Nhớ Cha

Hôm nay ngày lễ của Cha, xin trích một đoạn trong “Sám công cha”:

Ðời cha kham khổ nhiều rồi
Nên cha chỉ thích con vui học hành.
Mọi điều khó nhọc đâu thành
Ðể con vững chí nên danh với đời…
Bấy lâu con vẫn nhớ lời
Sống sao cho được ra người đâu quên.
Thà cam nghèo của nghèo tiền
Giàu vì bất chính cha khuyên đừng làm.
Vâng lời mọi việc đường hoàng
Chúng con nay vẫn nghèo nàn như xưa.
Lợi danh như áng mây đưa
Rồi ba tấc đất hơn thua ra gì?
Chúng con thực sự kém chi
Kỹ sư, bác sĩ… có gì thiếu đâu.
Chỉ vì giáo dục ăn sâu
Nên mình đơn giản cháo rau qua ngày.
Nhớ lời cha dạy xưa đây
Bỗng dưng lệ thấm mắt cay mủi lòng.
Nhân lành cha mẹ gieo trồng
Chúng con vun bón vuông tròn mai sau.

Xin cha được an nghỉ trong bình yên. Luôn nhớ về Cha.

David Sedaris: Happy-Go-Lucky

I discovered David Sedaris about 20 years ago when I worked at Vassar College. He came to campus to read his essays. I didn’t understand why he was such a big deal; therefore, I picked up his books whenever I could. Even when I was reading his books on paper, I could only get a few jokes here and there. I didn’t get the full picture.

Now reading his latest book, Happy-Go-Lucky, I have a better grasp of his writing. The stories sound familiar. I then realized that I had read some of them in The New Yorker. His essays are filled with personal stories. He writes, “And there’s no point in me doing anything if I can’t write about it.” From his father to his siblings to his partners, he puts everything and everyone on the page. Even when someone is rude to him, he can write about it instead of confronting the person.

As a blogger myself, I appreciate seeing him putting himself out there and committing everything to paper even when he uses the bathroom or has sex. With humor, humility, and honesty, this collection of personal essays is a riveting read.

Vacationing in Wildwood

We’re half way through our first summer vacation this week in Wildwood. With one grandma, three couples of parents, and eight boys living under one roof, the place can be quite chaotic with activities.

Everyday we wake up around eight or nine, eat breakfast, then bike on the boardwalk—I rollerblade instead. We ride from one end of the boardwalk to the other and stop at the playground for an hour. We hit the arcade until noon before heading back to the rental house.

The adults prepare the food while the boys watch TV or play with each other. The kids have agreed to no digital devices during vacation. I keep my phone in my room so that I don’t pull it out in the living room. Some adults still use their phone in front of the kids. Somehow the rule doesn’t apply to adults. After lunch, some kids take naps, some kids don’t. They watch TV together and eat tons of snacks. I read and take a quick nap before heading to the skatepark. No kids want to join me unless I make Đạo and Đán come along.

Around four or five in the evening we hit the beach, which is the kids’ favorite activities. We played in the water and on the sand until seven in the evening. We head back home to take a bath. We have dinner together and relax until ten or eleven.

That’s pretty much how we spend our vacation days. As long as I have my books, my skates, and my liquors, I am enjoying my time with the big group as well as with myself.

With the exception of Vương, the boys are older now and they can do things for themselves. Especially with the older kids like Đạo and Đán, they can grab their own food or even make their own breakfast. They know how to fry eggs and make instant noodles in the morning. Of course, I can do everything for them, but I want them to be more independent. I don’t want to be the type of parents who do everything for their kids, especially with small tasks they can do themselves. Rising boys in particular, I don’t want them to get used to getting served. Of course, all mothers love their children and they don’t mind making the food and serving their kids. The kids just have to sit their asses on the chair and the food is ready. They don’t even have to do a thing. That’s when we set the wrong expectation. Of course what other parents do for their kids is none of my business, but I keep seeing the cycle repeating in Vietnamese families. Boys and men get served by mothers and wives.

Jessamine Chan: The School for Good Mothers

Just a few years ago, I only read none-fiction books because I wanted to learn the truth and not made-up stories. When I started to read Jessamine Chan’s The School for Good Mothers, I find the the opening scene absurd and over the top. The book begins with Frida, a single Asian-American mother, who left her baby daughter alone at home for two hours. One of her neighbors reported the incident to Child Protective Services. Frida lost custody of her daughter and was sent to school for one year to learn to be a good mother. Yet as overdramatic as it sounds, Chan takes readers into a terrifying dystopian society for mothers. Chan’s storytelling is chillingly moving and her writing captures the art of fiction. I highly recommend it.

Bị bồ bỏ

Hôm trước trò chuyện với đứa bạn cùng thời tiểu học và trung học, hai đứa nhắc lại chuyện dĩ vãng trong đó có những mối tình đi qua đời chúng tôi. Bạn tôi đùa rằng sao hồi đó tôi chọn toàn thứ dữ. Thú thật thì lúc còn trẻ tôi không có chọn lựa. Khi tình yêu đến tôi không bao giờ từ chối. Đơn giản là tình yêu đến tôi không mong đợi gì, tình yêu đi tôi không hề hối tiếc.

Tôi có được ba mối tình cũng khá đậm đà nhưng rồi từng người tình bỏ tôi đi như những dòng sông nhỏ. Một người bỏ tôi quay về với người yêu cũ. Một người bỏ tôi theo chàng lính. Một người bỏ tôi theo chủ tiệm nail. Mỗi lần bị bỏ là mỗi lần đau đớn và xót xa, nhất là khi biết được người yêu bỏ mình theo thằng khác. Sau khi bị đá tôi mới phát hiện em đang lừa dối tôi mà sao anh ngu quá. Nhưng có trải nghiệm mới biết lòng dạ con người. Sự thật quá phũ phàng vì tôi có thể bị thay thế như thay chiếc áo. Vì thế tôi tự nhắc nhở mình rằng không bao giờ để một ai làm tổn thương con tim của mình.

Giờ nhìn lại tôi vô cùng cám ơn ba chàng trai đã cướp đi những mối tình của tôi. Nếu không có ba chàng hiệp nghĩa đó chưa chắc gì tôi tìm được một mối tình đích thực ngày hôm nay. Mười bốn năm với bốn đứa con, chúng tôi đã trải qua nhiều sóng gió trong hôn nhân và biến cố lớn trong cuộc sống, nhưng chúng tôi vẫn sát cánh bên nhau như lời hứa hẹn, “Rồi mai đây đi trên đường đời đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn”.

Chuyện vợ chồng

Có vợ chồng cưới nhau được vài năm rồi chia tay. Có vợ chồng sống với nhau mười mấy năm cũng đi đến ly dị. Sau mười bốn năm lập gia đình, tôi mới nhận thức được vợ chồng sống với nhau đến răng long đầu bạc không phải dễ. Không nhẫn nhục và không nhường nhịn sẽ không yên ổn. Đơn giản là đối phương đều đi guốc trong bụng nhau. Không cần phải nói ra cũng biết đối phương nghĩ gì. Nói thì cãi còn không nói thì cho rằng không quan tâm.

Chẳng hạn như lâu lâu bà xã bận chiếc váy đẹp, tôi đến đằng sau xoa vay khen, “Hôm nay em đẹp thế”. Vợ trả lời, “Anh muốn gì”? Thật sự thì không có ý đồ gì nhưng khi vợ nhắc đến thì mới chợt nghĩ ra ý đồ. Nếu không nói gì thì cho rằng chẳng bao giờ thèm dòm ngó đến vợ. Ngược lại thì chẳng bao giờ vợ chủ động cả. Chưa bao giờ nghe vợ khen, “Nhìn anh ngồi đọc sách trí thức quá. Bao nhiêu chữ nghĩa vào đầu anh”. Chỉ có, “Tối ngày đọc sách hoài đi xếp đồ đi”.

Ngày xưa khi vợ nói, “Em không được khỏe”, chữ đầu tiên thoát ra khỏi miệng của tôi là, “Why”? Một sai lầm lớn. Vợ chỉ trích ngay, “Tại sao gì? Không được khỏe cũng phải có lý do nữa hả”? Không, ý tôi là mệt không được khỏe, hay bệnh không được khỏe, hay ngủ không ngon giấc không được khỏe. Nhưng vợ nói cũng đúng, “Không được khoẻ không cần lý do”. Giờ đây mỗi lần vợ nói câu gì tôi cũng phải suy nghĩ tìm cho đúng câu trước khi trả lời. Còn câm cái mồm đi thì cho rằng không quan tâm gì cả. Đường nào cũng đi đến địa ngục.

Hôm qua vợ chồng đi Costco. Đến lúc tính tiền vợ bảo tôi trả. Dĩ nhiên tôi vâng lời rút thẻ ra trả. Khi tôi đút thẻ vào máy thì vợ bảo, “Anh ‘tap’ ở trên là được rồi”. Tôi trả lời, “Anh chỉ thích đút vào thôi”. Vợ nhìn tôi phán, “Đầu óc anh có vấn đề”. Quả thật tôi không nói đùa cũng không có nghĩ bóng nghĩ gió gì cả. Đơn giản là theo kinh nghiệm của tôi đút thẻ vào có hiệu quả hơn là gõ thẻ trên máy. Hơn nữa hai vợ chồng đang ở Costco chứ có phải ở hotel đâu. Nhưng thôi có giải thích cũng chỉ đi đến gây gổ. Đôi khi hiểu nhau quá cũng có hại vì lúc mình không nghĩ như vậy như đôi phương lại đoán là như vậy.

Bởi vậy nhiều khi chỉ những chuyện nhỏ nhặt trong cách nói chuyện giữa hai vợ chồng với nhau mà đem đến cãi cọ, bực tức, và tan vỡ. Suốt mười bốn năm qua, vợ chồng tôi cũng có đôi lần gân cấn xém đưa đến đường ai ấy đi. Có những lúc không còn trò chuyện được với vợ mà cũng không tìm được người giãi bày tâm sự nên tôi đã viết lên trang blog của mình. May có một người anh đọc rồi gửi email chia sẻ và chỉ cho tôi bí quyết giữ gìn mái ấm gia đình.

Anh lớn tuổi hơn tôi và đã cưới vợ lâu năm hơn tôi nên có kinh nghiệm. Anh nói rằng vợ chồng chung sống với nhau không thể nào không có tranh cãi. Đó là điều không thể nào tránh được nhưng điểm quan trọng là sau khi tranh cãi phải biết cách làm hòa. Cãi rồi bỏ qua đừng để lại trong bụng. Tôi dùng công thức này của anh rất có hiệu quả. Có đôi lúc cãi cọ nhau long trời lở đất nhưng sau đó tôi đến nắm tay vợ và nói, “ Dù sao đi nữa, I still love you”. Mọi chuyện rồi cũng qua. Vợ chồng nào cãi cọ nhau ăn cơm bữa mà muốn giữ lấy hạnh phúc thì thử cách thức này nhé.

Dear Mama

Pour out some liquor and I reminisce
’Cause through the drama I can always depend on my mama
And when it seems that I’m hopeless
You say the words that can get me back in focus.

When I was sick as a little kid
To keep me happy there’s no limit to the things you did
And all my childhood memories
Are full of all the sweet things you did for me
And even though I act crazy
I gotta thank the Lord that you made me.

There are no words that can express how I feel
You never kept a secret, always stayed real
And I appreciate how you raised me
And all the extra love that you gave me.

2pac Shakur (an excerpt from “Dear Mama”)

Today we went to a Bangkok 54 for the first time and I ordered its Mai Tai, which came with a flame. Looking at the glass of cocktail made me reminisce of my mother who would turn 85 today if she was still alive. Thinking of my mother immediately brought me to 2pac’s classic “Dear Mama.” The lyrics still burned in my brain. I made a YouTube Short. Happy birthday, mama!

Quỳnh Lan: Lời tình buồn

Hoàng Minh đàn, Quỳnh Lan tâm sự: một kết hợp chặt chẽ và đồng cảm. “Có đôi khi” (Lã Văn Cường) mở đầu với tiếng sáo, tiếng chim kêu, và tiếng nước chảy tạo ra một không gian êm dịu và sâu lắng. Quỳnh Lan hát như thèm được quay về với ký ức: “Ôi có đôi khi thèm như lúc tuổi thơ / Sáng sáng tung tăng, đùa vui hát vang lừng / Chẳng biết suy tư đời kia vấn vương gì”.

“Tôi ơi” (Nguyễn Đức) bắc đầu với giọng nói mộc mạc, “Hey, hello, hello… có ai nghe tôi trên kia / Tôi đang cô đơn, cô đơn trong quan tài chật hẹp”. Cây đàn cello kéo những tiếng trầm làm tăng thêm phần sởn gay ốc. Hoàng Minh kết hợp phần hát bè, những tiếng đàn dây, cùng tiếng đàn dương cầm để tạo ra một bầu không khí ma mị trong bóng tối.

Với “Một cõi tình phai” (Ngô Thuỵ Miên), “Rừng lá thay chưa” (thơ Hoàng Ngọc Ấn, nhạc Huỳnh Anh), và “Cà phê một mình” (Ngọc Lễ), Quỳnh Lan hát thấp nên nghe nhẹ nhàng. Khi hát cao, Quỳnh Lan rung rung nghe dây dưa và não nề, nhất là ca khúc “Giấc mơ mùa thu” (Võ Thiện Thanh).

Lời tình buồn là một album nổi bật về cách hát lạ của Quỳnh Lan và phần hòa âm tốt đẹp của nhạc sĩ Hoàng Minh. Nên được nghe vào ban đêm lúc vắng vẻ.

Sinh nhật 85

Mẹ ra đi nơi này vẫn thế. Vẫn có mẹ trong tim chúng con. Nhìn lại đoạn phim đã thu hình chín năm trước đây mà con không thể cầm nước mắt và nụ cười. Đạo hát sinh nhật mừng bà nội và mở quà cho bà. Không những thế, nó còn hôn bà. Thấy được niềm vui trên mặt của mẹ bên mấy đưa cháu là niềm hạnh phúc của đời con. Chúc mừng sinh nhật lần thứ 85 của mẹ.

Nguyễn Anh Tuấn: Anh nhớ tình ta

Tuy chỉ mới biết đến nhạc sĩ Đạo Nguyễn qua album đầu tay của Trần Tuấn Hòa, tôi đã để ý đến tài năng hòa âm và phối khí của anh, nhất là tai âm nhạc của anh trong giai điệu jazz ballad. Với album Anh nhớ tình ta, anh đã giúp Nguyễn Anh Tuấn trình bài thành công những bài tình ca vượt thời gian với những bài hoà âm mới của anh.

“Cho nhau lời nguyện cầu” của Phạm Mạnh Cương được phối lại với giai điệu jazz chậm để Anh Tuấn tự sự. “Sầu đông” của Khánh Băng được swing bởi tiếng đàn bass thùng dập dìu và êm dịu khác với giai điệu cha cha cha nhanh chúng ta thường nghe qua nhiều ca sĩ khác thu âm ca khúc này. Riêng “Nếu mai này” của Lê Dinh, Đạo Nguyễn đưa vào những hiệu ứng âm thanh như tiếng chuông chùa, tiếng gió thổi lồng lộng, và tiếng xe ngựa như một bài nhạc âm phổ của một câu chuyện: “Nếu mai anh chết một chiếc xe tang / Ngựa kéo đi trên con đường dài hàng me đổ lá / Xưa mình vẫn lang thang”.

Tiếng hát Anh Tuấn trầm ấm, truyền cảm, và rất nam tính nên khi anh ca, “Anh khóc trên vai em, anh khóc trên vai em, một lần cuối, một lần cuối”, nghe hơi bị yếu đuối. Tôi tưởng Anh Tuấn đổi “em” thành “anh” nhưng khi nghe các ca sĩ khác như Chế Linh và Quang Dũng cũng hát “Anh khóc trên vai em” nên tôi nghĩ lời chính của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là như thế.

Anh nhớ tình ta là một sản phẩm giá trị từ giọng hát đến hòa âm và phối khí. Đáng được chiêm ngưỡng từ đầu đến cuối. Chỉ có một bài hơi bị lạc chủ đề là “Kỳ diệu” (nhạc Anh Bằng, thơ Nguyên Sa) được Ngân Thùy hát. Không hiểu sao album Nguyễn Anh Tuấn lại có một bài đơn ca của Ngân Thùy. Tuy nhiên, giọng Ngân Thùy rất tốt và trình bài rất tới. “Con đường tình ta đi” của Phạm Duy là bài song ca của Anh Tuấn và Ngân Thùy thì có lý, còn “Kỳ diệu” thì hơi bị không đúng chỗ.

Contact