡng con nên người. Trách nhiệm lớn lao như thế chỉ có “Ba” mới làm được. Lúc xưa đại ca còn trẻ nên lo ngại không biết có đảm nhiệm được tương lai cho con. Giờ đây đã bước vào vai trò làm cha, đại ca vẫn băn khoăn với trọng trách của mình.

Nhưng rồi cuộc đời có nhiều đổi thay và đại ca và con cũng không có duyên phận. Lúc xưa con còn bé lắm nên chắc không nhớ được thời gian rong chơi với đại ca. Với đại ca chuỗi ngày đó đã trở thành những ký ức khó phai và đã cho đại ca trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.

Dù sao đi nữa mọi chuyện cũng đã trôi qua theo năm tháng. Có hối tiếc cũng đã muộn màng. Đại ca cũng không mong mỏi điều gì cả. Chỉ chúc con luôn thành công trong đời sống và thỏa mãn với những gì mình làm.

My Cousin Karen

My cousin’s Vietnamese name was Hoa Thúy Huỳnh, but Americans kept butchering her name as Hoa Thúi (rotten flower). When she was sworn in to become a U.S. citizen, she changed her name to Karen Huynh. Out of all my cousins, I have tremendous respect and admiration for Karen. She is thoughtful, generous, and confident. She also graduated from F&M with a bachelor’s degree in business. Most important of all, she always believed in me.

When I first arrived in America, she took me, our nephews, and niece to Friendly where I first tasted the Jim Dandy. When my mother called my sister and I stupid, which was typical in Vietnam, she would defended us, “Antie Four, please don’t call them stupid. They are very smart.” Just that remark alone had left a positive impact on me until this day. Karen was the cousin to go to when I needed someone to talk to. I trusted her.

When I was applying to college, she told me about La Salle because I had a passion for music. I imagined myself as a sound engineer. I had no clue what a communications major was, but it sounded really cool. When I visited La Salle, I fell in love with the sound control board in the studio. Even though communication didn’t work out for me, I was glad that I went to La Salle based on her recommendation.

We didn’t keep in touch much after I went away for college. When I came back, Karen had become a completely different person. I noticed the change in her when her only son was diagnosed with severe autism. She blamed the vaccines for her son’s autistic behavior and went down the path of conspiracy theories.

These days Karen and I are on the opposite end of medical, political views, but we have a mutual respect for each other. We agree to disagree. The last time we sat down and talked was a few months ago when Uncle Six passed away. We had a few exchanges on Covid vaccination. I just mostly asked her questions about her anti-vaccine position. I just wanted to know her sources. Even though we were not arguing and fighting, she made sure that we didn’t let our differences in opinion ruin our relationship. I assured her that I won’t let that happen. It is definitely not worth it. I love my cousin too much to let politics screw up our relationship. I learned my lesson and avoided discussing politics in public.

An

Chiều hôm đó tôi và Tùng đến nhà An ôn bài cho kỳ thi cuối năm của môn hóa học. Ba đứa chúng tôi cùng chung lớp hóa học tuy tôi và Tùng học lớp 10 còn An học lớp 9. Dĩ nhiên An học giỏi hơn chúng tôi. Cả năm học môn hóa học dường như tôi không vô đầu được gì cả.

Ba đứa bạn cùng ôn bài đến 10 giờ tối Tùng ra về. Tôi vừa mệt vừa buồn ngủ nhưng cũng ráng ở lại học vì An rất tận tâm giải thích cho tôi từng câu một. Hơn nữa tôi muốn được chút thời gian bên An vì hai đứa bạn từ trường tiểu học ít có cơ hội gặp mặt nhau. Đêm đó dường như tình bạn của hai đứa được gắn bó hơn. Tôi ra về cũng rất khuya chắc một hai giờ sáng nhưng đầu óc vẫn trống rỗng. Ngày hôm sau lên lớp thi. Như dự đoán, An đậu điểm “A” còn tôi bị “D”. Tuy hơi buồn nhưng điểm cuối năm của tôi vẫn được “C”, đủ để lên lớp. Dĩ nhiên tôi mừng cho An vì bạn ấy rất xứng đáng.

Vài ngày hoặc một tuần sau, chúng tôi gặp nhau ở lớp thầy Hoàng, nơi tụ họp của đám sinh viên Việt. Tôi không nhớ rõ tôi và Luân đang đùa giỡn điều gì nhưng chúng tôi thường gọi nhau “thằng đĩ này” hoặc “con quỷ kia”. Lúc đó có An, tôi vô tình đùa nên đã gọi An là “con quỷ”. An nổi giận bỏ đi.

Hôm sau Bình chận đường tôi và cảnh cáo tôi vì tôi đã gọi bạn gái của mình là “bitch”. Bình cho biết vì tôi ganh tị với An khi An thi đậu còn tôi thi rớt. Tôi với Bình không thân thiết nhưng tôi kính nể bạn. Bình trông hiền lành và rất tốt với An. Bình rất xứng đáng làm bạn trai của An. Tôi rất ngạc nhiên về những gì Bình đã nói với tôi nhưng nhắn lời xin lỗi vì đã gọi An là “con quỷ”. Tôi giải thích với Bình tôi không hề gọi An là “bitch” vì “con quỷ” dịch là “devil” chứ không phải “bitch”. Nói tôi ganh tị với An về bài thi thì quá buồn cười. Nếu có ganh tị thì tôi ganh tị với Bình thì đúng hơn vì Bình chiếm được trái tim của An.

Tôi không biết Bình có chuyển lời của tôi lại với An không. Tôi định chính mình đến xin lỗi và giải thích với An những điều hiểu lầm nhưng chưa có cơ hội. Vậy mà hai mươi mấy năm đã trôi qua và chúng tôi đã mất liên lạc. Hai năm gần đây, nhờ Facebook mà tôi và An kết nối lại tình bạn xưa. An mướn tôi thiết kế lại trang nhà cho văn phòng kính của mình. Giờ đây An đã trở thành bác sĩ mắt thành công.

Đáng lẽ ra chúng tôi bàn chuyện công nhưng lại quay sang chuyện tư và những chuyện trong quá khứ. An vẫn còn giận tôi về hai chữ “con quỷ” thời xa xôi đó. Cuối cùng tôi cũng được giả thích trực tiếp với An và xin lỗi An về việc đó. Hy vọng uất ức mấy mươi năm qua được giải thoát.

An nói đúng một phần về thời gian lên trung học tôi đã ham chơi hơn học và đã vô tình đánh mất đi tình bạn thân thiết từ thuở nhỏ. Tôi không phải là kẻ “có mới nới cũ”. Lúc đó An đã có Bình cho nên tôi cũng e ngại không dám tiếp xúc với An nhiều. Cái sai lầm trong sự suy nghĩ của tôi là bạn trai quan trọng hơn bạn bè. Nếu như tôi có thể tách rời ra được giữa hai tình bạn đó thì tôi đã không mất đi tình bạn bè.

Dù sao đi nữa những chuyện cũ cũng đã nằm trong quá khứ. Có hối hận cũng không quay ngược thời gian trở lại. Giờ thì hãy sống cho hiện tại và tương lai. Hy vọng bạn cũ mấy mươi năm có cơ hội tái ngộ.

Người anh lớn

Tuy tôi và anh ít trò chuyện với nhau, tôi vẫn luôn kính trọng anh. Tôi không biết cái nhìn của anh về tôi ra sao, nhưng tôi vẫn xem anh như người anh lớn. Anh luôn đặc gia đình trước cả bản thân mình.

Là một người con trai, anh chăm sóc cho mẹ già rất chu đáo và lo lắng mọi điều cho bà. Nụ cười trên môi của mẹ anh chứng toả được lòng hiếu thảo của anh dành cho mẹ. Tôi hâm mộ việc làm này của anh.

Là một người cha, anh luôn yêu thương và chiều chuộng con cái. Anh cho con cái hết tất cả những gì anh có thể cho. Thậm chí anh luôn ăn đồ thừa của con mỗi khi chúng nó không chịu ăn nữa. Đáng tiếc rằng, tụi nó đã trở thành thói quen vì có người sẵn sàng ăn đồ thừa mà khỏi cần vứt thùng rác.

Là người chồng, anh luôn yêu vợ, chiều vợ, và làm mọi thứ cho vợ. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, vợ sai gì anh làm nấy vậy mà vẫn luôn bị cằn nhằn. Tôi cũng chướng mắt lắm nhưng chuyện gia đình anh tôi không thể xía vào. Đèn nhà ai nấy sáng.

Anh là một người kính đáo nên tôi cũng không dám tâm sự gì nhiều. Chúng ta quen biết nhau cũng chỉ bất đắc dĩ. Tôi nghĩ anh cũng sẽ không thân thiết gì với tôi nếu chúng ta không cùng chung một hoàn cảnh. Dù duyên hay ép buộc, tôi vẫn luôn quý mến anh như người anh cả.

Làm dâu

Hồi Tết Việt Nam vừa qua, tôi được một người bạn mời đi đám giỗ. Lâu ngày được ngồi nhậu với mấy đồng hương cũng vui. Ba của bạn cũng ngồi cùng bàn nhâm nhi ly rượu whiskey và nói chuyện vui vẻ. Còn bác gái và con dâu loay hoay trong bếp. Vợ anh niềm nở và cũng đùa giỡn với bạn bè trên bàn nhậu.

Tôi quen biết vợ chồng anh cũng đã ba năm qua hướng đạo nhưng không thân lắm. Tôi e ngại làm phiền tuy anh rất nhiệt tình. Anh là trưởng tụi nhỏ trong hướng đạo. Tôi thì chỉ đưa con đến rồi ngồi chờ tụi nó sinh hoạt. Rảnh rỗi tôi ngồi đọc sách hoặc đi rollerblading vòng quanh sân trường. Thỉnh thoảng cũng trò chuyện với phụ huynh khác.

Hai tuần trước tôi ngồi nói chuyện với chị. Tôi nhắc lại lần đó đến nhà anh chị ăn giỗ. Tôi khen chồng chị may mắn vì ở Mỹ mà vẫn có được cô con dâu ở chung với ông bà già chồng. Tôi chợt miệng nói, “Thấy hai bác vui vẻ nên chắc không có khó lắm”. Chị nhìn tôi với cặp mắt kinh ngạc và trả lời, “Cái cục lơ của em nó qua khỏi đầu rồi”. Tâm sự một chút chị rơm rớm nước mắt kể chị đã từng bị depressed.

Thì ra thấy vậy chứ không phải vậy. Tôi đã vô tình chạm đến nỗi đau của chị nên cũng thấy áy náy.

Mẹ vợ

Trưa Chủ nhật trước khi lái xe từ Lancaster về lại Virginia, chúng tôi ghé lại Wegmans ăn trưa. Mấy cha con bốc những hộp sushi. Thằng út thì chỉ ăn khoai tây chiên. Thấy có khoai lang chiên nên cũng gọi một phần. Thấy chưng bày những lon bia địa phương nên gọi luôn lon bia lúa dâu (strawberry wheat) để nhâm nhi.

Sau khi ăn uống no nê vợ dành lái xe. Lâu ngày khỏi phải làm tài xế tôi cũng muốn được thư giãn một tí. Mấy thằng con, đứa xem Tom & Jerry đứa ngủ trưa. Với đám con và công việc, tuy gặp nhau mỗi giờ nhưng vợ chồng ít có thời gian ngồi lại với nhau để trò chuyện. Được hai tiếng rưỡi ngồi trong xe thì tâm sự vậy.

Vợ chồng ăn ở với nhau lâu ngày tình cảm vẫn tốt là hạnh phúc rồi. Năm ngoái tôi mất đi cả cha lẫn mẹ. Nếu không có vợ và bốn thằng con chắc tôi đã bị rơi vào depression. Tôi ít khi tâm sự nỗi mất mát của mình đến với vợ con vì không muốn họ phải buồn lây. Nhưng chiều hôm đó tôi đã tâm sự với vợ về mẹ. Tôi vẫn đau buồn vì mẹ ra đi quá nhanh từ lúc phát hiện ra bệnh. Vì COVID nên mẹ con phải bị cách ly. Gặp mẹ lần cuối chỉ được vài phút. Tôi đã cố gắng không khóc để mẹ khỏi đau buồn nhưng giọt nước mắt của mẹ đã khiến tôi nhói đau cho đến ngày hôm nay.

Tôi tâm sự với vợ mục đích muốn nhắc nhở về mẹ vợ. Chúng tôi rất may mắn được có mẹ vợ sống chung một nhà. Bố vợ mất cũng đã lâu. Có mấy thằng cháu nên bà cũng đỡ đau buồn. Tám thằng cháu trai, thằng nào cũng yêu quý bà. Mười mấy năm ở chung, tôi luôn trân trọng mẹ. Nhưng giờ đây tôi càng quý mến mẹ hơn vì mẹ là bậc cha mẹ và bậc ông bà duy nhất còn lại của chúng tôi. Tuy sức khỏe mẹ vẫn tốt nhưng vài năm gần đây mẹ đã yếu đi. Mẹ đã có tuổi. Thời gian trôi qua rất nhanh và không thể đoán trước được ngày mai sẽ ra sau.

Giờ phút nào còn có mẹ thì phải nắm lấy hạnh phúc đó. Tôi và mẹ có cái duyên mới được chung sống. Tôi tin vào duyên số vì không phải muốn là được. Có một lần khá lâu, vợ có tâm sự với tôi. Xem tình hình mẹ ở với gia đình mình là thích hợp nhất. Tôi đồng ý và mẹ muốn ở đến lúc nào cũng được cả. Tôi chỉ hy vọng mẹ bỏ qua những thiếu sót và sai lầm của tôi.

Tuy mẹ vợ sống chung với con rể không khó bằng mẹ chồng và con dâu nhưng cũng không dễ dàng. Tôi đã từng sống và chứng kiến sự mâu thuẫn giữa mẹ vợ và con rể và cái kết là vợ chồng tan rã. Tôi và mẹ vợ chưa từng có mâu thuẫn với nhau chắc là vì mẹ dễ dãi và không chấp nhất.

Tôi biết bản thân mình không phải là người dễ chịu hoặc dễ ôn hòa. Tôi đã từng phát ngôn những lời nặng nề đến họ hàng vì nóng nảy nhất thời hoặc thiếu suy nghĩ. Hối hận cũng có vài lần nhưng ai vẫn trách móc thì đành chịu. Tôi chỉ thay đổi được những gì mình chưa làm. Cuộc đời này quá ngắn ngủi. Tôi không thể thể nào thay đổi quá khứ. Chỉ có thể thay đổi hiện tại và tương lai.

My Big Brother

This evening we celebrated my sister-in-law’s husband’s birthday. He’s a loving husband, a doting father, and a devoting son. He is like a big brother to me. He taught me how to fix things around the house and he has all the tools I ever needed.

Although we have completely different personalities, we get along well most of the time. He is more reserved. Even with my emotional outbursts, we only had a few conflicts. For the most part, we’re on good terms. And if I am being completely honest, we’re not tied together by choice. We are married into the same family; therefore, we have to work together for the sake of our wives and our kids.

As a son, he is an epitome of filial piety. I had always respected him for his meticulous care for his mother. When my mother died, I had even greater admiration for him. If I took my mother in and took care of her, she might have dodged COVID. I asked her time and time again if she would consider moving in with us, but she refused. She finally said something that broke me and I never brought up the topic again.

I blame no one but my own failure. Not that I didn’t have the opportunity to pull her away, I failed to seize the opportunity. I failed to ignore her protests. I failed to see that COVID could knock on her door. While I was being extremely cautious, I failed to see that she could be exposed. By the time I found out about her symptoms, I knew it was too late. I failed her.

Tonight when witnessing the happiness on the mother’s face celebrating her son’s birthday, I jokingly asked, “What did you get your son for his birthday?” She smiled and replied, “I didn’t get a chance to go out.” She didn’t have to go anywhere. Her presence is his greatest present.

Happy birthday, big brother!