Lên mây

Đầu tuần đến giờ bận bịu trong việc đưa những ngôi nhà mạng của tôi lên mây nên chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ mỗi đêm. Sáng phải thức sớm đưa thằng Đạo đến trường và vào chỗ làm nên đầu óc tiếp tục lân lân như đang bay trên mây. Mấy ngày qua tuy mệt nhọc nhưng học hỏi được rất nhiều về công nghệ đưa những trang web lên mây. Hy vọng mọi chuyện sẽ được suôn sẻ.

Trở lại văn phòng công việc dày đặc. Vì chưa tìm được phụ tá nên công việc lớn nhỏ phải tự làm. Vài tuần trước tôi bị giao phó chương trình thiết kế cho buổi tiệc chào đón học sinh trở lại trường. Từ thiệp mời đến ly rượu đến tờ giấy napkin đến những món quà nho nhỏ đều do chính tay tôi thiết kế. Buổi tiệc được chọn theo đề tài Mễ Tây Cơ nên tôi dùng nhiều màu sắc và chữ.

Hôm nay mải mê làm việc mà quên cả buổi tiệc. Cũng may gần bốn giờ chiều anh bạn da đen làm chung rủ rê tôi đi nhậu. Anh ta biết tôi thích tequila shots nên kéo tôi đi. Đáng tiếc họ chỉ đãi bia, rượu chát, và margaritas. Tôi và anh ta lấy đồ ăn và margaritas. Chúng tôi chỉ đại khái hỏi thăm nhau hơn một năm qua cuộc sống như thế nào. Sau khi mỗi người uống bốn ly margaritas, anh mới tiết lộ rằng giấy tờ ly dị của anh và vợ vừa mới hoàn tất ngày hôm qua. Thấy anh ta thở nhẹ nhõm nên tôi nghĩ đó là tin vui chứ không phải tin buồn. Tuy thấy ngà ngà rồi nhưng sẵn rượu miễn phí nên tôi chúc mừng anh bằng cách nhậu tiếp.

Đã quen biết anh mười năm nay và biến được tính tình anh cởi mở nên hỏi luôn khi ly dị có chia tài sản gì không. Anh lắc đầu và trả lời rằng cô ta là giáo sư trường Đại học nên làm lương nhiều hơn anh. Anh cho biết thêm tuy cô có bốn cái bằng cấp nhưng không có trí cơ bản (common sense). Tôi cụng ly với lời nói này của anh.

Anh khôi hài và miệng lưỡi lắm nên tôi nghĩ không lâu anh sẽ tìm được một người mới. Tôi chợt nhớ ra lúc tôi mới vô làm không bao lâu anh cũng đang trong thời kỳ ly dị. Anh nói hai lần ly dị quá tởm rồi anh không dám bước thêm bước nữa. Nói thì nói vậy nhưng giữa đàn ông và đàn ông với nhau tôi hiểu được anh ta không thể thiếu đàn bà.

Tôi chúc mừng anh duyên nợ cũ đã dàn xếp xong gì mau sớm tìm được tình yêu mới. Biết đâu anh sẽ được may mắn lần thứ ba (third time’s the charm). Hy vọng là như vậy. Tôi tạm biệt anh với cảm giác quay cuồng như đang trên mây.

Last Vacation Day

Our summer vacation has swiftly come to an end. I enjoyed rollerblading on the street, jumping the waves with the kids on the beach, swimming in the pool, eating tons of food and ice cream, drinking a few bottles of beer, and spending some quiet moments with my lovely lady late at night. I was having a great time until an account manager at HostPapa contacted me to let me know that my website was hitting with CPU and I/O faults. He recommended that I upgrade my plan to Business Pro.

I stressed myself out over such a minute issue. I should have just made the upgrade to get it done and over with, but I worried much more than money. What if I lose my digital presence? I put years of work into this blog and now my work is depending on this hosting company.

After reading my previous post, a reader wrote to me recommending DigitalOcean, a cloud-based hosting solution. I spent some time playing around with it. I deployed its one-click LAMP stack, but there is so much work to do after the server is up and running. I need to spend more time with it.

To fix the immediate issue, I did some optimizations on my end. The CPU and I/O are not spiking up anymore. I can’t help but wonder what if I lose my entire blog one day. Will I be OK without it? It has been part of my life for such a long time. Will I be able to move on? All these thoughts put me under stress, but my lady had made me feel better. I am very grateful for her. I think I will be OK as long as I still have my family.

Vacationing at Myrtle Beach

Yesterday a big wave knocked my glasses out of me. It took a split second and my whole world has become blurrier. We’re vacationing in South Carolina and I didn’t bring a spare pair of glasses with me. I took my vision aid for granted. I depended too much on my glasses. Now I am trying to navigate my world without it.

For the most part, I am doing fine. I woke up early in the morning, made myself a cup of iced coffee, and went rollerblading on the street. I almost ran into a truck for being careless. After a mile of skating, I went back to the vacation house, ate breakfast, and took the kids to the beach. The water was warm and the weather was beautiful. The kids loved jumping and surfing the big waves. We then headed back to the rental property and jumped into a small swimming pool. The kids enjoyed the pool just as much as the beach.

Everyone gathered back into the vacation house for lunch. After a full meal, everyone rested or took a nap. I took my kids to the skate park, which was half an hour from the rental property. Driving was a bit of a challenge without my glasses, but I just needed to be more cautious. The skate park had low ramps; therefore, it was nice to skate without too much risk. Once we were back to the rental property, the kids wanted to swim in the pool until dinnertime. We ate together. The adults chatted while the kids watched TV. All three of our families agreed on no iPads or digital devices for the kids. It worked out well. They played together more rather than each kid on his own device.

This is our last summer vacation. Next week the kids will go back to school and I’ll go back to the office for the first time since the pandemic. The challenging time is still not over. I am still concerned about the surge of the Delta variant.

Mẹ và khổ qua

Mướp đắng còn có tên gọi là khổ qua. Thời thơ ấu tôi rất ghét vị đắng của nó. Mỗi lần mẹ nấu canh khổ qua dồn thịt, tôi chỉ gỡ thịt ăn còn trả lại phần mướp đắng cho mẹ. Tôi không thể hiểu nổi tại sao mẹ lại thích ăn canh khổ qua đắng nghét mà mẹ cũng chẳng bao giờ giải thích cho tôi nghe lý do mẹ thích ăn mướp đắng. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mẹ hy sinh ăn phần đắng để cho tôi ăn phần ngon ngọt của thịt.

Thế mà càng lớn tôi càng thích ăn khổ qua. Càng đắng tôi càng thích nên tôi kết luận rằng phải có khổ qua trong cuộc sống mới thấm thía được vị đắng của nó. Có lần hai mẹ con nằm tâm sự, tôi hỏi về cuộc đời của mẹ. Mẹ trả lời, “Cuộc đời là bể khổ. Khổ từ lúc lọt lòng mẹ”. Tưởng như mẹ đùa nhưng xem xét lại cuộc đời của mẹ lúc nào cũng khổ. Từ nhỏ mẹ chịu khổ để giúp đỡ cha mẹ và chị em. Lớn lên mẹ chịu khổ vì phải sống trong chiến tranh. Lúc lấy chồng thì khổ vì chồng. Đến lúc có con thì khổ vì con và tôi đã từng đem đến những khổ đau cho mẹ.

Vì cả cuộc đời mẹ luôn phải đối diện với cái khổ nên mẹ rất dũng cảm và sẵn sàng cam chịu mọi khổ đau. Có một lần còn nhỏ tôi ngắm mẹ làm cua. Không may mẹ bị cua kẹp. Máu chảy từ ngón tay nhưng mẹ ngồi lặng yên để nó kẹp cho đến lúc nó buông tha. Tôi ngồi nhìn mẹ mà xót xa. Vài năm trước, tôi đưa mẹ đi bác sĩ chân để gọt da dư trên ngón chân cái của mẹ. Mẹ đau điếng cả người nhưng vẫn ngồi yên còn tôi thì xin phép rời phòng tìm nhà vệ sinh để mửa. Khác với mẹ, tôi chịu đau rất dở và nhìn thấy cảnh mổ xẻ tôi chịu không nổi. Khi mẹ bị nhiễm dịch Covid ở giai đoạn cuối, tôi quyết định đặt mẹ lên ventilator vì tôi biết được sức chịu đựng của mẹ. Vì muốn cứu mẹ, tôi đã một lần nữa khiến cho mẹ thêm đau khổ.

Giờ đây mẹ đã rời bỏ cõi tạm và đã được thoát khỏi kiếp khổ nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến mẹ. Mỗi lần ăn khổ qua là mỗi lần nếm được vị đắng trong nỗi khổ của mẹ. Mùa hè năm nay mẹ vợ có trồng hai cây khổ qua trong khu vườn nhà tôi. Giờ đây tôi ăn mọi thứ với khổ qua như thịt ba chỉ xào mắm tôm hoặc bún riêu. Trưa hôm qua, còn dư nước lèo bún riêu nên tôi nấu mì gói và cho vào khổ qua. Vừa ăn tôi vừa nhớ đến mẹ.

Đi chợ

Dạo này tôi thường đi chợ Aldi gần nhà để mua cherries và kem. Thỉnh thoảng mua vài chai rượu vang hoặc một két bia. Mấy hôm rủ mấy thằng con theo nhưng chỉ có thằng Xuân với thằng Vương chịu đi. Chúng nó tự chọn kem, chips, hay những món ăn vặt khác.

Mỗi lần đi chợ là mỗi lần tôi nhớ đến mẹ. Nghĩ lại những giây phút được gần mẹ nhiều nhất là lúc đưa mẹ đi chợ. Ngày xưa tôi ngán đi chợ lắm nhất là mỗi khi đi với mẹ. Mẹ chọn lựa những món hàng rất kỹ lưỡng nên đi rất lâu. Tôi thường hối mẹ nhanh lên nhưng mẹ vẫn chậm rãi xem xét những gì mẹ mua.

Mẹ đã không còn bên tôi nữa nhưng hình bóng mẹ vẫn luôn hiện về mỗi khi tôi đi chợ. Giờ đây sự ao ước được đưa mẹ đi chợ khiến tôi nghẹn ngào muối rơi nước mắt. Phải chi mẹ không bị nhiễm Covid, giờ đây mẹ con mình cùng đeo khẩu trang đi chợ. Phải chi chuyện đó chưa hề xảy ra. Phải chi con giữ được sự an toàn cho mẹ. Phải chi mọi người đeo khẩu trang. Phải chi nhà lãnh đạo ngăn chặn sự lan truyền của con coronavirus khắp nước Mỹ. Phải chi chính phủ Tàu thành thật khai báo với thể giới nguồn gốc của con virus. Phải chi và phải chi.

Tuy biết rằng có buồn bã có hối hận cũng không thể đem mẹ trở lại nhưng con không thể tự kiềm chế được cảm xúc của mình. Mẹ ơi, con nhớ mẹ vô cùng.

Constant Learning

I pride myself as a constant learner. It started when I became obsessed with Flash. I wanted to learn everything about Flash. I spent days and nights going through online tutorials. It felt great when I learned to create something new. At first, Flash was simple to learn. It was a visual tool for creating web animation. Everything took place on its timeline. Then Flash introduced ActionScript. I plowed through books after books learning ActionScript programming. Unfortunately, I didn’t get very far with ActionScript. The more Flash advanced, the more lost I got. Eventually, I gave up the complexity of Flash programming and picked up the simplicity of HTML and CSS. I continued to learn as much as I could about web design and web standards.

Working in the web industry, I had to constantly keep myself up to date or else I would become irrelevant. That fear had haunted me and made me want to do something else. Unfortunately, I don’t have any other skills. I kept myself in the game by learning and practicing HTML and CSS. Of course, I needed to know a bit of PHP, MySQL, and server technologies to run content management systems like WordPress and MODX. I have not looked into any new frameworks. I don’t even know what React does.

Despite not focusing my learning on new technology, I am constantly learning something else. If I don’t, my brain would be inactive. I feel the need to activate my brain and to constantly improve myself. I blog almost daily to improve my writing. I read every day to improve my language skills. I try to skate as much as I can to improve my health. I enjoy these activities, but I also feel the burden. Why do I need to learn constantly? Why do I need to improve myself? What am I trying to prove? Would it be OK if I just let my brain idle? Have I learned enough already? Life is short and I will die one day.

I encourage my kids to read, write, and stay active. They are young and they have so much to learn. Learning is much easier at their age than mine. When I was a kid, I didn’t have any guidance to encourage me to learn or to play sports. My mother offered me food on the table and that was her way of raising me. She just wanted me to eat well and do well in school. I missed out so much that I am trying to make up for it now. I am not a fast learner and I recognize my limited capabilities; therefore, I try to take one thing at a time. I become a constant learner. Yes, constantly learning is rewarding, but where am I going with this? What is my end goal? What am I trying to achieve? I have nothing set out for myself, except I feel better about myself. I can express myself in writing. I soaked in more information when I read. Learning to skate gives me some physical activities. Could the pressure of constantly learning keep me from getting depressed? If I have nothing to occupy my brain, I might fall into depression. I didn’t feel so great about my body when I was inactive. I am still not in any great shape now, but I feel better about myself doing sports.

When I started writing this blog post, I had a doubt about the conditions of constant learning. I was not sure if it would be good or bad. By thinking out loud and writing it down, I came to the conclusion that learning keeps me from getting depressed. That’s a good thing. I am doing these for myself and that’s all that matters. I hope I can instill constant learning into my kids.

Saturday

Woke up around seven in the morning to get Đán ready for his hockey lessons. Drove him to the ice rink and watched him practice and play for an hour. Went back home, grabbed a quick bite, and took Đạo, Đán, and Xuân to an ice skating public session. Spent three hours working mostly on outside backward edges for the test next week. Took them to Sweet Berries for some frozen yogurts. Went home, rested, then headed to my sister-in-law’s house for dinner. Found out my mother-in-law’s brother-in-law passed away after a long battle with cancer. Drank a beer and reminisced on the short time we spent together. Life is too damn short. Rest In Peace, uncle Chiếu.

Thăm cô

Tối hôm qua video chat với cô giáo dạy lớp năm. Nghe tình hình dịch ở quê nhà trầm trọng nên gọi hỏi thăm cô. Giờ đây cô đã 71 tuổi. Thời gian trôi qua nhanh quá. Cô hỏi tôi có nên chích ngừa hay không vì cô bị viêm gan. Tôi khuyên cô nên chích nếu có cơ hội vì cô lớn tuổi và có tiền đề (pre-conditions). Nếu cô bị nhiễm dịch sẽ khó chống cự. Tuy nhiên cô nên hỏi bác sĩ cho chắc ăn. Giờ đây cô vẫn chưa có thuốc để chích trong khi ở Mỹ có nhiều người không chịu chích.

Trò chuyện với cô một chút thì tôi chợt nhớ đến đứa cháu gái của cô gọi cô là bà. Lúc tôi về Việt Nam bốn năm về trước cháu mới chín tuổi. Nghe hoàn cảnh của cháu cũng tội. Mẹ cháu mất sớm. Ba đi lập gia đình mới nên bỏ lại cháu bơ vơ. Bà dì thấy vậy nên đem cháu về nuôi. Cô tôi đó giờ vẫn độc thân không chồng con nên có nó cũng tốt. Cháu niềm nở dễ thương và chăm chỉ học hành. Cháu thích học Anh ngữ.

Lúc đó cô gợi ý tôi nhận cháu làm con nuôi vì cô tin tưởng tôi. Tôi cũng muốn có một đứa con gái. Nhưng nhận làm con nuôi, tôi không biết có thể làm tròn trách nhiệm của một người cha nổi không. Tôi hỏi ý kiến vợ nhưng vợ không đồng ý nên tôi cũng từ chối. Tuy nhiên tôi vẫn nhớ đến bé gái.

Hôm qua cô đưa tôi nói chuyện với cháu. Bây giờ cháu đã mười ba tuổi. Cháu vẫn niềm nở như xưa và rất lễ phép. Tôi đưa điện thoại cho Đạo để hai đứa trò chuyện bằng tiếng Anh. Không ngờ anh Đạo nhà ta cũng hoạt bát lắm. Biết hỏi chuyện và trả lời lưu loát. Bạn nghe tiếng Anh không hiểu Đạo nói tiếng Việt luôn.

Hai đứa cách nhau một tuổi nhưng cách xa nửa vòng trái đất và hoàn cảnh khác biệt. Nhưng cùng là người Việt Nam nên cũng có mối quan hệ tình đồng hương. Tôi tưởng tượng nhà có thêm một con gái chắc cũng vui lắm. Thôi duyên số là thế thôi.

Tin ai?

Tuần trước người chị họ gọi điện thoại rủ chúng tôi về Lancaster chơi nhân dịp tưởng niệm người dì (chị của mẹ tôi). Đã lâu rồi không gặp bà con họ hàng nên tôi cũng mừng rỡ và nói với chị để tôi xem lại thời khóa biểu của mình. Tôi chợt nhớ ra một điều nên hỏi chị có chích ngừa Covid không? Chị trả lời là không. Còn em chị, em rể, và đứa cháu có chích không. Chị cũng trả lời không.

Chị hỏi lại tôi có chích không và tôi trả lời là có. Cả gia đình luôn thằng Đạo cũng đã chích. Chỉ còn ba thằng nhỏ chưa đủ tuổi để chích. Chị khuyên tôi đừng chích bọn nhỏ. Chị vừa tin Chúa và tin người em của mình nên không chích. Vợ chồng người em cho rằng vaccine đã khiến cho đứa con duy nhất của anh chị bị autism rất nặng nên đã không chích.

Vì để bảo vệ cho ba đứa con chưa được chích ngừa, tôi từ chối sẽ không tham dự năm nay. Nhất là giờ đây chủng Delta đang hoành hành nước Mỹ và cả thế giới. Tôi biết có nói gì thì mấy chị cũng không nghe. Hai chị đã chứng kiến mẹ tôi đã mất thê thảm như thế nào bởi Covid mà vẫn không chịu chích ngừa.

Người chị họ lớn của tôi rất hiền lành và rất phúc hậu. Người em của chị cũng thế. Hai chị giúp đỡ tôi và gia đình rất nhiều từ khi chúng đặt chân đến Mỹ. Tôi rất quý mến, kính trọng, và luôn luôn nhớ ơn mấy chị. Nhưng hai chị và tôi không cùng một lối suy nghĩ. Tôi đặt niềm tin vào khoa học. Chị lớn đặt niềm tin vào chúa. Còn chị nhỏ thì đặt niềm tin vào misinformation. Tôi hy vọng Chúa Giê-su tiếp tục che chở cho hai chị và gia đình đừng bị nguy hiểm đến tính mạng.

Ghen

Đêm qua và sáng nay tôi say sưa đọc những dòng ký ức của dì Chín, người em út của mẹ. Qua những câu chuyện thú vị được dì kể lại, tôi được biết rõ hơn về ông bà ngoại, các dì, và cậu. Họ đã sống vất vả để kiếm ăn. Nhờ vào tài năng, uy tín, và tích cực, họ thành công trong việc thương mại. Cho dù đã có tài sản và cơ sở ở Việt Nam, họ đã bỏ lại tất cả trải qua sóng gió vượt biển để tìm đến bến bờ tự do. Trên xứ lạ quê người, các dì và cậu đã xây dựng lại tất cả một lần nữa từ hai bàn tay trắng.

Bài dì viết riêng về mẹ khiến tôi bùi ngùi xúc động. Tôi không biết gì về chuyện chồng trước của mẹ vì mẹ chưa bao giờ nhắc đến ông. Trong thâm tâm mẹ, ông không còn tồn tại. Dì cho rằng lý do hai người ly dị là vì ông thường đi xa và mẹ thì ghen tuông nên mẹ đòi hỏi ông đưa tiền nuôi con. Ông không đưa, hai người cãi nhau, rồi đi đến chia tay.

Theo tôi thì mẹ không phải là một người đàn bà ghen tuông. Kêu gọi người chồng đưa tiền nuôi con là chuyện đáng lý ra không cần phải mở miệng. Trách nhiệm của một người cha là phải lo lắng cho con cái mà không cần phải nhắc nhở. Chắc số phận mẹ đã định nên không thể nào trốn tránh được. Khi lập gia đình với ba tôi cũng thế. Ông đi làm xa có khi cả tháng mới về được hai ba ngày rồi đi tiếp. Khi mẹ hỏi đến tiền nuôi con thì ông không có vì ông chỉ đi xây chùa làm từ thiện. Mẹ phải bán vàng dành dụm sống cho đến ngày đi Mỹ.

Những ngày tháng xứ lạ quê người, mẹ lại một mình nuôi nấng con cái. Mẹ buồn và trách móc ba đã không lo lắng cho vợ con nhưng mẹ không hề ghen tuông. Cho dù mẹ biết ba ở Việt Nam lăng nhăng với người đàn bà khác, mẹ vẫn không hề quan tâm đến. Ba mươi mấy năm sống cô lập, mẹ đã không cần đến sự giúp đỡ về tài chính hoặc sự hiện diện của một người đàn ông nào cả. Có vài lần tôi cũng hỏi mẹ có nhớ ông không hay có ghen tuông gì không. Mẹ lắc đầu đáp, “Có thời giờ đâu mà nhớ mà ghen”. Dĩ nhiên thời gian của mẹ chỉ quanh quẩn trong nhà bếp từ sáng sớm đến đêm khuya.

Tôi luôn nhớ và kính phục sự mạnh mẽ đó của mẹ cho nên tôi không hề nghĩ rằng mẹ là người biết ghen. Có thương mới có ghen. Nếu như mẹ có ghen có lẽ mẹ đã tìm cách giữ được ba bên cạnh. Một là mẹ trở về Việt Nam sống với ba. Hai là mẹ ép buộc ba ở lại Mỹ. Nhưng mẹ đã không làm hai việc đó. Mẹ cho ba quyền tự do. Sau nhiều năm vất vả làm giấy tờ, cuối cùng ba đã sang Mỹ đoàn tụ cùng vợ con nhưng chỉ ba tháng sau ba đã muốn trở về lại Việt Nam. Mẹ đã không ngần ngại mua vé máy bay cho ba về cho dù biết rằng ba đi sẽ không còn cơ hội quay lại.

Tuy tôi không mạnh mẽ như mẹ nhưng mẹ đã dạy cho tôi một bài học rất quý báu trong tình cảm và hôn nhân: không thể nào giữ lại người muốn ra đi. Trước khi lập gia đình tôi cũng đã trải qua những cuộc tình và rồi “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Tuy buồn nhưng tôi đã chấp nhận để họ ra đi mà không hề giữ lại. Giờ đây tôi cũng tìm được hạnh phúc. Tôi vẫn giữ bản tính của mình khi đã yêu và đã chấp nhận cùng nhau đi trên đường đời tôi sẽ không bao giờ “buông tay âm thầm tìm về cô đơn.” Tuy nhiên tôi vẫn sẽ không giữ lại nếu người yêu muốn ra đi. Tôi sẽ chấp nhận như mẹ tôi đã từng chấp nhận. Giữa người ở lại chứ không bao giờ giữ người muốn ra đi cho dù có yêu đến cuồng dại.