Nguyễn Anh Tuấn: Anh nhớ tình ta

Tuy chỉ mới biết đến nhạc sĩ Đạo Nguyễn qua album đầu tay của Trần Tuấn Hòa, tôi đã để ý đến tài năng hòa âm và phối khí của anh, nhất là tai âm nhạc của anh trong giai điệu jazz ballad. Với album Anh nhớ tình ta, anh đã giúp Nguyễn Anh Tuấn trình bài thành công những bài tình ca vượt thời gian với những bài hoà âm mới của anh.

“Cho nhau lời nguyện cầu” của Phạm Mạnh Cương được phối lại với giai điệu jazz chậm để Anh Tuấn tự sự. “Sầu đông” của Khánh Băng được swing bởi tiếng đàn bass thùng dập dìu và êm dịu khác với giai điệu cha cha cha nhanh chúng ta thường nghe qua nhiều ca sĩ khác thu âm ca khúc này. Riêng “Nếu mai này” của Lê Dinh, Đạo Nguyễn đưa vào những hiệu ứng âm thanh như tiếng chuông chùa, tiếng gió thổi lồng lộng, và tiếng xe ngựa như một bài nhạc âm phổ của một câu chuyện: “Nếu mai anh chết một chiếc xe tang / Ngựa kéo đi trên con đường dài hàng me đổ lá / Xưa mình vẫn lang thang”.

Tiếng hát Anh Tuấn trầm ấm, truyền cảm, và rất nam tính nên khi anh ca, “Anh khóc trên vai em, anh khóc trên vai em, một lần cuối, một lần cuối”, nghe hơi bị yếu đuối. Tôi tưởng Anh Tuấn đổi “em” thành “anh” nhưng khi nghe các ca sĩ khác như Chế Linh và Quang Dũng cũng hát “Anh khóc trên vai em” nên tôi nghĩ lời chính của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là như thế.

Anh nhớ tình ta là một sản phẩm giá trị từ giọng hát đến hòa âm và phối khí. Đáng được chiêm ngưỡng từ đầu đến cuối. Chỉ có một bài hơi bị lạc chủ đề là “Kỳ diệu” (nhạc Anh Bằng, thơ Nguyên Sa) được Ngân Thùy hát. Không hiểu sao album Nguyễn Anh Tuấn lại có một bài đơn ca của Ngân Thùy. Tuy nhiên, giọng Ngân Thùy rất tốt và trình bài rất tới. “Con đường tình ta đi” của Phạm Duy là bài song ca của Anh Tuấn và Ngân Thùy thì có lý, còn “Kỳ diệu” thì hơi bị không đúng chỗ.

Trần Tuấn Hòa: Dạ khúc cho tình nhân

Trần Tuấn Hòa có chất giọng ấm áp thích hợp với loại nhạc thính phòng như chín ca khúc chọn lọc trong album Dạ khúc cho tình nhân. Tuấn Hòa hát rõ lời, không run khi lên cao, và biết điều khiển hơi thở. “Ru đời đi nhé” được hòa âm lại với giai điệu blues, Tuấn Hòa trình bài ca từ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với cảm xúc sâu lắng và tiếng kèn saxophone thêm vào một chút sầu lắng. Với “Cõi vắng” của nhạc sĩ Diệu Hương, Tuấn Hòa hát như một chàng trai thất tình và tiếng đàn violin như chiếc dao nhỏ cắt nhẹ nhàng vào tim chàng. “Thà như giọt mưa” (nhạc Phạm Duy, thơ Nguyễn Tất Nhiên), Tuấn Hòa song ca cùng giọng nữ cao sang của Phương Anh rất hợp lý. Tuy album chỉ toàn những ca khúc cũ kỹ nhưng đáng được thưởng thức không chỉ về tiếng hát mà về phần hòa âm và phối khí chất lượng của nhạc sĩ Đạo Nguyễn.

Ngọc Lan: Người yêu dấu & The Best of

Bài mở đầu của Người yêu dấu, cũng là bài chủ đề album được trung tâm Giáng Ngọc phát hành, là một ca khúc nhạc Hoa được nhạc sĩ Chí Tài viết lời Việt. Với giọng hát nhẹ nhàng, yểu điệu, Ngọc Lan rót vào tai từng chữ một những nỗi đau ngọt ngào: “Người yêu dấu, những kỷ niệm ngày xưa khó phai / Giờ đây vắng anh, lòng em nhớ nhung / Thầm khóc cho duyên mình”.

Nghe mà xót xa dùm cho người con gái thướt tha ấy nhưng qua đến bài thứ nhì, “Tưởng niệm” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người con gái mềm mại ấy đã trở thành một thiếu nữ mạnh mẽ đầy cảm xúc. Chị xử lý phần điệp khúc rất khéo léo, “Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ / Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ”. Không gào thét và không lên quá cao nhưng vẫn cho người nghe cảm nhận được sự khổ đau của bài hát.

Ngoài những tình khúc Việt như “Tình phụ” (Đỗ Lễ), “Bài thơ cuối cùng” (Hoàng Thi Thơ), “Bài tình ca cho em” (Ngô Thụy Miên), “Tình” và “Nỗi buồn” (Văn Phụng), chị viết lời Việt cho ba ca khúc: “Tình như giấc mơ”, “Hỡi người tình”, và “Người”. Tuy âm thanh của những bài phối lúc ấy rất kém nhưng giọng hát Ngọc Lan vẫn trong sáng và đầy quyến rũ.

The Best of Ngọc Lan do trung tâm Làng Văn phát hành vào tháng hai năm 1991 với những phần hoà âm phối khí khá hơn. Lúc mới mua CD này, tôi mê ngay vì album được bắt đầu với ca khúc “Cuộc tình đã xa” của nhạc sĩ Dương Triệu Hải với giai điệu tươi vui và ba bài kế tiếp “Những ngày mưa gió” (Bảo Chấn), “Hãy yêu tôi” và “Tình đôi ta” (tôi không tìm được tác giả của hai bài này) cũng rất nhộn nhịp. Bốn ca khúc này chứng tỏ tài năng Ngọc Lan không chỉ hát nhạc chậm mà còn hát nhạc nhanh rất điêu luyện không bỏ chữ hoặc lướt qua các ca từ để chạy theo nhịp điệu.

Trong album này, Ngọc Lan cùng song ca với Jo Marcel (“Quando Calienta El Sol” của Rafael Gaston Perez), Sĩ Phú (“Thoáng giấc mơ qua” của Nguyên Vũ), và Duy Quang (“Góa phụ ngây thơ” của Trần Thiện Thanh). Mỗi nam ca mỗi nét nhưng họ kết hợp với giọng Ngọc Lan rất điều hoà.

Từ phần hoà âm đến cách trình bài, ca khúc đơn tôi yêu nhất trong The Best of Ngọc Lan là “Tình thư của lính” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Giọng chị êm dịu nhưng đầy nỗi tâm sự nhất là hai câu cuối, “Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em / Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em.” Nghe chị ca “hai chữ hôn em” mà xót thương cho những người lính. Một giọng nữ mà có thể nói lên được tâm trạng của người lính nam thật không dễ dàng.

Người yêu dấuThe Best of Ngọc Lan là hai album tôi thường nghe đi nghe lại nhiều lần. Mỗi lần nghe là mỗi lần nhớ đến tiếng hát vượt thời gian và không gian của Ngọc Lan và những ký ức chính mình của những năm đầu khi bước chân đến nơi xứ lạ quê người thèm được nghe tiếng mẹ đẻ của mình.

My Cousin Karen

My cousin’s Vietnamese name was Hoa Thúy Huỳnh, but Americans kept butchering her name as Hoa Thúi (rotten flower). When she was sworn in to become a U.S. citizen, she changed her name to Karen Huynh. Out of all my cousins, I have tremendous respect and admiration for Karen. She is thoughtful, generous, and confident. She also graduated from F&M with a bachelor’s degree in business. Most important of all, she always believed in me.

When I first arrived in America, she took me, our nephews, and niece to Friendly where I first tasted the Jim Dandy. When my mother called my sister and I stupid, which was typical in Vietnam, she would defended us, “Antie Four, please don’t call them stupid. They are very smart.” Just that remark alone had left a positive impact on me until this day. Karen was the cousin to go to when I needed someone to talk to. I trusted her.

When I was applying to college, she told me about La Salle because I had a passion for music. I imagined myself as a sound engineer. I had no clue what a communications major was, but it sounded really cool. When I visited La Salle, I fell in love with the sound control board in the studio. Even though communication didn’t work out for me, I was glad that I went to La Salle based on her recommendation.

We didn’t keep in touch much after I went away for college. When I came back, Karen had become a completely different person. I noticed the change in her when her only son was diagnosed with severe autism. She blamed the vaccines for her son’s autistic behavior and went down the path of conspiracy theories.

These days Karen and I are on the opposite end of medical, political views, but we have a mutual respect for each other. We agree to disagree. The last time we sat down and talked was a few months ago when Uncle Six passed away. We had a few exchanges on Covid vaccination. I just mostly asked her questions about her anti-vaccine position. I just wanted to know her sources. Even though we were not arguing and fighting, she made sure that we didn’t let our differences in opinion ruin our relationship. I assured her that I won’t let that happen. It is definitely not worth it. I love my cousin too much to let politics screw up our relationship. I learned my lesson and avoided discussing politics in public.

Tiếng hát Thanh Thúy

Đã có một thời tôi bị lôi cuốn bởi giọng hát liêu trai của cô Thanh Thúy, đặc biệt là những nhạc phẩm được thu âm cùng với ban nhạc trước năm 1975. Gần hai mươi năm trước, nhân dịp đi dự đám cưới của một người anh họ ở tiểu bang Texas, tôi ghé vào tiệm bán nhạc Việt và đã mua năm CD của cô đã được thu âm và phát hành ở Mỹ. Giọng của cô vẫn trầm ấm và đầy quyến rũ nhưng tôi bị thất vọng với phần hòa âm phối khí. Những trung tâm băng nhạc tại hải ngoại vào thập niên 90 đều thu âm với những phần hòa âm rất sơ sài và thiếu đi phần sống động của ban nhạc như thời trước 1975.

Gần đây tôi lôi ra những CD này để nghe lại và cố gắng không để sự thành kiến của mình về phần hoà âm làm mất hứng. Trong năm CD tôi nghe, Thanh Thuý 22: Với những tình khúc Trúc Phương gần như hoàn hảo từ album chủ đề đến phần hòa âm. Từ giai điệu trữ tình (“Ai cho tôi tình yêu”) đến nhịp điệu thôn quê vui tươi (“Tình thắm duyên quê”), giọng cô rất thích hợp với dòng nhạc Trúc Phương. Nổi bật là ca khúc “Chấp tay lại trời”, cô hát nhịp thấp rất điêu luyện.

Kế là CD Thanh Thuý 27: Tưởng niệm nhân tài nhạc Việt gồm có Trầm Tử Thiên, Y Vân, Hoàng Nguyên, Hoàng Linh Duy, Đinh Việt Lang, Đỗ Lễ, Trúc Phương, Phạm Đình Chương, Văn Cao, Hoài Linh, Trịnh Công Sơn, Duy Khánh, và Hoàng Thi Thơ. Ngoài nhạc phẩm “Trên bốn vùng chiến thuật” của Trúc Phương, cô hát những nhạc tình buồn như “Thương một người”, “Tình phụ”, “Buồn”.

Còn Thanh Thuý 16: Yêu nhau trọn đời, Thanh Thuý 17: Quên người tình cũ, và Thanh Thuý 26: Trần lụy không có chủ đề hẳn hoi. Cô hát bài “Lòng mẹ” của Y Vân rất cảm xúc nhưng phần hoà âm không đặc sắc lắm. Phần phối khí cho “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong cũng chỉ trung bình. Tuy vậy nhưng tôi vẫn giữ những album này để lâu lâu nghe lại giọng hát Thanh Thúy

Design Book in Vietnamese

I am thrilled to see a design book written in Vietnamese, but the unfortunate title sounds like a porn film: Emojism. Is it just me? Since the book is published in Vietnamese, I wonder why they didn’t pick a Vietnamese title instead.

Ricky Gervais: SuperNature

In his latest Netflix Special, SuperNature, Ricky Gervais pushes some hot buttons. In claiming inclusivity, he mocks obesity, Chinaman, and transgender. The trans community has already spoken up about the transphobic issue. The fat-shaming and racist jokes are equally offensive, but no one has spoken up. Gervais knows damn well he can get away with these three minority groups. The bloke is a damn good comedian, but he understands his limitations. In his next special, I dare him to take on Black Americans and see if he can get away with the N-word joke. If he stays true to his words as a comic, he shouldn’t have a problem with it. Until he could make fun of every group, he is not as inclusive as he has claimed. He only picks and chooses his targets.

Jennifer Haigh: Mercy Street

Jennifer Haigh’s novel aims to provide different perspectives on abortion; therefore, the book includes many characters. I could not keep all the stories straight. Claudia is the only character that I could follow. Haigh’s writing is excellent though. I love her take on white trash:

She can still remember the first time she heard the term white trash. She was nine or ten years old, watching a stand-up comic on television, and she understood immediately that he was talking about people like her. Her family drank cola with dinner, store brand. They ate off paper plates as if each meal were a picnic. This was not a whimsical habit, but a practical one: her mother sometimes couldn’t pay the water bill, and for a few weeks each year, there’d be nothing to wash dishes in. The per plates came in cheap hundred-packs and were so flimsy they used two or three at a time, and as a result they produced vast amounts of garbage. Behind the trailer, under a carport of corrugated plastic, their trash barrels overflowed with it. In summer the smell was overpowering: soggy paper plates and food scraps rotting in the can. As a family they were both an environmental catastrophe and a sanitary one, as poor people often are.

When Claudia heard the words white trash, that is what she thought.

I wish the storytelling was simpler and straightforward.

Wakefield Skatepark Renovates

On Wednesday I went to Wakefield skatepark to rollerblade around and to do a few drops before it would be closed for renovations. The skatepark has been in a bad condition for a while. Since it was built in April 2004, the woods are aging and the screws are popping off everywhere. A major renovation is a must. I will miss skating there over the summer, but I can’t wait for the new park to complete. The new design looks pretty sweet. In the mean time, I’ll just go to Van Dyck or other skateparks.

I still enjoy rollerblading. I try to skate at least 30 minutes a day. I still drop in and pump out. I try not to push the power stops too hard because my wheels have been worn quite a bit. I am learning to do fakies as well as jump turns on the half pipes. I have not worked up the courage to drop into the deepest end of the big bowl at the Powhatan Springs Skatepark. At my age, I no longer wanted to take the risk. I am just taking it easy.

As far as figure skating, I am still stuck on the flip and loop jumps after months of learning and practicing. I am starting to straighten out my landings, but I often landed to a stand still instead of checking out nicely. I still have a long way to go on both of these techniques, but I am in no rush. I am going to take as much time as I need. The ice rink is close to my workplace; therefore, I have been using my lunch hour to skate. Spending $15 for an hour public session is a bit too pricy, but the trade off is that the rink is usually empty. Sometimes there were only three or four skaters.

At home, I had set up my tuning station and I have been tuning up our skis to get them ready for the winter. I am taking my time with them. I just work on them when I have a few down hours on the weekends. I sharped the edges, removed burrs and rust, and repaired the bases. I am going to try waxing next when I have free time. Somehow I find tuning up skis satisfying, especially seeing the end results. Because I take my time with them, I do more thorough job in the details than the ski shops. They have way too many skis and snowboards; therefore, they have to plow through them quickly and their prices aren’t cheap. I can’t wait for the winter so we can take these skis for a run.

Correction on the Lexend Creator

After tweeting about my latest work for Everlasting Eye Care, I received the following praise and correction from Dr. Bonnie Shaver-Troup, EdD, Creator of Lexend:

Hi Donny, I loved the story of your “forever” friendship with Dr. Nguyen… nothing better than forever friends! I am thrilled to see you are using Lexend for your website. However, I am the creator of Lexend fonts and would ask if you would please correct your tweet. I am honored that you made the important decision to focus on both legibility and readability for Everlasting Eye Care. It would seem important, but many still do not know the importance of the fonts that we present. Kudos on both your design choices and content for the website! Lovely!

PS I love the wordmark that you created—it is beautiful. #beautifulartwork

I apologize for the wrong credit in my tweet, but the case study on my website is always correct. I assumed that Thomas Jockin was the co-creator of Lexend with Dr. Bonnie Shaver-Troup. It turned out that Dr. Bonnie Shaver-Troup had created Lexend in 2001 and Thomas only digitized her fonts for Google Fonts. It is important to get it right; therefore, I decided to delete the incorrect tweet and created a new one.

Contact