45

Tuần trước Dượng Chín (em rể út của mẹ tôi) qua đời ở tuổi 90. Nếu như tôi may mắn sống bằng ông ta thì tôi đã mất hết nửa đời người. 45 không còn trẻ cũng chưa phải là già. Tôi đang tiến đến giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên. Từ nghề nghiệp đến cuộc sống riêng tư, mọi thứ đều bắt đầu đi xuống.

Tôi vẫn đam mê thiết kế trang web nhưng chỉ cho chính mình. Tôi thích thiết kế những gì mình muốn hơn là cho kẻ khác. Tôi đã mất hứng thú với nghề thiết kế. Tuy nhiên tôi vẫn phải đeo theo nó để nuôi sống gia đình. Tương lai sẽ ra sao, tôi không biết. Tôi không muốn phải suy nghĩ nhiều làm chi cho thêm phiền muộn.

Trong gia đình, con cái càng lớn thách thức càng cao. Làm cha mẹ ai không thương yêu và lo lắng cho các con của mình. Yếu điểm của tôi là đầu tư quá nhiều cảm xúc vào các con. Kết quả chỉ khiến mình thêm phiền muộn, trầm cảm, và mất đi nhẫn nại.Nhìn thấy bọn nó rơi vào cơn nghiện điện tử mà không thể nào kéo ra được. Đó là nỗi thất bại lớn nhất của người làm cha này.

Trong tình vợ chồng thì có những giây phút êm đềm cũng có những phút giây gây cấn. Nhưng ở bên nhau mười mấy năm, chúng tôi hiểu nhau hơn nên tình cảm mặn nồng hơn. Tôi kính trọng sự thương yêu của vợ dành cho chồng con. Tôi vẫn tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục đi với nhau hết cuộc đời.

Mấy mươi năm cứ tưởng rằng cuộc sống của tôi sẽ không có bạn bè ngoài gia đình. Ở tuổi 45, tôi may mắn được làm quen với một vài người bạn hợp gu. Chúng tôi có con cái cùng lứa tuổi. Chúng tôi thích ăn nhậu và nói chuyện trên trời dưới đất. Sống ở đây có một vài người bạn bè chơi đẹp với nhau là vui rồi. Chúng tôi chơi đồng điều và không lợi dụng nhau.

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Còn tôi, nhất là ở tuổi 45, sống trong đời sống quan trọng nhất là biết điều. Bạn bè có qua có lại. Nếu không biết điều thì đường ai nấy đi. Ngay cả người thân trong gia đình, đối xử với nhau không biết điều cũng dễ mất lòng.

Ở tuổi 45, tôi muốn có được cuộc sống an nhàn. Tránh đụng chạm tới người khác nhất là những gì không xứng đáng. Dĩ nhiên gia đình vẫn là điểm quan trọng nhất của tôi. Sau đó là sức khỏe. Tôi cố gắng chơi những môn thể thao như skiing, snowboarding, rollerblading để giữ gìn sức khỏe. Tôi vẫn luôn đọc sách và tập viết hằng ngày để mở mang trí óc. Hy vọng bước qua tuổi 45 sẽ bớt đi sự phiền muộn và căng thẳng trong cuộc sống. Được như vậy là vui rồi.

Lời chia buồn với Dì Chín

Dì Chín mến,

Hay tin Dượng Chín ra đi tuần trước nhưng đến hôm nay cháu mới gửi lời chia buồn đến dì. Cháu nghĩ những chuỗi ngày vừa qua dì rất bận rộn.

Sinh thời dượng sống kín đáo với người vợ của mình. Lúc rời cõi tạm cũng thế. Dượng lặng lẽ ra đi có dì bên cạnh. Cháu kính nể tư cách riêng tư và yên tĩnh của dượng.

Lúc dì dượng kết hôn, cháu qua Mỹ chưa được bao lâu và tiếng Anh vẫn chưa thông thạo nên cháu rất ít tiếp xúc với dượng. Tuy nhiên cháu cảm nhận ra được sự yêu thương của dượng dành cho dì và gia đình.

Cháu không bao giờ quên được dì dượng đã không ngại đường xá xa xôi lái chiếc Honda trắng từ Texas về đến Pennsylvania để tặng chiếc xe cho cháu. Trước khi trao xe cho cháu dượng đã sửa sang kỹ càng. Lúc đó cháu mới tìm được việc làm nên rất cần có xe để đi xa. Cháu luôn ghi nhớ sự nhiệt tình và lòng yêu thương của dì dượng đối với cháu.

Tuy dì và dượng sống và lớn lên trong hai thế giới và môi trường khác nhau, nhưng tình cảm đã gắn chặt dì dượng với nhau mấy mươi năm qua. Cháu hâm mộ dì dượng. Sống trên cõi tạm này đến một lúc nào đó cũng phải ra đi. Cháu tin chắc dượng đã có một cuộc sống hạnh phúc cho đến cuối cuộc đời bên cạnh người dượng thương yêu.

Tuy đã ra đi nhưng dượng vẫn tồn tại mãi trong tim của dì. Lúc mẹ rời xa thế gian, cháu rất đau buồn. Cháu nghĩ mình đã mất mẹ vĩnh viễn. Nhưng hình bóng, nụ cười, và tiếng nói của mẹ vẫn vẫn sống mãi trong tim của cháu mỗi khi nghĩ về mẹ và viết về mẹ. Cháu vẫn thường xuyên tâm sự với mẹ mỗi khi cháu gặp khó khăn và mẹ luôn che chở cho cháu và gia đình.

Cháu tin chắc rằng dượng cũng không muốn dì quá đau buồn về sự ra đi của dượng. Nên dì cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé. Trong mấy anh chị em của mẹ cháu, giờ chỉ còn lại dì. Đối với cháu (và các anh chị em họ hàng) dì cũng như mẹ tụi cháu. Qua những bài dì viết về gia đình, dì đã từng nuôi nấng các cháu như con ruột của dì. Con Dì Hai, con Dì Tư, con Dì Năm, con Cậu Sáu, con Dì Tám cũng là con của Dì Chín. Dì đừng ngại ngùng liên lạc với cháu hoặc các anh chị em trong họ.

Cháu thương tiếc sự ra đi của dượng và cầu nguyện cho linh hồn của dượng được yên nghỉ trong bình an. Cháu cũng cầu mong ơn trên ban cho dì sức khỏe và tinh thần để vượt qua những tháng ngày khó khăn này.

Love,
Cháu Doanh

Mùa hè căng thẳng

Sáng chủ nhật thức sớm định ra cắt cỏ lần đầu tiên cho mùa hè nhưng bãi cỏ vẫn còn ướt nên xuống basement điều chỉnh (tune up) lại đống skis và snowboards và cất lại cho mùa đông năm sau. Đến gần một giờ trưa mới xong. Ăn trưa xong lùa mấy thằng tứ quý ra cắt cỏ và dọn dẹp lại sân nhà.

Đến mùa hè là đến lúc đầu óc tôi cũng bị căng thẳng với bao nhiêu việc phải làm. Đường xe (driveway) bị nứt mẻ khá nhiều. Thuê thợ chuyên nghiệp phải tốn đến 5 đến 7 ngàn đô. Thôi đành phải xem YouTube tự làm. Cái cổng gỗ bị mục cần phải thay. Hai cây cột trước nhà cần phải sơn sửa. Cái deck cần phải rửa lại cho sạch. Dọn dẹp lại sân sau cho gọn gàng. Nhà tắm cần phải trét (caulk) lại. Tóm lại là rất nhiều việc phải làm.

Làm chủ một căn nhà ngoại ô mệt lắm. Bao nhiêu chuyện phải lo lắng thay vì ra công viên trượt với mấy đứa nhỏ, hoặc đi thư viện đọc sách, hay đi qua khu Hoa Thịnh Đốn dạo chơi. Mùa hè mà phải làm những công việc đó thì mất đi những giây phút dành cho con cái, gia đình, và bạn bè.

Tôi không có hứng thú trồng trọt tuy nó cũng rất thú vị. Thậm chí trồng trọt là một cách thư giãn. Nhưng nếu như tôi còn chưa có thể dọn dẹp khu vườn cho gọn ghẽ thì trồng trọt càng thêm căng thẳng. Thôi thì tôi chỉ làm những trách nhiệm của mình. Đến đâu hay đến đó.

Nơi nương tựa

Mỗi lần mở lên điện thoại, anh nhìn thấy em. Tấm ảnh anh chụp em vào dịp Tết vừa qua. Em mặc chiếc áo dài nhã nhặn và nở nụ cười thiết tha trông thật dễ thương. Mỗi lần ngắm nhìn em, anh muốn hát lên: “Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi / Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào quên lãng”.

Cố nhạc sĩ Lam Phương viết thật thấm. Giờ đây những tiếng êm đềm đã thay bằng những lời chua chát. Tuy nhiên, anh không trách em. Ngược lại anh thấu hiểu được tấm lòng của em. Mười mấy năm qua em luôn lo lắng cho gia đình từ mẹ già đến con thơ và cả anh. Cả anh và em phải lăn lộn với công ăn việc làm và còn phải chăm sóc cho đàn con của chúng ta. Từ thằng lớn đến thằng bé, mỗi thằng có mỗi thách thức riêng. Lý trí của anh không mạnh mẽ bằng em. Anh dễ dàng bị phiền não trong công việc và con cái nhưng anh luôn có em làm nơi nương tựa tinh thần. Không có em sát cánh anh không biết có còn đứng vững hay không.

Có lẽ những gì anh muốn nói em nghe cũng đã nhàm chán. Em muốn thấy được những hành động thực tế chứ không cần nghe những lời nói từ đáy lòng. Dù sao đi nữa anh luôn tôn trọng và cần có em trong đời sống. Đời anh mà thiếu em như cây thiếu nước, như nhà thiếu nóc, như hủ tiếu thiếu nước lèo, như bánh bèo thiếu nước mắm, như thịt bò nhúng giấm thiếu mắm nêm. Lâu lắm rồi không được ăn thịt bò nhúng giấm chấm mắm nêm cũng tại con quỷ gout.

Đùa tí cho vui thôi. Anh đã muốn viết xuống bài này lâu rồi nhưng giờ mới có cơ hội.Chỉ hy vọng em hiểu được lòng anh.

20 Years of Blogging

I have been blogging since 2003, but I can’t recall the exact date when I first started. In the last few days, I have been digging around the Wayback Machine trying to piece everything together. Thanks goodness for the Internet Archive, I have been able to repost my early entries and put together a timeline.

In 1999, I created Donny Digital Design Studio. According to the about page I had written, D3 was born out of a class project (Electronic Visual Communication) at La Salle University. It then evolved into my online portfolio and digital design studio.

In January 2003, I added journal entries to D3 Studio. I wrote the entries manually because the URLs included 0103.php, 0203.php, and 0303.php. I have brought these entries into this blog.

In April 2003, I changed the name from D3 Studio to Visualgui. I also started using B2 for blogging. From 2003 to January 2004, I ran into hosting issues. My site was down often. In addition, B2 had been abandoned.

In February 2004, I migrated Visualgui to Lunarpages. I also started fresh with WordPress, which was forked from B2. I wrote a quick update about it.

Visualgui was running smoothly for many years under Lunarpages until HostPapa scooped up it in 2019. After the acquisition was completed, HostPapa tried to squeeze more money from Lunarpages customers. In September 2021, I was done with HostPapa and moved over to DigitalOcean. I am happy with DigitalOcean Droplets ever since.

I still can’t believe I have been blogging for 20 years. The earliest entry I could find was on January 22, 2003; therefore, I will use that as the anniversary date. I can’t recall how I got into blogging, but it has to be the longest hobby I have ever picked up and stuck with it until this day.

Blogging has been an outlet for both my professional career and my personal development. I loved web design, but I needed my own space to play around with my design. I need a space where I could design whatever I wanted and not have to do what my clients wanted. It was liberating to show off my own design. There were times I was so burned out with web design and development, but this blog has kept me going. It nurtures me to do my professional job.

For my personal development, I didn’t feel comfortable writing in English since the first day I set my foot in America—I was eleven years old. Throughout my educational years, I never showed anyone my writings except for my teachers who graded my papers. Even after I graduated from college, I never wanted to write because I was too afraid to show my terrible writings, which were filled with grammatical errors, misspellings, awkward flows, and improper use of language. Blogging had changed all of that. I could write freely and I didn’t even care about all the technicalities. I just wanted to type words into the black box and hit publish. I could write about anything on my mind and it could be read around the world.

Days after days, I thought I would run out of things to write about, but I am still here writing like no one is reading—until I get into controversial topics. Blogging has indeed become part of my life. If I stop blogging today, I would feel something missing or empty in my life. I am still not a good writer and I am not good with words, but blogging allows me to express myself. Writing has become an important tool for me to use everyday. Blogging has become an exercise for my brain. After practicing for 20 years, writing has come much easier for me and I like sharing my thoughts online.

For a while I got sucked into social media networks—particularly Facebook and Twitter. These days, I have checked out of all of them. I stopped posting on LinkedIn and Facebook. I didn’t even bother moving over to Mastodon after I abandoned Twitter. I never venture into Instagram or TikTok. I am not sure if Pinterest is still a thing. I still use YouTube for tutorials on snowboarding, skiing, rollerblading, and ice skating. I also use YouTube for fixing things around the house. Other than YouTube, I refocus all my energy on this blog.

I am so fed up with news and politics; therefore, I want my blog to have a different vibe. I started posting poetry everyday. I will continue to write and to share what I feel, see, and hear around me. I want to continue to blog for many years to come. I would like to thank you for coming to this site and following my journey. I hope you enjoy your stay.

Phép bí ẩn của mẹ

Vài tháng gần đây có sự thay đổi trong công việc khiến tôi căng thẳng, thậm chí chán nản. Tôi tự khuyên mình đừng lo xa quá chuyện gì đến sẽ đến. Những gì ngoài tầm tay mình thì cũng không thay đổi được gì. Nhưng làm sao không lo ngại khi tôi còn có trách nhiệm nuôi sống gia đình.

Đôi lúc cũng tâm sự với bà xã về một số vấn đề tôi đang đối diện nhưng rồi lại ngại khiến thêm một người phải lo âu. Người ngoài cuộc cũng không giúp đỡ được gì. Thôi thì cứ tiếp tục đến đâu hay đến đó. Khi một cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Hy vọng là vậy.

Tuần vừa rồi trước khi bước vào cuộc họp, tôi vẫn bâng khuâng không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần và tự nhắc nhủ mình rằng dù chuyện gì xảy ra cũng phải giữ bình tĩnh. Đừng để cảm xúc của chính mình làm mình mất đi lý lẽ. Đã có một số chuyện không tốt đẹp xảy ra khi tôi không tự kiềm chế được cảm xúc của chính mình. Tôi không muốn điều đó lại tái diễn.

Bỗng nhiên tôi nghĩ ngay đến mẹ. Tôi xin mẹ giúp đỡ cho tôi nhưng tôi không biết yêu cầu mẹ giúp đỡ điều gì. Thế rồi cuộc họp diễn ra và kết quả êm đềm hơn những gì tôi tưởng tượng. Mọi chuyện coi như cũng tạm ổn. Tôi cảm thấy thoải mái hơn một chút cho dù tương lai không thể biết được. Một lần nữa, phép bí ẩn của mẹ đã giúp tôi vượt qua một khó khăn trong cuộc sống. Cám ơn mẹ nhiều.

Sauder’s Eggs

Sáng nay nhìn thấy xe tải có ký hiệu Sauder’s Eggs khiến tôi bùi ngùi nhớ đến mẹ. Những ký ức chợt ùa về làm tôi vừa nghẹn ngào vừa nở một nụ cười. Ngày xưa mẹ làm cho hãng trứng Sauder’s 10 tiếng mỗi ngày với mức lương tối thiểu. Thế mà mẹ vẫn cảm thấy may mắn có được việc làm. Mẹ thường đùa rằng mẹ sẽ không bao giờ bị thất nghiệp vì ai cũng ăn trứng rồi ỉa ra. Giờ nghĩ lại mẹ nói đúng. Nghề thiết kế website của tôi chả ai cần.

Nhớ lại thời đó mỗi buổi sáng tôi phải thức sớm đưa mẹ đến hãng. Mùa đông lạnh thấu xương ngủ chưa đã giấc cũng phải bò dậy. Giờ đây ước gì được trở lại thời gian đó được đưa đón mẹ mỗi ngày. Thời đó mẹ làm chung với một bác gái người Việt. Lúc đầu hai người thân thiện nhưng rồi trở thành kẻ thù. Mỗi chiều về nghe mẹ kể chuyện xích mích giữa hai người mà khiến tôi xót xa. Lúc đó còn trẻ trâu và luôn đứng về phía của mẹ nên tôi bị lôi vào trận chiến với những đứa con của bác. Họ đã trưởng thành vậy mà vẫn ăn thua với thằng nhóc như tôi.

Người Việt làm chung với nhau đếm không qua đầu ngón tay vậy mà phải tranh cãi nhau. Nghĩ lại buồn cười thật. Giờ đây mọi chuyện cũng đã qua. Có hối tiếc cũng quá muộn. Hy vọng nếu có tình cờ gặp lại, mấy anh chị đó không trách móc chuyện xưa.

Mỗi khi nghĩ đến mẹ, lòng thật buồn và cuộc sống như vô nghĩa. Tôi không thể nào vượt qua được nỗi đau mất mẹ. Cuộc đời này còn lại của tôi sẽ luôn thiếu mẹ. Thiếu đi những tiếng cười của mẹ. Thiếu đi những lời lẽ của mẹ dù trách móc, giận hờn, hay nhắc nhở. Sau khi rời cõi tạm này tôi sẽ gặp lại được mẹ hay không?

Care Less

This afternoon, I attended the AAPI faculty group meeting via Zoom. When we broke into small groups, we discussed support and stress relief. On the latter, I shared that I took my kids to the skateparks. I rollerbladed to help ease all the tensions. We also hit the slopes skiing and snowboarding. A Chinese-American faculty member shared that she watched K-Dramas when she had time to herself. A Korean-American staff member shared that she had been too busy with work and kids; therefore, she hadn’t time to herself.

With support, we talked about the vibrant Asian communities in Virginia including Vietnamese, Korean, and Chinese. I shared about the support I got from my co-workers. One of them also concurred about the support she received from her colleagues. The example she gave was when she went to the funeral of her son’s best friend who killed himself, her colleagues showed her their support. Her son and his best friend were in college together. I didn’t know what made that young man take his own life, but my heart sank. I just can’t even begin to imagine how the kid’s parents would cope with their loss.

The tragic story has kept me thinking about my own kids, especially the older ones. I love them way too much and I care about them too deeply. I want to make sure that they won’t screw up their lives. Instead of helping them, I am turning into a control freak. They hate me and they say I am ruining their lives. They may be right. I don’t know what I am doing. Like everything I have cared so deeply for, I ended up ruining it. Maybe I should just care less and give them the freedom to live their own lives. If they don’t want to hang out with me, I won’t force them. If they want to spend time on their digital devices, I’ll let them. I need to learn to let go.

Since my mother’s passing, I am still carrying on the pain. I thought of her often. Glimpses of her playing on my mind made me weep. My life has not been the same after she departed. My emotions had all screwed up. The more I cared about something; the more I became erratic. I ended up making poor choices. I messed up all my relationships, especially the ones I cared too much about. Instead of caring too much, I am learning to care less. For the most part, it is working out well.

I avoid getting too comfortable around people. Even with my relatives, I remind myself to just shut up and walk away. I used to be passionate about my work. Now I just remove myself from discussions and let people be the experts in my field. My older kids are growing and they want to live their lives. I am not going to get into their way. My drinking friends, after getting wasted, see you next time.

I am not being careless. I just need to care less. When I cared too deeply, I felt like I was on the verge of breaking down. I couldn’t control the monster in me. Caring less means letting go of things I cannot control. I can’t control my mother’s death. I can’t control my kids. I can’t control my work. I can’t control my own life. I never wanted to be in control. I am not a dictator. I just want the best for the people I love. If my kids turn out bad, they will suffer, not me. If they turn out good, that’s great for them and that’s what I want. I don’t want them to be miserable because they have a controlling father. They are grown now and it is time to let them go. It’s time to refocus my attention on the younger ones.

Returning to This Personal Space

In case you haven’t noticed, I have been posting a poem a day. I am not sure if you have seen the pattern, but I have been reading quite a bit of poetry books. In addition to posting my favorite poems, I post rap lyrics with poetry qualities. My blog has become my database and documentation that may have no interests to anyone else but me.

Without comments and analytics, I don’t know who reads my blog; therefore, I have no target audience in mind. I just write whatever on my mind at the moment. I feel like screaming into the void. Then again, I wouldn’t hear anything until I write something controversial. After blogging for over 20 years, I should have learned to control my own emotions. If I don’t fuck up on my blog, I will fuck up in real life. I am screwed either way.

Nowadays, my focus is primarily on this blog. I haven’t tweeted in a while. I haven’t shared anything on LinkedIn. I am also pulling back from Facebook after posting quite a bit about our ski-snowboard trips. When I left Twitter, I had almost 600 followers. On LinkedIn, I had a bit over 300 connections. Although I had about 250 friends on Facebook, I only interacted with a handful. According to Cloudflare, I have, on the average, 1,000 unique visitors a day. That’s all I know. Still, the traffic here is much more than all my social media combined. Why should I spend my energy elsewhere?

When I left Twitter, I also removed Twitter Cards from all of my sites. I don’t care if my sites have no image on Twitter when someone links to them. I used to promote my works on social media, but I just do it here. When I redesigned this site and the logo, I didn’t share it anywhere else. Everything is back to this personal blog of mine.

Hạn chế

Dạo này cố gắng hạn chế chi phí không cần thiết. Không thường xuyên đưa mấy đứa nhỏ đi ăn ở ngoài. Vợ cũng chăm chỉ nấu nướng nên về nhà ăn vừa chất lượng vừa ngon. Đi làm đem theo hộp cơm với đồ ăn thừa cũng xong. Lúc trước hay thưởng mấy đứa nhỏ trà sữa mỗi khi đi công viên trượt patin. Giờ đây tụi nó không còn muốn đi nữa nên cũng khỏi ghé vào tiệm trà sữa.

Những gì ở trong nhà tự sửa chữa được thì làm. Chẳng hạn như tự thay thùng nước nóng tiết kiệm được mấy ngàn đô. Ngoài dàn máy lạnh máy sưởi ra, mọi thứ trong nhà có thể làm được nhờ nợ nhà 15 năm qua và YouTube. Tôi cũng không sắm sửa đồ mới gì cả. Tủ quần áo của tôi có thể dùng thêm mười mấy năm nữa. Đồ đạc trong nhà và vật liệu nấu ăn thì vợ mua sắm.

Lý do hạn chế xài phung phí để đám nhỏ biết được giá trị của đồng tiền. Tôi không muốn tụi nó thấy gì cũng đòi hoặc muốn gì được đó. Nó không biết được cha mẹ phải đi làm mới có tiền. Ngày xưa mùa hè tôi đi phụ mẹ kiểm tra và xếp áo ở xưởng may 10 xu một cái. Làm một ngày mười mấy tiếng chỉ được mấy mươi đô. Tôi không dám xin mẹ tiền mua những thứ đắt giá vì tôi chứng kiến được mồ hôi nước mắt của mẹ làm kiếm tiền. Thậm chí có những lúc giành giật nhau vì mấy đồng xu. Đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh về những chuỗi ngày đó.

Tuy giờ đây công việc của tôi không còn vất vả như mẹ hôm xưa, tôi không biết tương lai gần đây sẽ ra sao. Tôi phải chuẩn bị tinh thần, tâm lý, và luôn cả vật chất đề nếu có mất việc làm tôi có thể xoay sở. Tôi không muốn sống mà phải lệ thuộc vào việc làm. Tôi còn phải tiếp tục làm 20 đến 25 năm nữa. Tôi không biết sẽ còn đủ trí óc để theo đuổi ngành hiện tại không hay sẽ bị sa thải. Liệu sau khi nghỉ hưu sẽ được sống bao lâu.

Cả cuộc đời nô lệ tiền bạc thì cuộc sống này có ý nghĩa gì nữa? Nghĩ đến chỉ thêm chán nản. Tương lai chẳng có gì để mong đợi. Cuộc đời của tôi kể như là xong. Chỉ có thể đi xuống từ đây chứ không đi lên nữa. Tôi chỉ cố gắng lo cho mấy đứa con để tương lai của tụi nó tươi sáng hơn tôi. Hy vọng trong tương lai cánh cửa mới sẽ mở khi cánh cửa cũ khép lại. Đến đâu hay đến đó. Để gió cuốn đi.