Kacey Musgraves: Deeper Well

I didn’t know who Kacey Musgraves was. Her latest album popped up under Spotify’s new releases so I just gave it a spin. The opening track, “Cardinal,” pulled me in with the groovy country-rock beat. Her soothing voice invited me in, but her lyrics made me stay.

With the guitar-picking country vibe on the title track, “Deeper Well,” she shared, “Took a long time, but I learned / There’s two kinds of people, one is a giver / And one’s always tryin’ to take / All they can take.” I knew exactly what she was talking about. I couldn’t stand the fucking takers either.

Over a hypnotic pop-country flavor, she gave the “Lonely Millionaire” some advice: “You can wear the gold watch on your wrist / But it won’t give you back the moments you miss.” Back to the minimal picking guitar, she sang about where “Heaven Is”: “Nobody knows where we go when we die / Maybe we’ll ride white horses in thе sky.”

This album is a beautiful work of understatement. I enjoyed the lyrical journey from start to finish.

Gum.mp3: Black Life, Red Planet

Gum.mp3’s spacious, electronic style reminds me of The Chemical Brothers. “Spacey” is atmospheric, upbeat, yet calm. My personal favorite track on the album has to be “Deimos,” which showcases Gum.mp3’s skillful blend of Spanish guitar with hypnotic rhythms. Listening to the album brings me to the early days of Flash intros, which combined motion graphics with electronic beats. I also find the music soothing for walking or driving.

Grace Kelly with Strings: At the Movies

I know R. Kelly, but who the fuck is G. Kelly? From a quick research, Grace Kelly is a saxophonist, composer, songwriter, band leader, and a singer. I came across her latest album, in which she covers tunes from movies and an orchestra backing her up. The album kicks off with the “James Bond Medley” with Kelly’s soaring saxophone. Halfway through, she started to sing. She has a decent voice, but she should have kept the medley strictly instrumental. She introduces “The Way You Look Tonight” with the Charlie Parker flow. It’s a mesmerizing swing cover with the strings behind her. Her collaboration with Sean Jones on “Soul Bossa Nova” reminds me of Bird and Diz. Damn, Mr. Jones got the bebop chops and Ms. Kelly got the swag. Love the call-and-response interactive. Not a perfect album, but very close. Love her, and she’s Korean-American.

Norah Jones: Visions

The days of pop-jazz are gone. Norah Jones has moved on. Visions, her latest album, is a pop-rock album full of life and filled with joy. Even when she’s “Staring at the Wall,” the vibe is energetic. She also takes listeners into a rocking “Paradise.” She’s the “Queen of Sea” who “Just Wants to Dance.” Jones’s smoky voice is aged like fine wine and her keyboard skills are sharper even though her style is still less is more, which makes her collaboration with Leon Michels a fruitful one.

Julian Lage: Speak to Me

This is my first time listening to Guitarist Julian Lage and the first track, “Hymal,” on this album pulls me in immediately. What a hypnotic, soulful bass-guitar duo. “Northern Shuffle” continues with blues-rock sensational riffs. “Serenade” is just so beautiful. I enjoyed the album immensely from start to finish.

Ngô Thụy Miên: Tác giả và tác phẩm

Lâu rồi không nghe tin tức và cũng không theo giỏi gì về Trung tâm Asia. Có thể Asia đã mất nhưng âm thanh và ca sĩ của Asia vẫn còn tồn tại qua SBTN. Nghe những tác phẩm của Ngô Thụy Miên qua chương trình SBTN, những phần hòa âm phối khí vẫn không thay đổi dước tay của nhạc sĩ Trúc Hồ.

Dĩ nhiên 17 ca khúc của Ngô Thuỵ Miên thì không còn gì lạ nữa. Phần ca sĩ thì có người hát xuất sắc có người hát tạm được. Lâm Nhật Tiến trình bài “Dấu tình sầu” (hòa âm Trúc Hồ) đẹp và gọn gàng. Anh không dây dưa kéo dài. Ngược lại Nguyễn Hồng Nhung dùng chất rung nhiều trong “Riêng một góc trời” (hòa âm Trúc Sinh) nên chói tai. Tôi rất thích giọng ấm áp của Anh Tuấn nhưng anh cũng dùng chất rung quá nhiều trong “Áo lụa Hà Đông” (hòa âm Trúc Sinh) làm giảm đi phần trình bài của anh.

Nổi bật trong chương trình là những phần hòa âm phối khí của nhạc sĩ Bùi Công Nguyên như “Em còn nhớ mùa xuân” qua giọng hát bay cao của Bích Vân, “Paris có gì lạ không em” qua giọng hát êm dịu của Thái Hiền, “Bài tình ca cho em” qua giọng hát đầy trải nghiệm của cô Lê Uyên, và “Tuổi 13” qua giọng hát trẻ cao vời vợi của Kimberly Trương.

Tôi không có xem chương trình này chỉ thưởng thức nhạc mà thôi.

Trương Lê Sơn: Đà Lạt vì yêu mà tôi sẽ ở lại đây

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn quả nhiên rất yêu Đà Lạt và những ca khúc về Đà Lạt của anh nói lên được những cảm xúc của mình. Qua giọng hát trầm ấm của Tuấn Nghĩa, người nhạc sĩ chia sẻ trong bài chủ đề của album, “Con tim đã lỡ trao về Đà Lạt / Con tim đã lỡ, lỡ yêu mất rồi”. Hơn đáng tiếc là tiếng kèn saxo trong phần điệp khúc hơi chát chúa.

“Đà Lạt vắng em” cũng thế. Giọng ca của Xuân Phú cảm tình nhưng tiếng kèn saxo quá thét, nhất là phần mở đầu. Còn phần dạo nhạc thì tiếng guitar điện cũng não nè, làm mất đi vẻ đẹp của Đà Lạt. Ca từ “Không còn em Đà Lạt vẫn thế” nghe làm tôi nhớ ngay đến “Em ra đi nơi này vẫn thế” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tuy tôi “Chưa ghé Pini, chưa đi Đà Lạt” nhưng ưng ý ngay câu “Chưa nếm môi em, rượu nào dễ say” qua giọng hát Vinh Quang. Nhưng với tôi, ca khúc ấn tượng nhất trong album là “Đà Lạt phố nhớ người dưng” do Hoàng Lê Vi trình bài. Cô có chất giọng trầm và truyền cảm phù hợp với giai điệu blues.

Đó chỉ là album một của Đà Lạt vì yêu mà tôi sẽ ở lại đây. Album hai gồm 10 ca khúc của nhạc sĩ Trương Lê Sơn được độc tấu dương cầm qua pianist Vũ Trọng Hiếu. Theo cá nhân người nghe này thì tôi thích album hai hơn một. Vũ Trọng Hiếu đánh đàn dương cầm điêu luyện. “Chén đắng” mở đầu với giai điệu blues nồng nàn nhưng anh chuyển qua swing chậm chạp êm dịu. “Đêm định mệnh” anh đánh theo giai điệu ballad jazz say sưa. Tôi đã nghe 10 bài độc tấu mỗi đêm trước khi đi ngủ.

Kim Yến: Còn tuổi nào cho em

Kim Yến có giọng hát ngọt ngào và dễ thương. Cô trình bài “Tuổi mộng mơ” (Phạm Duy), “Cho đời chút ơn”, “Còn tuổi nào cho em” và “Tuổi đời mênh mông” rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Hơi đáng tiếc là những bài hòa âm hơi màu mè. Phải chi chỉ dùng một nhạc cụ như đàn guitar hay piano theo dạng acoustic thì chắc chắn sẽ còn hay hơn nhiều.

Phúc Tiệp: Vết xưa

Phúc Tiệp có chất giọng trầm ấm nhưng cách anh hát cứng đơ. Ngay bài mở đầu “Mùa hè đẹp nhất” (Đức Huy), Phúc Tiệp nhả nặng nề từng chữ. Cách anh hát không trôi chảy. Từ “Cơn mưa phùn” (Đức Huy) đến “Mắt lệ cho người” (Từ Công Phụng), Phúc Tiệp trình bày mà không có cái flow.

Cho hát lại từ đầu

Những ai theo dõi kênh YouTube hoặc trang Facebook của tôi sẽ thấy được gần đây tôi đăng lên những video clips tự mình hát. Lý do đơn giản là 20 năm qua tôi viết phê bình ca sĩ rất nhiều. Giờ đây phải đăng lên để người khác phê bình cho công bằng.

Tôi không ngại bị phán xét vì tôi đến với âm nhạc bằng trái tim. Tôi không biết gì về âm nhạc. Chưa từng học nhạc lý bao giờ. Tôi chỉ học qua một lớp đại học nhận thức nhạc jazz (jazz appreciation). Những gì tôi viết chỉ theo cảm nhận và cảm xúc riêng của mình. Giờ đây tôi đến với ca hát cũng thế.

Dĩ nhiên tôi yêu nhạc từ lúc còn bé nhưng nghĩ mình không được chất giọng hay nên không dám ca trước đám đông. Giờ vẫn rụt rè như thế. Thậm chí tôi không được tự tin để ca karaoke. Mỗi khi đi nhậu với bạn bè, tôi chỉ ăn, uống, và chịu bị tra tấn. Không phải ai hát karaoke cũng dở, nhưng khi tiếng nhạc quá lớn, quá ồn ào. Nhiều bài karaoke có tiếng đàn với giai điệu đệm theo tiếng hát để người hát không bị lạc giọng nên nghe chói tai.

Khi nhậu, tôi thích được thưởng thức tiếng hát được đệm với tiếng đàn guitar mộc mạc hay tiếng đàn dương cầm nhẹ nhàng. Những lúc anh Trần Viết Tân từ Canada qua Virginia chơi, anh thường đánh keyboard tự sướng và đệm cho những kẻ không biết hát như tôi mặc sức phiêu.

Sau lần cuối cùng gặp gỡ, nhậu nhẹt, và ca hát cùng với anh Tân vào những ngày lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi lấy cảm hứng muốn hát theo phong cách acoustic, nhưng anh Tân đâu có ở gần đây để đánh đàn. Thôi thì đành nhờ vào YouTube. Tôi nghĩ mình đã phát minh được chữ mới karacoustic (karaoke-acoustic) nhưng khi Google thì chữ đó cũng đã có rồi. Tôi không thích hát karaoke, nhưng karacoustic thì OK. Có lẽ là karacoustic chậm hơn nên tôi có thể từ từ hát không cần phải vội vã chạy theo chữ.

Ngày xưa tôi rất ngại ca hát nhưng gần đây tôi có cái nhìn khác. Tôi xem ca hát như một môn thể thao giải trí. Cũng như skating, skiing, hay snowboarding, tôi đến với những môn thể thao này rất trễ. Lúc mới tập những môn thể thao này tôi cũng rất ngại ngùng. Bị té thì không đáng sợ. Chỉ sợ bị quê. Nhưng rồi nhờ chịu khó rèn luyện, những khó khăn ban đầu cũng vượt qua. Tính cách của tôi là mỗi khi làm chuyện gì phải bỏ công vào. Giờ đây trượt không giỏi hơn ai nhưng thỏa mãn cho chính mình.

Ca hát thì chẳng sợ nguy hiểm gì cả. Ca ở nhà rồi đăng lên mạng thôi đâu sợ ai ném đá hay ném cà chua. Ca chỉ để không quên chữ Việt. Ca chỉ để đỡ nhớ quê hương. Ca chỉ để thỏa mãn chính mình.

Cách thâu của tôi rất đơn giản. Mở tiếng nhạc trên máy vi tính, bấm nút thâu trên iPhone, rồi chỉ ca hát thoải mái. Không cần dùng microphone. Không dùng kỹ thuật (vì có biết kỹ thuật đâu mà dùng). Không để ý đến đúng hay trật nhịp. Cũng chả cần để ý đến cách phát âm. Tôi chỉ tập trung vào cảm xúc của chính mình.

Lúc trước mê ca sĩ Don Hồ nên cũng bài đặt hát nhỏ nhẹ như anh. Sau này mê danh ca Tuấn Ngọc cũng bài đặt lên cao như anh. Bắt chước cũng chẳng giống ai. Thôi thì tại sao không hát giọng thật của mình? Có dở hay tệ cũng là phong cách riêng. Giờ đây tôi phải tìm giọng hát cho chính mình từ tâm hồn.

Contact