Tiếc nuối

Một tuần nghỉ mát nhanh chóng trôi qua. Mọi việc tốt đẹp hơn sự lo ngại của tôi. Bọn nhỏ hòa đồng với nhau. Người lớn cũng thần thiện và vui vẻ. Sau cơn bão tố, trời lại sáng. Tôi hổ thẹn và hối hận về chuyện đã xảy ra. Tôi đã không thể điều khiển được cảm xúc của mình. Tôi đã khiến cho những người thân xung quanh không vui.

Giờ đây tôi phải thận trọng hơn trong công việc đối xử với những người xung quanh. Mặc dù thân thương đến mấy, tôi vẫn phải giữ một khoảng cách để những xúc động của mình không tuôn ra những lời lẽ đau buồn đến người khác. Tôi phải dựng lên một bức tường vô hình để mình đừng đi quá đà và để tránh những xung đột bùng nổ. Tôi phải tự điều khiển cảm nhận của mình và kiểm soát lại lời lẽ của mình.

Sau sự việc đáng tiếc đã xảy ra, tôi mới nhận thức được lối suy nghĩ sai lầm của mình. Tôi lẫn lộn giữa làm người thật thà với làm người đàng hoàng. Từ thuở nhỏ tôi luôn sống với tư cách của một người đàng hoàng. Luôn luôn kính trên nhường dưới và rất thận trọng trong lời nói. Từ lúc nào đó tôi muốn được sống thật thà với chính mình. Phát ngôn những gì muốn nói. Tôi nghĩ mình có thể chấp nhận được những lời lẽ sự thật mất lòng nhưng thật sự tôi không thể làm được.

Cái tôi đã làm tổn thương đến những người xung quanh. Tôi đã trở thành kẻ hẹp hòi ích kỷ chỉ biết riêng mình. Tôi đã nhìn suốt được sự việc và quyết tâm thay đổi và kiểm điểm lại hành vi của mình. Nói năng chỉ dùng lời lẽ đẹp đẽ.

Giờ đây tôi cần phải hàn gắn lại những gì tôi vô tình cắt đi. Tôi không biết mọi người có thể bỏ qua cho tôi không. Hy vọng đây là bài học cuối cùng cho chính mình. Dĩ nhiên sẽ không ai tin tưởng vào tôi nữa nhưng chỉ mong rằng ngày tháng sẽ chứng minh được sự đổi thay của mình.

Sống không mục đích

Cả cuộc đời tôi luôn sống với mục đích. Lúc còn cấp sách đến trường, mục tiêu của tôi không phải để học mà để cha mẹ tôi nở mặt nở mày. Tôi đi học như đi tù. Chờ đợi từng ngày để được trả lại tự do.

Lúc chọn nghề nghiệp, mục đích của tôi là trở thành một nhà thiết kế đầy sáng tạo. Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian để rèn luyện. Mỗi ngày mục tiêu của mình là phải nâng cấp trí tuệ. Cuối cùng cũng đâm ra bị đuối, chán nản, và bỏ bê. Cũng may mắn là tôi giữ được căn bản để tiếp tục theo nghề.

Sau khi không còn đến trường để học và công việc ổn định, tôi chọn cho mình những mục tiêu khác. Đọc sách để mở rộng đầu óc. Viết để mở rộng tâm hồn. Tập luyện ski, ice skate, và rollerblade để mở rộng năng khiếu. Và dĩ nhiên mục đích lớn nhất của tôi là dạy dỗ và nuôi dưỡng con cái nên người.

Tôi cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa luôn khuyến khích theo đuổi mục đích. Lúc nào cũng cố gắng sống với mục đích để được tiến tới chứ không dậm chân tại chỗ hoặc lùi bước. Lúc cha mẹ lần lượt bỏ tôi đi, tôi mới thức tỉnh sống với mục đích để làm gì? Tôi có thật sự vui vẻ hơn hay giỏi hơn? Tôi như bị giam mình vào tù để chạy theo mục đích của mình chứ không sống được tự do.

Giờ đây tôi không sống với mục đích nữa để tự do hơn. Thích thì làm. Không thích thì không. Tôi không tạo mục tiêu gì cho chính mình nữa. Tới đâu hay đến đó. Làm cha cũng thế. Tôi chỉ có thể làm được gì cho con thì làm. Tương lai của nó để tự nó quyết định.

Rain

Woke up this morning with
a terrific urge to lie in bed all day
and read. Fought against it for a minute.

Then looked out the window at the rain.
And gave over. Put myself entirely
in the keep of this rainy morning.

Would I live my life over again?
Make the same unforgiveable mistakes?
Yes, given half a chance. Yes.

Raymond Carver

Nguyễn Du: The Tale of Kiều

Đọc truyện Kiều tiếng Việt không hiểu nỗi. Đọc lời dịch tiếng Anh của ông Huỳnh Sanh Thông cũng lú luôn. Sau khi bắt đầu lại vài lần vẫn không hấp thụ được tôi đành phải đầu hàng. Văn thơ không vào não tôi được. Có thể sau này tôi sẽ quay trở lại đọc tiếng Việt kỹ càng hơn. Giờ đang đi nghỉ hè nên đọc sách nào để giải trí chứ không phải động não nhiều.

I’m so Obnoxious

I don’t know how to love anyone but myself. I feel like it’s me against the world. I push everyone away. I take love for granted. Instead of doing everything I can to keep what I have, I am worrying about what I would lose. It’s my defensive move. How would I move on on my own? I no longer have my mother to return to. I no longer have my father to run to. How would I fulfill my own duty as a father? Would I just leave them like he had left me? Would I go on and start the damn cycle again? Would I ever find happiness again?

Why do I only prepare for the worse instead of trying to make things better? Why do I try to run away instead of dealing with the issues? I have too much to lose. Unlike the past, I will not get a clean cut this time. Everything would be messy. Is saving myself worth all the sacrifices? Is it worthwhile putting myself before my kids? Spending a day with them, even in the worst state of mind, made me realize what a lucky father I am and yet I am doing everything to lose that privilege.

The other night Đán asked me, “What’s wrong? You seem depressed.” I stayed silent. He went on, “You can tell me, daddy.” I was so touched that my son could see what I am going through and that he would lend me an ear. His love hit me hard. I can’t risk losing that.

I am not as tough as I wanted to be. My emotions are not as strong as I thought. I do care even when I say I don’t. I need love too and I can’t lose my loved ones. I will do everything to make things right. I apologize for my self-centered selfishness. I don’t deserve another chance and I don’t expect forgiveness. I’m so sorry, I’m so obnoxious. My only accomplice is my conscience.

Weber on Italic

Hendrik Weber, Italic—What Gives Typography Its Emphasis, (p.19):

In the meantime, typography has performed a balancing act by combining modern and traditional forms. Italics fulfil a typographic mission. They have to stand out clearly from the typeface used for the main text, without invalidating it. For this reason, italic forms today are not only dependent on the zeitgeist but in particular on their upright counterpart’s design.

He went on:

Upright and italic typefaces mutually depend on each other. Without upright typefaces, there would be no italics—and without italics, the options a designer would have when laying out a text would be rather limited. A modern typeface should have at least one italic, as a minimum. The number of italics was also connected with the increasing formal variety of upright text typefaces. This adaptive behaviour to any typeface construction testifies to italics’ quality. At the same time, it is also the reason italics are difficult to classify into a particular category or group.

Hendrik Weber: Italic—What Gives Typography Its Emphasis

A brief book exams the role of cursive in typography, provides the history of the cursive style, and explores the construction of the cursive form. The book includes lots of historical examples as well as visual illustrations of italicized letterforms. The English edition is translated by Dan Reynolds. The writing is a bit dense, but it is an informing, intriguing read for type lovers.

Giới thiệu Vietnamese Typography

Bốc bài viết hay hay này về để lại đây. Thanh Quỳnh Thân Trọng viết trên Facebook:

Phát hiện của ngày # bao nhiêu quên rồi: a complete and thorough research and guidance on designing Vietnamese typeface. (lười dịch tiếng Việt tại hổng biết dịch sao).

Phát hiện này nhân dịp mình gửi email cho 1 type foundry đề xuất làm bản Việt hoá cho 1 typeface mới mua, và nhận ra hông biết phải hướng dẫn một người không-phải-người-Việt (tức 99.9% type foundry hiện tại) cách hiểu và làm chữ cái tiếng Việt như thế nào.

Vietnamese Typography (2nd edition) là luận án thạc sĩ của anh Donny Truong, hướng dẫn căn bản và dễ hiểu nhất và type anatomy của tiếng Việt. “Việt hoá” hay thiết kế font tiếng Việt thật ra rất khó và xí lắc léo vì tiếng xứ mình có quá trời tầng – 3 dòng base grid baseline acensder decensder không chiều nổi chúng bay =))))

Dù không phải người chuyên về typography (các thầy cô giảng dạy môn này ở ĐH đảm bảo nói hay hơn mình) nhưng mình hiểu nôm na là chữ cái tiếng Việt cần rất nhiều dòng guide phụ: guide cho dấu của chữ cái và guide cho dấu thanh. Dấu của chữ cái thì lại có cái dính với chữ (ư, ơ), có cái tách rời (ă, â, ô,…). Dấu thanh thì có cái nằm trên, có cái nằm dưới. Combo huỷ diệt chắc chắn là những từ dài như Nguyễn, Thường, Ngớt,…

Cho nên làm dấu tiếng Việt khó xỉu, không phải muốn đơm dấu ở đâu thì đơm đâu ạ (như bộ font Helvetica Neue lỗi tè lè quất nguyên dấu phẩy làm dấu ơ mà mọi người dùng như đúng rồi.)

Túm lại đây là 1 tài liệu quý giá, lại còn miễn phí. Mình tin là ai giữa dòng đời tấp nập này cũng đã lỡ 1 lần làm chuyện tà đạo là đi đơm dấu cho 1 font không có tiếng Việt, vậy thì tất cả mọi người càng phải đọc qua để gắn sao cho đúng, cho đẹp, cho thuyết phục. Và đọc xong thấy khó quá thì alo cho chính font foundry, gửi cái link này kêu mày làm thêm ver Vietnamese nhá nhá nhá.

Thanks me later, thanks Donny first.

https://vietnamesetypography.com/

Cám ơn bạn nhiều.

Them Wheels

I finally replaced the Flying Eagle wheels (66mm/90a) with Them wheels (58mm/90a). The original wheels were badly out of shapes when I learned to do the power brakes. They were to the point where I could feel the wobbling, which made dropping in a bit scary. I took a while to do the research because I didn’t know if all the aggressive wheels were compatible. In addition, aggressive wheels were so expensive. A pack of 4 wheels cost $40. For 8 wheels, I would spend $80 and I didn’t know if the wheels would be any good. I was also contemplating on getting a new pair of aggressive skates for $150.

A few weeks ago, I found special deal on Roller Warehouse: $20 for a pack of 4 Them wheels. With free shipping, I ordered 2 packs. Replacing the wheels were easier than I had imagined. I am loving the new wheels. They are smoother. The wheels are also smaller, which made skating more stable.

With the new wheels I am holding off on buying another pair of aggressive skates unless I find a good deal. I still am loving my Flying Eagle Enkidu even though the H-block is a bit too small, which makes grinding and stalling harder. I am just going to spend more time working those skills.

Đại ca và con

Hôm nay tình cờ thấy được con trên mạng xã hội. Đại ca xém nhận không ra vì giờ đây con đã khôn lớn và đẹp trai, không còn béo phì như lúc xưa nữa. Hai mươi năm trôi qua và thỉnh thoảng đại ca cũng muốn biết cuộc sống của con ra sao. Giờ thấy con trưởng thành và có tầm mắt thẩm mỹ trong nghệ thuật đồ họa, đại ca cũng vui.

Đại ca xúc động khi đọc những dòng tâm sự của con về “Ba”. Ông đã đem hết tình thương của mình dành cho con và đã nuôi dưỡng con nên người. Trách nhiệm lớn lao như thế chỉ có “Ba” mới làm được. Lúc xưa đại ca còn trẻ nên lo ngại không biết có đảm nhiệm được tương lai cho con. Giờ đây đã bước vào vai trò làm cha, đại ca vẫn băn khoăn với trọng trách của mình.

Nhưng rồi cuộc đời có nhiều đổi thay và đại ca và con cũng không có duyên phận. Lúc xưa con còn bé lắm nên chắc không nhớ được thời gian rong chơi với đại ca. Với đại ca chuỗi ngày đó đã trở thành những ký ức khó phai và đã cho đại ca trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.

Dù sao đi nữa mọi chuyện cũng đã trôi qua theo năm tháng. Có hối tiếc cũng đã muộn màng. Đại ca cũng không mong mỏi điều gì cả. Chỉ chúc con luôn thành công trong đời sống và thỏa mãn với những gì mình làm.

Contact