Phép bí ẩn của mẹ

Vài tháng gần đây có sự thay đổi trong công việc khiến tôi căng thẳng, thậm chí chán nản. Tôi tự khuyên mình đừng lo xa quá chuyện gì đến sẽ đến. Những gì ngoài tầm tay mình thì cũng không thay đổi được gì. Nhưng làm sao không lo ngại khi tôi còn có trách nhiệm nuôi sống gia đình.

Đôi lúc cũng tâm sự với bà xã về một số vấn đề tôi đang đối diện nhưng rồi lại ngại khiến thêm một người phải lo âu. Người ngoài cuộc cũng không giúp đỡ được gì. Thôi thì cứ tiếp tục đến đâu hay đến đó. Khi một cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Hy vọng là vậy.

Tuần vừa rồi trước khi bước vào cuộc họp, tôi vẫn bâng khuâng không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần và tự nhắc nhủ mình rằng dù chuyện gì xảy ra cũng phải giữ bình tĩnh. Đừng để cảm xúc của chính mình làm mình mất đi lý lẽ. Đã có một số chuyện không tốt đẹp xảy ra khi tôi không tự kiềm chế được cảm xúc của chính mình. Tôi không muốn điều đó lại tái diễn.

Bỗng nhiên tôi nghĩ ngay đến mẹ. Tôi xin mẹ giúp đỡ cho tôi nhưng tôi không biết yêu cầu mẹ giúp đỡ điều gì. Thế rồi cuộc họp diễn ra và kết quả êm đềm hơn những gì tôi tưởng tượng. Mọi chuyện coi như cũng tạm ổn. Tôi cảm thấy thoải mái hơn một chút cho dù tương lai không thể biết được. Một lần nữa, phép bí ẩn của mẹ đã giúp tôi vượt qua một khó khăn trong cuộc sống. Cám ơn mẹ nhiều.

Sauder’s Eggs

Sáng nay nhìn thấy xe tải có ký hiệu Sauder’s Eggs khiến tôi bùi ngùi nhớ đến mẹ. Những ký ức chợt ùa về làm tôi vừa nghẹn ngào vừa nở một nụ cười. Ngày xưa mẹ làm cho hãng trứng Sauder’s 10 tiếng mỗi ngày với mức lương tối thiểu. Thế mà mẹ vẫn cảm thấy may mắn có được việc làm. Mẹ thường đùa rằng mẹ sẽ không bao giờ bị thất nghiệp vì ai cũng ăn trứng rồi ỉa ra. Giờ nghĩ lại mẹ nói đúng. Nghề thiết kế website của tôi chả ai cần.

Nhớ lại thời đó mỗi buổi sáng tôi phải thức sớm đưa mẹ đến hãng. Mùa đông lạnh thấu xương ngủ chưa đã giấc cũng phải bò dậy. Giờ đây ước gì được trở lại thời gian đó được đưa đón mẹ mỗi ngày. Thời đó mẹ làm chung với một bác gái người Việt. Lúc đầu hai người thân thiện nhưng rồi trở thành kẻ thù. Mỗi chiều về nghe mẹ kể chuyện xích mích giữa hai người mà khiến tôi xót xa. Lúc đó còn trẻ trâu và luôn đứng về phía của mẹ nên tôi bị lôi vào trận chiến với những đứa con của bác. Họ đã trưởng thành vậy mà vẫn ăn thua với thằng nhóc như tôi.

Người Việt làm chung với nhau đếm không qua đầu ngón tay vậy mà phải tranh cãi nhau. Nghĩ lại buồn cười thật. Giờ đây mọi chuyện cũng đã qua. Có hối tiếc cũng quá muộn. Hy vọng nếu có tình cờ gặp lại, mấy anh chị đó không trách móc chuyện xưa.

Mỗi khi nghĩ đến mẹ, lòng thật buồn và cuộc sống như vô nghĩa. Tôi không thể nào vượt qua được nỗi đau mất mẹ. Cuộc đời này còn lại của tôi sẽ luôn thiếu mẹ. Thiếu đi những tiếng cười của mẹ. Thiếu đi những lời lẽ của mẹ dù trách móc, giận hờn, hay nhắc nhở. Sau khi rời cõi tạm này tôi sẽ gặp lại được mẹ hay không?

Care Less

This afternoon, I attended the AAPI faculty group meeting via Zoom. When we broke into small groups, we discussed support and stress relief. On the latter, I shared that I took my kids to the skateparks. I rollerbladed to help ease all the tensions. We also hit the slopes skiing and snowboarding. A Chinese-American faculty member shared that she watched K-Dramas when she had time to herself. A Korean-American staff member shared that she had been too busy with work and kids; therefore, she hadn’t time to herself.

With support, we talked about the vibrant Asian communities in Virginia including Vietnamese, Korean, and Chinese. I shared about the support I got from my co-workers. One of them also concurred about the support she received from her colleagues. The example she gave was when she went to the funeral of her son’s best friend who killed himself, her colleagues showed her their support. Her son and his best friend were in college together. I didn’t know what made that young man take his own life, but my heart sank. I just can’t even begin to imagine how the kid’s parents would cope with their loss.

The tragic story has kept me thinking about my own kids, especially the older ones. I love them way too much and I care about them too deeply. I want to make sure that they won’t screw up their lives. Instead of helping them, I am turning into a control freak. They hate me and they say I am ruining their lives. They may be right. I don’t know what I am doing. Like everything I have cared so deeply for, I ended up ruining it. Maybe I should just care less and give them the freedom to live their own lives. If they don’t want to hang out with me, I won’t force them. If they want to spend time on their digital devices, I’ll let them. I need to learn to let go.

Since my mother’s passing, I am still carrying on the pain. I thought of her often. Glimpses of her playing on my mind made me weep. My life has not been the same after she departed. My emotions had all screwed up. The more I cared about something; the more I became erratic. I ended up making poor choices. I messed up all my relationships, especially the ones I cared too much about. Instead of caring too much, I am learning to care less. For the most part, it is working out well.

I avoid getting too comfortable around people. Even with my relatives, I remind myself to just shut up and walk away. I used to be passionate about my work. Now I just remove myself from discussions and let people be the experts in my field. My older kids are growing and they want to live their lives. I am not going to get into their way. My drinking friends, after getting wasted, see you next time.

I am not being careless. I just need to care less. When I cared too deeply, I felt like I was on the verge of breaking down. I couldn’t control the monster in me. Caring less means letting go of things I cannot control. I can’t control my mother’s death. I can’t control my kids. I can’t control my work. I can’t control my own life. I never wanted to be in control. I am not a dictator. I just want the best for the people I love. If my kids turn out bad, they will suffer, not me. If they turn out good, that’s great for them and that’s what I want. I don’t want them to be miserable because they have a controlling father. They are grown now and it is time to let them go. It’s time to refocus my attention on the younger ones.

Returning to This Personal Space

In case you haven’t noticed, I have been posting a poem a day. I am not sure if you have seen the pattern, but I have been reading quite a bit of poetry books. In addition to posting my favorite poems, I post rap lyrics with poetry qualities. My blog has become my database and documentation that may have no interests to anyone else but me.

Without comments and analytics, I don’t know who reads my blog; therefore, I have no target audience in mind. I just write whatever on my mind at the moment. I feel like screaming into the void. Then again, I wouldn’t hear anything until I write something controversial. After blogging for over 20 years, I should have learned to control my own emotions. If I don’t fuck up on my blog, I will fuck up in real life. I am screwed either way.

Nowadays, my focus is primarily on this blog. I haven’t tweeted in a while. I haven’t shared anything on LinkedIn. I am also pulling back from Facebook after posting quite a bit about our ski-snowboard trips. When I left Twitter, I had almost 600 followers. On LinkedIn, I had a bit over 300 connections. Although I had about 250 friends on Facebook, I only interacted with a handful. According to Cloudflare, I have, on the average, 1,000 unique visitors a day. That’s all I know. Still, the traffic here is much more than all my social media combined. Why should I spend my energy elsewhere?

When I left Twitter, I also removed Twitter Cards from all of my sites. I don’t care if my sites have no image on Twitter when someone links to them. I used to promote my works on social media, but I just do it here. When I redesigned this site and the logo, I didn’t share it anywhere else. Everything is back to this personal blog of mine.

Hạn chế

Dạo này cố gắng hạn chế chi phí không cần thiết. Không thường xuyên đưa mấy đứa nhỏ đi ăn ở ngoài. Vợ cũng chăm chỉ nấu nướng nên về nhà ăn vừa chất lượng vừa ngon. Đi làm đem theo hộp cơm với đồ ăn thừa cũng xong. Lúc trước hay thưởng mấy đứa nhỏ trà sữa mỗi khi đi công viên trượt patin. Giờ đây tụi nó không còn muốn đi nữa nên cũng khỏi ghé vào tiệm trà sữa.

Những gì ở trong nhà tự sửa chữa được thì làm. Chẳng hạn như tự thay thùng nước nóng tiết kiệm được mấy ngàn đô. Ngoài dàn máy lạnh máy sưởi ra, mọi thứ trong nhà có thể làm được nhờ nợ nhà 15 năm qua và YouTube. Tôi cũng không sắm sửa đồ mới gì cả. Tủ quần áo của tôi có thể dùng thêm mười mấy năm nữa. Đồ đạc trong nhà và vật liệu nấu ăn thì vợ mua sắm.

Lý do hạn chế xài phung phí để đám nhỏ biết được giá trị của đồng tiền. Tôi không muốn tụi nó thấy gì cũng đòi hoặc muốn gì được đó. Nó không biết được cha mẹ phải đi làm mới có tiền. Ngày xưa mùa hè tôi đi phụ mẹ kiểm tra và xếp áo ở xưởng may 10 xu một cái. Làm một ngày mười mấy tiếng chỉ được mấy mươi đô. Tôi không dám xin mẹ tiền mua những thứ đắt giá vì tôi chứng kiến được mồ hôi nước mắt của mẹ làm kiếm tiền. Thậm chí có những lúc giành giật nhau vì mấy đồng xu. Đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh về những chuỗi ngày đó.

Tuy giờ đây công việc của tôi không còn vất vả như mẹ hôm xưa, tôi không biết tương lai gần đây sẽ ra sao. Tôi phải chuẩn bị tinh thần, tâm lý, và luôn cả vật chất đề nếu có mất việc làm tôi có thể xoay sở. Tôi không muốn sống mà phải lệ thuộc vào việc làm. Tôi còn phải tiếp tục làm 20 đến 25 năm nữa. Tôi không biết sẽ còn đủ trí óc để theo đuổi ngành hiện tại không hay sẽ bị sa thải. Liệu sau khi nghỉ hưu sẽ được sống bao lâu.

Cả cuộc đời nô lệ tiền bạc thì cuộc sống này có ý nghĩa gì nữa? Nghĩ đến chỉ thêm chán nản. Tương lai chẳng có gì để mong đợi. Cuộc đời của tôi kể như là xong. Chỉ có thể đi xuống từ đây chứ không đi lên nữa. Tôi chỉ cố gắng lo cho mấy đứa con để tương lai của tụi nó tươi sáng hơn tôi. Hy vọng trong tương lai cánh cửa mới sẽ mở khi cánh cửa cũ khép lại. Đến đâu hay đến đó. Để gió cuốn đi.

Annual Physical Exam

Last week, I visited the internist for my annual physical exam. She asked me about my daily exercise. I told her that I rollerbladed almost everyday when the weather permitted. I also told her that I skied and snowboarded in the winter. She asked me about my alcohol consumption and I confessed that I drank almost daily (a beer a day) and whiskey on special occasions. She advised that I should keep up the the sports but drop the spirits. I thought to myself, “I can’t do the sports without the spirits.”

She ordered me a Tdap vaccine and blood tests. My result came back with a high LDL. She suggested lose weight, exercise, and follow low fat diet. My non HDL cholesterol and glucose are also high. Despite drinking and eating steaks, my uric acid is normal. I am glad that my gout is under control. I need to work on other areas, particularly my sugar consumption. I need to cut back drinking instant coffee with cream and sugar.

The annual physical exam gives me a moment of reflection to think about my lifestyle and the way I live. I need to take care of myself better. I am also trying to release my stress. The best way for me to do so is just not giving a fuck.

Dì 9 mến,

Bước vào năm Quý Mão, cháu xin chúc dì dượng một năm dồi dào sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc. Cháu rất vui khi nhận được thư của dì. Cám ơn dì luôn nghĩ đến gia đình cháu.

Thời gian trôi qua nhanh quá nhất là giờ đây bận rộn trong công việc kiếm sống và nuôi nấng mấy đứa con. Chúng cháu cố gắng làm hết sức để tạo cơ hội cho tụi nhỏ được có những môn thể thao và để mở mang thêm trí tuệ. Hy vọng sau này tụi nó sẽ hiểu được những giây phút giá trị bên gia đình.

Sức khỏe của dì dượng dạo này ra sao? Tuy con không ở gần dì dượng nhưng nếu cần gì thì dì cho con biết nhé. Điều gì con làm được con sẽ làm. Dì đừng ngại.

Tuần sau là đúng một năm Cậu 6 từ trần. Mỗi lần đọc những bài viết của dì và xem lại những hình ảnh ngày xưa của gia đình mình, cháu không thể nào kiềm được nước mắt. Giờ đây họ Lý chỉ còn lại một mình dì. Dì cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé.

Cháu Doanh.

Năm mới

Bước sang năm Quý Mão hy vọng mọi chuyện sẽ suôn sẻ và những nỗi phiền muộn sẽ tan biến. Đây là thời điểm và cơ hội cho tôi làm lại từ đầu. Tôi sẽ cố gắng không để những cảm xúc của mình làm tổn thương đến người khác.

Trong công việc tôi sẽ thận trọng hơn khi phải đối xử với những người làm chung. Làm việc cũng chỉ để kiếm sống. Không có gì phải tiếc nuối hay lo lắng. Đến đâu hay đến đó. Đi đến đường cùng thì tìm lối thoát.

Trong gia đình tôi sẽ dễ dãi hơn với con cái, nhất là với Đạo và Đán. Chúng nó đã lớn rồi, tôi không muốn rầy la bọn nó nữa. Nói thì dễ nhưng thực hiện thì không dễ chút nào.

Khó khăn nhất vẫn là tình cảm vợ chồng. Tôi sẽ cố gắng để sống hòa nhã với nhau. Tôi luôn yêu vợ và luôn biết ơn vợ với tất cả cả những gì vợ làm cho chồng con. Đôi khi tôi có cảm giác như vợ không hiểu được tôi cho dù đã cùng sống với nhau mười mấy năm qua. Và đôi lúc mặt cảm khiến tôi không thể tự kiềm chế được cảm xúc của chính mình.

Với người thân và bạn bè, tôi cũng sẽ kiểm soát lại cảm xúc của mình để tránh những xung đột không cần thiết. Tôi sẽ không để tình cảm hay tình bạn vượt quá xa. Vì mỗi khi tôi có cảm tình với ai, bạn thân hay người thân, tôi sẽ không dấu được những biểu lộ của mình. Và như thế tôi sẽ tự đem phiền phức cho chính mình và cho những người xung quanh. Tốt hơn hết là nên giữ một khoảng cách với mọi người.

Tới đâu thì tới

Năm nay sẽ có thay đổi lớn, không sớm thì muộn. Đến nước này rồi thì còn gì phải lo ngại. Tôi vẫn cố gắng tập trung để không phải bị lôi vào phiền muộn. Xong keo này ta bày keo khác.

Cuộc sống là thế. Người trên luôn có quyền lực hơn người dưới. Lúc xưa tôi chỉ nghĩ đơn giản mình làm theo trách nhiệm của mình không cần phải lo lắng gì cả nhưng trong thực tế thì không phải như thế. Người có quyền lúc nào cũng trên cơ cả cho dù họ chẳng biết gì cả.

Đến cuối ngày cũng chỉ kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tôi không còn xem nặng đam mê nữa. Tới đâu hay tới đó. Tôi chỉ cần làm những gì mình phải làm. Tôi cố gắng không để những công việc ngoài tầm tay ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình của tôi, nhất là con cái.

Giờ đây chỉ biết xuôi theo chiều gió. Đến đâu hay đến đó. Hy vọng cơ hội mới sẽ đến trong năm mới.

Sống để tiễn người ra đi

Một năm sau khi ba tôi (thứ 5) qua đời thì chú 7 ra đi. Một năm sau đó đến chú 6 và tuần trước đến bác 4. Trong mấy anh chị em, giờ chỉ còn cô 3 và chú 10. Cô 3 giờ đã 90 mấy tuổi rồi và giờ đây chỉ nằm một chỗ.

Một năm sau khi mẹ tôi (thứ tư) qua đời thì cậu 6 ra đi. Dì 5, dì 8, rồi đến dì mất đã lâu. Trong mấy anh chị em, giờ chỉ còn dì 9. Đã lâu rồi không liên lạc với dì không biết sức khỏe của dì ra sao.

Thế hệ trước lần lượt ra đi. Không chỉ riêng cha mẹ tôi mà mỗi lần mỗi người thân ra đi, tôi đều xót xa tận xương. Trong cuộc đời còn lại của mình, không biết sẽ tiễn đưa bao nhiêu người thân xung quanh. Đời người ngắn ngủi quá. Sống hôm nay sẽ chết ngày mai. Những gì có thể làm được là hiện tại và đừng đợi đến ngày mai. Tôi muốn được sống an nhàn không phiền muộn. Tôi buông lơi những gì không cần thiết. Tiền bạc, công việc, danh vọng không còn quan trọng đối với tôi. Mất đi tôi cũng không hề nuối tiếc.

Giờ đây những gì quý giá nhất với tôi là tình cảm vợ chồng, tình thương con cái, và tình nghĩa những người thân và bạn bè. Mục đích còn lại của đời tôi là giữ gìn chặt chẽ những mối quan hệ đó. Không để những lời lẽ xấu xa của đời làm tổn thương lý trí và tâm hồn của mình. Tôi sẽ vượt qua những tham vọng của chính mình để sống được bình yên. Tôi đã quá mỏi mệt và không còn sức để phấn đấu hay tranh giành gì nữa cả. Tôi quý trọng những gì đang có và không hề với tới những gì quá tầm tay.