Nỗi đau

Mẹ ơi, con đau đớn quá mỗi lần nhớ lại tấm lòng bao la của mẹ. Trong lúc tính mạng tràn đầy nguy hiểm, mẹ vẫn nhắc nhở chị uống thuốc và đi bác sĩ điều trị. Mẹ vẫn lo lắng cho sức khỏe của con và luôn nhắc nhở con ăn uống điều độ.

Ba giờ sáng ngày thứ Tư hôm đó, bác sĩ gọi điện thoại cho con báo tin buồn. Bác sĩ sắp xếp cho con và chị vào bệnh viện ngay để thấy mẹ lần cuối. Lúc chúng con vào, mẹ đang ngủ nhưng tỉnh giấc ngay khi nghe tiếng chúng con gọi. Mẹ mừng rỡ khi gặp được chúng con và câu đầu tiên mẹ hỏi là chị đã khỏi bệnh chưa. Nói chuyện được vài câu mẹ lại thiếp đi. Chúng con đứng lặng im xót xa nhìn mẹ. Vài phút sau, mẹ tỉnh giấc nhìn quanh vẫn thấy chúng con. Mẹ bảo thôi khuya lắm rồi chúng con hãy về nhà nghỉ ngơi đứng đó làm gì. Nhận thấy được tinh thần lạc quan của mẹ, chúng con nỡ lòng nào ra về và nỡ tâm nào để mẹ ra đi.

Mẹ là thế, lúc nào cũng đặt con cái trước bản thân mình. Cả cuộc đời mẹ đã hy sinh tất cả cho chúng con. Từ miếng ăn, từ manh áo, từ cơn ốm đau, mẹ đã lo lắng cho chúng con từng phút từng giây. Lúc còn nhỏ ở Việt Nam năm nào vào mùa cúm, con cũng phải nhập viện từ ba ngày đến cả tuần. Ba đi làm xa chưa về trong khi mẹ thì không hề rời khỏi giường bệnh của con nửa bước. Những lúc đó con không hề sợ nằm bệnh viện và vô nước biển, vì bên cạnh con luôn có mẹ.

Nỗi đau lớn nhất của đời con là không được kề cận bên mẹ trong những ngày cuối đời của mẹ. Con COVID ác độc này không chỉ giết mẹ mà còn tàn nhẫn cách ly con với mẹ. Nhìn mẹ qua màn hình mỗi đêm lòng con đau nhói. Niềm hy vọng nhỏ nhoi tan biến từng phút từng giây. Vết thương trong tim con như được mũi kim khâu lại theo từng nhịp thở của mẹ.

To Hell With 2020

2020 kicked off just fine. I started skiing for the first time in my life. I loved it. I spent 12 hours almost every Saturday in the winter with my sons, Đạo and Đán. We bonded over skiing, Gatorade, and sushi.

As we wrapped up the winter, the pandemic hit the U.S. Each day, the numbers of COVID-19’s cases and deaths escalated. The lockdown began. Although we struggled, we managed to keep ourselves isolated and safe. My wife and I worked 100 percent of our time from home. Both of our jobs were even more productive at home. Our two older sons, Đạo and Đán, switched to online school. We pulled our third son, Xuân, out of daycare. Our mother-in-law and our fourth son, Vương, already stayed home. The house was always chaotic, but filled with love.

To keep us and the kids active, we started doing more outdoor activities like biking and boating. My sister-in-law and her husband bought four kayaks and a canoe. We went boating three or four times a week. Then we started rollerblading, which had become my favorite exercise. I often dragged the kids out with me to the skate parks or bike trails to rollerblade. When we went out, we maintained social distance and enforced masking for all of our kids. Although we made a drastic change in our lives, we adjusted just fine. I thought we could ride this out until 2021.

In the summer, I spent my vacation redoing our deck. The woods had been in bad shape for years, but I knew it would cost a fortune to hire the professionals. With my wife’s meticulous planning and calculating, we replaced wooden boards with composite boards within three weeks and saved ourselves $12,000 or more.

One of the positive outcomes of the lockdown was that I spent lots of time with my kids, particularly the younger ones, Xuân and Vương. It was fascinating to witness their growing and progressing day by day. Because I didn’t have to get up early to get the kids ready for school and to drive to work, I spent early mornings and late nights reading and blogging, my two personal passion activities that kept sane during the lockdown.

June rolled around and my mother fell while taking a shower. She broke her bones and was hospitalized. Mid July she came home after being in rehab for a week. Everything seemed fine. I spent a few days with her. We talked, reconnected, and did some physical therapy to help her walk again. The outside world continued to collapse with the staggering increases of COVID-19’s new cases and death tolls. We were disheartening, but our family members were still safe.

Then one early morning in August, I received a phone call from one of my sisters in Việt Nam informing me that our father had stage 4 pancreatic cancer. The doctors said nothing they could do for him. My brother and sisters in Việt Nam took him home and cared for him. I wanted to go back to Việt Nam to see him, but the Vietnamese government had suspended entry into Việt Nam to all foreigners. I was hoping that he could hold on until 2021 so I could see him in person, but he didn’t make it past November, 2020.

When he passed, I spent time with my mother and we watched his funeral service together through live steam. We were devastated, but we still had each other. We talked about his life and his legacy. As much as I loved my father, I didn’t have a strong connection with him because I had become accustomed to being away from him for so long. Although he was gone, his place in my heart remained the same. My mother probably felt the same way about him.

Because of his absence in our lives, my mother and I meant the whole world to each other. We consoled each other and tried to move forward. Even though my mother had trouble walking, she was still strong, both her mind and her appetite. We enjoyed eating sweet sticky rice together every morning. We even split up a bottle of Starbucks’ Frappuccino and filled up our halves with whole milk. We lay in bed and talked to each other. When she fell asleep, I read. I treasured those moments together. Before I went back home, I told her that I wouldn’t bring the kids to see her this Thanksgiving because of the pandemic and she understood.Thanks goodness, we weren’t here for Thanksgiving. I can’t even imagine if our family also got infected.

Although I lost my father, somehow I had a feeling that 2020 was far from over. When COVID-19 could not reach us, it touched the person closest to us. My mother tested positive on December 9, 2020. December 10, 2020 kicked off the darkest days of my entire life up to this point. I lived through guilt, pain, frustration, disappointment, rage, fear, regret, distress, shame, uncertainty, and hopelessness. On December 28, just three days away from the end of 2020, COVID-19 took away the love of my life. I was beyond devastated. I lost both of my parents within 42 days.

Without the strong support from family and friends, I didn’t know how I could keep myself together. When I hit rock bottom, true friends and family lifted me up. They showed up when I needed them the most. I learned the value of relationships beyond my little world. No matter what I had done or said in the past, no matter how little we interacted with each other, no matter how long I had neglected our friendships, they came through to lend their support. I made a promise to myself that I will become a better friend in 2021 and forward. I will do what they had done for me when I had to face the toughest challenges in my life.

As much as I wanted to move on and to forget, 2020 will forever burn into my brain. It has changed me in a profound way up to this point of my life. I don’t think I can ever go back to the old me prior to December 10, 2020. I now look at life from a different angle.

In my mother’s obituary, I wrote that she loved to live in America because she believed the U.S. has one of the best healthcare systems in the world. It might have the best medical technologies in the world, but it failed her on the level of compassion. Even though the outcome came out the same, it played by the codes instead of the cares.

I also wrote about her cooking process, which took so long because she washed everything over and over again. Washing hands for 20 seconds was not a problem for her. I watched her wash her hands for two minutes. She even rinsed clean bowls and utensils with hot water before each use. How ironic was that she had been so careful all her life, and yet she died from contracting the virus?

Life was unexpected and unpredictable. The line between living and dying was so thin at the critical moment. I hope I won’t ever have to make another life-and-death decision for the rest of my life. I read about death, wrote about death, understood the inescapable part of death, and yet, I could not deal with death when the person I have loved all my life was facing death. I could not imagine not hearing her voice over the telephone asking me if I ate already. I could not imagine not seeing her hugging my children and letting them kiss her on her cheeks. I could not imagine life without her.

Last night, I woke up around midnight and felt hungry. I went downstairs to grab some cereal and milk without turning on the lights. I glanced over to her room. The night light was glowing. Her pillows and blankets were still there. Her clothes and her walker were still there. She was not. I broke down and cried in silence. She will never return to this room. She will never return to the bed that I lay next to her just a month ago when we both grieved for the man in our lives we just lost. I held her hand and told her that everything will be OK because we still had each other. She stopped crying and squeezed my hand. The last time I held her hand, water seeped out of her swollen fingers. I told her everything will be OK. She didn’t squeeze me this time. Only a teardrop rolled down her right eye. Her heartbeat slowed way down until it stopped. She did not make it past 2020.

That was how my 2020 ended. I had been through hell and not quite back yet. So, to hell with 2020.

Lễ viếng bà Lý Ngọc Anh

Kính thưa người thân và bạn hữu,

Chúng tôi xin thông báo buổi lễ viếng bà Lý Ngọc Anh sẽ được cử hành vào thứ Hai, ngày 4, tháng 1, năm 2021, từ 9:00 am đến 10:30 am, tại:

Charles F. Snyder Funeral Home
3110 Lititz Pike
Lititz, PA 17543

Sau giờ thăm viếng, linh cữu của bà Lý Ngọc Anh sẽ được an táng tại:

Bareville Union Cemetery
74 Brethren Church Road
Leola, PA 17540

Xin miễn chấp điếu. Thay vì tặng hoa, xin quyên góp đến chùa:

Buddhist Association of PA
202 Cherry Street
Columbia PA 17512

Memorial Visitation for Mrs. Anh Ngọc Lý

Dear family and friends,

A memorial visitation for our beloved Mrs. Anh Ngọc Lý will be held on Monday, January 4, 2021, from 9:00 am to 10:30 am, at:

Charles F. Snyder Funeral Home
3110 Lititz Pike
Lititz, PA 17543

Interment will follow at:

Bareville Union Cemetery
74 Brethren Church Road
Leola, PA 17540

In lieu of flowers, memorials may be made to:

Buddhist Association of PA
202 Cherry Street
Columbia PA 17512

Her Old Room

I am quarantining in my mom’s old room on the second floor. She used to sleep here until she fell and broke her bones. She had not been up here in a long time, yet all of her belongings are still here.

Whenever we spent the weekend here, I always sneaked up to her room early in the morning while my wife and kids were still sleeping in the basement. I would wake her up and we would have a few hours of private moments together. She would tell me everything on her mind. She made me feel like a forty-something-year-old kid. I treasured those moments.

Now laying alone in her room, I keep starring at her closet, which filled with clothes she hasn’t worn in a long time. I ran my hand through her shirts. I recognize the silk shirt with flowery pattern, which has to be one of her favorites. She wore this shirt many times, including on her eightieth birthday I threw for her. I still remember the beautiful smile on her face. She looked so happy with family members and friends celebrating her special day. I missed the good old days.

From her extra firm bed with head pins everywhere to secure the bed sheet to her pillows with safety pins to secure the cases, everything in this room reminded me so much of her.

Miếng bánh mì đường

Chiều nay nâng niu miếng bánh mì trên tay, từng hạt đường chậm vào ngón nhưng chưa kịp đưa vào miệng thì một ký ức nho nhỏ của tuổi thơ đã ùa về.

Không nhớ chính xác lúc đó 9 hoặc 10 tuổi nhưng nhớ hôm đó tôi bị ốm nhẹ nên chỉ đứng trước cửa nhà nhìn ra đường chứ không tung tăng chạy nhảy cùng mấy đứa hàng xóm. Bỗng nhiên thằng nhà kế bên đến trước mặt nhai rột rột miếng bánh mì có những hạt đường chiếu lóng lánh. Ngắm nhía miếng bánh mì giòn rụm đưa vào miệng nó và một vài hạt đường nhỏ rơi xuống đời mà tôi thèm thuồng. Nhất là khi nó bỏ hết miếng cuối cùng vào mồm rồi bỏ đi.

Tôi trở vào nhà với nét mặt buồn rầu. Mẹ hỏi con bị sao? Tôi nói con thèm ăn bánh mì giòn có đường. Mẹ lập tức chạy xe đạp khắp các tiệm bánh ở Mỹ Tho để mua cho tôi ăn. Giờ đây cầm miếng bánh mì thơm mùi bơ, ngọt vị đường mà không thể nào quên được tấm lòng thương con vô bờ bến của mẹ. Xin cám ơn mẹ rất nhiều.

Một ngày ngọt ngào

Thưa ba,

Hôm qua con vừa đọc xong quyển hồi ký rất cảm động của nữ danh ca Mariah Carey. Không ngờ đằng sau danh tiếng lẫy lừng và thành công rực rỡ, cô đã trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc sống.

Lúc mới qua Mỹ, con thích giọng hát của cô và rất khâm phục lời hát cô đã viết, đặc biệt là nhạc phẩm “One Sweet Day” (Một ngày ngọt ngào) cô đã viết và trình diễn với nhóm Boyz II Men. Lúc nhạc phẩm này mới ra, con đã xem đi xem lại rất nhiều trên MTV. Lúc đó con biết được lời nhạc rất hay nhưng chưa cảm nhận được tâm trạng gửi gắm trong ca từ. Giờ nghe lại mới thấm, nhất là phần điệp khúc:

Và tôi biết được bạn đang tỏa sáng xuống tôi từ Thiên đàng
Như những người bạn chúng đã mất trên đường đời
Và tôi biết một ngày nào đó chúng ta sẽ cùng bên nhau
Một ngày ngọt ngào.

Có người cho rằng những gì con viết chỉ là đạo đức giả. Lúc ba còn sống con đã không giúp đỡ được gì cho ba. Lúc ba đi rồi thì là kẻ la khóc to nhất. Con không giận cũng không trách họ. Những gì con viết xuống đây là để tưởng nhớ và chia sẻ những kỷ niệm của riêng con với ba. Điều đó con không cảm thấy xấu xa hay giả tạo. Điều con chỉ sợ là không còn gì để viết hoặc không dám viết.

Mấy mươi năm qua con viết về ba rất nhiều. Lúc bố vợ còn trên cõi đời này, bố đã đọc những lời tâm sự con viết về ba và bố đã hiểu được tâm trạng của con. Lúc mới biết con, bố cũng khá ngạc nhiên nếu không thất vọng. Mấy chục tuổi đầu mà không biết dùng cây búa để đóng cây đinh cho thẳng. Nhưng rồi bố cũng chấp nhận thằng con rể vụng về này tối ngày chỉ chăm chỉ đọc và viết. Sau khi trở thành con rể, bố tặng cho đồ nghề và đã dạy cho con cách sửa chữa những thứ lặt vặt trong nhà. Nhờ bố mà giờ đây con tự tin hơn mỗi khi phải sửa chữa đồ trong nhà.

Lúc tụi con mới cưới bố đã về Việt Nam và đã gặp ba và đã biết mặt nhau. Bố mến sự thân tình và tình cảm của ba. Hy vọng giờ đây bố và ba có thể gặp lại nhau vào một ngày ngọt ngào.

Trở về ngôi chùa xưa

Thưa ba,

Tuổi thơ của con được gắn liền với đức Phật là nhờ công quả của ba. Ngày xưa được theo ba xây cất hoặc sửa sang lại ngôi chùa là những chuỗi ngày vui vẻ và bình yên mà con không bao giờ quên.

Ba được Sư Bà đặt cho pháp danh là Thiện Minh còn con là Huệ Quang. Con rất thích pháp danh của mình và luôn được Sư Bà, Sư Cô, và chị Mỹ Châu gọi nên con đã quên tên thật của mình lúc đó. Ngày ba hoàn tất công việc và tạm biệt các Sư và chị Châu con không chịu về. Con muốn ở lại chùa vì nơi đó con đã tìm được niềm vui. Chiều theo ý con, ba đã để con ở lại trong chùa.

Mỗi buổi sáng thức dậy con được thưởng thức những món điểm tâm chay rồi cùng Sư Bà, Sư Cô, và chị Châu đi tụng kinh. Con được giao phó phần gõ chuông mỗi lúc sư bà đọc kinh. Niệm Phật xong con phụ giúp Sư Cô đi tưới cây xung quanh chùa trong lúc chị Châu đi học. Giỏi thì được Sư Cô thưởng cho một trái dừa tươi uống vừa ngọt vừa đã khát.

Lúc trưa lại được ăn những món chay rất ngon. Món con thích thất là cơm rang bằng “dầu lửa.” Ăn trưa xong thì được ngủ trưa. Có lúc được ngủ trên chiếc võng sau vườn dưới gốc dừa. Nhờ những luồng gió man mát và những tiếng ve kêu da diết đã cho con những giấc ngủ nhẹ nhàng thoải mái. Ngủ dậy được Sư Bà dạy học nhưng con không nhớ rõ đã học những gì vì lúc đó con còn chưa lên mẫu giáo. Nhưng con lại nhớ rất rõ sau giờ học với Sư Bà là giờ chơi với chị Châu. Hai chị em chơi trốn tìm vòng quanh khu chùa, chơi lò cò, chơi thảy đá, hoặc chơi thắt lá dừa. Chị Châu thắt rất khéo những con thú và chong chóng bằng lá dừa.

Chiều đến đi niệm Phật và thắp nhang những tượng Phật. Rồi thì ăn tối những món chay rất ngon như tàu hủ chiên chấm nước tương và rau muống xào thơm phức. Sau buổi ăn tối thì con và chị Châu xúm lại nghe Sư Cô kể chuyện Phật pháp. Sư Cô kể chuyện rất hay nên con rất say mê nhất là những buổi tối trời mưa.

Được sống trong chùa là những giây phút thanh tịnh nhất của cuộc đời con. Dưới tình thương của Sư Bà, Sư Cô, và chị Châu, con được sống trong một thế giới nhỏ bé, an toàn, và hoàn toàn khác biệt với thế giới bên ngoài.

Giờ đây ba được trở về với ngôi chùa xưa ba đã bỏ công ra xây dựng và đóng góp, con rất an tâm. Hằng ngày ba cũng sẽ được nghe kinh phật như con lúc xưa. Con tin chắc rằng linh hồn ba được thanh tịnh và thanh bình trong ngôi chùa đó.

Vẫn còn có ba

Thưa ba,

Dạo này hai thằng cháu nội của ba học rất tệ. Chúng nó giờ có đầy đủ quá nên không cố phấn đấu. Con kể cho nó nghe ngày xưa mỗi lần con cố gắng học lên hạng, ba thưởng con ăn kem. Con rất mê được ăn kem ở vườn hoa Lạc Hồng. Kem trắng, thơm, và có vị rất đặc biệt. Sau này qua Mỹ tuy có rất nhiều loại kem nhưng con chỉ thèm được ăn kem Việt Nam.

Sau khi kể cho chúng nó nghe, con cũng bùi ngùi nhớ lại những lúc con thành đạt hoặc những giây phút hạnh phúc nhất cũng không có ba bên cạnh để chia sẻ. Năm lớp 8, con đứng nhất khối môn toán tuy Anh văn vẫn chưa vững vàng. Năm tốt nghiệp trung học và được vào đại học chỉ có mẹ và chị Thơm đưa con đến ký túc xá. Lễ tốt nghiệp đại học cầm cái bằng trong tay cũng không có ba. Ngày con kết hôn cũng không ba. Ngày con nhận được bằng thạc sĩ và được triển lãm dự án “Nghệ thuật chữ Việt” cũng không có ba ở bên cạnh. Và ngược lại, khi ba rời khỏi cõi đời này con cũng không được đến bên cạnh ba lần cuối. Đời đã an bài như thế thì con cũng đành chấp nhận nhưng con vẫn luôn nghĩ về ba trong những giây phút đó.

Ngày xưa mỗi lần nghĩ đến ba, việc con chỉ có thể làm là viết xuống những cảm nhận của mình. Những lá thư con viết cho ba đã khiến ba và nhiều người buồn. Dần dần không thấy ba hồi âm nên con chỉ viết trong nhật ký. Giờ đây mỗi lần nhớ đến ba, con cũng không làm gì được ngoài việc viết xuống những cảm nghĩ của mình. Lúc trước cũng thế, viết để tâm sự với ba. Giờ cũng thế, viết để được gần ba hơn. Lúc ba ra đi, con đã không khóc lóc không bi lụy. Không phải con mất đi cảm giác nhưng con vẫn giữ được ba trong lòng. Mối quan hệ của hai cha con xưa nay vẫn không đổi thay và nó vẫn tồn tại trong tâm hồn con cho dù nghìn trùng xa cách.

Lúc trước tuy mấy mươi năm không gặp, hai cha con cũng chỉ hỏi thăm nhau hai ba câu qua điện thoại cho có lệ: Ba khỏe không? Khỏe. Con khỏe không? Dạ cũng khỏe. Cô Ba bác Tư và đại gia đình khỏe không? Khỏe. Mấy dì mấy cậu khỏe không? Dạ thưa khỏe. Thôi bye nhé. Dạ bye.

Những tháng ngày trước khi ba ra đi, ba đã không còn nói với con gì cả. Con cũng chỉ nhìn ba qua điện thoại mà cũng chẳng biết nói gì hơn. Không dám hỏi ba khỏe không vì có cảm giác ba đang đau đớn lắm. Tình cảm con dành cho ba không thể nói lên thành lời nhưng có thể viết xuống tường chữ. Còn viết về ba là còn cảm nhận được ba. Còn viết về ba là còn tâm sự với ba. Còn viết về ba là còn yêu mến ba. Còn viết về ba là còn có ba. Chúc ba ngủ ngon.

Dạy con thơ

Như mỗi đứa trẻ lớn lên trên mảnh đất Việt, lòng tôi xôn xao mỗi khi xuân về. Được nghe tiếng pháo nổ, được mặc những bộ đồ mới, và dĩ nhiên là được tiền lì xì. Riêng tôi, tết là được gặp gỡ ba nhiều hơn. Những tháng ngày trong năm, ba đi làm xa lâu lâu mới về và chỉ ở lại nhà vài ngày rồi đi. Đến gần tết ba mới ở nhà được vài tuần.

Để chuẩn bị đón xuân, ba thường quét dọn và lau chùi nhà cửa từ lầu một đến lầu ba. Năm đó tôi được năm hoặc sáu tuổi, tôi cứ theo gót ba để xem ba dọn dẹp. Ba không cho đến gần vì sợ bụi bặm bay vào mũi tôi lúc ba đang quét nên ba bắt tôi ngồi trên chiếc ghế. Rồi tôi ngắm ba ngồi chồm hổm lau từng ô gạch bằng nùi giẻ. Thấy tôi vừa chán vừa buồn ngủ, ba dạy tôi hát bài gì đó mà tôi chỉ nhớ được hai câu, “Có lỗi không nhận lỗi là hèn / Có lỗi mà nhận lỗi là ngoan.” Ba hát đi hát lại vài lần rồi bảo tôi hát lại. Tôi không chịu nhưng ba cứ bắt thì tôi hát, “Có lỗi không nhận lỗi là hèn / Có lỗi mà nhận lỗi là ngu.”

Ba nhìn tôi với sự ngạc nhiên. Cũng may là tay ba đang dơ, chứ không chắc tôi ăn bạt tay rồi. Dùng tay không được, ba quay qua táp vào thằng nhóc của tôi thật nhanh. Tôi kinh ngạc vô cùng. Không đau lắm nhưng đủ để nhớ suốt đời. Chỉ có ba mới chơi trò quái lạ như thế với thằng con nghịch ngợm này.

Ước gì tôi có nhiều thời gian bên ba nhưng định mệnh đã an bày cho cha con sống cách xa nửa vòng trái đất. Ba mươi mấy năm trôi qua, tôi cũng đã quen với lối sống như thế. Tuy không gặp mặt hằng ngày nhưng tôi lúc nào cũng nghĩ đến ba. Giận ba trách ba rồi thì cũng thông cảm và thương mến ba. Vì đó là ba. Dù ba ở Việt Nam hay trên thiên đàng, tôi vẫn nghe được những tiếng nói cười giòn giã của ba mỗi khi nghĩ về ba. Ba vẫn luôn tồn tại trong tôi. Giờ đây ba vẫn bên tôi.

Contact