Tôn trọng phụ nữ

Hôm qua đến đón Xuân, một bạn nữ bảo, “Xuân, ba bạn đến rồi.” Xuân đang chơi chạy đến ôm tôi. Một bạn nữ khác nói với tôi, “Hôm nay Xuân có một ngày rất tốt.” Mấy bạn nữ này lại làm tôi mê có con gái.

Đùa thế thôi bốn đứa đã quá sức rồi. Nghĩ lại cảnh vợ đẻ mổ tôi sợ lắm. Thằng Đạo mà không đẻ tự nhiên chắc cũng đã ngưng rồi. Giờ đây vợ vừa phải dưỡng vết thương vừa cho Vương bú. Tôi cảm kích vô cùng.

Xưa có câu “mang nặng đẻ đau.” Giờ phải thêm mổ bụng lấy con ra. Chỉ thấy thôi tôi đã ngất xỉu rồi huống chi người bị mổ. Đàn ông được dễ dàng quá vậy mà không biết tôn trọng phụ nữ.

Tôi viết ra đây không phải tự khen ngợi hay nâng cao chính mình. Tôi cũng tự hổ thẹn và hối hận với những hành động của chính mình. Nhưng tôi không thể nào thay đổi quá khứ. Tôi cố gắng đối xử với phái nữ tốt hơn và sẽ dạy những thằng con phải tôn trọng phái nữ.

Hồi còn trong bệnh viện, một cô bác sĩ sau khi khám cho Vương nói rằng phải dạy dỗ bé những điều lẽ phải và hy vọng một ngày nào bé sẽ trở thành tổng thống Mỹ. Tôi hứa sẽ dạy dỗ nó chứ làm tổng thống thì tôi chống đối. Thằng tổng thống bây giờ đã làm nhục nhã cái chức vị đó rồi.

Back to the Beginning

In her assessment, Đán’s first grade teacher is concerned about his ability to decode words. As a result, she started a take-home reading. Each Monday, she sends home a few books for him to read and reread. She also send home cards for sight words.

These books and cards only have a few words; therefore, he went through them quickly. He was able to read everything in one evening. It appears that he has memorized the words instead of decoding them.

In addition to his reading assignments, I wanted to try something new with him. If we read half a book together, he would get 20 minutes iPad time. This incentive seems to work. He is more to eager to read and trying the best he can to put the letters into words. I am also trying to be really patience when he could not recognize the same word.

With these exercises, I am hopeful that he will catch up. As much as I don’t want to give them screen time on weekdays, I need to bend this rule to get him motivated.

Thăng bằng

Trước khi Vương chào đời, Xuân dành lấy mẹ. Tuy đã hơn hai tuổi Xuân vẫn bú mẹ mỗi đêm trước khi ngủ. Tôi dụ dỗ nó mãi nhưng Xuân vẫn không chịu ngủ với tôi.

Đến ngày mẹ vào bệnh viện, Xuân ngủ với bà ngoại và hai anh. Đêm đầu mẹ về, tôi cho nó xem iPad và dụ nó ngủ với tôi. Lúc đầu nó cũng đòi mẹ nhưng tôi bảo nó mẹ còn đau và em cần có mẹ. Thế là nó ngủ với tôi mấy hôm nay. Không đòi mẹ cũng không đòi bú. Nó rất thương em nên đã nhường mẹ lại cho em.

Hai hôm nay nhà trẻ của Xuân đóng cửa nên sáng nay tôi dành thời gian đi chơi với nó. Ít có cơ hội hai cha con được đi chơi riêng nên tôi rất quý những giây phút bên nó. Lâu lâu tôi cũng muốn được đi chơi riêng với từng đứa nhưng bây giờ Đạo và Đán lại thích được đi chung. Khi hỏi Đạo đi chơi riêng với tôi thì nó lại muốn Đán đi cùng. Nó nói rằng không có Đán không vui. Thế thì chẳng lẽ để Xuân ở nhà một mình nên thường thì bốn cha con cùng đi.

Hôm nọ Đạo tiên bố rằng nó sẽ học trường George Mason University vì nó không muốn ngủ lại ở trường chỉ muốn ngủ ở nhà với ba. Tôi cũng hơi lo lo chẳng lẽ thằng này nó ngủ với tôi đến lúc nó lấy vợ sao. Vậy mà khi Xuân ngủ với tôi thì nó đã theo ngủ với bà ngoại và Đán. Chừng nào bà ngoại không ở đây nữa thì hy vọng anh em nó ngủ chung.

Trong mấy anh em, tội nghiệp nhất là Đán. Lúc nó chào đời ông ngoại bệnh nên không chăm chú đến nó nhiều. Cho nên tôi cố gắng dành thời gian riêng với nó. Những chuỗi ngày tôi và nó đi riêng, tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Đán không ngủ với tôi nhiều. Nó chỉ thích ngủ với bà ngoại nó.

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới hôm nào bê thằng Đạo bé tí teo giờ nó đã gần mười tuổi. Giờ đây Vương cho tôi lại những cảm giác lúc ban đầu. Cái mà tôi lo ngại nhất khi có bốn thằng con là làm sao giữ được sự thăng bằng với bọn chúng.

Trương Việt Vương

I am pleased to announce the arrival of our forth son Trương Việt Vương. He was born at 7:26 AM this morning. His birth weight is 7 lbs 6 oz. He’s 20.5 in long. Both mother and son are doing great.

Stepping Aside

For tonight’s reading, Đán picked out Hop on Pop by Dr. Seuss. He thought he could plow through it. Unfortunately, he struggled with almost every word including “all” and “we,” which repeated a few times within several pages.

At first, I patiently helped him, but he completely went off track. He just threw out words that are not even close to the actual word. I became incredibly frustrated so I just told him to stop and go to bed.

Just when I thought we had made some small progress, he regressed to not be able to read simple two-, three-letter words. I need to let him go. I just have to accept the fact that I can’t help him. I am going to back off and let him figure it out for himself.

I see his stubbornness in me. I did not like to read until I discovered it myself. As much as I would like to get him to read, I don’t want my attempt to backfire. If reading is not his thing, my help only makes the matter worse. I want to encourage him to read. I don’t want to make him hate reading. It’s time for someone else to step in and take an active role.

On Reading

When I was a kid, I hated reading. Although I could read, I did see the point of looking at words. No one explained to me the benefits of reading. In retrospect, I wish my parents had forced me to read. Then again, I have never seen my mom pick up a book to read. For me, I had other priorities like billiards, video games, Chinese TV series, and hanging out with other kids in the neighborhood. Reading was not something we did.

When we moved in the States, my distaste for reading escalated as I struggled to learn English. Even though I was alone most of the time and bored out of my mind, I could not read because I did not understand the words. I fell asleep every time I picked up a book to read. I got frustrated and gave up. I went through high school and college ashamed of myself because I was performing poorly in any class that required reading. After my freshman year in college, I did not even bother to buy textbooks because I knew I was not even going to crack them open. My strategy was that if I never missed any class, I could not fail. If I could score at least a D on all my tests, I could walk away with a C. For most of my core courses such as English, religion, philosophy, biology, I was happy with a C. I had to withdraw a history and a literature course because I was failing so bad.

I hated college and almost dropped out, but then I discovered design. I was attracted to design because I did not have to deal with reading. I could work on my computer and push pixels all day long. I was interested in the visual more than text. I named my blog Visual Gui for that reason. Ironically, design brought me back to reading. In order to learn new technology such as Flash, HTML, CSS, and Photoshop, I had to read. Fortunately those instructional books were straightforward, easy to understand, and complemented with illustrations.

My reading began to pick up when I launched this blog. To find new content, I needed to read. The more I read, the more I was fascinated with what I had learned through reading. Now, despite my busy schedule, I read every free second I have. I started to carry a book with me everywhere I went. I would wake up early and stay up late to read. It took me more than twenty years to finally see the point of reading. I wish I had started early. It is one of my regrets in life. I blame no one, but myself for it and I do not want to make that mistake again with my kids. One of my goals as a father is to encourage my kids to read. Once they learn how to read, it is up them to continue or not.

When Đạo started kindergarten, we went through the Let’s Read book each night. Within a few months, he could read. When he was in first grade, he could read all by himself. I am so happy to have instilled in him the value of reading. Our bonding time are when we both laying in bed reading. We read our own book, but I have I use one hand to rub his back. I even started to teach him to read Vietnamese, but I had to put that aside to focus on Đán.

In contrast to my success with Đạo, I am failing miserably with Đán. We also started Let’s Read last year when Đán was in kindergarten, but he struggled to sound out the letters. Even now he has trouble with simple three-letter words. I am not sure if he is not paying attention or has some reading issues, but he kept getting a certain word wrong even though the same word is repeated again and again throughout a book. I got frustrated, but I do not want to push him to read. I brought up my concern with his kindergarten teacher and she told me to give him time. It’s a year now and he shows no improvement.

I understand that each kid develops differently. I am not comparing him to his brother, cousin, or classmates. He is a bright kid. He excels at everything, particularly gaming, except or reading. I wonder if he has some kind of reading issue. I brought it up to his first grade teachers again and they are in the process of evaluating him. I am hoping to hear back from them in the next few weeks. If he has reading disability, I rather find out sooner than later so we could get him some help. I don’t know when kids supposed to know how to read, but if my kid is struggling with it, I want to do something about it. Maybe reading is not for him, but I don’t want him to miss out like I did.

Following Directions

Just the first week back to school, Đán already received a warning. One of his teachers wrote:

Hello Truong Family,

I’m happy to have Dan in my class. I want Dan to be successful in first grade.

I have noticed that Dan needs many reminders to follow directions. Many times he is distracted and talking with others or simply not listening to my directions. Dan is also having difficulty following directions while walking in a red zone (quietly walking in the hallway).

I have given him reminders about following the rules.

Please speak to him about listening and following the rules in first grade. Please let me know if you have any questions.

We look forward to next week and hopefully see that Dan has turned his behavior around!

Thank you.

The boys, Đán in particular, have been ignoring our instructions and they irritates the heck out of me. For instance, when I asked him to stop bothering his brothers, he did it even more.

What drives me crazy is the constant playing, running, and screaming between Đạo and Đán. They have no concept of appropriate time and place. They played all the time and continued to do so even when we asked them to stop.

Last night my wife was not in good mood. Xuân was crying and she was trying to get him to sleep. She asked the boys to brush their teeth. They played around in the bathroom. She told them to stop and to be quiet so Xuân could sleep. I was downstairs doing the dishes. A couple of minutes later, I heard loud screaming and jumping. I knew they were going to get it. She came out and punished them.

It is so infuriating when they ignored our requests. When I asked them to put the toys away, wash their hands, and eat dinner. They just went on and played as though they did not hear me. A couple minutes later I repeated and still no response. Repeated for the third time and nothing happened.

I am not impatience, but I have limitations. They always push it to my limits.

Stop Yelling at Your Kids

Stephen Marche writes in the New York Times:

[Yelling] doesn’t make you look authoritative. It makes you look out of control to your kids. It makes you look weak. And you’re yelling, let’s be honest, because you are weak. Yelling, even more than spanking, is the response of a person who doesn’t know what else to do.

No spanking. No yelling. The only thing left to do is put them on the pedestals and pray to them. As much as I hate yelling, it has come to the point that normal conversations aren’t enough. I could repeat the same thing ten times and nothing gets through to them. One yell is all it takes. I know, you are supposed to have patience with your kids. I am done with being patience. Three strikes and they’ll get an earful. I know, I am a shitty parent.

Lesson on Insult

When a six-year-old kid called me stupid, I quizzed him, “Since you are so smart, what is 6×4?” He thought about it and responded, “I don’t know multiplication yet.” I informed him, “The answer is 24.” I went on, “If I am stupid and I know the answer than I guess you’re not so smart, huh?” He cried, “You are mean.”

I calmly explained to him, “When you call someone stupid, you better be smarter than that person or else you wouldn’t look so smart yourself.” I continued, “When I was your age, do you know what happen when I called an adult stupid?” He asked, “What?” I replied,“I get slapped right on the face.” He stopped calling me stupid, at least until he becomes smarter than me.

In retrospect, he was right. I was mean and I had no role in teaching other people’s kid about insulting other people, but we are living in the time when the president called everyone stupid and got away with it. I could have ignored the kid’s insult, but I wanted to teach him a lesson so that he doesn’t think he can get away with it.

Cháu Hân

Ban đầu khi cha mẹ cháu ngỏ ý muốn gởi cháu lên ở cùng gia đình tôi vài tuần, tôi hơi e ngại. Mình trông ba thằng con muốn hụt hơi nay lại thêm thằng cháu với tính tình hơi khác thường làm sao mà lo cho xuể. Nhưng rồi chúng tôi cũng nhận.

Cháu Hân hiện giờ năm tuổi. Với những hành động khác thường của cháu cha mẹ và gia đình nghĩ rằng cháu bị autism nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi không phải là bác sĩ tâm lý gì cả nhưng tôi chỉ nghĩ đó chỉ là những cử chỉ riêng biệt của cháu. Tôi không thích đo lường sự phát triển của trẻ em và đưa vào tiêu chuẩn đã được đóng khuôn. Mỗi đứa trẻ có cái nét riêng của chúng.

Cháu rất kén ăn. Cháu chỉ ăn những gì nó thích như bánh Oreo với sữa hoặc mac and cheese. Cha mẹ sợ cháu đói nên nuông chiều cháu và chỉ cho ăn những gì nó muốn ăn. Mỗi lần cháu xem những phim hoạt hình nó thích, cháu múa mái tay chân rất hiếu động. Cháu nhút nhát không chơi với những đứa trẻ khác. Lúc nhỏ cháu không chịu nói. Bây giờ thì cháu hỏi liên tục không nghỉ khiến người khác khó chịu.

Nhưng khi cháu ở với chúng tôi nó rất ngoan. Cháu không lì cũng không mít ước. Tôi sợ nhất là hai thứ đó. Lúc đầu ăn cơm hay ăn phở cháu đều nói rằng những thứ này không tốt cho cháu. Nhưng chúng tôi bảo ai ăn gì thì cháu ăn cái đó. Không ăn con sẽ bị đói vì ở nhà không có đồ ăn gì khác. Nói vài lần cháu cũng tự một mình ăn hết cơm hoặc phở.

Khi trò chuyện, cháu hỏi như cái máy vậy. Hình này là ai? Nhà này là của ai? Xe này là của ai? Ba của Hân đâu? Ba của Đạo Đán là ai? Ngày nào cháu cũng lập đi lập lại những câu hỏi đó. Hai ngày đầu tôi cũng kiên nhẫn trả lời qua ngày thứ ba mỗi khi nó hỏi tôi thì tôi hỏi ngược lại nó. Hai chú cháu hỏi qua rồi hỏi lại như thế mà bây giờ vắng nó tôi lại nhớ.

Đáng lý ra cháu phải thích chơi với thằng Đạo và Đán nhưng nó lại chơi với thằng Xuân nhiều hơn. Vì thằng Xuân chịu nghe lời và làm theo những gì nó bảo. Khi chúng nó phá đồ đạc tôi rầy không cho phá. Thằng lớn không phá nữa chỉ xúi thằng nhỏ phá thôi. Lúc trước nó chơi thân với thằng cháu khác. Nhưng thằng kia thì bắt nạt nó nên giờ nó không chịu chơi nữa. Bây giờ mỗi lần gặp mặt thằng cháu kia thì Hân chỉ nói, “Tao không muốn ngủ với mầy.” Thằng kia nghe nổi quạu. La hét hoặc đẩy thằng Hân. Thằng kia bảo thằng Hân làm gì mà nó không làm theo là nó nổi giận la hét nên Hân cũng không thích chơi nữa.

Tôi là chú của hai thằng nên giải quyết rất dễ dàng vì tôi không thiên vị đứa nào cả. Thằng nào làm sai thì chỉnh thằng đó. Đi vacation tôi cũng phải làm quan toà để giải quyết chuyện các cháu. Sau hai tuần lể sống ở nhà tôi và một tuần đi chơi ở biển cùng cháu không chịu về lại nhà. Lúc chia tay, cháu khóc thật tội nghiệp.

Contact