Thankful

I took a break after redesigning this blog and to spend Thanksgiving with my family. Having eight boys from ages between two and thirteen together was hard to relax, but they sure made the time flew by. My brothers-in-law, sisters-in-law, and I tried our best to entertain them, but we had to rely on Steve Jobs to give us a few breaks. The only time we could relax a bit was when they were all on their iPad.

Big props to my wonderful wife for cooking the turkey for Thanksgiving and making sushi for Đán’s tenth birthday party on Saturday. I am so grateful for everything she does for our family and for me. At times, I feel as if I don’t deserve her. She is just too damn good for me and I can’t reciprocate. I don’t like to expose my weaknesses, but I don’t think I can live without her. I survived breakups before, but this is different. I promised myself to be independent, but the longer we stayed together the more I depend on her. My love for her is so deep, I am pretty sure she can’t see it. I have had many thoughts in my mind about our relationship for a while. I just need the time to express them.

Right now, I am occupied with a family project. I am focusing on editing my mother’s youngest sister’s stories. I wanted to create a web book to preserve what she has written. I might blog even less in the next few weeks to get this book finished. My goal is to get it done before Christmas.

No One Cares

With this blog, I have carved out a space for me to write about things that no one cares about except for me. Case in point, I do not know who reads this blog. For almost two decades of daily writing, I am failing to sell ads. With 7.62k unique visitors a month, I received financial support from three generous readers. I am not complaining at all. I understand my writing is not good and my topics aren’t interesting to anyone else other than me. I have a passion for writing and I only write for myself. If I make money off my words and I write for others, my love for writing would die like my love for design.

When I first started designing, I designed for myself and I loved it. As soon as I became a professional designer and made money off design, I killed my own passion. I no longer design for myself, but for the people who paid me. Many times, I did what they wanted to get the work done and over with instead of what can contribute to the project. Each time that happened, my love and passion died a little. Now design is no longer personal unless I work on my own projects. At my workplace, I no longer fight for design. I just delivered what they wanted.

I don’t want that to happen to writing. I have worked so hard to free myself. I went from being ashamed of my writing to just writing my life away. The emancipation of writing whatever the fuck I want is priceless. My blog is an open book of my life. It is an ongoing memoir as well as documentations of my memory. For example, I had referred back to the maintenance category countless times to remind myself what I had fixed and how much I had spent.

I don’t know if my grammar and my prose have improved over the years, but I can tell that writing has become much easier for me. What I can’t articulate in speech or conversation, I can do with ease in written communication. When I started writing music reviews, I was not interested in the techniques behind the music. I wanted to communicate what I heard and how I felt. I approached music from an outsider perspective; therefore, I was not caught up in the technical details. That’s the job of the musicians. I was free to write without having to be afraid I would upset anyone. These days, my interests have shifted to other activities such as ice skating and rollerblading. I don’t know what the next few years of my boring life will bring, but you are more than welcome to follow along my journey.

Tiếng trống từ nhịp tim

Lúc nhỏ tôi rất mê múa lân. Mỗi dịp Tết, tôi mê được lì xì và nghe tiếng pháo nổ nhưng say đắm nhất là được xem múa lân. Mẹ nhận ra được sự đam mê của tôi nên mẹ đã mua cho tôi một cái trống múa lân nho nhỏ và nó đã trở thành món quà tôi nhớ nhất trong đời. Từ lúc sáu hoặc bảy tuổi tôi đã đánh lại những gì mình đã nghe được và những nhịp điệu đã in đậm trong tim tôi mấy mươi năm qua.

Lúc học trung học, tôi đánh thử và được mời tham gia đoàn lân trong câu lạc bộ người Á Châu. Không ngờ những gì học được lúc nhỏ lại được sử dụng nên trong lòng cũng có được chút hãnh diện. Tôi đã cùng đội lân đi múa khắp nơi từ những trường học đến những lễ hội trong cộng đồng Việt vào những dịp Tết để kiếm tiền cho những chuyến đi du lịch của câu lạc bộ. Sau khi ra trường trung học, tôi cũng giải nghệ luôn.

Không ngờ giờ đây lại phải tái xuất giang hồ để đánh cho đoàn lân Hùng Vương. Lúc đầu tôi từ chối nhưng đoàn lân thiếu tay trống nên trưởng đoàn kêu gọi tôi giúp để tụi trẻ tiếp tục được sinh hoạt. Hôm thứ sáu vừa rồi tôi đánh thử và tay trống cũ nói cách đánh của tôi xưa rồi và cháu đã gửi tôi cách đánh hiện đại hơn của Sư Phụ Siow. Tôi xem thì cũng giống giống cách đánh của mình nhưng đơn giản và gọn gàng hơn nên tôi cố gắng tập. Phải thay đổi các đánh đã thuộc lòng mấy mươi năm qua cũng hơi khó nhưng tôi muốn bước vào một thử thách mới. Tôi thấy cách đánh của ông cũng hay nên tôi muốn giữ cả cách đánh của mình và mở rộng thêm cách nhịp điệu của ông.

Sinh nhật em

Chúc em một ngày sinh nhật thật vui và hạnh phúc bên mẹ, anh chị, con cái, và chồng. Chúng ta không xem trọng ngày sinh nhật vì tuổi tác chỉ là con số. Vẫn còn trẻ hay đã già đi chỉ là cảm nhận của chính mình. Em rất thực tế trong cuộc sống của mình. Em đối diện với chuyện gì đến. Chuyện xa vời vợi em không quan tâm. Anh kính nể bản chất đó của em.

Mười mấy năm cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình, anh được chứng kiến sự trưởng thành của em. Trong gia đình em trở thành một người mẹ đảm đang chăm lo cho đàn con. Ngày nào cũng xem xét sự học hành của con, nhất là thằng Đạo. Phận làm con, em lo lắng chu đáo cho mẹ già. Mẹ vui vì có em và các cháu bên cạnh. Em giờ đây đã vững vàng trong công việc. Tương lai của anh thì không biết nhưng em thì đã ổn định.

Còn chuyện vợ chồng mình thì nói sau cho hết. Cám ơn sự nhẫn nại của em. Cám ơn sự dung hòa của em. Cám ơn những tình cảm em vẫn còn cho anh. Cám ơn em vẫn luôn sát cánh bên anh. I love you!

Thăm hỏi

Trưa nay trời nắng ấm, tôi tranh thủ ăn miếng gà nướng Peruvian rồi lái xe đến skatepark cách chỗ làm năm phút. Trưa nay công viên vắng vẻ nên tha hồ tập luyện rollerblade. Rơi vào cái tô (bowl) thì dễ. Ra khỏi miệng tô cần phải nhún như bay nên tôi vẫn chưa tập được. Nhún lên rồi nhún xuống chỉ nửa tiếng mà mồ hôi tuôn nhễ nhại còn đôi chân rã rời. Thế mới biết mình đã già.

Khi trở lại bãi đậu xe thay giày thì có một chiếc Mercedes ngừng lại. Cô lái xe kéo cửa kính vẫy tay chào. Tôi đáp lại chữ “hi” và chờ cô ta nói tiếp. Tôi nghĩ chắc cô ta có điều gì muốn hỏi nhưng cô chỉ buông lời, “I just want to say hi” rồi tiếp tục lái xe đi. Tôi chỉ kịp thời đáp lời, “Oh OK, nice car.”

Còn tưởng đâu hôm nay là ngày may mắn của mình. Nhưng dù sao đi nữa cũng thấy vui vui. Thời buổi này mà vẫn còn có người chào hỏi qua lại. Hay chắc tôi không bày tỏ sự thân thiện của mình đến với người khác nên ít ai muốn trò chuyện với tôi. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là sợ làm phiền đến người khác nên ít khi mở miệng. Vấn đề không phải người khác mà là ở chính mình. Tôi không biết cách giao thiệp vì không biết phải nói về đề tài gì.

Friend Request

I hardly use Facebook these days, but I have not deactivated or deleted my account. I logged in once in a while to catch up on friends and family members. I also checked Facebook to see if there were any death announcements. I wanted to share the pain and the grief.

Then there was a friend-request pending. I don’t know the man. I never met him, but I heard a lot about him. He used to own a car garage and my sister befriended him. Even when he closed up shop and retired, he still fixed her car. He even helped her fix things around her house like unclogging her sink, replacing her toilet flush or changing light bulbs. He was the handyman that she needed.

My mother spoke highly of him. She said he was kind and generous. She told me he had a good heart. Whenever I visited my mom, she always asked me to buy chả lụa or bánh bột lọc so she could gift him and his family. I hadn’t had a chance to meet him, but I had tremendous respect for him through what my mom was telling me.

One day he came by to fix my sister’s car. They worked on the car in the street parking out and neither of them wore a mask. Later that evening he fell ill. A few days later my sister fell ill. A few weeks later my mom passed away after her fierce battle with Covid.

In retrospect, the entire situation could have been avoided. She didn’t have to end up that way. I didn’t want to accept it, but she did. Even at near the end of her life, my mother never blamed him or my sister for spreading the deadly virus to her. Even as she was getting worse, she still asked if they were getting better. Her unconditional love for her daughter and others was what I remembered the most in those painful moments.

After several weeks, I finally accepted his friend request. I hold nothing against him or my sister. They were also the victims of the global pandemic. During the lockdown, I could not have imagined how close it would hit home. Cases were up, hospitals were packed, and people were dying, but everything felt so far away. Then it struck the person I loved the most and nothing I could do about it. It gave me a different perspective on the space between life and death. It is much closer than I thought.

Giỗ đầu của ba

Mới ngày nào mà một năm đã trôi qua từ khi ba tôi lìa xa cõi đời này. Lúc ông còn sống, ba và tôi cũng đã xa cách nửa vòng trái đất nên những kỷ niệm về ba lúc thời ấu thơ vẫn sống mãi trong tôi và tôi cũng đã viết lại rất nhiều. Hôm nay ngày giỗ đầu của ba, tôi muốn chia sẻ lá thư của người em họ kể lại những “Kỉ niệm với bác Năm.” Thanh đã gửi lá thư này đến tôi vài ngày sau khi ba tôi qua đời. Thanh viết rất chân thật khi ôn lại những ký ức đẹp với ba tôi. Xin cám ơn Thanh rất đã cho phép tôi đăng lại lá thư trong trang nhà của tôi.

Hôm đó là sáng thứ hai, một buổi sáng đầu tuần nhiều công việc như thường lệ. Đang ngồi làm việc trên phòng thì mẹ nói thấy Doanh bên Mỹ trên FB nói Bác Năm trai mất rồi, mẹ mới comment chia buồn.

Tôi cảm thấy lòng mình trùng xuống, có cái gì đó buồn lẫn 1 chút mất mát. Tôi liền lập tức vào FB anh xem thế nào và sự thật là vậy. Sau ông bà, đây là lần đầu tiên trong cuộc sống tôi có người thân ngang với ba mẹ, ở vai chú bác cô dì, qua đời. Vẫn biết lớn rồi, sớm muộn cũng có ngày này nhưng trong lòng vẫn chưa chấp nhận được.

Sau khi đọc xong bài viết của anh Doanh và comment vài dòng ngắn ngủi với anh trên FB, tôi làm tiếp đống công việc để sắp nghỉ ăn trưa gọi về ba ở VN xem như thế nào. Vừa làm tôi vừa nhớ lại về Bác Năm. Đối với riêng tôi, mỗi lần nghĩ về Bác Năm vẫn là 2 từ “cương trực” và “hào sảng”.

Cương trực thì qua tiếp xúc Bác Năm ai cũng cảm nhận được. Từ lời nói tới công việc làm ăn.

Còn về hào sảng, có 1 chuyện nhỏ như vầy cách đây gần 20 năm rồi, vào khoảng giữa đầu năm lớp 10. Bác ghé qua nhà tôi chơi. Trong lúc đợi ba tôi về, Bác ngồi ở ghế đá trước nhà rồi lấy trong túi ra cái điện thoại nói chuyện. Xong kêu “mày coi coi điện thoại này tốt không sao tiếng nhỏ quá, chỉnh tiếng lớn lên dùm tao”.

Lúc đó tôi khoái vọc lắm, nên cầm vọc liền. Điện thoại lúc đó muốn chỉnh tiếng phải mò chứ không có nút lớn nhỏ trực tiếp như bây giờ. Xong tôi đưa lại Bác Năm nói điện thoại thật ra đã chỉnh loa tối đa sẵn rồi. Bác Năm hỏi “mày thấy tốt không” rồi lại nói “cho mày đó lấy xài đi”. Lúc đó tôi còn nhỏ, trong lòng cũng khoái lắm nhưng giả bộ từ chối.

Thật ra thời đó điện thoại cục gạch mới xuất hiện ở VN, ngay sau cái thời máy nhắn tin “bíp bơ”, nên điện thoại di động khá mắc tiền. Điện thoại bàn lúc đó vẫn còn thông dụng (điện thoại quay vòng vẫn còn), nói chi điện thoại di động. Đtdd ban đầu 10tr rồi lúc đó xuống khoảng 2tr 1 cái, nếu so với vật giá hiện giờ sau 20 năm thì cũng 30 40tr chứ không ít. Lúc đó ba tôi cũng chưa xài nữa vì chưa cần. Vậy mà Bác Năm thấy tôi thích là muốn cho. Đối với tôi đó là cả 1 gia tài.

Tôi thì con nít mà nên khoái để dùng chơi game con rắn chứ cũng có ai đâu mà gọi. Nên tôi nói thôi Bác Năm để gọi đi chứ con đâu có xài để làm gì đâu. Rồi Bác Năm lại hỏi thêm 2 3 lần chê tiếng nhỏ quá cho mày lấy xài đi. Thật ra lúc đó tôi khoái lắm mà vừa ngại vừa sợ ba la nên thôi. Tính Bác Năm là vậy, thấy con cháu thích thì cái gì cho được là cho liền.

Nhắc đến con cháu. Tôi lại nhớ khoảng thời gian Bác còn ở ngoài Lê Lợi với chị Lệ. Tôi lại nhớ lúc lớp 8 hay 9, Bác Năm cùng cả nhà chuẩn bị đón anh Doanh và Bác Năm gái từ Mỹ về thế nào. Và cả nhà Bác Năm ghé nhà tôi thế nào, ngồi vị trí nào, ghế trong nhà màu gì, trời chạng vạng tối thế nào, mở quạt ra sao.

Tôi lại nhớ lúc còn nhỏ hơn nữa ở VN, đến Tết là cả nhà ghé nhà Bác Năm chơi. Có lẽ cái cảm giác trời chiều tối, cộng thêm những hàng hoa ven chợ, cùng với tiếng xào xạc của chổi quét lúc người ta dọn về, làm tôi thích nhất qua nhà Bác Năm lúc Tết vì cảm giác lạ lạ đó chỉ ở ngay chợ mới có, Bác Năm lúc nào cũng vui vẻ và hòa nhã khi nhà tôi ghé thăm.

Tôi lại nhớ Bác Năm đi mổ về qua nhà Chú Mười và những cơn đau trong thời gian đó mà Bác Năm phải chịu đựng.

Tôi lại nhớ có lần Bác Năm thấy tôi thích ăn bún hơn ăn cơm vì bún dễ ăn, Bác la tôi “con trai ăn bún yếu như cọng bún, ăn cơm đi mày”.

Từng hình ảnh, mới như ngày hôm qua hiện ra, trong tâm trí, từng đoạn và rất rõ ràng. Có lẽ khi rời khỏi VN, thời gian như dừng lại, nên tôi nhớ từng thứ một dù những thứ đó là khi còn nhỏ và rất nhỏ nhặt, chỉ là không muốn nói nhiều kể nhiều với ai cả.

Tôi lại nhớ khoảng thời gian sau này. Khi đã có điều kiện về lại VN. Mỗi lần về tôi ghé Bác Năm chơi thấy Bác vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Vẫn trò chuyện vui vẻ và giọng nói hào sảng của Bác vẫn như ngày nào.

Mỗi lần tôi qua chở ba đi ăn sáng, lúc qua cầu là thấy Bác Năm đạp xe đi tập thể dục về. Đều đặn và thường xuyên. Tôi cũng thấy vui vì Bác còn khỏe. Nhưng lại cũng thấy lo vì không biết mắt Bác có còn thấy rõ không. Nhất là giao thông buổi sáng người ta đi làm đi học rất đông nữa.

Tôi lại nhớ lúc đám giỗ, tôi đang ngồi bàn ngoài cùng các anh em khác ăn, thì Bác Năm đi ra cầm ly bia ra kêu tôi uống. Lúc đó cách đây cũng 8 năm rồi. Lúc đó tôi còn uống nước ngọt chứ chưa uống bia nữa. Vì tôi không biết uống bia, thế là bác cháu chia cùng 1 ly, Bác Năm 1 nửa tôi 1 nửa vui lắm. (Rồi mấy lần đám giỗ sau thì tôi lớn lên, quen rồi nên với Bác Năm là cạn ly khỏi chia).

Rồi sau này sức khỏe Bác Năm không còn như xưa nên đám giỗ có khi qua có khi không qua. Nhưng mỗi lần về tôi thăm riêng Bác Năm bên nhà. Thì Bác Năm đều nhắc đến anh Doanh, hỏi tôi có liên lạc với anh Doanh không, rồi kể nói chuyện điện thoại với Bác Năm gái v.v.

Mỗi lần như vậy tôi nghĩ có lẽ Bác Năm cũng nhớ anh Doanh lắm, và Bác cũng hiểu cho tôi hay anh Doanh về sự bất tiện của vị trí địa lý, về khoảng cách xa gia đình. Tuy Bác nói ít nhưng tôi cảm nhận được. Tôi cũng không biết cách hỏi hay an ủi Bác Năm được. Vì tôi nói tiếng Việt theo kiểu tiếng Anh, nên không biết nói sao để diễn đạt ý mình cho Bác hiểu nữa (trừ khi viết thôi).

Sau đó anh Doanh có cơ hội công việc về thăm Bác Năm. Khi tôi về gặp Bác Năm, nghe Bác Năm kể lại thấy Bác Năm vui lắm, tôi cũng cảm thấy vui phần nào.

Tôi vừa làm vừa nhớ nhiều thứ nữa. Đối với nhiều người, trí thông minh/trí nhớ là sự thiên phú, cũng là sự bất hạnh, nó phụ thuộc vào người nắm giữ nó. Có nhiều người tìm cách lảng tránh hoặc cố quên. Riêng tôi cảm thấy nó bình thường, nên luôn ghi nhớ và giữ kỉ niệm lại dù trải nghiệm đó tốt hay xấu, chỉ là đừng để bản thân sống mãi trong quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại của mình thôi.

Thời gian mới đó mà qua mau quá. Cách đây vài tháng tôi nói tôi biết Bác Năm bị bệnh, mà giờ Bác đã mất rồi. Thời gian đúng là cứ qua đi không quay trở lại được. Vốn dĩ bản chất của cuộc sống là tre già măng mọc, không thể dừng và quay lại theo ý mình. Tôi chỉ biết cầu mong Bác về miền an lành và Bác sẽ che chở phù hộ cho các anh chị em con cháu trong nhà.

T.Thanh
22/11/2020

Đọc lại bài của Thanh, miệng thì mỉm cười, mắt lại thấy cay cay. Năm giỗ đầu của ba, vợ tôi nấu mấy món chay và tôi mua một ít xôi chè đặt trên bàn thờ. Thắp chút nén nhang khói tưởng nhớ đến ba.

Mỗi lần nghĩ về ba, tâm trạng tôi luôn bị xáo trộn. Buồn vì ba không còn trên cõi đời này nữa nhưng tiếc nuối hay hối hận thì không. Không biết định mệnh đã an bài cho hai cha con luôn xa cách. Tôi thường trách ba đã chọn con đường đó nhưng giờ nhìn lại tôi cũng là người đã chọn cho mình cuộc sống riêng. Ba đã quen với đời sống ở Việt Nam còn tôi thì không muốn từ bỏ lối sống ở Mỹ. Tôi không biết mình sẽ sống ra sao ở quê nhà vì tôi chưa từng thử. Có nhiều lần chán nản với đời sống ở Mỹ tôi muốn quay lại quê nhà dù sao gì cũng còn có ba và bà con chú bác. Từ lúc ba ra đi, tôi không còn luyến tiếc gì về Việt Nam nữa. Dường như quê hương tôi đã quá xa và không còn gì để tôi lưu luyến. Tuy vẫn còn anh chị và người thân trong gia đình ở quê nhà, tôi không còn tha thiết muốn trở về vì nơi đó không còn hình bóng của ba tôi nữa.

Cắm trại

Cuối tuần đi cắm trại với liên đoàn Hùng Vương. Tuy không hứng thú lắm nhưng cũng phải đi với Đạo và Đán cho tụi nó tham gia hướng đạo. Chiều thứ sáu dựng lều rồi trò chuyện với các trưởng và phụ huynh khác. Mọi người muốn tôi tham gia đánh trống cho đoàn lân để kiếm thêm tiền cho liên đoàn. Thôi thì tôi cũng đồng ý. Giúp được việc gì thì giúp. Bàn chuyện đến khuya tôi trở vào lều nhưng không ngủ được. Đến gần ba giờ sáng tôi mới thiếp đi.

Đến bảy giờ sáng, thức dậy ăn điểm tâm rồi đưa thằng Đán đi tập ice hockey. Sau giờ tập xong, tôi ghé chợ mua hai thùng bia để uống cùng mọi người ở vùng cắm trại. Buổi trưa chị Diễm đãi liên ăn phở. Tuy bị gout nhưng tôi không thể nào bỏ qua phở chị Diễm. Sau giờ trưa đám nhỏ đi sinh hoạt còn phụ huynh chuẩn bị cơm chiều. Chúng tôi đốt than lên nướng thịt và sườn. Đồng thời phụ huynh khác cũng đem theo những món nên buổi ăn tối khá nhiều. Sinh hoạt xong, mười giờ là lúc phải giữ yên lặng.

Đám nhóc chơi bên đống lửa gần đến 11 giờ mới đi ngủ. Phụ huynh và các trưởng nướng cá khô, uống bia, và trò chuyện tiếp. Tôi khá buồn ngủ nhưng cũng ngồi lắng nghe. Đến gần một giờ sáng tôi không chịu nổi nên về lều ngủ. Tuy mệt mỏi nhưng vẫn khó ngủ vì mấy ông vẫn trò chuyện lớn tiếng.

Đến hai giờ khuya, trời bắt đầu mưa nên mấy ông cũng đi ngủ. Tôi nằm nghe tiếng mưa rơi trên mái lều. Tôi nhớ đến vợ và hai đứa nhỏ. Chỉ vắng có một ngày mà sao nhớ nhung vô cùng. Ước gì có vợ nằm kế bên thì lãng mạn biết mấy. Đã lâu rồi không được nằm kế vợ. Tôi bị bốn thằng khác lần lượt chiếm chỗ. Từ thằng Đạo, đến thằng Đán, đến thằng Xuân, giờ thì thằng Vương không xa mẹ nửa bước.

Đến gần ba giờ sáng tôi mới thiếp đi và mưa vẫn rơi. Sáu giờ sáng tôi tỉnh giấc và mưa vẫn tiếp tục rơi. Tôi nằm đọc sách một chút mà lòng vẫn lo ngại không biết xụp lều xuống có được không nếu như trời vẫn mưa. Cũng may tám giờ sáng mưa đã tạnh. Chúng tôi ăn sáng xếp đồ đạc vào xe rồi đám nhỏ làm lễ bế mạc.

Chúng tôi chia tay nhau ra về. Dù biết rằng cuộc vui nào rồi cũng phải tàn nhưng lòng tôi có một chút buồn. Dù sao gì tôi cũng xem những phụ huynh khác như bạn, nhất là cùng người Việt với nhau. Nhưng ngoài những buổi họp mặt như vầy vì con của chúng ta tình bạn bè không hề tiến xa hơn được nữa. Khi đám con lớn rồi thì cũng sẽ không còn gặp nhau để nhậu nhẹt hay chuyện trò gì nữa.

Vợ tôi

Hôm trước vợ trách móc tôi rằng, “Sống với nhau mười mấy năm chỉ có mỗi một việc anh chẳng bao giờ thấy mệt.” Quả thật, không ai hiểu tôi bằng vợ cả. Ngược lại, dường như tôi không hiểu rõ vợ mình. Có lẽ vì em kín đáo hơn tôi. Chẳng bao giờ em bộc lộ tình cảm của em với tôi cả, nhưng em không kiệm lời mỗi lần bực bội với những gì tôi không chịu làm hoặc không hài lòng với những gì tôi làm.

Còn tôi thì chẳng bao giờ che giấu được cảm xúc của mình với vợ. Trước khi lấy nhau vẫn thế và đến bây giờ vẫn vậy: “Cuộc tình anh dành cho em. Đam mê đắm say kiếp kiếp.” Sến thật nhưng là sự thật. Dĩ nhiên hài lòng 100% thì không. Trong hôn nhân có yêu thương thì phải có dung hòa và có hy sinh mới có bền vững. Em và tôi đã phải trải qua rất nhiều thử thách trong cuộc sống để tiếp bước đến ngày hôm nay. Cho dù có buồn nhiều hơn vui, mệt nhiều hơn sướng, hoặc giận nhiều hòa, tôi vẫn yêu em hơn ngày hôm qua. Tôi hiểu rõ sự hy sinh của em và cảm kích sự đóng góp của em dành cho gia đình của chúng ta. Tôi tin rằng dù có khó khăn cách mấy, chúng ta vẫn có thể cùng nhau vượt qua.

Sau mười mấy năm thành vợ thành chồng, hôm đó lúc em buông lời trách móc, tôi chợt nhận ra được tình cảm em dành cho tôi: “Giận thì giận mà thương thì thương.” Miệng thì nói thế nhưng lòng em vẫn còn có tôi. Từ trước đến giờ, em chưa từng trả lời câu hỏi của tôi, “Tạo sao em chịu lấy tôi?” Rốt cuộc hôm đó tôi đã tìm được câu trả lời tôi đã thắc mắc mười mấy năm qua. Tôi chợt thấy em dễ thương vô cùng và mình được may mắn lắm. Xin cám ơn em rất nhiều.

The Weekend Dilemma

Nowadays my weekends are filled with guilt and stress. The house needs to be tidy up from top to bottom. The lawn needs to be mowed and trimmed. The longer I put off, the worse they get. They just get piled up weeks after weeks. When I look at them, I don’t know where to start.

My ideal weekends are to spend time with my sons going ice skating, rollerblading, biking, reading, or just relaxing. Basically, I just want to enjoy the things I like to do instead of the things I have to do. When I lived by myself in Poughkeepsie, New York, my apartment was just a place for me to sleep. On the weekends, I would pack up my bags, drive home to stay with my mom, and hang out with my homeboy Nate. Now they are both gone and my life has changed forever.

I am not complaining about my current life. In fact, I am blessed with a wonderful family. They mean the whole world to me and I rather spend time with them than doing anything else. It’s just that when I have to do things that need to be done, it takes my time away from them. Sure, I could make them help me by doing all the chores, but then they would feel as miserable as I am for doing the things that they don’t enjoy.

For fuck sake, Donny. You’re a grown-ass man now, stop whining and get the shit done already.

I wrote this post while watching Đán learning to play ice hockey at 9 am on a Saturday. We went home around noon. Instead of taking the kids to ice skating for three hours, I decided to stay home to tidy up our basement. It took me two hours. By the time I finished organizing the basement,the kids had finished their late lunch. I took Đạo, Đán, and Xuân to the skate park. We rollerbladed for an hour and the boys sweated profusely. It occurred to me that they all needed a haircut. We returned home and I gave each one a buzz. None of my kids had been to a barbershop before. I cut their hair as well as mine all by myself. We saved quite a bit for the five of us.

We took a bath and headed over to my sister-in-law’s house for dinner. It was not a bad Saturday after all.