Người anh lớn

Tuy tôi và anh ít trò chuyện với nhau, tôi vẫn luôn kính trọng anh. Tôi không biết cái nhìn của anh về tôi ra sao, nhưng tôi vẫn xem anh như người anh lớn. Anh luôn đặc gia đình trước cả bản thân mình.

Là một người con trai, anh chăm sóc cho mẹ già rất chu đáo và lo lắng mọi điều cho bà. Nụ cười trên môi của mẹ anh chứng toả được lòng hiếu thảo của anh dành cho mẹ. Tôi hâm mộ việc làm này của anh.

Là một người cha, anh luôn yêu thương và chiều chuộng con cái. Anh cho con cái hết tất cả những gì anh có thể cho. Thậm chí anh luôn ăn đồ thừa của con mỗi khi chúng nó không chịu ăn nữa. Đáng tiếc rằng, tụi nó đã trở thành thói quen vì có người sẵn sàng ăn đồ thừa mà khỏi cần vứt thùng rác.

Là người chồng, anh luôn yêu vợ, chiều vợ, và làm mọi thứ cho vợ. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, vợ sai gì anh làm nấy vậy mà vẫn luôn bị cằn nhằn. Tôi cũng chướng mắt lắm nhưng chuyện gia đình anh tôi không thể xía vào. Đèn nhà ai nấy sáng.

Anh là một người kính đáo nên tôi cũng không dám tâm sự gì nhiều. Chúng ta quen biết nhau cũng chỉ bất đắc dĩ. Tôi nghĩ anh cũng sẽ không thân thiết gì với tôi nếu chúng ta không cùng chung một hoàn cảnh. Dù duyên hay ép buộc, tôi vẫn luôn quý mến anh như người anh cả.

Làm dâu

Hồi Tết Việt Nam vừa qua, tôi được một người bạn mời đi đám giỗ. Lâu ngày được ngồi nhậu với mấy đồng hương cũng vui. Ba của bạn cũng ngồi cùng bàn nhâm nhi ly rượu whiskey và nói chuyện vui vẻ. Còn bác gái và con dâu loay hoay trong bếp. Vợ anh niềm nở và cũng đùa giỡn với bạn bè trên bàn nhậu.

Tôi quen biết vợ chồng anh cũng đã ba năm qua hướng đạo nhưng không thân lắm. Tôi e ngại làm phiền tuy anh rất nhiệt tình. Anh là trưởng tụi nhỏ trong hướng đạo. Tôi thì chỉ đưa con đến rồi ngồi chờ tụi nó sinh hoạt. Rảnh rỗi tôi ngồi đọc sách hoặc đi rollerblading vòng quanh sân trường. Thỉnh thoảng cũng trò chuyện với phụ huynh khác.

Hai tuần trước tôi ngồi nói chuyện với chị. Tôi nhắc lại lần đó đến nhà anh chị ăn giỗ. Tôi khen chồng chị may mắn vì ở Mỹ mà vẫn có được cô con dâu ở chung với ông bà già chồng. Tôi chợt miệng nói, “Thấy hai bác vui vẻ nên chắc không có khó lắm”. Chị nhìn tôi với cặp mắt kinh ngạc và trả lời, “Cái cục lơ của em nó qua khỏi đầu rồi”. Tâm sự một chút chị rơm rớm nước mắt kể chị đã từng bị depressed.

Thì ra thấy vậy chứ không phải vậy. Tôi đã vô tình chạm đến nỗi đau của chị nên cũng thấy áy náy.

Mẹ vợ

Trưa Chủ nhật trước khi lái xe từ Lancaster về lại Virginia, chúng tôi ghé lại Wegmans ăn trưa. Mấy cha con bốc những hộp sushi. Thằng út thì chỉ ăn khoai tây chiên. Thấy có khoai lang chiên nên cũng gọi một phần. Thấy chưng bày những lon bia địa phương nên gọi luôn lon bia lúa dâu (strawberry wheat) để nhâm nhi.

Sau khi ăn uống no nê vợ dành lái xe. Lâu ngày khỏi phải làm tài xế tôi cũng muốn được thư giãn một tí. Mấy thằng con, đứa xem Tom & Jerry đứa ngủ trưa. Với đám con và công việc, tuy gặp nhau mỗi giờ nhưng vợ chồng ít có thời gian ngồi lại với nhau để trò chuyện. Được hai tiếng rưỡi ngồi trong xe thì tâm sự vậy.

Vợ chồng ăn ở với nhau lâu ngày tình cảm vẫn tốt là hạnh phúc rồi. Năm ngoái tôi mất đi cả cha lẫn mẹ. Nếu không có vợ và bốn thằng con chắc tôi đã bị rơi vào depression. Tôi ít khi tâm sự nỗi mất mát của mình đến với vợ con vì không muốn họ phải buồn lây. Nhưng chiều hôm đó tôi đã tâm sự với vợ về mẹ. Tôi vẫn đau buồn vì mẹ ra đi quá nhanh từ lúc phát hiện ra bệnh. Vì COVID nên mẹ con phải bị cách ly. Gặp mẹ lần cuối chỉ được vài phút. Tôi đã cố gắng không khóc để mẹ khỏi đau buồn nhưng giọt nước mắt của mẹ đã khiến tôi nhói đau cho đến ngày hôm nay.

Tôi tâm sự với vợ mục đích muốn nhắc nhở về mẹ vợ. Chúng tôi rất may mắn được có mẹ vợ sống chung một nhà. Bố vợ mất cũng đã lâu. Có mấy thằng cháu nên bà cũng đỡ đau buồn. Tám thằng cháu trai, thằng nào cũng yêu quý bà. Mười mấy năm ở chung, tôi luôn trân trọng mẹ. Nhưng giờ đây tôi càng quý mến mẹ hơn vì mẹ là bậc cha mẹ và bậc ông bà duy nhất còn lại của chúng tôi. Tuy sức khỏe mẹ vẫn tốt nhưng vài năm gần đây mẹ đã yếu đi. Mẹ đã có tuổi. Thời gian trôi qua rất nhanh và không thể đoán trước được ngày mai sẽ ra sau.

Giờ phút nào còn có mẹ thì phải nắm lấy hạnh phúc đó. Tôi và mẹ có cái duyên mới được chung sống. Tôi tin vào duyên số vì không phải muốn là được. Có một lần khá lâu, vợ có tâm sự với tôi. Xem tình hình mẹ ở với gia đình mình là thích hợp nhất. Tôi đồng ý và mẹ muốn ở đến lúc nào cũng được cả. Tôi chỉ hy vọng mẹ bỏ qua những thiếu sót và sai lầm của tôi.

Tuy mẹ vợ sống chung với con rể không khó bằng mẹ chồng và con dâu nhưng cũng không dễ dàng. Tôi đã từng sống và chứng kiến sự mâu thuẫn giữa mẹ vợ và con rể và cái kết là vợ chồng tan rã. Tôi và mẹ vợ chưa từng có mâu thuẫn với nhau chắc là vì mẹ dễ dãi và không chấp nhất.

Tôi biết bản thân mình không phải là người dễ chịu hoặc dễ ôn hòa. Tôi đã từng phát ngôn những lời nặng nề đến họ hàng vì nóng nảy nhất thời hoặc thiếu suy nghĩ. Hối hận cũng có vài lần nhưng ai vẫn trách móc thì đành chịu. Tôi chỉ thay đổi được những gì mình chưa làm. Cuộc đời này quá ngắn ngủi. Tôi không thể thể nào thay đổi quá khứ. Chỉ có thể thay đổi hiện tại và tương lai.

My Big Brother

This evening we celebrated my sister-in-law’s husband’s birthday. He’s a loving husband, a doting father, and a devoting son. He is like a big brother to me. He taught me how to fix things around the house and he has all the tools I ever needed.

Although we have completely different personalities, we get along well most of the time. He is more reserved. Even with my emotional outbursts, we only had a few conflicts. For the most part, we’re on good terms. And if I am being completely honest, we’re not tied together by choice. We are married into the same family; therefore, we have to work together for the sake of our wives and our kids.

As a son, he is an epitome of filial piety. I had always respected him for his meticulous care for his mother. When my mother died, I had even greater admiration for him. If I took my mother in and took care of her, she might have dodged COVID. I asked her time and time again if she would consider moving in with us, but she refused. She finally said something that broke me and I never brought up the topic again.

I blame no one but my own failure. Not that I didn’t have the opportunity to pull her away, I failed to seize the opportunity. I failed to ignore her protests. I failed to see that COVID could knock on her door. While I was being extremely cautious, I failed to see that she could be exposed. By the time I found out about her symptoms, I knew it was too late. I failed her.

Tonight when witnessing the happiness on the mother’s face celebrating her son’s birthday, I jokingly asked, “What did you get your son for his birthday?” She smiled and replied, “I didn’t get a chance to go out.” She didn’t have to go anywhere. Her presence is his greatest present.

Happy birthday, big brother!

Tình em bán dừa

Hôm nọ thấy thằng con trai chặt dừa làm mình nhớ đến kỷ niệm em bán dừa. Khác với thằng con trai không có kinh nghiệm, em chặt dừa rất nhẹ nhàng và gọn gàng tuy dáng em dịu dàng. Nhớ hơn nữa là em không chịu lấy tiền. Em nở một nụ cười dễ thương và nói rằng hàng xóm mà sao Doanh khách sáo quá.

Mười mấy năm không gặp, em giờ đã trở thành một thiếu nữ rất đẹp. Dáng em cao. Mũi em thon. Răng em khểnh. Nước da em ngâm đậm chất Mỹ Tho. Khi em nhắc lại những ký ức xưa tôi thấy rất vui vì em vẫn còn nhớ.

Ngày xưa chắc chị của em học giỏi hay sau đó mà mẹ tôi thuê chị dạy học thêm cho tôi. Mẹ thì chẳng báo gì cho tôi biết cả. Bổng một hôm đang chơi bắn bi với mấy đứa trong xóm thì chị đến nài nỉ tôi đến nhà chị học. Lúc đó tôi học lớp hai hay lớp ba gì đó còn chị chắc lớp năm hay lớp sáu. Thấy chị tha thiết gọi, tôi cũng đành bỏ chơi mà đến nhà chị để học. Thấy tôi học một mình không tập trung nên chị bảo đứa em cùng lứa vào học chung. Hai đứa học dễ dàng hơn một tí vì những gì tôi không biết em trả lời dùm. Có lúc học hết bài mà vẫn chưa hết giờ, chị lơ là. Thế là mẹ chị vừa bán dừa vừa nhảy vô dạy thế. Còn tôi thì ngồi gục lên gục xuống.

Tôi không nhớ học được bao lâu nhưng tôi không thể nào quên được những chuỗi ngày thơ ấu đó. Không ngờ em cũng chưa đã quên. Lúc em nhắc lại chuyện xưa thì tôi hỏi thăm người thầy đã từng dạy kèm hai đứa mình. Em hỏi tôi muốn đi thăm thầy không em đưa tôi đi.

Em đưa tôi sang sông bằng chiếc xuồng ba lá. Em nắm lấy tay tôi mỗi lần lên xuống xuồng và qua cầu tre. Cuối cùng cũng đến nhà chị. Lúc đó chồng chị đi làm chỉ còn chị ở nhà trông mấy đứa con. Thấy tôi chị mừng rỡ và nhận ra ngay. Tôi vẫn nhận ra chị. Chị vẫn đẹp như ngày nào chỉ khác là nhan sắc mặn mà hơn. Chị hỏi thăm cuộc sống của tôi và mẹ ở Mỹ ra sao. Lúc đó tôi chỉ mới tốt nghiệp đại học. Chị bảo rằng tuy chị đã bỏ học đi lấy chồng nhưng chị rất tự hào đã dạy dỗ hai đứa học trò thành công. Thấy tôi và em cười xung sướng chị cũng không ngại “giới thiệu” luôn. Không biết chị nói đùa hay nói thật, chị bảo tôi đưa em qua Mỹ luôn. Tôi hỏi em có muốn đi không tôi đưa em đi ngay. Em chỉ cười e thẹn.

Quả thật lúc đó tôi như được lên cung trăng nhưng tôi mất đi tự tin dưới sắc đẹp của em. Tôi như thằng Cuội được chị Hằng cứu vớt. Câu trong đầu của tôi lúc nào cũng, “It’s too good to be true.” Nếu như tôi không phải trai Việt Kiều thì làm gì mà có cửa. Tôi không chắc chắn em đến với tôi là thật lòng hay là giả dối. Tôi quay về Mỹ và khép lại mối tình vẫn chưa bắt đầu.

Vài năm sau nghe tin em đã lấy chồng tây và đã định cư nước ngoài. Thế thì tôi cũng mừng cho em. Chúc em được hạnh phúc nơi xứ lạ quê người.

Tình bạn già

Dì Phan là người bạn thân nhất của mẹ tôi trên đất Mỹ. Hai người quen và thân nhau từ lúc cùng làm chung hãng. Tuy tôi quen biết với thằng con trai của dì trước khi dì và mẹ biết nhau như tôi với nó không thân bằng hai bà mẹ. Đám cưới của tôi và đám cưới của nó cả hai bên đều tham dự.

Sau này khi cả hai bà cùng nghỉ hưu, dì vẫn gọi điện thoại thăm mẹ hằng ngày. Dì thường biếu mẹ rau cải hoặc trái cây và mẹ cũng thường xuyên tặng lại. Mỗi lần về thăm mẹ tôi cũng không quên mua một vài món Việt Nam tặng dì. Hai gia đình rất thân thiện.

Bỗng nhiên vài tháng gần đây. Hai bà không còn liên lạc nữa vì giận nhau một chuyện rất nhỏ nhặt. Chuyện nhỏ đến nỗi không cần phải nhắc tới nhưng đã đánh mất đi tình bạn mấy mươi năm. Mỗi lần nói chuyện điện thoại với mẹ tôi hỏi dì có gọi mẹ không. Mẹ đáp rằng dì giận mẹ nên không gọi và mẹ cũng không gọi lại dì. Tính của mẹ tôi là thế. Ngoài cứng trong mềm. Dì chỉ cần gọi mẹ một tiếng là hết chuyện ngay.

Đáng lẽ ra chuyện của hai bà tôi không nên xen vào nhưng tôi thấy chỉ chuyện nhỏ nhặt như thế mà mất đi tình bạn thân thiết mấy mươi năm thì thật đáng tiếc. Tuần rồi về thăm mẹ tôi đã nhắn nhủ điều này với mẹ. Hy vọng mẹ sẽ gọi điện thoại cho dì. Mẹ sống ở đây cũng cô đơn nên có dì trò chuyện hằng ngày cũng vui. Mẹ có được một người bạn như thế nên biết quý trọng. Tôi rất ngưỡng mộ tình bạn của hai người vì chính bản thân tôi không có được một người bạn thân như vậy.

Lúc còn học cấp ba tôi cũng có được một số bạn rất thân nhưng tôi vô tình đã lơ đãng đi những mối thân tình đó. Giờ đây lúc nào cũng bận bịu với công việc và con cái nên cũng không còn thời gian bè bạn. Lúc trước về Lancaster cũng còn vài đứa giờ đã hết sạch.

Chỉ còn lại một anh bạn ở xa lâu lâu qua đây thăm gia đình đều nhớ đến tôi. Lần cuối gặp anh vào dịp Tết vừa rồi tôi vui đến nỗi nhậu say không biết đường về. Giờ đang mùa đại dịch không biết khi nào mới gặp lại anh. Cho dù một hoặc hai hoặc ba năm mới gặp một lần tôi vẫn luôn quý mến anh.

Mẹ vợ

Anh đội ơn em và mẹ em rất nhiều nhất là những gì em và mẹ làm cho các con. Anh chưa từng bày tỏ tấm lòng của mình đến mẹ vì anh sợ mình chỉ dùng được lời nói thôi. (Như anh bày tỏ những lời yêu thương đến em nhưng đối với em đó cũng chỉ là những lời nói em nghe đã quá nhàm chán.)

Trong lòng anh luôn luôn quý trọng mẹ. Mẹ đã sống với gia đình mình mười mấy năm rồi mà giữa mẹ vợ và con rể không hề có đụng chạm hoặc mâu thuẫn. Thấy được mẹ vẫn còn khoẻ mạnh và chẳng những không chỉ tự chăm sóc cho mình mà còn cả con cháu anh rất vui và ngửng mộ. Và đó là sự thật từ đáy lòng của anh chứ không phải vì anh muốn mẹ trông con cho anh.

Anh ước ao được ở chung với mẹ anh như em hiện được ở bên mẹ em. Đó là cái diễm phúc quý giá không phải đứa con nào cũng có được. Cho dù vô tình hay vô tâm, anh xin lỗi nếu như anh đã có những cử chỉ không tôn trọng mẹ em. Anh biết giờ đây câu xin lỗi của anh đối với em cũng chỉ là lời nói chót lưỡi đâu môi.

Tuy mẹ không nói nhưng anh không thể nào không cảm nhận được tình thương của mẹ dành cho thằng con rể. Anh đã từng chứng kiến những sự mâu thuẫn giữa mẹ vợ và con rể nên anh càng biết quý mến tình thương mẹ em dành cho anh. Anh tin chắc rằng tình anh và mẹ vợ còn sâu đậm hơn tình em và mẹ chồng.

My Friend Molly

Last week I met up with Molly and she gifted me her beautiful painting titled “The Migration of Eels.” I was honored to accept the invaluable gift my kids helped pick out. They love eels, especially eel sushi; therefore, they immediately gravitated to it. What I love about this particular painting is that her vision of eels are much more colorful than the slimy creatures. If the real eels look like the eels in the painting, people would keep them as pets rather than making sushi with them. I love her imagination and I am glad to see that she is doing what she had always dreamed of. She is much happier than before.

In retrospect, Molly played a key role in my life. When I was working at Vassar College, I went through some tough times until I met someone special. Just as we started dating, she found a new job in Virginia. My heart almost crushed when she told me. I had two choices to make. I either kept working at Vassar College or I needed to find a new job in the DMV area. If I stayed I might lose what we had just started. I applied for web design positions at George Mason University and George Washington University, but I was not too optimistic because higher education always took forever to get the hiring process rolling. To my surprise though, I received a call from someone at The George Washington University School of Business just a couple of hours after I submitted my application. She asked me if I would like to schedule an interview. I came to D.C. to meet with her and some key administrative and faculty members at the business school. The interview process took the entire day. I thought I did well, but I didn’t expect a call the next day offering me a job. She wanted me to give in my two weeks notice at my current job and to come to D.C. as soon as possible. She was aggressive and I had a feeling what I was about to get into.

As I had predicted, our working relationship turned out to be testy at times. She was a challenging boss, but caring and encouraging on the personal level. After three years, the school of business had gone through some major changes. Most of us, especially Molly, were miserable. She was no longer my supervisor and we all answered to a young kid who had no clue about communications and technology. At that point, I knew I needed to move on. I ended up at George Mason School of Law and I have been happy here till this day. Molly went on to other universities including Mason, but she was still struggling to get by. She finally decided to end all of this political nonsense in the working environment and to just paint. She had a degree in painting after all. It is not easy to make a living off painting, but she seems to be doing good. I truly am happy for her.

When we met up last week, she brought a friend with her. We sat in an Irish Pub, drank gin and tonic, and reminisced on the good old days. Her friend was quite a drinker. He washed down two Martinis and countless glasses of wine. I had two gin and tonic and I was buzzing. She made my blush when she told her friend my two sentences of how my wife and I met. She recounted, “She lifted out her hand. He held her hand and she didn’t take her hand back.” Our story reminded her of her grandparents’ love story, which was also told in two sentences. Her grandpa said to her grandma, “I decided to be a priest. Then I met you.”

As we hugged goodbye, she said to me, “I love you, my friend.” I was touched. I realized that I have a friend. Even though we see each other once in a blue moon, I truly treasure our friendship. I suppose we don’t need to see each other often to be friends. Even once in a while is still good—as long as we think of each other. Until we meet again, take good care of yourself, my friend.

Dì Chín trong tôi

Dì Chín là em út mẹ tôi. Trong các anh chị em, dì là người duy nhất học đến nơi đến chốn. Dì không chỉ học giỏi mà còn chăm chỉ và nhẫn nại. Lúc mới đến Mỹ tuy đã quá tuổi cắp sách đến trường và không biết nhiều tiếng Anh nhưng dì đã không bị những trở ngại đó mà bỏ đi tâm quyết của mình vì dì nhận thức được sự quan trọng của việc học. Với sự phấn đấu không ngừng, dì học xong bốn năm đại học với bằng khoa học máy tính.

Đối với dì sống trong xã hội cần phải có học vấn mới được kính trọng. Cho nên dì luôn khuyến khích và động viên cháu chắt cố gắng học hành. Tuy lúc nhỏ không thấu hiểu được sự quan trọng của nền giáo dục, tôi chỉ biết phải đi theo con đường của dì và anh Minh và chị Hoa (anh và chị họ của tôi). Nhờ cố gắng và noi gương theo ba người này trong gia đình tôi mới có bằng tốt nghiệp bốn năm và bằng thạc sĩ hai năm. Sau này khi hiểu được sự cần thiết của học vấn tôi càng mang ơn của họ.

Là người em út trong gia đình, dì luôn lo lắng và thương yêu các anh chị của mình. Đặc biệt với mẹ tôi, dì kính trọng và biết ơn sự hy sinh của người chị lớn phải bỏ học để phụ bà ngoại việc bếp núc trong nhà để các em có cơ hội đi học. Tuy nhiên tính dì rất thẳng thắn. Có sau nói vậy hoặc nghĩ gì nói đó. Thương thì thương nhưng nói vẫn nói. Ai không chấp nhận được sự thật thì sẽ không thích dì. Còn tôi thì quý trọng cách đối xử của dì. Nhất là đối với những người trong gia đình, dì thương mới nói. Cho nên những gì dì góp ý với tôi (dù khen hay chê) tôi biết được đó là những lời lẽ từ đáy lòng. Hôm qua tôi rất vui khi thấy được một bài dì viết riêng cho tôi trên Facebook. Dì đã đọc những bài tâm sự của tôi nên đã viết để động viên tôi. Dĩ nhiên những gì dì viết hoàn toàn theo sự suy nghĩ của dì. Tôi xin được chia sẻ lại bài viết của dì trên trang blog của mình:

Đừng vì người thân hay bạn bè mà im lặng. Khi cháu nói cho họ biết sự thật những gì cháu biết mà họ vì tiền hoặc quyền lợi nhỏ nhoi nào đó mà không thấy được sự nguy hiểm sẽ đến với chính họ mà còn cả một quốc gia, lúc đó thì quá trể rồi, dù có muốn làm lại thì không thể được. Đặc biệt những người Việt của mình có lẻ vì chiến tranh triền miên khiến họ không cần biết gì nữa ngoài việc có tiền để sống sung sướng ngắn ngủi và tạm bợ họ cũng thấy vui hơn là sống theo lương tâm mà phải vất vã. Nhưng họ quên rằng đồng tiền làm ra bởi mồ hôi nước mắt của chính mình thì mới tôn tại lâu dài, ngược lại sống ví đồng tiền của kẻ khác thì sẽ khổ suốt đời về sau. Đó là luật “NHÂN QUẢ” mà ta thuờng nghe người đời nhắc tới hàng ngày trong xã hội.

Chẳng hạn như nước Mỹ hiện nay luôn gặp những điều không tốt kể thư Khi Trump lảm Tổng thống. Dì thuờng nói với ông xả dì rắng sở dỉ nước Mỹ bị chia rẽ đó là hậu quả của nước Mỹ nhận lấy sáu nhiều thế kỷ làm điều tội lỗi mà họ không thấy.

Nếu dựa vào lịch sử của nước Mỹ thì cháu sẽ thấy: Trước hết khi người Mỹ từ Âu châu đã bỏ đất nước họ để tìm đến đất nước phì nhiêu mầu mỡ nầy họ đã được người bản xử giúp họ trong mùa đông giá buốt không có thức ăn và được người bản xứ giúp đở họ và cứu họ sống qua những ngày băng giá lúc họ bước chân đến mảnh đất nầy. Vậy mà họ đã quên ơn mà trái trại giết những kẻ cứu họ.

Kế đến là người Việt nam mình mất nước đã phải ra đi để tìm nơi an bình sinh sống thì phải chết gì sóng biển hoặc đói khác khi lạc vào những khu rừng không có thức ăn nên phải chết đói.

Cũng chỉ vì họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính họ mà đã giao đất nước Việt Nam cho Tàu Cộng để đổi lấy có được kinh tế giàu có do Trung Cộng đông dân nhân công rẻ, nhưng họ cũng không hưởng được suốt đời được. Vì Tàu Cộng nó đâu có ngu, chẳng qua lúc đó nó còn nghèo nên nó chịu đựng thế thôi. Chứ hiện nay bọn chúng đã ăn cắp các kỷ thuật công nghệ tân tiến của Mỹ rồi thì bọn chúng đâu còn sợ Mỹ nữa.

Mỹ lúc nào cũng cho mình là số “1”, nhưng thật sự hiện nay thì Mỹ không hẳn là số một nửa rồi. Các bọn tư bản nó chỉ muốn bốc lột sức lao động của kẻ nghèo để làm giàu cho chính chúng mà thôi. Nếu cháu nhìn hai chị của cháu hiện đang làm lao động cho các hảng xưởng của Mỷ cháu có thấy không?

Còn rất nhiều chuyện nhưng vì không có thì giờ nên nếu có dịp dì sẽ kể thêm. Dì rất mừng khi thấy cháu nhận thấy được những gì hiện nay đang xảy ra ở Mỹ. Người Việt mình có câu “ĂN HIỀN Ở LÀNH” thì không bao giờ sợ khổ.

Chúc cho gia đình cháu luôn luôn được mạnh khỏe và các con của cháu luôn luôn ngoan ngoản và học giở nhé

Tôi cám ơn những lời chân thật của dì. Giờ nghĩ lại lần cuối tôi gặp dì là lúc dì dự tiệc cưới của tôi. Thấm thoắt đã 12 năm rồi không gặp dì và dì cũng chưa hề gặp bốn thằng con của tôi. Hy vọng sẽ có cơ hội gặp gỡ lại dì trong một ngày gần đây. Xin chúc dì dượng luôn khỏe mạnh.

Me and My Nephews

When my mom, my sister, and I migrated to America, we lived with my oldest sister, who sponsored us, and her family in Willimantic, Connecticut. I was eleven and my two nephews were a few years younger. I didn’t know much English and they hardly spoke Vietnamese. We got along most of the time and fought once in a while. They fought each other more. A few months later, we moved to Lancaster, Pennsylvania.

In retrospect, I wonder how my life would have turned out if we lived there. Would I ended up dropping out of high school, hanging out with crackheads, and cussing every other word? Or could we helped guiding them toward a better future? It probably would have been more of the former than the latter.

I love my nephews and we get along better now than when we were kids. We had a wonderful time together, but our lives diverted after I moved to Lancaster. A few years later, they would come visit us over the holidays and I noticed a change in them. They seemed angry. They used loads of profanity. They talked about having a crew in school so that no one could fuck with them. A few years went by, they smoked when they visit us. I was horrified, but I didn’t feel like it was my business to tell them not to smoke. The probably wouldn’t listen to me anyway.

We grew further apart, but we could always bond over our love for hip-hop. For me, rap music has always been an art form. I appreciated the lyricism, but I always separated the music from reality. Other than wearing baggy jeans, I never picked up the hip-hop lifestyle. I never let the braggadocious, misogyny, and profanity affected me. They, on the other hand, were influenced by rap. They emulated the hip-hop lifestyle, particularly in the way they talk.

Now we are grown-ass motherfuckers in our late 30s and early 40s. We have wives and kids, but we have not become fully adults ourselves. I don’t use profanity when I talk, but I still use plenty in my writing. Cussing doesn’t come easy to me in conversation, but it seems so fucking natural to them.

We choose our own path and how we live, but we are still family at the end of the day. I love them and support them as much as an uncle can. I do miss the good old days.