Goodbye Nate Thaing

Dear Nate,

I am deeply sorry that we didn’t have a chance to reconcile our friendship before you leave. I thought we still had plenty of time, but I am dead wrong.

You came into my life when my heart was broken. I lost a girlfriend, but I gained a best friend. You kept me from drowning in my own sorrow. You took me in when I was dead broke. I will never forget your kindness, generosity, and friendship.

When I was at the lowest point of my life, you were there for me. We didn’t have much money, but we had plenty of joy. Reminiscing on the times when we ate Queen 6-Pack’s chicken wings, sharing a 40’s Olde E, and listening to hip-hop puts me to tears. I missed those late nights cruising and pumping 2pac in our rides. I missed those cookouts that lasted into early in the morning. Your parents, brothers, and sisters treated me like a family member. I love them all. I wish we could go back to the good old days. I still have fond memories of our time together.

I wished I could forget the past and move forward, but there was one particular incident that cracked our friendship. You were just kidding around, but it still haunts me to this day and I couldn’t fully forgive you for it. Do you remember the day when we were hanging out at David’s house? It was my first and last time at his house.

David’s stepfather was a gun nut and he had rifles locked up in a case as well as guns laying around the house. You picked up a shotgun on the couch and pointed at my head. I looked straight in your eyes and pleaded with you not to pull the trigger. You must have known that the gun had no bullet in it and I assumed that the gun had no bullet in it, but I was dead serious when I requested that you do not pull the trigger. Then I felt a puff of air on my temple. You didn’t respect my request. You pulled the trigger. I tried to explain to you why I was upset, but you didn’t seem to get it. To you, it was a joke, but to me, my life was in your hands at that moment. We were cool again, but it was never the same when I felt that you had stepped over the line. I am sorry to bring this up, but it was part of our story.

Our friendship broke when you wanted to come hang out with me for the weekend. I would welcome you to my house anytime, but I was so sick at that time. I didn’t want you to hangout with a sick person who would spend the entire time in bed instead of going out drinking. Unfortunately you took it as I didn’t want you to come. I knew you were upset and I wanted to give you some time to get over it. Unfortunately, you had removed me from your contact. I tried calling you several times and leaving you messages, but you never replied.

When my mom contracted COVID, I was in Lancaster for several weeks. I drove by your parents’ house several times, but I didn’t knock on the door. I didn’t think it was a good idea to check on your parents and you when I was living with family members who had COVID. I told myself to wait until the pandemic over to rekindle our friendship. Unfortunately, time had run out on us.

Despite our misunderstandings, I have nothing but love for you. I should have taken a more active role in our friendship. I had my own grief to deal with, but that’s not an excuse. I shouldn’t have taken your love and our friendship for granted. Remember the Nas joint we used to vibe to? AZ rhymed, “Life’s a bitch and then you die / That’s why we get high / Cause you never know when you’re gonna go.” I still can’t believe you’re gone. Once again, I am deeply sorry. Rest in eternal peace, homie.

Vĩnh biệt chú Sen

Lúc mới qua Mỹ, tôi thường phụ chị Phương ở tiệm tạp hóa. Đại khái là bỏ đồ vào bao mỗi khi chị thanh toán tiền cho khách hàng. Lý do đơn giản tôi giúp chị là vì muốn gặp người Việt. Thỉnh thoảng chú Sen cũng ghé chơi vì chú cũng ở gần tiệm. Lúc đó chú cũng chỉ ở một mình chưa bảo lãnh vợ con sang nên chú ra tiệm chơi cho đỡ buồn. Chú cũng tình nguyện giúp chị Phương những công việc lặt vặt trong tiệm.

Chú có làn da ngăm ngăm giống tôi. Chú hiền lành, giản dị, và luôn nở một nụ cười rất tươi. Có lần chú lái xe đưa tôi và chị Phương đi Phila bốc hàng về bán. Chị mua nào là trái cây, rau cải, đậu phụ, và những món ăn vặt. Chị không mua một chỗ mà đi vòng quanh phố Tàu ở Phila. Đến chiều mệt và đói meo, chị đãi hai người công nhân ăn mì tô ở nhà hàng Tàu. Tô mì nóng hổi và thật là ngon miệng. Ăn xong thì chú lái chúng tôi về lại Lancaster. Những ký ức tuy đơn giản nhưng khó quên của những chuỗi ngày mới qua Mỹ.

Sau này chú bảo lãnh vợ con sang Mỹ nên bận bịu không còn đến tiệm nữa. Tôi thỉnh thoảng cũng đi chơi với hai thằng con trai của chú. Mấy mươi năm đã không gặp lại chú. Hôm qua thấy con của chú để tang cho chú tôi mới biết chú đã ra đi. Cuộc đời thật quá ngắn ngủi. Nụ cười của chú vẫn in đậm trong trí nhớ của tôi. Thôi thì tạm vĩnh biệt chú nhé. “Người ra đi bến sông nằm lạnh / Này nhân gian có nghe đời nghiêng” (Trịnh Công Sơn). Cầu mong cho linh hồn chú được yên nghỉ trong bình an.

Through Chris Dang

My brief farewell post on Christopher Dang had found its way into people who were close to him or inspired by his works.

Thom Easix wrote to me on January 26, 2020:

Hi Donny,

We don’t know each other, but I just wanted to let you know that I read your blogpost about Chrisopher Dang and that I had the same experience as you. I also started designing in the early 2000’s when I was still a kid and I was really inspired by Halovision. I really looked up to him.

As time passed I also stopped following him, but once in a while I think back on that time. I always remember his art to still be really good.

So today I googled him again and yes, his old artworks still holds up. He had such a feel for typography, shapes and colors. I don’t know how to properly explain it in English, but he was really talented.

Today I also discovered he passed away and I found out through your blogpost.

I don’t know why I’m sending you this email, but I guess I want to thank you for your blog and it was nice to read that you also got inspired by him. It’s not something I can share with other people.

Have a good day,

Best,

Thom

I replied to Thom:

Dear Thom,

I am glad that you have shared your thoughts with me. When I found out that he passed away, I was shocked. I wrote that post wondering if other people had similar experience. You email is a proof. Chris was a talented artist and even his early works had left a deep impact in many of us who didn’t even know him.

Regards,
Donny Truong

Thom responded:

Hi Donny,

Thanks for your reply. I was really moved by it.

Because of your email I searched some more about him and I found out he was a very loved and good person. It kept me busy all day.

I hope he knew how many people he inspired and that his style is visible all over the world. I live in the Netherlands and I’m sure his work laid the foundation for what I like in graphic design.

For the future when I have a flashback to those early 2000’s, I will also remember your email and this story.

This is the beautiful side of the internet 🙂

I wish you all the best in your career and not to be too cheesy, but may his spirit live on in our work 🙂

Best,
Thom

I also shared with Thom an email from someone who was close to Chris. Alyssa Key wrote on December 19, 2020:

Hi Donny,

I found your site entry online when googling our beloved Tinypants. He died of natural causes, stemming from a trial pharmaceutical he was using from losing his vision. Ironic, isn’t it… halo vision. Anyways wanted to help answer that question for you. He was my partner, best friend, and soul mate for many years. Our lives went different paths a few years before his death and I never got a chance to remind him I loved him. We will all see him again soon though. Hope you’re well, sorry if this so random.

Warmest Regards,
Alyssa Key

I responded to Alyssa on December 19, 2020:

Dear Alyssa,

Thank you for writing. He was a gifted artist who reached so many people with his work. I didn’t know him personally, but I am sure he knew he still has a special place in your heart.

Thank you for answering my question. I hope you and your family are doing well and happy holidays.

Regards,
Donny Truong

Vĩnh biệt Cô Lệ Thu

“Nước mắt mùa Thu khóc ai trong chiều / Hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu.” – Phạm Duy

Nghe tin danh ca Lệ Thu đã từ trần sau những tháng ngày chóng chọi với COVID-19, tôi xót xa vô cùng. Lại một người yêu mến bị con COVID cướp đi mạng sống. Đã phải chứng kiến từng phút giây đớn đau của mẹ, tôi hiểu được sự chịu đựng của cô. Cô đã đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng. Giờ đây cô đã được giải thoát và không còn phải sống trong sự đau khổ nữa. Xin cô an nghỉ trong bình yên. Tiếng hát của cô sẽ tồn tại mãi trong mỗi con tim cô đã từng chạm đến.

Tang lễ Mẹ

Hôm nay là một ngày tốt để cử hành tang lễ cho mẹ. Con cháu và người thân đến viếng thăm trong ngôi nhà quàn ấm cúng. Chúng con mời thầy Thích Chúc Đại đến tụng kinh và niệm Phật cho me ra đi nhẹ nhàng và bình an. Con ngậm ngùi khi nghe thầy ngâm bốn câu:

Kính lại hương linh mẹ
Mẹ là người lo cho con suốt cuộc đời này
Hôm nay mẹ đã đi thật rồi
Kể từ đây con là kẻ mồ côi

Vâng, mẹ đã ra đi thật rồi. Mẹ đã được an nghỉ. Giờ đây con là kẻ mồ côi. Từ nay không còn nhìn thấy mẹ, không còn nghe tiếng nói của mẹ, và không còn được thưởng thức những món ăn của mẹ. Con nhớ mẹ vô cùng khi thầy ngâm bài thơ này:

Kính lạy hương linh mẹ
Nhớ lại hình ảnh xưa
Mẹ từng nấu cơm cho ăn
Lo từng chút cho chúng con
Mẹ lam lũ một đời
Mẹ thân khổ một đời
Lúc nào cũng thương yêu chúng con
Chưa bao giờ than phiền với chúng con
Ấy vậy mà chúng con chưa kịp báo hiếu
Mẹ đã đi thật rồi.
Chúng con giờ đây bơ vơ giữa dòng đời
Rồi đây biết chỗ nào tựa nương
Biết chỗ nào mà quay về
Hôm nay bằng tất cả tấm lòng thành
Nghĩ về ân đức của mẹ
Xin dâng lên chén cơm này
Nguyện hương linh mẹ
Thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay tang lễ được cử hành tốt đẹp. Thêm được chương trình đặc biệt “Cây Hàng Chữa.” Người bạn tên Linh của con đã dịch lại bài thơ này từ tiếng Anh:

Cây Hằng Chữa tỏa bóng trên Mẹ
chạc của cây vươn đến bầu trời.
Rễ cây cắm xuống sâu vô tận
kết nối Mẹ về lại bên con.
Dáng của cây, thân cây, kích cỡ
đại diện cho một đời của Mẹ.
Những thử thách và những tranh đấu
những vui buồn và những khó khăn.
Con xin lấy từ Cây Hằng Chữa
chiếc nhẫn mang hình dáng bồ câu.
chiếc nhẫn đong đầy những kỷ niệm
tình thương của Mẹ con mãi mãi không quên.

Mấy chị em, con cháu, và thân nhân, ai cũng nhớ thương đến mẹ. Hôm nay con đã không còn khóc nữa. Con không muốn mẹ thấy con khóc khi tiễn đưa mẹ đi một nơi tốt hơn thế gian này. Xin được tri ân công lao nuôi dưỡng của mẹ. Xin được tri ân tấm lòng nhân hậu của mẹ. Xin được tri ân sự hy sinh của mẹ. Chúng con sẽ luôn nhớ mẹ và mẹ sẽ luôn ở trong tim và tâm hồn của chúng con. Xin tạm vĩnh biệt mẹ.

In Loving Memory of Mrs. Anh Ngọc Lý

Mrs. Anh Ngọc Lý, beloved mother, grandmother, great-grandmother, wife, sister, and daughter, passed away at 12:46 pm on December 28, 2020, at the age of 83, following a brutal battle with COVID-19. Mrs. Lý was born on June 8, 1937, in Mỹ Tho, Việt Nam. She joined her oldest daughter Hương Ngọc Nguyễn and her family in Willimantic, Connecticut on April 11, 1990 then settled in Lancaster, Pennsylvania a few months after to be close to her extended family.

Resided in Lancaster city, she had done various odd jobs, including inspecting t-shirts at a few sweatshops and picking fruits at several local farms, before joining Sauder’s Eggs, where she worked as an egg packer for over a decade before her retirement. When not working, she enjoyed cooking traditional Vietnamese cuisine at home. Her priority was making sure her children and grandchildren were well fed. She was always lavish with food. She never cut corners. She had to have the best sources and her cooking process had always been meticulous. If her lunch took five hours to make, her kids would have to eat at 3:30 pm. The stomach-growling waits were always worthwhile.

Mrs. Lý was a strong woman who held her own. Although she lived half the world apart from her late husband Tỷ Hữu Hồ who passed away on November 15, 2020, their marriage remained intact in the past three decades. Each Sunday, they called to check up on each other. She raised her second daughter Nikki Thơm Nguyễn and her youngest son Donny Trương all by herself in the U.S. while her husband lived in Việt Nam. Despite her limited English, she loved her life in America. She believed the U.S. had one of the best healthcare systems in the world.

Mrs. Lý was loved by everyone around her and those who got to know her. She was generous, compassionate, and kind. When her niece Karen Huỳnh (the daughter of her oldest sister Anh Kim Lý) was seven years old, she did something wrong. Karen was afraid that her father would spank her. Her mother was always busy with the family’s business; therefore, she couldn’t come to her to intervene. Karen ran away from home. Mrs. Lý took her niece in and took good care of her like her own daughter. Mrs. Lý never made any judgment about her niece. She let her niece stay with her for three days until her brother-in-law cooled down and forgot all about the incident. Half a century later, Karen still remembered vividly how well her aunt had fed her and treated her. Karen recalled her aunt letting her roam free in her garden and pick out any fruits she wanted to eat.

Having lived through the war in Việt Nam, Mrs. Lý had always been a fighter. She would survive anywhere on earth, including living in a foreign country like America. She had overcome many financial hardships, personal obstacles, and health issues as she aged. She fought COVID-19 until her very last breath.

Mrs. Lý is survived by her oldest daughter Hương Ngọc Nguyễn, her second daughter Nikki Thơm Nguyễn, her youngest son Donny Trương, and her daughter-in-law Hải Dung Nguyễn. She is also survived by her grandson Lộc Nguyễn, her granddaughter-in-law Jennifer Delima, her grandson Christopher Nguyễn, her granddaughter-in-law Amy Phương Ngô, her granddaughter Samantha Trần, her grandson Eric Trần, her grandson Đạo Công Trương, her grandson Đán Công Trương, her grandson Xuân Việt Trương, her grandson Vương Việt Trương, her great-granddaughter Isabella Nguyễn, her great-granddaughter Angela Nguyễn, and her great-grandson Aiden Nguyễn. Finally, she is survived by her brother Anh Văn Lý, her sister-in-law Lụa Thị Lý, her sister Anh Lý Teitler, her brother-in-law Sidney Teitler, and her extended family living in Lancaster, Pennsylvania.

As her family members and dear friends, we loved her deeply. We will always remember her and will hold her in our hearts for eternity. Farewell for now, our love. May your soul rest in peace.

Tưởng nhớ bà Lý Ngọc Anh

Bà Lý Ngọc Anh, người mẹ yêu dấu, người bà, người bà cố, người vợ, người chị, và người con, từ trần vào ngày 28, tháng 12, năm 2020 (nhằm ngày 15, tháng 11, năm Canh Tý) hưởng thọ 83 tuổi, sau một thời gian chống chọi dữ dội với bệnh dịch COVID-19. Bà Lý Ngọc Anh sinh ngày 8, tháng 6, năm 1937 tại thành phố Mỹ Tho, Việt Nam. Ngày 11, tháng 4, năm 1990, bà sang định cư tại thành phố Willimantic, tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, đoàn tụ cùng gia đình con gái lớn, Nguyễn Ngọc Hương. Vài tháng sau, bà và hai con, Nguyễn Thị Thơm và Trương Công Doanh, chuyển về sinh sống gần chị em và các cháu tại thành phố Lancaster, tiểu bang Pennsylvania.

Ở Lancaster, bà đã làm qua nhiều công việc như kiểm tra chất lượng sản phẩm ở một vài xưởng may mặc và hái trái cây ở những trang trại trước khi chuyển qua hãng xưởng trứng, Sauder’s Eggs, nơi bà làm việc hơn 10 năm cho đến lúc nghỉ hưu. Ngoài công việc, bà thích nấu những món ăn truyền thống Việt Nam. Bà chú trọng việc ăn uống nên thường dành nhiều thời gian chuẩn bị và nấu nướng những món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình. Với bà, món ăn ngon phải được làm ra từ nguyên liệu tươi sạch và phải được nấu đúng cách. Vì thế con cái thường phải chờ đợi khá lâu cho mỗi bữa ăn. Tuy vậy chẳng ai phàn nàn vì mọi người biết rằng mình sắp được thưởng thức những món ăn ngon miệng và chất lượng.

Bà là một người phụ nữ cứng cỏi và quyết đoán. Tuy bà sống xa chồng, ông Hồ Hữu Tỷ vừa từ trần vào ngày 15, tháng 11, năm 2020, nửa vòng trái đất, mối quan hệ vợ chồng giữa hai người vẫn giữ nguyên vẹn trong suốt 30 năm qua. Mỗi Chủ Nhật, ông bà gọi điện thoại hỏi thăm nhau. Một tay bà chăm lo và nuôi dưỡng con gái thứ nhì Nguyễn Thị Thơm và con trai út Trương Công Doanh cho đến lúc các con trưởng thành trên đất Mỹ trong lúc chồng vẫn sinh sống ở quê nhà. Mặc dù không rành ngôn ngữ bản xứ, bà vẫn yêu cuộc sống của mình ở Hoa Kỳ. Bà tin rằng đây là đất nước có hệ thống y tế đứng hàng đầu trên thế giới.

Bà Lý Ngọc Anh được thương yêu bởi những người thân bên cạnh và những ai được dịp biết đến bà. Bà là một người tốt bụng, rộng lượng, và chân thành. Cháu Huỳnh Thuý Hoa (con gái út của người chị cả Lý Kim Anh) kể lại. Lúc bảy tuổi cháu đã làm một chuyện sai trái nên sợ ba đánh đòn. Mẹ cháu vì bận rộn với công việc làm ăn nên cháu không dám tìm đến mẹ can thiệp. Cháu đã bỏ nhà ra đi. Bà Lý Ngọc Anh mang cháu về nuôi và xem cháu như con ruột. Bà không hề hỏi han hay phán xét về việc làm của cháu. Bà để cháu sống với bà ba ngày sau khi cha cháu nguôi giận và quên đi lỗi lầm của cháu. Nửa thế kỷ sau, người cháu ấy vẫn luôn nhớ rõ công ơn người dì đã lo lắng thức ăn và sự tận tình chăm sóc của dì. Cháu còn nhớ dì cho phép cháu đi chơi rong trong khu vườn muốn ăn trái cây gì thì cứ việc hái.

Đã sống qua thời chiến tranh Việt Nam nên bà Lý Ngọc Anh luôn là một người có ý chí sinh tồn mạnh mẽ. Bà có thể sống bất cứ nơi đâu, như trên mảnh đất lạ quê người ở Hoa Kỳ. Bà đã từng vượt qua nhiều khó khăn trong tài chính, những biến cố trong cuộc sống, cũng như những vấn đề trong sức khỏe ở tuổi già. Bà đã đấu tranh với bệnh dịch COVID-19 cho đến hơi thở cuối cùng.

Bà Lý Ngọc Anh ra đi để lại con gái lớn Nguyễn Ngọc Hương, con gái thứ nhì Nguyễn Thị Thơm, con trai út Trương Công Doanh, và con dâu Nguyễn Đức Hải Dung. Bà để lại cháu ngoại Lộc Nguyễn, cháu dâu Jennifer Delima, cháu ngoại Christopher Nguyễn, cháu dâu Amy Phương Ngô, cháu ngoại Samantha Trần, cháu ngoại Eric Trần, cháu nội Trương Công Đạo, cháu nội Trương Công Đán, cháu nội Trương Việt Xuân, cháu nội Trương Việt Vương, cháu chắt Isabella Nguyễn, cháu chắt Angela Nguyễn, và cháu chắt Aiden Nguyễn. Bà cũng để lại em trai Lý Văn Anh, em dâu Lý Thị Lụa, em gái Anh Lý Teitle, em rể Sidney Teitler, và bà con ở thành phố Lancaster, tiểu bang Pennsylvania.

Là những người thân trong gia đình và bạn hữu thân thiết, chúng tôi yêu quí bà sâu sắc. Chúng tôi sẽ luôn nhớ đến bà và sẽ giữ bà trong tim vĩnh viễn. Xin tạm biệt người thân yêu của chúng tôi. Mong linh hồn bà được an nghỉ trong bình yên.

Vĩnh biệt Lam Phương

Năm 2020 lại cướp đi một nhạc sĩ tài hoa của làng âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Lam Phương đã ra đi vào ngày 22, tháng 12. Xin chia buồn cùng gia đình ông. Cám ơn ông đã để lại hơn 200 ca khúc đã đi vào từng con tim Việt Nam. Mong linh hồn của ông được an nghỉ trong sự bình an.

Vĩnh biệt Chí Tài

Cám ơn sự đống góp cả cuộc đời của anh cho nghệ thuật và âm nhạc Việt Nam. Anh đã đem lại tiếng cười cho những tâm hồn Việt sống trên đất hải ngoại suốt mấy mươi năm qua. Cầu mong cho anh được an nghỉ trong bình yên.

Cáo phó

Tên họ: Hồ Hữu Tỷ
Pháp danh: Thiện Minh
Sinh năm: 1936
Quê quán: Đạo Thạnh
Tạ thế lúc: 14 giờ, ngày 15, tháng 11, năm 2020
Hưởng thọ 85 tuổi

Thế là ba đã trở về cát bụi. Tuy không có mặt để tiễn đưa ba đi, tôi và mẹ được xem tang lễ tường tận qua video nhờ công nghệ hiện đại. Thật cảm động khi thấy bà con cô bác tiếp tay nhau để tưởng niệm một người em, người anh, người cha, người bác, người chú, và người ông yêu dấu trong đại gia đình. Xin được tri ân những tình cảm mọi người dành cho ba. Cám ơn gia đình cô Ba, gia đình bác Tư, gia đình chú Sáu, gia đình chú Bảy, và gia đình chú Mười.

Cám ơn những lời chia buồn từ người thân và bạn bè gần xa qua điện thoại hoặc qua Facebook. Cám ơn tình cảm quý báo gia đình anh Tám dành cho ba. Cám ơn anh rất nhiều đã thay thế tôi chăm sóc cho ba những tháng ngày vừa qua. Những lần anh em tâm sự, anh thấu hiểu được tâm trạng của tôi và luôn an ủi tôi đừng quá lo lắng. Tôi cảm kích tình nghĩa giữa anh và ba.

Cám ơn những lời chia buồn của Sư Bà sáng nay. Sư Bà hiểu được hoàn cảnh của tôi và lo ngại tôi đau buồn nên đã có lời khuyên nhủ và giải nghĩa về sự ra đi của con người. Những lời Sư Bà nói ngắn gọn nhưng rất thấm. Tôi cũng đã đọc, tìm hiểu, và suy nghĩ rất nhiêu về cái chết. Sau những lần đau đớn mỗi khi chứng kiến từng người thân đột ngột ra đi, tôi đã chấp nhận và thấu hiểu được chết là một phần trong cuộc sống. “Còn sống một ngày là hẹn chết mai đây” (Trịnh Công Sơn). Ngày xưa tôi rất sợ đối diện với cái chết. Giờ đây tôi đã có cái nhìn khác. Thay vì đau buồn về cái chết, tôi xin được ca ngợi về cái sống.

Ba đã sống một đời sống giản dị và chất phát. Ba không nặng về vật chất hay tiền bạc. Ba có bản chất mạnh mẽ và thẳng thắng. Ba không bộc lộ tình cảm của mình. Tình thương của ba chỉ để trong lòng. Càng thương ba càng rầy la. Ba không do dự hay lo ngại về những quyết định của mình. Ba chưa từng hối hận về con đường ba đã chọn. Tôi cũng sẽ noi gương ba. Sẽ không hối tiếc về dĩ vãng và sẽ không để quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai. Sống hết mình để lúc nằm xuống không còn hối tiếc.

Ba là người rất dạn dĩ. Tôi còn nhớ một kỷ niệm nho nhỏ lúc ba sống những ngày tháng ngắn ngủi với tôi ở Mỹ. Có một lần hai cha con đi công viên trò chơi. Tôi và ba xếp hàng chơi trò xe điện đụng (bumper cars). Khi hết giờ bước ra, ba làm rơi cặp kính từ trong túi áo. Ba bảo tôi báo cho người quản lý biết. Tôi rụt rè không dám hỏi vì e ngại tiếng Anh không biết nói. Ba tự bước đến anh quản lý ra dấu cặp kính. Anh quản lý hiểu ý ba ngay và trao lại cho ba cặp kính. Tôi khâm phục ba. Về sao mỗi khi tôi phải đứng nói trước đám đông trong trường hay trong hội nghị, tôi nhớ đến sự mạnh dạn của ba để có động lực để vượt qua. Giờ đây mỗi lần ra ngoài, tôi bảo đám nhỏ phải mạnh dạn lên. Muốn ăn gì phải tự gọi. Muốn hỏi gì người ngoài phải tự hỏi. Ông nội của tụi nó không biết tiếng Anh còn không sợ huống chi tụi con biết tiếng Anh mà nhút nhát gì.

Vì kỷ niệm giữa tôi và ba không nhiều nên những sự việc nhỏ nhoi đến thế tôi cũng nhớ rất rõ. Còn anh chị luôn sát cánh bên ba mấy mươi năm qua chắc chắn có rất nhiều ký ức về ba. Hẹn một ngày gần đây, anh chị em sẽ gặp gỡ nhau để tôi được nghe những câu chuyện về cuộc đời của ba.