Ngọc Lan tình tự nhạc Ngô Thụy Miên

Sau khi iLoveNgocLan.com chào đời vào năm 2003, tôi muốn đóng góp thêm trong phần multimedia để trang nhà thêm phong phú. Đến năm 2004 tôi mới tạo ra một dự án slideshow dùng phần mềm Flash để kết hợp hình, nhạc, và chữ. Đáng tiếc là công nghệ Flash Player bị lỗi thời và biến mất trên mạng nên tôi chuyển slideshow qua video và đăng lên YouTube để lưu niệm. Giờ đây, 18 năm sau, xem lại bao ký ức ùa về.

Khi thiết kế slideshow, thách thức lớn nhất là chọn bài hát. Trong kho tàng âm nhạc của Ngọc Lan có khoảng 800 ca khúc, biết bài nào mà dùng. Nhưng một trong ca khúc tôi để ý đến thời điểm đó là “Tình khúc buồn” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Phần nhạc dạo mở đầu với nhịp trống dồn dập cùng tiếng đàn guitar điêu luyện như một âm phổ mở đầu cho một bộ phim, rất đúng với ý tưởng làm slideshow của tôi. Tuy nhiên, cái đặc điểm để tôi quyết định chọn ca khúc này chỉ có một chữ. Tôi mê cách Ngọc Lan phát âm chữ “quyện” khi cô hát, “Em như vạt lụa đào quyện ta lời thì thào”. Thú thật lúc đó tôi chưa hiểu rõ chữ “quyện” nghĩa là gì. Lúc tôi định cư ở Mỹ chỉ mới học hết lớp năm ở Việt Nam và tôi đã phải tạm gác lại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để tập trung học ngoại ngữ. Hơn nữa tôi là người Nam nên chưa bao giờ dùng chữ “quyện” cả, chỉ dùng chữ “dính” thì phải. Thế là tôi phải tra từ điển để tìm hiểu chữ Việt phong phú. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên dùng chữ “quyện” rất khéo léo trong lời nhạc của mình, nên trong slideshow tôi cũng muốn hình ảnh và tiếng hát của Ngọc Lan “quyện” vào nhau. Từ đó tôi chú ý đến ca từ trong tình ca của người nhạc sĩ tài hoa này để cố gắng học lại tiếng mẹ đẻ của mình, và tôi đã khám phá ra lời nhạc của ông rất lãng mạn.

Chẳng hạn như “Niệm khúc cuối”, ca từ của ông quá tình tứ: “Cho tôi xin em như gối mộng / Cho tôi ôm em vào lòng / Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng / Yêu thương vợ chồng”. Giọng hát êm ái của Ngọc Lan như giúp người con trai nói lên những gì con tim muốn thổ lộ với người mình yêu: “Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời / Cũng đã muộn rồi / Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn yêu em”. Cô kết thúc câu cuối một cách thiết tha, dịu dàng và giữ nguyên lời của tác giả chứ không đổi thành “xin vẫn yêu anh”. Đáng tiếc bản hòa âm không thích hợp. Từ nhịp điệu đều đều như công nghệ điện tử đến tiếng đàn electronic keyboard nhừa nhựa như đang đánh cho tiệc cưới, bài phối không tỏa sáng thêm giọng ca của Ngọc Lan.

“Dấu tình sầu” cũng bị rơi vào tình trạng giống như thế. Ngọc Lan gửi hết tất cả tâm hồn vào ca từ của Ngô Thụy Miên và cô lên những nốt cao của ông rất hồn nhiên, nhất là câu đầu, “Chiều còn vương nắng để gió đi tìm”. Nhưng đến câu “Đàn dâng tiếng phong kín tuổi buồn / Đường hoang vắng cho lá về nguồn”, tiếng hát của cô bị tiếng rít của đàn synthesizer lấn át đi. “Bản tình cuối” cũng bắt đầu với tiếng đàn electronic keyboard ré lên the thé. Đỉnh cao nhất trong ca khúc là, “Ngày nào đời cho ta biết… tình là… đắng… cay…” Cô lên nốt cao gọn gàng (không phô trương một số ca sĩ hát sau này) và cô thả ngay chữ “cay” để nó tan biến vào khoảng trống chứ không dây dưa. Phần dạo của bài, tiếng kèn tenor saxophone cũng độc tấu lại đoạn đó. Khúc đầu rất mạnh mẽ nhưng tới “tình là… đắng… cay…” thì bị yếu xuống hẳn.

Mỗi ca khúc thu âm, Ngọc Lan luôn thổi vào những không khí tươi mát và hồn nhiên từ giọng hát ngọt ngào và êm dịu của mình. Ngọc Lan trình bài những tình ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, như “Từ giọng hát em”, “Bài tình cho em”, “Mùa thu cho em”, “Giọt nước mắt ngà”, “Mắt biếc”, và “Giáng ngọc”, cũng đầy tính chất Ngọc Lan. Tuy nhiên không phải bài nào cũng được vẹn toàn bởi những bài hoà âm phối khí không “quyện” vào giọng hát của cô.

Summer Screen Break

A week before the kids’ summer started, my wife announced that the boys needed to take a break from their screen for the summer. Even though I supported her decision all the way, she had absolute power in this house. My soul had crushed whenever I turned around and they would be sitting in front of their screens. When I asked Đạo and Đán to go to the skatepark, they acted like I asked them to commit a crime even though I would reward them afterward with boba tea. Even Xuân and Vương would rather sit in front of their iPads than run around the playground. I tried banning them from their screens, but my words had no power. My wife’s words, on the other hand, were rules the kids had to follow.

As soon as the summer began, we took a vacation in Wildwood. With the beach, boardwalk, arcades, and other activities, they were fine without their device. After the vacation, the addiction kicked in. Đán, in particular, had been miserable. He couldn’t function without having access to his computer. He couldn’t do anything during the day and couldn’t sleep during the night. He started thinking of ways to gain back his screen access. He started to write down his plans on his blog using my laptop. His “Remmus” (Summer backward) series is hilarious. He is allowed to write whatever is on his mind—even about his parents.

Without video games, he is bored out of his mind; therefore, he is picking up writing. The more he practices, the better he gets. He managed to get decent ratings in fourth grade, but he could use some help. In July, he and Xuân will start the Summer Olympians Aspire and Reach (SOAR) program. I am so glad that they were invited to take summer school. They definitely need all the help they can get. I hope they will have better focus on improving their math and language skills since they don’t have any distraction from their screens.

Ngọc Lan chìm đắm trong tình khúc Lam Phương

“Buồn nào hơn đêm nay / Buồn nào hơn đêm nay / Khi ngoài kia bão tố đầy trời”, tiếng hát mong manh của Ngọc Lan rót nhẹ từng giọt buồn tê tái vào lòng người nghe qua ca khúc “Xin thời gian qua mau” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Từ tiếng kèn saxophone da diết đến nhịp điệu rumba êm dịu và dĩ nhiên là tiếng hát Ngọc Lan đã lôi cuốn tôi ngay từ giây phút đầu tiên được nghe ca khúc này. Đêm nay nghe lại tâm trạng vẫn mang mác buồn và bỗng nhiên khao khát được nghe thêm những ca khúc khác của chú Lam Phương qua giọng hát cô Ngọc Lan.

Thú thật, tuy đã mê giọng hát Ngọc Lan hơn 30 năm và đã nghe vô số ca khúc cô thu âm, tôi không nhớ rõ đã từng nghe qua cô hát nhạc của chú Lam Phương ngoài ca khúc “Xin thời gian qua mau”. Nên khi tìm đến những bài của chú do cô hát, tôi như được nghe lần đầu. Dĩ nhiên dòng nhạc của chú thì không hề xa lại gì với tôi, nhất là các ca khúc nổi tiếng được nhiều ca sĩ hát, nhưng Ngọc Lan luôn có phong cách riêng của mình. Điển hình là ca khúc “Em là tất cả”, cách hát của cô nồng thắm và mượt mà nhưng vẫn mềm mại chứ không sầu luỵ hoặc não nề. Khi cô bắt vào phần điệp khúc, “Sao anh ngồi lặng lẽ… để lòng em tái tê”, cô buông ngay chữ “lẽ” không níu kéo và không hề dùng kỹ thuật rung (vibrato) như nhiều ca sĩ bây giờ để tăng thêm bi kịch (dramatic) khiến tai tôi chịu không nỗi. Từ “Mưa lệ”, “Như giấc chiêm bao”, “Cho em quên tuổi ngọc”, đến “Thu sầu”, Ngọc Lan chinh phục các ca khúc của chú Lam Phương bằng “trường phái” riêng của mình qua cảm xúc gần gũi và cách xử lý sáng suốt trong ca từ.

Riêng “Say”, tôi đã từng nghe qua khoảng mười mấy năm trước nhưng không gây ấn tượng cho lắm vì cô hát bị phô vài chỗ và để lộ cách lấy hơi. Hơn nữa bài hòa âm phối khí cũng không có gì để nhớ. Tôi nghĩ nhạc phẩm này thu âm trong giai đoạn sức khỏe suy yếu nên Ngọc Lan không kiểm soát được giọng hát của mình. Giờ nghe lại mới cảm nhận được những yếu điểm đó biểu hiện cho cảm xúc chân thật của cô. Trong suốt thời gian đi ca hát, Ngọc Lan dành trọn tình cảm của mình cho âm nhạc nhưng cô vẫn luôn khép kín về đời sống riêng tư của mình. Khi hát cô đặt tâm trạng của mình vào ca khúc chứ không đặt ca khúc vào tâm trạng của mình. Với “Say”, cô không ngại để lộ những sơ hở trong kỹ thuật. Cô chỉ để cảm xúc của mình tuôn ra. Chẳng hạn như cô hát rất thấp hai câu, “Ta buồn ta chán sự đời / Vì đời bạc tựa như vôi”, nhưng cô lấy hơi và lên rất cao, “Đêm nay nằm ngủ ngoài hiên / Quanh ta có mảnh trăng hiền,” để rồi thổ lộ, “Ta ôm lòng đất vào tim / Say trong giấc ngủ / Cho quên đi kiếp làm người”.

My dearest Ngọc Lan, you intoxicated me.

Linh Lê: Đào

Truyện tiểu thuyết được kể qua hai nhân vật nữ: một nhà báo và một kỹ nữ. Qua 38 chương ngắn gọn, tác giả Linh Lê khéo léo kết hợp hai câu chuyện thành một. Tác phẩm của cô như được đem một khía cạnh tối đen của xã hội ra ngoài ánh sáng. Kết thúc sẽ lặng đọng lại trong lòng người đọc sau khi quyển sách được khép lại.

Tâm trạng xám

Hôm nay mưa cả ngày nên bầu trời xám xịt. Nước mưa còn đọng lại nên không thể ra công viên trượt. Ngồi trong văn phòng làm việc một mình với tâm trạng mang máng buồn. Có những thứ không muốn chứng kiến và không muốn cảm nhận nhưng không thể tránh né. Để rồi thấy được sự hẹp hòi của con người chỉ khiến mình thêm ác cảm. Tuy cố gắng không dòm ngó nhưng khi sự việc xảy ra trước mắt làm sao có thể nhìn chỗ khác?

Chắc càng già càng nhạy cảm hơn nên tôi không thể nào làm lơ. Trên đời chắc không có điều gì là công bằng cả. Biết điều hay không chỉ là do cảm giác của con người. Thấy bao điều nhưng chẳng nói. Nói ra nhiều cũng vậy thôi. Thấy chướng mắt đã nhiều rồi. Một lời thêm càng phiền thêm. Còn nói gì?

Thôi thì cứ xem nhưng mọi chuyện không gì xảy xa. Có thấy cũng nên làm ngơ. Chuyện ai nấy làm. Nhà ai nấy sống. Gia đình ai nấy chăm sóc. Cuộc sống nhạt nhẽo và phũ phàng như thế nếu mình không chấp nhận thì chỉ đem phiền muộn vào thân. Thôi thì việc gì không cần nhìn cứ nhắm mắt lại như không thấy.

No Progress

My ice skating progress is stalling. I still can’t accomplish my flip and loop jumps. I am about to hit the reset button and go back from the beginning to relearn all the techniques the correct way. I just plowed through them the first time and now I am stuck. It’s time for me to let it go. My kids have moved on a long time ago. They don’t even want to skate around the rink for fun.

I am not making much progress in rollerblading either. My power stops were good, but they caused my wheels to worn out. I can’t find the wheels for my Flying Eagle aggressive skates to replace. I might just look into getting a new pair either USD Sway or Roces. I am learning to do fakies and turns on the quarter pipes. The other day, I watched a guy skated effortlessly around the bowl. He just jumped into the ramp without coping and he did a fakie from the high bowl with ease. I was in awe. I’ll get to his level one day. For now, I am just enjoying what I have accomplished up to this point. My kids aren’t interested in rollerblade anymore despite my attempt to get them to the skate parks.

My kids are looking forward to skiing though. My wife and I started to buy gears for them. Since I can now tuning up our skis in our basement, we can get used skis that are still in good conditions. I have sharpened, fixed the bases, and waxed our our skis. Once the winter arrives, we’ll be able to hit the slopes.

I bought Đán a used snowboard. The board and the bindings appear to be in good shape; therefore, I am not sure why the seller only listed it for $35. All I need to do now is tuning it up and getting him a new pair of boots. The board is a bit heavy. I am not sure if Đán can handle it. We’ll see!

Ngọc Lan & Kiều Nga

Trong âm nhạc, Ngọc Lan và Kiều Nga tâm đầu ý hợp mặc dù mỗi giọng hát mỗi nét riêng. Trong khi Ngọc Lan nhẹ nhàng, mềm mại, và quyến rũ, thì Kiều Nga mạnh mẽ, mặn nồng, và thanh nhã. Kết quả là những âm thanh muôn màu muôn sắc khi hai giọng hát được phối hợp với nhau.

Muốn được thưởng thức sự kỳ diệu của Ngọc Lan và Kiều Nga, bạn hãy nghe lại những album Liên khúc tình yêu do trung tâm Asia sản xuất và phát hành vào những năm 1990. Cái thú vị của liên khúc là nó tạo ra một sân chơi để ca sĩ thí nghiệm sự đa dạng của mình. Người ca sĩ không chỉ phải biết hát nhiều ca khúc mà đòi hỏi phải cộng tác với đồng nghiệp của mình. Riêng những “Liên khúc tình yêu” được kết nối không chỉ qua nhiều tình ca khác nhau, mà còn nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Anh, Pháp, Tàu, và Tây Ban Nha để tạo ra một trải nghiệm âm nhạc phong phú và sáng tạo.

Chẳng hạn như Liên khúc tình yêu 1, Ngọc Lan, Kiều Nga, và Trung Hành cộng tác rất chặt chẽ và ăn khớp với nhau. Ở điểm 5:00 phút trong liên khúc thứ nhất, Ngọc Lan bắc vào bài “Vũ điệu tình nồng” một cách bất ngờ nhưng hồn nhiên, “Thoáng nghe tim ngập ngừng / Người đến đây bên tôi thấm nụ cười hồng”. Phần hoà âm trở nên sôi động hẳn lên với vũ điệu Lambada. Kiều Nga tiếp tục hát bằng tiếng Tây Ban Nha đầy chất lửa. Với “Trưng Vương khung cửa mùa thu” (lời Việt Nam Lộc) cho ta cảm nhận được sự hợp tác đầy hiệu quả giữa Ngọc Lan và Kiều Nga: hai tiếng hát một tâm hồn.

Với Liên khúc tình yêu 2, ba giọng nữ, Ngọc Lan, Kiều Nga, và Ngọc Hương, đem đến cho người nghe những phần kết hợp hấp dẫn. Ngọc Lan bắt đầu với ca khúc “Diana” (Paul Anka) bằng tiếng Anh và cách phát âm mềm mại của cô nghe thật dễ thương, “I’m so young and you’re so old / This, my darling, I’ve been told”. Kiều Nga tiếp nối với bài “Khi ta 20” qua giọng cao vời vợi và sự nhẹ nhàng của Ngọc Lan đem lại phần dịu dàng của lứa tuổi 20. Kiều Nga chuyển tiếp qua ca khúc “Put Your Head on My Shoulder” (Paul Anka) và cô phát âm tiếng Anh rất rõ lời: “Put your lips [next] to mine, dear / Won’t you kiss me once, baby? Just a kiss goodnight, maybe”. Một lần nữa, Ngọc Lan tương phản sự mạnh mẽ của Kiều Nga với sự ngọt ngào êm ái qua ca khúc “Tình có như không”.

Một đoạn gây ấn tượng trong Liên khúc tình yêu cuối cùng là ca khúc “Gọi nhớ” được trích từ phim bộ Thần Điêu Đại Hiệp. Khi Ngọc Lan cất tiếng hát, “Ngày vui đã hết vỡ như bọt sóng / Tình yêu đã chết như cây mùa đông”, khiến cho tôi hình dung ngay đến Tiểu Long Nữ. Kiều Nga tiếp lời bằng tiếng Tàu luôn. Phải công nhận rằng cả hai Ngọc Lan và Kiều Nga đều có tài ngôn ngữ. Tiếng mẹ đẻ thì không nói rồi nhưng cả hai đều hát tiếng Anh, Pháp, và Tàu rất chuẩn.

Ngoài những thu âm liên khúc, Ngọc Lan và Kiều Nga đã hợp tác qua những album như Tiếng hát Ngọc Lan và Kiều Nga: Hai giọng ca vàng do trung tâm Người Đẹp Bình Dương phát hành. Album này gồm những ca khúc ngoại dịch sang lời Việt, và trong đó có hai bài song ca. “Vẫn mãi yêu em” được hòa âm qua nhịp rumba chầm chậm với tiếng kèn saxophone nồng nàn. Với “Trái tim xanh”, Kiều Nga được Ngọc Lan bè như một người bạn đời luôn ở đằng sau nhắc nhở: “Đời người có là bao / Ngàn đời cũng chẳng lâu” và “Đời là biển muôn sóng / Đời là bao cơn gió hung dữ xô lấn ngông cuồng ngược xuôi”.

Có một lần vào tiệm nhạc Việt Nam, tôi chọn ngay album Trên đỉnh mùa đông với hai tiếng hát Ngọc Lan và Kiều Nga, vì khi đọc tựa đề ở bìa sau có sáu bài “song ca”. Tôi cứ ngỡ rằng những bài được để song ca là Ngọc Lan và Kiều Nga. Khi nghe CD mới biết mình bị lầm. Ngọc Lan và Kiều Nga không song ca bài nào hết. Những bài song ca là Ngọc Lan với Duy Quang và Kiều Nga với Duy Quang. Thế mà trên hình bìa chẳng thấy tên hay hình ảnh của nam ca sĩ Duy Quang. Tôi lấy làm thất vọng với chiến lược câu khách của Tình Productions & Bốn Phương và sự không công bằng cho anh Duy Quang tuy anh song ca với cả hai nữ ca sĩ rất tốt. Riêng ca khúc “Bảy ngày đợi mong” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh được Ngọc Lan chuyên chở rất tài tình. Cô hát nhã nhặn và điệu bộ nhưng không bị sến hay quá mùi mẫn, nhất là cách cô luyến láy: “Quyết, em quyết dặn lòng / Không nói nửa lời, dù là ghét anh”.

Dĩ nhiên khi viết về sự kết hợp giữa Ngọc Lan và Kiều Nga thì không thể nào không nhắc đến ca khúc “Anh thì không (Toi jamais)” được hai tiên nữ trình diễn trên sân khấu Hollywood Night. Kiều Nga yêu kiều trong chiếc áo đầm đen và Ngọc Lan lộng lẫy trong chiếc áo dạ tiệc đỏ. Xung quanh là những chàng trai Mỹ cao sang và phong độ nhưng hai nàng chỉ quấn quýt bên nhau. “Anh thì không (Toi jamais)” và “Tình yêu biển xanh (L’Amour a la plage)” là hai bài song ca được thu âm trong album Paris vẫn đợi do May Productions thực hiện dưới sự hoà âm và điều khiển ban nhạc của saxophonist Thanh Lâm.

Tuy Ngọc Lan không còn ở cõi tạm này nữa và Kiều Nga cũng đã rút lui ca hát, giờ nghe lại hai giọng hát ngọc ngà này để hồi tưởng lại một thời đã xa.

Ngọc Hương Channels Ngọc Lan

The first time I watched Ngọc Hương’s video, “Mưa Trên Biển Vắng,” I flipped the fuck out, just as I did thirty years ago when I first heard Ngọc Lan’s voice. In Ngọc Lan’s case, I was amazed. In Ngọc Hương’s case, I was shocked. From the voice to the curly hair to the outfit, Ngọc Hương struck unmistakably resemblances of Ngọc Lan. I didn’t know anything about Ngọc Hương. I had no idea who she was. She loves Ngọc Lan even more than the dedicated fans at iLoveNgocLan.com.

Last week, I watched Ngọc Hương perform as a guest singer on Lung Tung Xèng just to hear her in conversations. The whole time I had the impression that she played Ngọc Lan’s character. From the soft tone to the sweet talk, she seemed to have impersonated Ngọc Lan. If someone were to make a film about Ngọc Lan, Ngọc Hương would be perfect for the part—similar to how Jamie Foxx played Ray Charles and won an Academic Award for his portrayal of the iconic soul singer.

I am curious if Ngọc Hương steps out of the Ngọc Lan character in her real life or if she has embedded herself deep into her idol. Whatever the case, I have tremendous respect and admiration for her courage. I am sure she gets tons of criticism for trying to be like one of the most beloved Vietnamese singers of all time. It is obvious that Ngọc Hương will never live up to Ngọc Lan’s stature. Even she admitted on Lung Tung Xèng that she can’t be the second version of Ngọc Lan. Her technique is nowhere near Ngọc Lan. From her phrasing to her enunciation to her breath control, Ngọc Lan’s technique was to reveal no technicalities. She has mastered the art of natural expression in her singing similar to Billie Holiday even though the two were a world apart in their styles and repertoires.

As with Ngọc Lan, Billie Holiday has left a profound influence on singers long after she has passed and Madeleine Peyroux is one of them. In the early days of her career, Peyroux channeled Lady Day down to the vibratoless technique and off-key singing. Over time however, Peyroux has escaped Lady Day’s towering shadow and found her own voice. I hope Ngọc Hương will also find her own path as she develops her singing, style, and sensibility.

Fixing Random Alarm Sound from 2011 Toyota Sienna

Last Saturday, the alarm from our 2011 Toyota Sienna went off at 7 pm, 12 am, and 3 am. I lost my sleep and decided to find a fix for it. I searched up YouTube and found this video, which seemed to have similar issue with a 2011 Toyota Sienna. The sensor right underneath the hood latch was clogged up; therefore, it triggered the alarm. The fix was to clean the latch.

Products:

  • Engine Degreaser: $5
  • Brake Cleaner: $5
  • I cleaned the latch on Sunday morning. The alarm hasn’t gone off since. I hope that did it.

Gears

I recently discovered that I have been wearing wrong shoe size all my life. Since I preferred to have some room in my toes, I had always pick size 8 (US), but my actual size is 6.5 (US). Now that I am used to skating shoes, my regular shoes feel weird. A few weeks ago, I bought a new pair of Adidas running shoes size 7 to replace my size-8 pair. Even then it still feels roomy. I took an audit of all my shoes and put together this page as a record for me to refer back.

Shoes

Skates

Skis

  • 2020 Rossignol Experience 88 TI Men’s Skis 159cm + Look SPX 12 Dual WTR Bindings ($255). Bought this new pair on December 24, 2023)
  • 2025 Atomic Maverick 86 C Skis ​(161cm) + Marker M10 GripWalk Bindings ($415). Bought this pair on January 11, 2025 for Ðạo

Snowboards

Protective Gears

Protective gears are very important for safety. I love these sports, but I can’t afford to take the risk.

Ex-Gears

  • Adidas Running Shoes: 7 US. The actual size should be 6.5. My everyday shoes.
  • 2019 ThirtyTwo Zephyr Snowboard Boots: 7 US ($80). Resold it on December 16, 2024
  • Bodyprox Protective Padded Shorts (Large) ($37)
  • 2023 Fischer RC Fire SLR Pro Skis (155cm) with RS 9 SLR Bindings: ($215) Bought this brand new. (I left and lost this pair at Stowe Mountain Resort on December 17, 2023 after just 4 runs total.)
  • Flying Eagle Aggressive Skates: 39-40 EU ($93). This pair fits perfect. Despite the tiny coping, I love it to blade around skateparks. (Retired this pair on December 16, 2023)
  • Rollerblade Zetrablade: 8 (US). This was my first pair to learn rollerblade. I had a lot of fun with it even though size 8 US was a bit too big for me.
  • Head XENON Xi 5.0 (2008): 149cm. I loved this pair. Despite its used condition, it took me from green all the way up to double black diamond in winter 2021-2022.
  • K2 Apache Sabre 2008 (119-72-103): 153cm. I also bought this pair used. It works perfectly. It was my go-to pair for winter 2022-2023
  • Capita Indoor Survival (2006): 156cm. This was my learning board in winter 2022-2023.
  • Lange Comp 80 Team Ski Boots: 7-7.5 (US). I used this pair to learn skiing in winter 2022-2023.
  • Nordica Doberman WC EDIT 130 Race Ski Boots: 8 (US). Bought this used, but way too stiff for me and my son.
  • Atomic Vantage 97 Ti Skis (2019): 172cm. This pair was way too long for me.
  • K2 Escape Jr. 136cm Skis with Marker M450 Bindings. This was a junior pair. Bought it used and never used it.
Contact