Of Being in Motion

There’s a body marching toward mine.
I can feel its breasts and stomach, hot

against my back. Its breath in my hair.
I accumulate bodies—my own.

The tattoo braceleting my wrist.
My earlobe like a pin hole camera.

My vagina, untouched. My vagina,
stretched. So many bodies treading

toward the others. And the bruises I conceal
with makeup and denial. The scars I inflict

on myself, and the ones I contort
with a mirror to see. I didn’t always know

we’d be joined like this—that I couldn’t
leave any of myself behind.

In Trisha Brown’s Spanish Dance
a performer raises both arms like a bailora

and shifts her weight from hip to hip, knee
to knee, ankle to ankle, until she softly

collides with another dancer. The two travel
forward, pelvis to sacrum, stylized fingers

flared overhead, until they meet a third woman
and touch her back like stacked spoons.

Dressed in identical white pants and long
sleeves, the dancers repeat the steps

until, single file, five women shuffle
forward-they go no further.

The dance lasts the exact length of Bob Dylan’s
rendition of “Early Mornin’ Rain.”

How many versions of myself pile
into the others, arms lifted in surrender,

torsos twisting to the harmonica?
But the dancers—I’m moved by their strange

conga line. A train of women traversing
the stage, running gently into a wall.

Ama Codjoe

45

Tuần trước Dượng Chín (em rể út của mẹ tôi) qua đời ở tuổi 90. Nếu như tôi may mắn sống bằng ông ta thì tôi đã mất hết nửa đời người. 45 không còn trẻ cũng chưa phải là già. Tôi đang tiến đến giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên. Từ nghề nghiệp đến cuộc sống riêng tư, mọi thứ đều bắt đầu đi xuống.

Tôi vẫn đam mê thiết kế trang web nhưng chỉ cho chính mình. Tôi thích thiết kế những gì mình muốn hơn là cho kẻ khác. Tôi đã mất hứng thú với nghề thiết kế. Tuy nhiên tôi vẫn phải đeo theo nó để nuôi sống gia đình. Tương lai sẽ ra sao, tôi không biết. Tôi không muốn phải suy nghĩ nhiều làm chi cho thêm phiền muộn.

Trong gia đình, con cái càng lớn thách thức càng cao. Làm cha mẹ ai không thương yêu và lo lắng cho các con của mình. Yếu điểm của tôi là đầu tư quá nhiều cảm xúc vào các con. Kết quả chỉ khiến mình thêm phiền muộn, trầm cảm, và mất đi nhẫn nại.Nhìn thấy bọn nó rơi vào cơn nghiện điện tử mà không thể nào kéo ra được. Đó là nỗi thất bại lớn nhất của người làm cha này.

Trong tình vợ chồng thì có những giây phút êm đềm cũng có những phút giây gây cấn. Nhưng ở bên nhau mười mấy năm, chúng tôi hiểu nhau hơn nên tình cảm mặn nồng hơn. Tôi kính trọng sự thương yêu của vợ dành cho chồng con. Tôi vẫn tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục đi với nhau hết cuộc đời.

Mấy mươi năm cứ tưởng rằng cuộc sống của tôi sẽ không có bạn bè ngoài gia đình. Ở tuổi 45, tôi may mắn được làm quen với một vài người bạn hợp gu. Chúng tôi có con cái cùng lứa tuổi. Chúng tôi thích ăn nhậu và nói chuyện trên trời dưới đất. Sống ở đây có một vài người bạn bè chơi đẹp với nhau là vui rồi. Chúng tôi chơi đồng điều và không lợi dụng nhau.

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Còn tôi, nhất là ở tuổi 45, sống trong đời sống quan trọng nhất là biết điều. Bạn bè có qua có lại. Nếu không biết điều thì đường ai nấy đi. Ngay cả người thân trong gia đình, đối xử với nhau không biết điều cũng dễ mất lòng.

Ở tuổi 45, tôi muốn có được cuộc sống an nhàn. Tránh đụng chạm tới người khác nhất là những gì không xứng đáng. Dĩ nhiên gia đình vẫn là điểm quan trọng nhất của tôi. Sau đó là sức khỏe. Tôi cố gắng chơi những môn thể thao như skiing, snowboarding, rollerblading để giữ gìn sức khỏe. Tôi vẫn luôn đọc sách và tập viết hằng ngày để mở mang trí óc. Hy vọng bước qua tuổi 45 sẽ bớt đi sự phiền muộn và căng thẳng trong cuộc sống. Được như vậy là vui rồi.

Facing Off

I feel naive when I think of it now,
how carelessly I stood before him,

like a ballet dancer in a dressing room
bright with the backs of other girls.

This was before the coldness he nursed
and kept warm between his thighs.

I waited too long for a thaw—he waited too.
Taking him into my mouth, I knew the ache

of winter. I heard the silences
grow as a field of stones between us.

When I look back at my body, young
in the bedroom dark, lit by a perpetual city,

I am gripping a rock in my right hand
and he is gripping a rock in his right hand.

We face each other, muscles poised for sex
or war. Who dropped the rock?

Who cast it? I’m unsure,
even now, who cried mercy first.

Ama Codjoe

Primordial Mirror

I was newly naked: aware of myself
as a separate self, distinct from dirt and bone.

I had not hands enough,
and so, finally, uncrossed my arms.

In trying to examine one body part,
I’d lose sight of another. I couldn’t

imagine what I looked like during
the fractured angles of sex.

At the river’s edge, it was impossible
to see all of myself at once.

I began to understand nakedness
as a feeling.

It was a snake, loose and green;
it was the snake skin, coiled and discarded.

The shedding chained itself
like a balloon ribboned to a child’s wrist.

Morning’s birdsong reminded me
of the sloughing off of skin.

The rumored beauty of my husband’s first
wife never bothered me before.

I missed the sensation of being fixed
in amber. Then the hair in the comb,

fingernail clippings, the red mole on my
left breast grown suddenly bigger.

I perceived my likeness in everything:
the lines on my palm as the veins

of a leaf, my mind as a swarm of flies
humming over something sugary or dead,

my vulnerability as the buck
I’d kill, then wrap myself inside,

my hair as switchgrass, twine, and nest,
a roving cloud my every limb.

Ama Codjoe

Lời chia buồn với Dì Chín

Dì Chín mến,

Hay tin Dượng Chín ra đi tuần trước nhưng đến hôm nay cháu mới gửi lời chia buồn đến dì. Cháu nghĩ những chuỗi ngày vừa qua dì rất bận rộn.

Sinh thời dượng sống kín đáo với người vợ của mình. Lúc rời cõi tạm cũng thế. Dượng lặng lẽ ra đi có dì bên cạnh. Cháu kính nể tư cách riêng tư và yên tĩnh của dượng.

Lúc dì dượng kết hôn, cháu qua Mỹ chưa được bao lâu và tiếng Anh vẫn chưa thông thạo nên cháu rất ít tiếp xúc với dượng. Tuy nhiên cháu cảm nhận ra được sự yêu thương của dượng dành cho dì và gia đình.

Cháu không bao giờ quên được dì dượng đã không ngại đường xá xa xôi lái chiếc Honda trắng từ Texas về đến Pennsylvania để tặng chiếc xe cho cháu. Trước khi trao xe cho cháu dượng đã sửa sang kỹ càng. Lúc đó cháu mới tìm được việc làm nên rất cần có xe để đi xa. Cháu luôn ghi nhớ sự nhiệt tình và lòng yêu thương của dì dượng đối với cháu.

Tuy dì và dượng sống và lớn lên trong hai thế giới và môi trường khác nhau, nhưng tình cảm đã gắn chặt dì dượng với nhau mấy mươi năm qua. Cháu hâm mộ dì dượng. Sống trên cõi tạm này đến một lúc nào đó cũng phải ra đi. Cháu tin chắc dượng đã có một cuộc sống hạnh phúc cho đến cuối cuộc đời bên cạnh người dượng thương yêu.

Tuy đã ra đi nhưng dượng vẫn tồn tại mãi trong tim của dì. Lúc mẹ rời xa thế gian, cháu rất đau buồn. Cháu nghĩ mình đã mất mẹ vĩnh viễn. Nhưng hình bóng, nụ cười, và tiếng nói của mẹ vẫn vẫn sống mãi trong tim của cháu mỗi khi nghĩ về mẹ và viết về mẹ. Cháu vẫn thường xuyên tâm sự với mẹ mỗi khi cháu gặp khó khăn và mẹ luôn che chở cho cháu và gia đình.

Cháu tin chắc rằng dượng cũng không muốn dì quá đau buồn về sự ra đi của dượng. Nên dì cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé. Trong mấy anh chị em của mẹ cháu, giờ chỉ còn lại dì. Đối với cháu (và các anh chị em họ hàng) dì cũng như mẹ tụi cháu. Qua những bài dì viết về gia đình, dì đã từng nuôi nấng các cháu như con ruột của dì. Con Dì Hai, con Dì Tư, con Dì Năm, con Cậu Sáu, con Dì Tám cũng là con của Dì Chín. Dì đừng ngại ngùng liên lạc với cháu hoặc các anh chị em trong họ.

Cháu thương tiếc sự ra đi của dượng và cầu nguyện cho linh hồn của dượng được yên nghỉ trong bình an. Cháu cũng cầu mong ơn trên ban cho dì sức khỏe và tinh thần để vượt qua những tháng ngày khó khăn này.

Love,
Cháu Doanh

Chen Chen: Your Emergency Contact Has Experienced an Emergency

Chen Chen writes about being a queer Chinese American. He opens up about his identity and family. His interactions with his mother on his sexual preference are hilarious. His honesty and humor come to across in this collection.

Poem After Betye Saar’s The Liberation of Aunt Jemima

What if, Betye, instead of a rifle or hand
grenade—I mean, what if after
the loaded gun that takes two hands
to fire, I lay down the splintered broom
and the steel so cold it wets
my cheek? What if I unclench the valleys
of my fist, and lay down
the wailing baby?
Gonna burn the moon in a cast-iron skillet.
Gonna climb the men who, when they see my face, turn into stony mountains.
Gonna get out of the kitchen.
Gonna try on my nakedness like a silk kimono.
Gonna find me a lover who eats nothing but pussy.
Let the whites of my eyes roll, roll.
Gonna clench my toes.
Gonna purr beneath my own hand.
Gonna take down my hair.
Try on a crown of crow feathers.
Gonna roam the wide aisles of the peach grove, light dripping off branches like syrup, leaves brushing the fuzz on my arms.
—You dig?—
Gonna let the juice trickle down my chin.
Gonna smear the sun like war paint across my chest.
Gonna shimmy into a pair of royal blue bell-bottoms.
Gonna trample the far-out thunderclouds, heavy in their lightness.
Watch them slink away.
Gonna grimace.
Gonna grin.
Gonna lay down my sword.
Pick up the delicate eggs of my fists.
Gonna jab the face that hovered over mine.
It’s easy to find the lips, surrounded as they are in minstrel black.
Gonna bloody the head of every god, ghost, or swan who has torn into me—pried me open with its beak.
Gonna catch my breath in a hunting trap.
Gonna lean against the ropes.
Gonna break the nose of mythology.
—Goodnight John-Boy—
Gonna ice my hands in April’s stream.
Gonna scowl and scream and shepherd my hollering into a green pasture.
Gonna mend my annihilations into a white picket fence.
Gonna whip a tornado with my scarlet handkerchief.
Spin myself dizzy as a purple-lipped drunkard.
Gonna lay down, by the riverside, sticky and braless in the golden sand.

Ain’t gonna study war no more.
Ain’t gonna study war no more.
Ain’t gonna study war no more.

Ama Codjoe

Chia sẻ trong quan hệ gia đình

Tháng vừa rồi tôi nhận được thư “bạn đọc” chia sẻ trải nghiệm về mối quan hệ gia đình, nhất là cách dạy dỗ con cái. Tôi đọc và thấy những gì chị nói có giá trị nên mạo muội đăng lại đây để có thể giúp đỡ cha mẹ khác cùng chung hoàn cảnh.

Hi Donny,

Chị tên H và đã biết đến blog của em không nhớ chính xác là bao lâu nhưng chị nhớ khi em mới mở quán chị cũng mới vô hãng làm. Giờ chị đã làm được 23 năm ở hãng. Đây có lẽ là email thứ 3 chị gởi em. Lâu lâu lại vào đọc. 20 năm em blog thì dường như chỉ cũng biết được ít nhiều cuộc đời em với những thăng trầm. Cảm nhận nỗi lòng em về những khó khăn trong tình cảm khi làm chồng làm cha chị mạo muội chia sẻ chút. Nếu phiền lòng em thì em cứ cho chị biết và chị sẽ shut up. Con trai chị 13 tuổi và gần với con lớn của em. Là cha mẹ thời nay ai cũng đau đầu về screen time. Cứ muốn theo ý mình theo sát chúng nó, chị có cảm giác high blood pressure hoặc heart attack. Thôi thì chị để con chị tự do nhưng với điều kiện không tuột điểm, tối đi ngủ không quá trễ. Mấy giờ là trễ thì bàn bạc. Em có khuyến khích con chơi thể thao đồng đội at school không? Đôi khi chơi sport với ba cháu không hứng nhưng chơi với bạn hứng hơn. Vận động nhiều cháu sẽ mệt và ngủ sớm hơn chăng?

Chị còn vài điểm quan trọng muốn chia sẻ mong giúp em trong quan hệ gia đình. Please let chị know nếu em ok cho chị chia sẻ còn không thì cũng cho chị biết để chị dừng lại.

Một ngày không quá bận rộn và nặng nề em nhé!

HD

Tôi trả lời

Chị H mến,

Chị đừng ngại chia sẻ những kinh nghiệm của chị về gia đình. Em viết lên những thăng trầm của mình cũng hy vọng có những ai (như chị) cùng có trải nghiệm để học hỏi thêm.

Thời gian gần đây em cũng làm như chị cho tụi nó thoải mái hơn miễn học hành không bị ảnh hưởng. Thằng lớn tuy cũng mê chơi games lắm nhưng biết nghe lời khi bảo đến giờ phải đi ngủ. Thằng thứ ba với thằng út hơi cằn nhằn một chút nhưng cũng nghe lời. Thằng thứ nhì (11 tuổi) mới nhức đầu. Bảo nó ngưng thì nó nói cho 5 phút nữa để nó chơi xong. 15 phút sau nó vẫn không rời máy. Nói nhỏ nhẹ thì không nghe. La nó thì nó cự lại. Không đánh đập thì nó đâu biết sợ. Chỉ còn cách cấm nó chơi, nó mới chịu xuống nước. Lần nào cũng vậy mà nó vẫn tánh nào tật nấy. Nó rất là có khiếu thể thao nhưng nó thà ở nhà chơi chứ không chịu ra ngoài. Em cũng muốn tụi nó tham gia thể thao ở trong trường với bạn bè nhưng hai thằng lớn không chịu.

Thằng thứ nhì không thể kiềm chế được cảm xúc của nó. Nghe hai mẹ con nó cãi lộn với nhau mà em xót ruột. Nhưng cơn giận của nó chỉ trong vài phút. Khi nó dịu lại thì nó biết lỗi. Vợ chồng em phải giữ kiên nhẫn với nó đồng thời tìm cách để giúp nó kiểm soát lại cảm xúc của nó. Có hỏi thăm cô giáo của nó thì họ nói nó rất ngoan ở trong trường. Chỉ thỉnh thoảng giận dữ một tí. Tụi em cũng đang nói chuyện với counselor của nó để tìm cách giúp đỡ cho nó.

Rất cám ơn chị bỏ thời gian viết thư cho em. Chúc chị và gia đình vui vẻ.

Regards,

Donny Trương

Chị đáp lại:

Donny mến,

Con trai chị lúc trước 13t cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Hầu như ngày nào đi học về cũng có vấn đề với bạn bè hoặc thầy cô. Lạ lắm, khi bước vô 13 nó calm hẳn ra và nói với chị là nó bớt để những chuyện đó làm ảnh hưởng. Hy vọng với sự quan tâm giúp đỡ của vợ chồng em cùng counselor, bước vô tuổi teen con em calm bớt.

However, vấn đề mê game thì không tự thay đổi đâu. Em có thử tâm sự “man to man” với cháu xem. Nói thật với cháu nổi khó khăn khi một bên biết phải ngăn cháu chơi game quá nhiều vì sự độc hại và đó là việc với trách nhiệm là cha, em phải làm. Một bên là em không biết cách để thực hiện trách nhiệm đó mà không bị coi là độc tài trong mắt cháu. Đâu có trường dạy làm cha mẹ. Hãy tha thiết nói với cháu hãy chỉ cho em cách nào đây. Thật sự tâm sự với cháu nha em: nhẹ nhàng, bình tĩnh nhưng chạm tới vấn đề. Đôi khi mình gắt gỏng hay lên giọng without knowing that we are doing it. Nên khi nói chuyện với cháu, em không chỉ cần focus on phản ứng của cháu không mà còn phải aware chính cảm xúc và hành động của chính mình em nhé.

Khi yên vui thì không sao, những khi dầu sôi lửa bỏng (emotionally), giữ được bình tĩnh là mấu chốt đó em, dù người đối diện là ai: spouse, children…

Làm sao để giữ bình tĩnh? Chị sẽ chia sẻ lần sau nha.

Mến,
Chị H

Chị viết tiếp:

Donny mến,

Chị không phải chuyên gia chi cả, chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm chính mình. Chị nhớ những ngày còn nuôi con nhỏ, có những lần dỗ hoài mà con không chịu ngủ. Lúc đầu hơi bực, dần dần chị cảm nhận sự lớn dần của bực thành tức giận và như cái máy chị đưa tay đánh vào đít con và cùng lúc buông câu mắng con hư, lì hay đại loại như vậy. Một hai lần xảy ra như vậy chị tự hỏi wait a minute mình đánh 1 đứa bé vài tháng tuổi vì cái gì: dạy dỗ nó ư? Không, đó là vì mình mất kiểm soát chính mình; đó là do không biết cách gì khác hơn; đó là vì mình đã từng bị như vậy v.v. Kể từ đó chị bắt để ý quan sát cảm giác, suy tư của chính mình khi mình đang tương tác với con. Một guru đã ví sự “self observe” đó như khi mình lái xe với người khác trong xe. Mình vẫn có thể tập trung có 1 cuộc nói chuyện nhưng in the back of our mind, mình vẫn biết đang ở đâu, cần lái theo hướng nào. Khi chị để ý hơn khi ở gần con, tương tác của chị bớt out of sự nóng giận nhất thời mà đưa tới lời nói hay hành động đáng tiếc. Mọi thứ không hoàn hảo đâu, chị vẫn còn những lúc nóng giận nhưng chị biết kềm chế: bước qua phòng khác, ngưng cuộc nói chuyện v.v.

Quan sát chính mình chị thấy mình nóng giận hay bực mình đều vì cái đang xảy ra không như ý mình muốn. Khi mình làm bất cứ gì, nhân danh bất cứ gì, tất cả là vì theo ý muốn của mình. Khi thật sự nhận ra điều đó rồi trong mọi hoàn cảnh bất như ý nào em cũng sẽ thấy sự nóng giận bớt vài knot. Chị nhận ra mình cũng như ai và ai cũng như mình. Như con trai em dù là nhỏ nhưng bé cũng không thích cảm giác làm ba mẹ thất vọng. Như vợ em cũng muốn được em hiểu và cảm thông hơn. Khi em hiểu chính em, em sẽ hiểu mọi người xung quanh hơn. Khi hiểu thì tương tác cũng sẽ theo hướng tốt hơn. Lời thiền sư Thích Từ Thông : rễ có tốt thì cành lá mới sum xuê.

Khi gặp nhiều khổ tâm trong cuộc sống chị đã tìm đến những chia sẻ của thiền sư Nhất Hạnh, Thích Từ Thông và mới nhất là cha Anthony De Mello. Dù là tôn giáo khác, lời dạy của họ đều hướng tới self aware , chánh niệm. Lời dạy của cha chị thấy thực tế, gần gủi với đời sống chị em mình. Nếu em thấy những điều chị nói có chút gì có lý, em hãy đọc hay nghe sách Awareness.

Chị viết không hay, và hy vọng em tìm hiểu thử sự chia sẻ của cha để tự đánh giá lấy.

Chị H

Lời cảm ơn của tôi:

Chị H mến,

Cám ơn những lời chia sẻ của chị. Gần đây em cố gắng nói chuyện với nó nhiều hơn và dành thời gian với nó. Tụi em đang đi ski ở Vermont. Nó với em cùng ngủ sofa nên cũng tâm sự với nhau. Thấy nó cũng ngoan ngoãn. Em cũng an tâm.

Làm cha mẹ bây giờ cần sự nhẫn nại. Hy vọng mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Có điều gì chị muốn góp ý xin viết cho em. Em cũng forward những ý kiến của chị đến vợ em đọc và tham khảo thêm.

Rất cám ơn chị,

Donny Truong

Stephanie Burt: We Are Mermaids

We Are Mermaids from Stephanie Burt, a Professor of English at Harvard, is compelling, thrilling, and daring. She writes openly about trans sex and literature. What I loved most from this collection are poems on punctuation marks. I’ll definitely reread this book again in the near future.

Poem

The earth said
remember me.
The earth said
don’t let go,

said it one day
when I was
accidentally
listening, I

heard it, I felt it
like temperature,
all said in a
whisper—build to-

morrow, make right be-
fall, you are not
free, other scenes
are not taking

place, time is not filled,
time is not late, there is
a thing the emptiness
needs as you need

emptiness, it
shrinks from light again &
again, although all things
are present, a

fact a day a
bird that warps the
arithmetic of per-
fection with its

arc, passing again &
again in the evening
air, in the pre-
vailing wind, making no

mistake—yr in-
difference is yr
principal beauty
the mind says all the

time—I hear it—I
hear it every-
where. The earth
said remember

me. I am the
earth it said. Re-
member me.

Jorie Graham

Contact