Vũ Trọng Phụng: Lục xì

“Lục xì” là cách người Hoa Việt phát âm hai từ tiếng Anh “look, see”. Nhà Lục xì là cơ quan y tế chuyên chữa bệnh hoa liễu cho phụ nữ làm đĩ. Ở Hà Nội vào thiệp niên 30, thống kê hơn 5000 đỉ lậu — “nghĩa là cứ ba mươi lăm người lương thiện lại có một người thường nhật sinh sống bằng sự gieo rắc vi trùng hoa liễu”, theo phóng viên Vũ Trọng Phụng. Khác với tiểu thuyết Làm đĩ của ông, Lục xì là phóng sự về nạn mại dâm và nạn hoa liễu. Đọc không văn vẻ và hấp dẫn như tiểu thuyết nhưng hữu ích.

Lễ Cha

Tưởng nhớ đến người đã tạo ra tôi. Lòng này luôn nhớ đến ông. Yên nghỉ Ba nhé.

Lều Phương Anh: Tình ca Lều (vol2)

Giọt hát của Lều Phương Anh ấm áp và truyền cảm thích hợp với giai điệu blues jazz. Cô covers “Niệm khúc cuối” (Ngô Thụy Miên) rất lả lướt, nhất là tiếng đàn dương cầm, qua phần hòa âm bossa nova. “Bao giờ biết tương tư” (Phạm Duy) được phối theo dàn sang trọng và dây êm dịu. Rất phê với giai điệu Latin cho ca khúc “Sang ngang” (Đỗ Lễ). Hơn đáng tiếc là phần saxo solo hơi bị ngắn. Tuy nhiên, đây là một album tình khúc Việt theo phong cách acoustic jazz đáng thưởng thức về đêm.

Tuyết Phượng: Tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn

Đêm nay lần đầu tiên thưởng thức nhạc Trịnh qua đôi cha đàn con hát. Tuyết Phượng có giọng hát trong như suối và thanh như chim hót. Với tuổi đời của cô, không biết cô có hiểu ca từ trong nhạc Trịnh hay không nhưng cô hát có tâm hồn và có cảm xúc. Cô phát âm rõ và nhả chữ nhẹ nhàng. Tôi đang lắng nghe 3 Tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn của Tuyết Phượng với tiếng đàn acoustic guitar mộc mạc của thân phụ cô. Nhạc Trịnh vẫn mãi tồn tại từ thế hệ này đến thế tới.

Dấu chân địa đàng: Live Latin Jazz Trio & Quartet

Tình cờ tìm được album này trong Spotify. Bài đầu, “Dấu chân địa đàng” (Trịnh Công Sơn), được hòa âm phối khí theo bossa nova với band trio (piano, drum, và bass) thật hấp dẫn, nhất là phần solos của piano và bass.

“Nỗi lòng” (Nguyễn Văn Khánh) được chơi theo giai điệu blues qua phần trình diễn quartet. Kèn saxophone chơi phần melody thật nồng nàng không thua gì tiếng hát một ca sĩ. Phần saxophone improvisation thì tuyệt diệu.

“Mưa hồng” (Trịnh Công Sơn) là bài người viết này ưa thích nhất (personal favorite). Tuy không lời nhưng vẫn có thể nhận ra được câu, “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”, qua tiếng đàn dương cầm. Tuy nhiên, 10 bài thu âm live, chỉ cần một chai vang là đủ phê pha từ đầu đến cuối.

Một điều thiếu xót là không tìm ra được thông tin gì về những nhạc sĩ đóng góp trong album. Thấy cover có nhãn hiệu Diễm Xưa nhưng không có back cover. Spotify cần phải làm tốt hơn về phần credits. Tuy Spotify để album này phát hành năm 1999 nhưng không biết có chính xác hay không. Bạn đọc nào có original album này thì gửi info cho mình biết nhé.

Gout Vẫn Đau

Đúng ngay ngày thứ hai tuần vừa rồi, tôi ăn 2 cái hotdogs buổi chiều ở Costco. Tối đến bàn chân phải của tôi bắt đầu đau. Tôi uống ngay viên thuốc Aleve nhưng vẫn bị gout tấn công cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hết.

Thấy hai năm rồi không bị gout nên cũng hơi cẩu thả. Rượu bia không cai. Thịt bò không tha. giấm táo uống mỗi ngày tưởng là tìm được phương thuốc. Nào ngờ lần này kéo dài hơn cả tuần. Thuốc Aleve không còn dám uống nữa vì đã quá lâu. Cả tuần không được đi rollerblade. Chỉ ở nhà là nhiều. Giờ đây chỉ đợi cho hết đau mà thôi.

Sau lần này tôi phải tự kiểm điểm lại lối sống của mình từ rượu chè đến những món ăn. Sẽ bỏ thịt bò và hạn chế ăn nhậu. Hy vọng sẽ không bị gout tấn công nữa.

Ngô Lan Hương: #Trầm

#Trầm mở đầu với ca khúc “Tuổi mộng mơ” (Phạm Duy) qua tiếng hát thanh, trẻ của Ngô Lan Hương. Cô vào đoạn đầu bằng acapella rất êm dịu, từng câu từng hơi thở. Đoạn thứ nhì có tiếng đệm acoustic guitar mộc mạc. Đoạn nghỉ (break) có tiếng violin hòa hợp với guitar. Một bài cover đẹp nhưng trong vòng dự đoán. Bất ngờ là bài cover “Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi”. Ca khúc trữ tình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được Ngô Lan Hương trình bài trần trụi (naked) với phong cách acapella và acoustic. Cách phát âm giọng Bắc của Ngô Lan Hương rất dễ thương. #Trầm tuy ngắn ngủi như gần gũi.

Nguyễn Thùy Linh: Linhbof at Zebra Live Sessions

Nguyễn Thùy Linh phát âm tiếng Anh rất chuẩn. Nghe cô hát nhạc Mỹ không biết cô là người Việt. “Crazy he calls me” là một trong những ca khúc nổi tiếng của cố ca sĩ Billie Holiday, tuy nhiên Nguyễn Thùy Linh hát giống Madeline Poireaux hơi là Holiday.

Giọng cô có chất khói nên hát nhạc jazz nghe rất nồng nàn. Với “Till there was you”, cô khoác lên chiếc áo bossa nova đầy vẻ khoái lạc. Với “It’s always you” của Chet Baker, cô uyển chuyển nhè nhẹ với nhịp điệu swing lãng mạn. “Đêm hôm qua”, song ca cùng Thắng (Ngọt), là ca khúc đầu tiên tôi được nghe cô hát tiếng Việt. Album này chỉ có 4 ca khúc thu live.

Tôi muốn nghe cô hát thêm tiếng Việt và tìm được một single cô covers “Bây giờ tháng mấy” của nhạc sĩ Từ Công Phụng cũng theo nhạc jazz. Cô hát tiếng Việt rất rõ. Lợi thế của cô là đôi tai nghệ sĩ và năng khiếu ngôn ngữ.

Hoàng Minh Châu: The First Album

Hoàng Minh Châu là một ca nhạc sĩ trẻ tự hát những sáng tác của mình. “Ước mơ nhỏ xinh”, bài mở đầu cho The First Album của cô, nhắn nhủ chúng ta hãy “Buông đi ưu tư, buông những gấp gáp trong đời thường để bình yên / Bình yên đôi khi ở trong tâm bão kia”. Cô ca nhỏ nhẹ với tiếng đàn acoustic guitar.

Ngược lại với “Ước mơ nhỏ xinh”, “Váy hoa nhí (Summertime)” trẻ trung hơn với dịp dance beat. Ca từ của cô cũng dí dỏm với ngôn ngữ Việt Anh: “Em có muốn uống latte coffee? / Nước cam hay trân châu Ô long kem cheese”.

“Son” trở lại với giai điệu ballad nhẹ nhàng. Cùng với tiếng keyboard và guitar, cô vu vơ hát, “Em yêu son còn tôi thích âm nhạc / Tôi yêu em vậy nên tôi sẽ hát / Cho em bài ca về những thứ em yêu / Là lá là la lá la là”. Chẳng những hát, cô còn đọc rap với cách flow thỏ thẻ.

Album đầu tay của Hoàng Minh Châu ngắn gọn nhưng có triển vọng về lâu dài.

Mademoiselle: Cho những ngày âm u

Thấy album Cho những ngày âm u của Mademoiselle hiện lên trong Spotify. Tôi hiếu kỳ không biết Mademoiselle là ai, người Việt hay người nước ngoài? Tôi chưa từng nghe tên cô bao giờ nên cũng muốn nghe thử. Bài đầu trong album lại mang tên “Cuối cùng”, cô thỏ thẻ, “Tiếng guitar, một vài nốt piano / Thì thầm với cây cello về một người quen”.

Giọng cô rất nhẹ như đang hát cho chính mình cho dù phần hòa âm cho “Lặp lại” với giai điệu Latin jazz sống động và giọng hát của cô chìm đắm trong tiếng kèn trumpet. “Nói bóng nói gió” quả thật đúng với phong cách “hát bóng hát gió” của cô: “Sợ những ngày lạc lõng trong vòng tròn khép kín / Từng dấu chân dẫn đến đường cùng”.

Rất hiếm trong làng âm nhạc Việt Nam có những ca sĩ độc lập tự hát những sáng tác của mình. Mademoiselle làm được điều đó và ca từ của cô rất có triển vọng. Chẳng hạn như khi cô viết về những điều “Ngược chiều”: “Muốn và thích nằm lười, lại muốn sống có ích với mọi người” và “Muốn cuộc sống thật dài, lại muốn sống như không còn ngày mai”. Đồng ý cả hai.