50 năm

Chiến tranh trên mảnh đất Việt Nam đã kết thúc 50 năm. Mỗi năm vào ngày 30 tháng tư tôi đăng lên những slideshows ghép hình ảnh chiển tranh với ca khúc “Giờ này anh ở đâu” (Khánh Băng), “Một chút quà cho quê hương” (Việt Dũng), và “Biển nhớ” (Trịnh Công Sơn).

Hôm nay tôi đã lấy xuống YouTube cả ba slideshows này. Không ai xúi giục tôi. Không ai phê phán tôi. Cũng không ai đe dọa tôi. Tôi tự quyết định như thế. Tôi đã tạo ra ba slideshows này trong thời gian 25 năm qua. Giá trị hay không thì tôi không biết nhưng tôi không muốn giữ mãi những hình ảnh chiến tranh quá đau đớn.

Thắng hay thua, hằng triệu mạng người đã hy sinh. Hàng triệu hàng triệu mất mát. 50 năm rồi. Tôi chỉ cầu mong thế giới được hòa bình.

Nguyễn Phan Quế Mai: The Color of Peace

Nguyễn Phan Quế Mai returns to America on a book tour for her debut poetry collection in English titled The Color of Peace. Last Thursday, April 25, the day after my 47th birthday, I invited my son to join me to hear her read some of her poems and conversation with Vietnam veteran Wayne Karlin. As I am writing this, today, April 30, 2025, also marks the 50th anniversary of the end of the American War in Việt Nam. During the event, Quế Mai read “The Fish” and “Thorns of Roses” from her collection. I enjoyed her Vietnamese reading even more, especially when she incorporated ca dao singing into her poetry. In The Color of Peace Quế Mai the pain and the sorrow of a Vietnamese woman who were born during the time of war and who witnessed the casualties of war at a young age. Quế Mai uses literature to speak out for peace. Listening to her talking the war and her passionate of peace made me give her a title: “The poet of peace.” This collection is moving, powerful, and deeply personal. “My Mother” is one of her personal poems. She wrote:

When I told my mother
I would go to America
to read my poetry, she
knocked her pair of chopsticks
against the boiling pot
and called out “America?”

Forty-one years before that
when she was carrying me
inside her stomach
from the sky, blackness
came and
exploded into American bombs.

My mother jumped into a shelter so small
she had to arch her back
so her baby wouldn’t be squashed
against the crumbling earth.

And now, the baby—her daughter—the poet from Việt Nam
had been invited to come
to America—the land of her former
enemy to share her stories.

My mother cupped her palms
into a lotus in front of her chest
and told me she wished
she could replace guns, and tanks,
bombs, and bullets,
violence, and hatred,
with poetry.

Lưu Hồng: Tình hồng cho anh

Giữa thập niên 90 (khoảng 1995), Lưu Hồng thu âm Tình hồng cho anh do Mai Ngọc Khánh thực hiện và nhạc sĩ Lê Bảo hòa âm. Lê Bảo cộng tác với Trung Nghĩa và một số nhạc sĩ Mỹ nên phần nhạc được phong phú hơn với tiếng đệm của kèn trumpet và saxophone như “Thương đau” (Hồng Phúc), “Nước mắt long lanh” (Vũ Đức Nghiêm), “Dĩ vãng” (Trịnh Nam Sơn), và “Hai vì sao lạc” (Anh Việt Thu). Ngạc nhiên nhất là ca khúc “Hận người” của ca sĩ Y Vũ vì giường như đây là một bài nhạc xưa mà tôi chưa quen biết. Chắc đã nghe rồi nhưng không nhớ (già rồi) hay nghe thê thảm quá nên không giữ lại trong đầu:

Hận người sao sớm quên ta
Nỡ quên ta đã quên ta rồi
Hận người sao đã cho ta
Những say mê rồi người đi mất

Hận người sao bỏ rơi ta
Trong những lần ta quá cô đơn
Trong những ngày tháng ta đau buồn
Thì người cười trên vũng lệ rơi

Hận người mang đến cho ta
Phút vui say biết bao kỷ niệm
Dù người đem bán cho ai
Trái tim yêu và lời đã hứa

Hận người ta thấy hôn mê
Trong biển đời tình cuốn xô đi
Ta khóc hận đắng cay dâng đầy
Rồi cuộc tình là thoáng mây bay

Từng đêm ta nhìn ta
Thấy ta trên tường vôi
Bóng ta đang nhìn ta rã rời
Và ta với quạnh hiu mỗi khi ta nhìn ta
Dẫu chỉ là chiếc bóng

Hận người sao chóng quên đi
Lúc yêu đương có nhau trong đời
Hận người bôi xóa trên môi
Những tin yêu giờ là gian dối

Hận người thay áo yêu nhanh
Như trở bàn tay dễ như mơ
Ta vẫn hoài phí trong mong chờ
Để rồi người hờ hững đi qua

Tựa đề album là Tình hồng cho anh nhưng toàn là những ca khúc sầu thảm như “Tuyệt tình” (Đỗ Lễ), “Thương đau” (Hồng Phúc), “Kiếp nghèo” (Lam Phương), và “Hận người” (Y Vũ). Đùa tí thôi chứ album này nghe hay.

Kimmy Dương Gives $36 Million to Mason

George Mason University received $36 million from the Kimmy Dương Foundation to name the Long Nguyễn and Kimmy Dương School of Computing within the College of Engineering and Computing. Mason:

Duong was born in Nha Trang, Vietnam, in 1945 and earned a bachelor of science in economics and law from the University of Saigon in 1966. She joined IBM in 1968, where she worked until she left the country in 1975, when she fled Vietnam and arrive in the United States with only $30.

For $36 millions, the least they can do is putting some diacritical marks on their names.

Lưu Hồng: Cơn gió thoảng

Năm 1992, Lưu Hồng phát hành Cơn gió thoảng dưới Fong Luu productions (lần đầu tiên tôi nghe nhà sản xuất này). Những phần hòa âm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thi có bài được bài không. Trong 5 bài rumba, “Trộm nhìn nhau” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là nổi bật nhất. Lưu Hồng hát có cảm xúc. “Cô bé dỗi hờn” (Nguyễn Ngọc Thiện) với nhịp điệu twist tươi tắn trẻ trung. “Cô bé ngày xưa” (Hoài Linh) qua điệu tango cũng tốt. Những bài khác thì cũng tạm tạm.

Lưu Hồng 4: Tình hồng Paris

Đáng tiếc tôi không tìm được album thứ 3 của Lưu Hồng, Tình khúc Lam Phương. Tôi muốn được thưởng thức từ đầu đến cuối Lưu Hồng hát những ca khúc của Lam Phương. Album thứ 4 của cô, Tình hồng Paris, có được 5 ca khúc của chú. Cô hát “Em đi rồi” quá truyền cảm với nhịp điệu chậm. Đa số những bài trong album được nhạc sĩ Lê Văn Thiện hòa âm theo nhịp điệu rumba và tango. Bài chủ đề “Tình hồng Paris” của nhạc sĩ Lam Phương được hòa âm theo tango thì quá đúng điệu. Nghe tango là nghĩ đến Paris ngay. Nhưng “Em đẹp như mơ” (nhạc Pháp được Vũ Xuân Hùng viết lời Việt) hòa âm theo rumba thì lả lướt hơn tango. Điệu tango hơi bị nhanh cho “Vì nàng đẹp như một bông hồng / Nên tôi không dám yêu nàng”. Một điều không hiểu nữa là album của Lưu Hồng tự nhiên track thứ 9 lại có bài đơn ca của Vũ Khanh. Phải như song ca thì còn hợp lý. Bỏ qua những sơ sót nhỏ, Tình hồng Paris nên được nghe đi nghe lại.

Lưu Hồng 2: Hận tình trong mưa

Với album thứ 2, Hận tình trong mưa (phát hành năm 1988 hay 1989), Lưu Hồng đu theo trend thời đó với những ca khúc được hòa âm (bởi nhạc sĩ Lê Văn Thiện) cho khiêu vũ. “Tình nghĩa đôi ta chỉ đẹp thế thôi” của Lam Phương được hòa âm với nhịp điệu tango nhộn nhịp. “Môi tím” một ca khúc Trung Hoa được dịch sang lời Việt và hòa âm theo điệu paso. Bài chủ đề, “Hận tình trong mưa”, cũng là một ca khúc ngoạn (Nhật Bản) được Phạm Duy lịch sang lời Việt. Cô trình diễn cũng rất truyền cảm. Phần hòa âm cho “Người yêu dấu” y chang như của Ngọc Lan. Ngọc Lan hát ca khúc này điệu đà và dễ thương. Còn Lưu Hồng thì truyền cảm nhưng có chút bất cần. Mỗi người mỗi vẻ. Tuy album này đã xa xưa nhưng vẫn đáng thưởng thức.

Thích Nhất Hạnh: How to Smile

I finally understand the true meaning of suffering after reading Thích Nhất Hạnh’s How to Smile. All these years, I thought I was stressing out thin, worrying too much, and depressing, but I was suffering. Using bitter melon (khổ qua) as a metaphor, Thích Nhất Hạnh explained:

There’s a vegetable in Vietnam called bitter melon. The Chinese word for bitter also means suffering. If you’re not used to eating bitter melon, you may suffer.…

Suffering is bitter, and our natural tendency is to run away from it. Our store consciousness, our unconscious mind, can set up a program of behaviors to help us run away from suffering and approach only what’s pleasant. This prevents us from knowing the goodness of suffering, the healing it can bring.

As I read this passage, his message makes perfect sense. Suffering is inevitable. No matter how good your life is or how much money you have, you will experience suffering. You have to face it. Thích Nhất Hạnh reminded us:

When you don’t know how to handle the suffering inside you or how to help handle the suffering around you, you may try not to be there anymore, thinking that will make you feel better. To commit suicide is an act of despair. It’s not wise

What I have been experiencing all these years is suffering. The longer you live, the more suffering you will have to go through. I am only 47, and yet I suffered the lost of both of my parents. I care deeply about my family, career, and democracy, but they are out of my control. When I feel completely hopeless, I suffer. If I can’t get rid of suffering, I have to embrace it. This is what Thích Nhất Hạnh was getting at:

[O]ur conscious mind knows that suffering has things to teach us, and that we shouldn’t be afraid of it. We are ready to suffer a little bit in order to learn, grow, and heal. We have to use our intelligence. We use our concentration to get insight, to transform the suffering and become an enlightened one, a free person.

Rather than succumb to suffering, I thrive on it. I don’t want suffering to hold me back. I was suffering when I first learned snowboarding. I kept falling hard and I could have given up, but I didn’t want to run away from my suffering. I kept at it until I could turn my suffering into pleasants. After reading this book, I will face suffering with a smile.

Letter to My Sons #48

My Dearest Đạo,

It is hard to believe that our firstborn turns 16 today. Time flies by so fast. Even though you are taller than me now, I still can see the tiny baby I once held in my arms. I wish you are still a baby, but I have to accept the reality. You are becoming a young fellow. As far as I can see, you can do anything when you want to. You can be a wonderful son when you want to. You can be a great brother when you want to. You can be a great student when you want to. The only question is whether you want to or not.

Taking responsibilities is part of growing up. You are old enough now to think for yourself and your own future. Your mother and I already gave you more-than-enough information to succeed in life. We stressed the important of getting a good education because that how we grew up and that how we knew how to survive. That’s just our views. It is time for you to determine your own path, but don’t hesitate to reach out to us if you need our feedback. We are here for you and we will always be here for you until the day we die.

As parents, we always want all of our children to live a good, happy, healthy live. We will do anything for you, but we also want you to do things for yourself. I hope that you understand where we stand and why we did what we did in the last 15 years of your life. Our love for you will never change and our door will never shut you out. We will always welcome you with open arms and hearts, but we also want you to spread your wings and soar as high as you can.

Despite some roadblocks, you are still on the right track. Don’t let digital disillusion pull you off the rail. Stay positive and stay focus. We love you and we are proud of who you are becoming. I don’t know what the future will hold for you, but I can’t want to see it.

Happy 16th Birthday!

Love,
Dad

Lưu Hồng 1: Nhạc vàng chọn lọc

Tôi được biết đến tiếng hát Lưu Hồng vào đầu thập niên 90 (lúc tôi mới định cư ở Mỹ) qua những liên khúc cô cộng tác với những ca sĩ cùng thời như Ngọc Lan và Kiều Nga. Trong khi giọng hát Ngọc Lan dịu dàng và ngọt ngào, Kiều Nga mạnh mẽ và trong sáng, thì giọng hát Lưu Hồng có chất sương khói và một chút bất cần. Tuy cô không nổi tiếng như Ngọc Lan và Kiều Nga vào thời điểm đó, tôi vẫn nhớ mãi giọng hát khá riêng biệt và quyến rũ của cô.

Cách đây 20 năm tôi có viết về album Ðêm mưa ngoại ô của cô. Tôi cứ ngỡ rằng cô không thu âm nhiều cho đến gần đây tôi mới phát hiện trên Spotify, cô đã sản xuất những sản phẩm riêng của cô. Năm 1988, Lưu Hồng phát hành album đầu tay cho riêng mình với tựa đề Nhạc vàng chọn lọc. Mới đó mà đã 37 năm rồi.

Album mỡ màng với “Giáng Ngọc” của Ngô Thụy Miên qua nhịp điệu tango lả lướt. Tiếp đến với “Người tình và quê hương” của Trịnh Lâm Ngân qua nhịp điệu boléro mượt mà. Với chất giọng khàn và bụi bụi, Lưu Hồng trình bài ca khúc nào cũng đạt. Đáng lý ra cô nên giữ nguyên đại từ chỉ ngôi của Phạm Duy viết trong ca khúc “Tình hờ”. Khi cô hát “Khi tôi tìm đến anh là tìm vui trong chốc lát” nghe hơi giống kĩ nữ.

Tuy Nhạc vàng chọn lọc không có một chủ đề nhất định, nhưng vẫn đáng được thưởng thức. Những tiếng hòa âm của nhạc sĩ Lê Văn Thiện đưa tôi về với những chuỗi ngày mới chân ướt chân ráo đến Mỹ.

Contact