Thơ Hồ Xuân Hương

Tôi muốn đọc thơ Hồ Xuân Hương nhưng khi tìm đến trang Thi Viện thì chả muốn đọc. Cách thiết kế lộn xộn quá và trình bài không ưng ý nên tôi tự tạo ra một trang riêng gọn gàng hơn và dễ đọc hơn. Đặt biệt là chú trọng vào phông chữ cho nên tôi làm ra một trang để vào trong phần samples của nghệ thuật chữ Việt luôn. Chừng nào có dư một phút tôi sẽ mở lên đọc mấy bài thơ của Hồ Xuân Hương và học tiếng Việt luôn. Mời các bạn cùng đọc thơ của Hồ Xuân Hương.

Nếu bạn nào có ý khiến hay để tạo những trang web nho nhỏ hữu ích và để giới thiệu đến tiếng Việt của chúng ta thì liên lạc với tôi nhé. Không hứa trước nhưng có thời gian và cơ hội tôi sẽ làm.

Thêm lính mới

Đầu năm tôi được thêm một trợ lý thiết kế. Thế là có đủ tay giúp thiết kế đồ họa lẫn trang web. Tôi khỏi phải động tay nữa.

Lúc mới vô làm chỉ có một mình không trợ lý nên việc gì cũng tự học nhờ sách vở và tự mò nhờ Google. Từ viết code lộn xộn cho đến viết code gọn gàng để dễ dàng sửa chữa và cập nhật. Từ làm hỏng server cho đến biết cách ngăn chặn hackers. Từ thiết kế tạm tạm cho đến thiết kế khá khá.

Nhờ tập trung vào nghệ thuật chữ (typography) và tham khảo rất nhiều sách về đề tài này nên bây giờ thiết kế rất chuẩn. Chỉ cần nắm vững được cách typesetting là bảo đảm thiết kế sẽ tốt đẹp 95 phần trăm vì đa số communications 95 phần trăm là chữ.

Ngày xưa cái gì cũng tự làm nên học hỏi rất nhiều. Giờ thì tôi mới thật sự giữ chức vụ giám đốc. Chỉ dám đốc chứ không dám làm nữa. Bây giờ làm giấy tờ thủ tục, xác nhận timesheet, và meeting nhiều hơn ngồi gõ máy lọc cọc hoặc chọn lọc từng mẫu chữ cho thích hợp với những thiết kế. Kiểu này sẽ lục hết nghề và năng khiếu.

Cũng may là mới đầu năm tôi nhận được hai dự án freelance rất thú vị. Những dự án riêng nho nhỏ này sẽ giúp tôi mài giũa kỹ năng của mình. Làm nghề này mà mất đi kỹ năng thì chỉ còn về nhà ăn bám vợ mà thôi. Hai dự án này tôi đều thích thú vì nó về sách vở. Mong rằng việc sẽ chấp hành thuận. Tuy chưa bắt đầu nhưng tôi không thể chờ lúc hoàn tất để chia sẻ đến mọi người. Giữ cố định (stay tuned).

Viết cho tình yêu chân thật

Năm 2020 của tôi mở đầu với một sự thật phũ phàng. Tôi không thể process hết tất cả. Không biết nên buồn hay vui. Không biết là sự thất bại hay niềm hạnh phúc. Không biết là sự thất vọng hay niềm hy vọng.

Tình yêu phức tạp hơn những gì tôi đã nghĩ. Và tôi nghĩ mãi vẫn không sao hiểu hết dù đã hơn 40 tuổi. Tôi đã không nhận ra được sự hy sinh trong hạnh phúc. Tôi đã không nhìn thấy được sự độ lượng trong tình yêu. Tôi đã không cảm nhận được lòng từ bi trong hôn nhân. Và tôi đã nhiều lần không chấp nhận sự thật phũ phàng.

Giờ tôi mới thấu hiểu giữa sự thật phũ phàng và tình yêu chân thật. Tôi cứ ngỡ rằng hai sự kiện đó không thể nào xảy ra cùng lúc. Nhưng giờ tôi mới chứng kiến được có sự thật phũ phàng mới nhận thức được tình yêu chân thật.

Cái tôi đang có là tình yêu chân thật. Tôi cần phải nắm chắc lấy nó, giữ gìn nó, tôn trọng nó, và nuôi dưỡng nó. Tôi không thể nào đánh mất nó cho dù sự thật quá phũ phàng.

Còn sự thật phũ phàng thì đành chịu vậy. Còn làm được gì ngoài cách nuốt trôi lòng tự tôn (swallow my pride). Chỉ trông vào tình yêu chân thật cho cuộc đời nó đỡ miserable.

Cám ơn em đã cho tôi nhận thức được rằng tình yêu chân thật có thể chinh phục hết tất cả. Dù có khó khăn, trắc trở, chông gai, hối hận, hay tiếc nuối, tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời. Dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em.

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Đêm giao thừa Tết Tây tôi chẳng ăn mừng gì chỉ nằm nghe nhạc Trịnh. Bỗng nhiên “Một cõi đi về” chạm đến tâm trạng của tôi qua bốn câu thơ:

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Tôi sống trên đất Mỹ gần 30 năm và đã trở thành công dân Mỹ. Văn hóa và ngôn ngữ đã trở thành quen thuộc. Tuy nhiên tôi vẫn thấy xa lạ. Tôi vẫn cho mình là người Việt sống trên xứ người chứ không phải người Mỹ gốc Việt. Quê hương trong tôi vẫn hướng về nước Việt.

Ở Mỹ tôi có mái ấm gia đình, có công ăn việc làm ổn định, và có một cuộc sống tự do thoải mái. Tuy nhiên tôi vẫn thường tự hỏi nếu như ở lại Việt Nam thì cuộc sống mình ra sao? Năm 2001 tôi trở về Việt Nam lần đầu. Lúc đó mới ra trường, không có việc làm, cũng không vợ con. Nhưng tôi đã không đủ tự tin và thiếu can đảm để lập nghiệp trên quê nhà nên tôi đành trở lại Mỹ. Có thể lúc đó nghề thiết kế trang web ở Việt Nam vẫn còn chưa thịnh hành. Bây giờ tôi không thể nào mạo hiểm được nữa khi đã có vợ con.

Ao ước được trở về Việt Nam sống càng ngày càng trở thành mờ ảo. Sống có tình có nghĩa nhưng thiếu đô la thì chắc chắn không dễ dàng như những lần về thăm quê hương. Cuộc sống ở Mỹ vẫn thực tế hơn. Ở đây cái gì cũng có chỉ thiếu tình cảm. Mỗi lần tâm sự với bà xã về cái mâu thuẫn của chính mình, vợ chỉ quăng một câu: “Lúc nào cỏ bên kia cũng xanh hơn.” Cũng may mắn là vợ tôi suy nghĩ thực tế và chững chạc hơn tôi.

Đàn bà luôn mạnh mẽ hơn đàn ông. Họ sẵn sàng hy sinh về con cái. Vì tương lai của chị em tôi mẹ đã không ngần ngại ở cái xứ lạnh cóng và ngôn ngữ không rành rọt. Thế nhưng mẹ vẫn nhất định ở lại đây chứ không trở lại quê hương của mình. Ba tôi thì ngược lại. Qua đây sáu tháng ổng đã không chịu nổi nên đã trở về với cuộc sống quen thuộc của ông. Tôi tuy ở với mẹ nhưng không thể nào học được sự mạnh mẽ từ mẹ. Ngược lại tôi giống ba chỉ muốn được sống trong sự quen thuộc. Đã 30 năm rồi tôi không dứt bỏ được ý nguyện sẽ trở lại quê nhà cho dù tôi biết thực tế chỗ đó đã không còn là quê nhà của tôi nữa. Nó chỉ tồn tại trong ký ức.

Ở đây không có nước mắt quê hương thôi thì dùng Patrón trong trắng để thay thế như Trịnh Công Sơn đã thay thế hai câu cuối “Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng / Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì” với hai câu “Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn / Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.”

Tôi vẫn thích Thu Phương trình bài “Một cõi đi về.”

Phiên Nghiên: Trái tim son trẻ

Qua tạp bút được biết Phiên Nghiên cùng quê quán tôi nhưng đáng tiếc rằng cô không viết nhiều về Mỹ Tho. Cô cũng đam mê nhạc Trịnh nhưng cũng không viết nhiều về lời nhạc của ông. Tuy nhiên cô viết về những món ăn Việt Nam khiến tôi chảy nước miếng. “Nguồn ngọn…” có đề tài thú vị. Những bài khác thì cũng được nhưng hơi bị ngắn nên không diễn đạt được hết.

Nghiêm Lương Thành: Đây là nhà của tôi!

Tập truyện ngắn mở đầu với câu chuyện “Thằng Bờm” đầy thú vị. Dựa vào truyện dân gian nhưng tác giả cho chúng ta một Thằng Bờm rất mới mẻ và bất ngờ. Những bài viết còn lại thì tôi không mấy hiểu. “Con lại bố” đáng lý ra cũng dễ đọc nhưng phần cuối chẳng hiểu tại sao. Đến bài tựa đề tôi hoàn toàn bị thất lạc. Lỗi tôi tiếng Việt còn quá kém cỏi.

Người Việt

Chúng tôi mải mê tranh luận về súng ống đến hai giờ sáng thứ bảy. Tôi xin rút lui đi ngủ vì phải dậy sớm trong vài giờ. Chúng tôi bắt tay nhau đồng ý thể hiện sự bất đồng. Tôi đặt lưng xuống nhưng không ngủ được. Men rượu từ đầu chạy xuống chân và muốn ra khỏi miệng. Tôi vào nhà vệ sinh cho ra hết.

Trở về giường mơ màng không ngủ được. Năm giờ sáng các bậc phụ huynh khác bắt đầu dậy. Tôi cố ngồi dậy vì ở tập thể chẳng lẽ người ta dậy mình vẫn nằm nướng. Nhưng đầu óc vẫn còn nặng trĩu. Khi thằng Đán thức giấc muốn đi tiểu tôi đưa nó vào nhà vệ sinh. Khi ngửi mùi nước tiểu tôi lại buồn nôn.

Ngoài trời mưa tầm tã nên không làm gì. Đám nhỏ chơi với nhau. Đứa ôm iPad đứa ôm iPhone. Đạo và Đán không có nên chỉ được ké. Xem hoài rồi cũng chán nên Đán trở về giường chơi với gấu bông và đọc sách. Lần đầu tiên tôi thấy nó tự đọc sách một mình.

Lúc sáng mấy người mẹ chuẩn bị bánh mì trứng và chả lụa cho cả phái đoàn. Tôi cố nuốt nửa ổ nhưng không vô. Tôi bảo hai đứa nhỏ ở đó chơi còn tôi trốn vào phòng nhỏ ngủ một chút. Đến trưa mỗi người chuẩn bị ăn phở tôi cũng ráng bò dậy ăn. Sau khi nốc hết tô phở nóng thơm ngon tôi mới cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ăn xong chúng tôi đưa đám nhỏ đi bộ trong vòng khu vực cắm trại. Khi trở về các bà mẹ cặm cụi lo phần ăn tối.

Chiều thứ bảy chúng tôi có một buổi liên hoan toàn thể rồi đến tiết mục talent show. Buổi tối các ông lại vào phòng nhỏ uống rượu bàn tán về chuyện của hướng đạo. Các trưởng muốn biết thêm ý kiến của phụ huynh để làm cách nào dạy dỗ các em nhỏ. Tôi buồn ngủ quá nên mười một giờ đã đi ngủ.

Sáng chủ nhật trời đẹp chúng tôi thu dọn cabin cho đám nhỏ làm lễ chào cờ rồi chia tay. Thời gian tuy ngắn ngủi như rất vui được ở bên cạnh những tâm hồn Việt. Vì con cái mà cha mẹ cũng trở thành bạn. Phải công nhận rằng đây là những người cha mẹ rất thương con. Họ sắp xếp công ăn việc làm để tranh thủ dành thời gian cho con cái của họ. Phụ huynh chúng tôi có quan điểm giống nhau là cùng người Việt và cùng muốn cho con em chúng ta nên người. Các trưởng không thiên vị con ai cả. Đứa nào không nghe lời đứa đó bị phạt cho dù cha mẹ ở đó. Như vậy công bằng và tôi cám ơn họ rất nhiều trong công việc tận tâm dạy dỗ bọn chúng.

Trong phần góp ý tôi nên ra hai điều. Thứ nhất là chúng ta không nên có electronic mỗi khi đi cắm trại. Như thế dầu có trời mưa bọn chúng phải tìm cách chơi với nhau hoặc đọc sách. Cha mẹ cũng bớt dùng điện thoại. Theo tôi thì đây là vấn đề chung của người Việt chúng ta. Chúng ta phải tạo cơ hội cho bọn nhỏ gắn liền với nhau qua hướng đạo chứ không qua máy móc.

Điều thứ hai, chúng ta phải cố gắng nói tiếng Việt với bọn chúng. Tuy đây là Boy Scout nhưng toàn là người Việt. Nếu như bọn nó học tiếng Việt và học được văn hóa Việt thì tốt lắm. Các trưởng sợ các em không hiểu nhưng tôi nghĩ từ từ bọn nó cũng hiểu thôi. Ví dụ như trong trường Đạo và Đán học nửa ngày tiếng Tây Ban Nha. Mới đau đầu tụi nó có biết gì đâu nhưng thầy cô chỉ nói tiếng Tây Ban Nha nên từ từ bọn nó cũng tiếp thu được.

Tiền như tinh trùng

Sau khi dự tiệc cuối năm ở chỗ làm tôi lái xe về với chút men rượu trong người. Tôi nghe lại album đầu tay của JAY-Z với volume khá cao. Ngay bài đầu “Can’t Knock the Hustle” có một câu đầy thú vị: “Ta làm chuyện dơ như trùng / sản xuất tiền như tinh trùng.” Cũng vần đấy chứ. Phải dịch vậy không ta? Câu tiếng Anh là: “We do dirt like worms / produce G’s like sperm.” Classic!

Súng

Chiều thứ sáu đi làm về, ăn tối xong, chở Đạo và Đán đi cắm trại trong liên đoàn. Đến nơi gặp mặt những phụ huynh đang sách nồi niêu xoong chảo vào cabin. Nào là thùng phở, nào là thùng cháo, nào là thịt bò ướp sẵn cho ngày buổi tiệc ngày hôm sau.

Có phụ huynh đi làm về là chạy đến ngay nên chưa kịp ăn tối thế là họ dọn đồ ăn ra nào là cánh gà chiên nào là mắm ruốc xào với thịt ba chỉ với dưa chua. Tất cả mười mấy người xem như một gia đình lớn ngồi quanh bàn trong một cái cabin ấm cúng cùng nhau trò chuyện. Rồi mấy ông khui beer, wine, và cognac lai rai cho ấm người. Tôi cũng tham gia làm vài ly này ly nọ đến xỉn lúc nào không hay. Xỉn lên lời ra.

Cũng chẳng nhớ rõ đã nói những gì nhưng trong bàn nhậu tất cả đều theo Cộng Hoà và bầu cho ông Trump trừ tôi. Tranh luận gây cấn nhất là khi nói về dụ súng. Theo tôi thì súng không hoàn toàn có hại. Tôi cũng muốn được có súng ở trong tay để bảo vệ gia đình mình. Đến lúc nguy hiểm nhất chỉ có súng mới bảo vệ được vợ con. Tôi cũng chẳng muốn cấm súng vì ở Mỹ đó là quyền lợi Second Amendment.

Trong nhóm chúng tôi ai cũng có con nhỏ cả. Nên tôi hỏi các anh rằng nếu như có thằng khùng nào cầm súng vào trường học của con anh bắn chết mấy đứa trẻ trong đó có con của anh thì anh làm sao? Một anh trả lời rằng anh ở gần trường học con anh chỉ có năm phút anh sẽ cầm súng vào. Anh nghĩ năm phút kịp cứu con anh sao? Anh ấy cảm thấy hơi bị xúc phạm khi tôi dùng gia đình anh làm ví dụ. Tôi hiểu được tâm lý của anh và tôi đã xin lỗi vì chính tôi thật sự lo ngại rằng một ngày nào đó tôi nhận được cú thoại từ trường học nói rằng con tôi bị bắn chết. Vậy tôi hỏi các anh rằng các anh có biện pháp nào để con cái chúng ta có thể cắp sách đến trường để tập trung học hành mà phải lo sợ rằng không biết chừng nào chúng nó chết vì súng. Vì hiện tại nếu không làm gì cả như đảng Cộng Hoà thì sẽ còn nhiều vụ bắn những đứa trẻ vô tội sẽ xảy ra. Tôi không muốn những “thoughts and prayers” nữa vì đó không phải là cách giải quyết. Các anh không có câu trả lời nên hỏi ngược lại tôi.

Theo tôi thì vấn đề này là của chung chứ không phải bên trái hay bên phải. Bên nào có đề nghị tốt thì thực hành. Súng thì không nên cấm vì muốn cấm cũng không được. Chỉ cấm những người không được bình thường cầm súng hại đến người khác. Các anh hỏi làm sao biết không bình thường vì mỗi khi con người bị snap trong lúc đó thì có thể giết người. Con người ai cũng có lúc nóng giận hoặc có lúc không kiềm chế được bản thân mình nhưng người tỉnh táo phải biết được hậu quả về việc làm của mình. Người tỉnh táo không bao giờ lên kế hoạch để bắn chết những người mình không hề biết đến. Muốn biết ai tỉnh táo ai có những lịch sử bạo lực chúng ta cần có một system và những database liên hệ với nhau từ bác sĩ đến những người thân. Đây là việc làm rất khó nhưng không thể không làm được.

Ông Trump và đảng Cộng Hoà muốn cho thầy cô có súng. Tôi thì cảm thấy không tốt vì thầy cô sẽ phải thêm một gánh nặng. Tuy nhiên nếu như để bảo vệ cho con cháu chúng ta, thì tôi cũng đồng ý. Theo tôi thì nếu như Cộng Hoà và Dân Chủ có thể gạt bỏ đi đảng riêng của mình mà đồng lòng làm việc cho đất nước và nhất là cho con cháu chúng ta có thể đi học an toàn thì đó là điều rất tốt cho tất cả người dân Mỹ. I rest my case.

Lời phê bình nặng nề

Sau khi đọc bài nhận xét của tôi về album Nghĩa mẹ tình cha bao la biển trời của Thanh Lâm, chú Sunny Nguyễn gửi email cho tôi như sau:

Đọc xong những lời phê bình của ông về nhạc sĩ Thanh Lâm, tôi mới tin là đa phần người Việt thích nói nhưng lại khg có sự suy nghĩ và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi phát biểu lung tung như: chó sủa… chim vẹt…?
Đúng là không thể nào so sánh Thanh Lâm với những tay jazz mà ông tự cho họ là legends. Bởi vì họ không phải legends. Chơi sax có hai cách, một là phun và một là phà. Để tôi dậy ông nhé, phun là nhưng tay sax mà ông cho là legends đó, họ chỉ phun hơi vô kèn rồi với 10 ngón tay chạy theo keys lên xuống cho lẹ, và dĩ nhiên là chạy theo những hợp âm được viết sẵn theo giai điệu jazz. Tiêng kèn của những tay phun thì lại bị non choẹt khi lên cao, thậm chí tiếng kèn tenor sax trở thành alto sax. Có lẽ vì vậy mà ông khg phân biệt được Thanh Lâm thổi kèn gì và cho là tenor sax. Thật nực cười. Thanh Lâm thổi theo loại phà, tức là ở trong cổ phải hâm ra âm thanh của bài nhạc và từ cây kèn mới huếch đại ra tiếng kèn. Chơi theo lối này cả ngàn người thì may ra được hai người và đó là Thanh Lâm và Paul Desmond, the legendary sax. Phun chỉ là loè thiên hạ của 10 ngón tay được di chuyển nhanh nhẹ trên những phím của cây sax nhưng khg thể nào đưa hồn vô tiếng kèn như phà.
Và cái ngớ ngẩn thứ nhì của ông là ông đi so sánh hai loại nhạc với nhau, Jazz và pop. Nói tới đây tôi lại nghĩ đến bản chất của cong người Việt thích phô trương nhưng người ngoại quốc và thích dìm hàng người Việt. Có lẽ đây cũng là từ máu đã được di truyền theo tổ tiên nhà ông, đành chịu vậy…
thêm cái ngu nữa, (khoái quá vì có người ngu để tôi chửi), ông có biết những bài trong CD 4 của Thanh Lâm là loại nhạc như thế nào khg ông dốt kia. Đó là những bài va ngợi về tình cha tình mẹ, cho nên cần phải nghiêm chỉnh khi chơi những bài như thế này để tỏ long tôn kính đến những bậc sinh thành, cũng như nhưng bậc sinh thành ra ông. Nếu đưa bài Lòng Mẹ vô theo kiểu jazz như ông thích thì còn gì là tôn nghiêm? Đừng nói gì đến những bài ca ngợi cha mẹ mà thể loại pop hoặc classical, người Mỹ đều khg đưa vô sử dụng theo jazz.
Cái ngu kế của ông phơi bày là: athanh Lâm hoà âm với một giàn nhạc giao hưởng theo classical và có pha thêm chút pop nhưng ông lại đi so sánh với một giàn nhạc chỉ… có 4 tay chơi? Má ơi sao trên cõi đời lại sót lại một thằng Việt ngu đần đến như thế, bất hạnh quá.
-Thanh Lâm chơi alto thì ông nói là tenor.
-Thanh Lâm chơi nhạc pop và classical thì ông lại đi so sánh với jazz. Nếu so sánh sao ông khg đi so sánh mấy thàng Mỹ chơi rock, ballad và classical với jazz thử coi nó có đập cho ông vỡ mỏ khg, ăn gì mà ngu thế hả man!
Nếu ông so sánh Sax Thanh Lâm với một vài thằng ngoại quốc chơi theo lối nhạc pop hoặc rock thì tôi khg nói ông ngu đâu mà cùng lắm tôi chỉ nói ông khg biết nghe thôi. Tôi biêt ông thích viết thích nói và thích dậy thiên hạ lắm nhưng ông nên nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi phát ngôn theo kiểu Viêt Cộng để mang tiếng ngu nhé. Đó là lơi dậy bảo của tôi tặng cho ông nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp tới.
For your information, tôi đã từng đưa tiếng kèn sax của Thanh Lâm cho mấy tay nổi tiếng ở NOLA và họ xin được học master class với Thanh Lâm nhé. Còn và còn nhiều lắm về Thanh Lâm sax nhưng tôi dậy bảo ông tới đây tạm đủ rồi, nếu ông vẫn khg hiểu thì coi như tôi đã tốn thì giờ vậy. God love you, man.

Đọc thấy thú vị nên tôi trả lời như sau:

Cám ơn lời phê bình của chú về bài nhận xét của cháu. Cháu đã sửa lại sự thiếu sót của mình qua phần góp ý của chú.

Cháu chỉ viết theo cảm nhận riêng của mình và đang trên blog cá nhân của mình. Mục đích của cháu chỉ muốn rèn luyện tiếng Việt của mình.

Chúc chú ngày cuối tuần vui vẻ dồi dào sức khỏe.

Regards,

Donny Truong

Chú trả lời như sau:

I was not happy that you said his cd is just for phục vụ ở những nhà hàng and I felt insulting. sorry for coming on to you like that. Chúc Donny cuối tuần vui vẻ và good luck with your Tiếng Việt.

Bài học rút kinh nghiệm rằng cho dù người ta tấn công đến đau, chỉ cần mình vẫn giữ được bình tĩnh thì có thể trở thù thành bạn. Thật sự bài review của tôi chỉ viết cho vui thôi chứ không có ý định đứng đắn là một nhà phê bình. Tôi vẫn chỉ là người thích nghe nhạc và viết về cảm nghĩ của mình.

Contact