Đức Tuấn: Trọn một kiếp yêu

Lâu rồi mới được thưởng thức lại giọng ca nam đẹp và đằm thắm của Đức Tuấn như thuở ban đầu. Đôi mắt người Sơn TâyNgậm ngùi… Chiếc lá thu phai là hai sản phẩm khởi đầu của Đức Tuấn trọn vẹn từ giọng hát đến hoà âm. Sau này Đức Tuấn phát âm quá điệu có lúc nghe nổi cả da gà. Đức Tuấn đã cố gắng sửa đổi và cho đến album này mới thật sự thoát khỏi cách hát dẻo quẹo ấy.

Cũng giống như những album tác giả Đức Tuấn đã thực hiện, Trọn một kiếp yêu gồm mười tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Lam Phương qua phần hoà âm phối khí của nhạc sĩ Đức Trí. “Kiếp nghèo” vẫn là nhịp điệu tango nhưng nó trở thành sang trọng qua bàn tay của Đức Trí. Cách sử dụng dàn dây để khiêu vũ theo giọng hát ấm áp của Đức Tuấn thật tuyệt.

“Khúc ca ngày mùa” được hoà âm qua vũ điệu cha cha cha vui nhộn đưa người nghe trở về với miền thôn quê. Đức Tuấn cũng phải đổi sang giọng Nam để hòa nhịp với nhạc cụ quê hương (như mộc cầm) Đức Trí quyện vào. Qua “Một mình,” Đức Tuấn hát như tự sự với tiếng đàn dương cầm. Đức Trí không dùng đến phần nhịp điệu (rhythm section) mà chỉ dùng dàn dây (string section) để tạo ra một không gian thân mật (intimacy). Cách sử dụng a cappella để đệm cho ca khúc “Tình Bơ Vơ” thật thú vị. Nó tạo ra một phong gian nguyện cầu buồn thê lương.

Một bất ngờ đầy hướng thú của album là sự xuất hiện của Ngọc Khuê. Dĩ nhiên Ngọc Khuê hát nhạc phẩm nào cũng khác lạ cả và ca khúc “Duyên kiếp” cũng không ngoại lệ. Cho nên bài song ca này Khuê nuốt chửng Tuấn rồi. Có lẽ Trí hoà âm bài này theo điệu funk không phải theo Tuấn mà là theo Khuê. Ngược lại, “Cho em quên tuổi ngọc,” Đức Tuấn hát với Hồng Nhung hợp rơ hơn. Phần hoà âm bán cổ điển của Đức Trí khá hấp dẫn. Trí và Đức cũng song ca bài “Ngày tạm biệt.” Giọng Trí nghe cũng OK lắm đấy.

Từ giọng hát đến hòa âm đến tác tác phẩm, đây là một trong những album xuất sắc của Đức Tuấn. Sự hợp tác giữa Tuấn và Trí đem đến một sản phẩm giá trị. Chắc chắn họ sẽ tái hợp cho những dự án trong tương lai.

Nguyễn Minh Cường: Nhật ký cảm xúc

Trong Nhật ký cảm xúc của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường gồm có sáu câu chuyện buồn, rất bùi ngùi. “Một Câu Chuyện Buồn” của anh được kể lại qua giọng hát sương khói của Ái Phương. Cô tâm sự về một cuộc tình dở dang vì mẹ cha ngăn cách hai người để rồi “Nhìn người xưa hạnh phúc bên tổ ấm / Lòng sao thấy vui trong tiếc nuối.” Ái Phương hát rất nhẹ nhàng nhưng đủ thấu vào tim tuy tôi chưa bao giờ có được cảm giác vui trong tiếc nuối.

Tình khúc tự sự “Mỗi khi tôi buồn” được Nguyên Hà kể lại qua giai điệu blues nồng nàng. Cô bày tỏ nổi đau, “Và người ra đi mãi, tiếng yêu vẫn còn ở lại / Rớt rơi bên song nhà ai, xuýt xoa những tiếng thở dài.” Cô phát âm chữ “xuýt xoa” hơi bị cute (vừa tội nghiệp vừa dễ thương làm sao). Không biết ngoài đời Nguyễn Minh Cường có si tình đến thế không. Còn tôi thì người ra đi chẳng để lại gì cả.

Lời của “Điều Buồn Nhất Khi Yêu” cũng thắm thía: “Đời người con gái một khi đã thật lòng yêu ai / Mặc kệ lý trí rồi đánh đổi cả tương lai.” Tôi không tin nhưng vẫn bị giọng hát quyến rũ của Hòa Minzy thuyết phục (mấy thằng dại gái dễ bị dụ lắm.) Hơi tiếc là giai điệu bị ảnh hưởng Chinese melody. Điệp khúc trong “Ngày mưa em có buồn không” qua giọng hát falsetto của Trung Quân cũng không thoát được âm hưởng nhạc Tàu.

Nếu không có 3 “special tracks” của Thanh Hà, Lệ Quyên, và Hồ Ngọc Hà thì đây là một concept album buồn và lãng mạn nên thưởng thức. Tuy nhiên, nếu bạn đang thất tình thì đừng tìm nghe. Có thể khiến bạn đau đớn thêm. Hoặc nếu bạn là thành viên incel cũng đừng nên nghe. Mắt công bạn nổi cơn làm bậy. Tôi không bị thất tình mà còn bị nhói cả tim đấy.

Hà Lê: Ở trọ

Đây là lần đầu tiên tôi nghe giọng hát của Hà Lê nên cũng chẳng rõ lai lịch của em (mới Google biết em 35 tuổi nên nhỏ hơn tôi) nhưng tôi thích ngay cách em biến hoá nhạc xưa với âm hưởng hiện đại. Từ “Huế, Sài Gòn, Hà Nội” được đổi mới qua giai điệu reggae, đến “Biển nhớ” với electronic hip-hop, đến “Ở trọ” với không gian ambience, Hà Lê cùng những nhạc sĩ hoà âm thổi vào ca khúc Trịnh Công Sơn những luồng gió contemporary. Đã lâu rồi mới được thưởng thức nhạc Trịnh với những thay đổi mới lạ.

Xuân Hảo: Bản tình trầm

Xuân Hảo có giọng ca trầm đẹp. Qua Bản tình trầm Hảo cover lại những ca khúc lãng mạn như “Tháng giêng và anh” và “Niệm khúc cuối” (Ngô Thuỵ Miên) rất trung thành. Những bài hoà âm cũng đơn giản không có gì mới lạ. Hảo cũng cover lại những bài trữ tình như “Tình bơ vơ” (Lam Phương) và “Mùa đông của anh” (Trần Thiện Thanh). Chỉ có khác là không đủ sến thôi. Album nghe cũng tạm. Không dỡ cũng chẳng có gì nổi bật.

Vũ Anh Tuấn & Đồng Lan: Ảo ảnh

Sự kết hợp giữa saxophonist Vũ Anh Tuấn và ca sĩ Đồng Lan đem đến những giai điệu jazz êm dịu và mới lạ cho những ca khúc trữ tình Việt Nam. “Phố đêm” là thành công nhất trong album. Đồng Lan hát khác hẳn với cách sến sặc chúng ta thường được nghe qua ca khúc này. Cô sửa lại giai điệu một chút cho thích hợp với nhạc jazz Latin. Cách solo của Vũ Anh Tuấn tuy ngắn nhưng đậm đà. “Xuân này con không về” tuy không thay đổi nhiều như nghe cũng rất thấm thía. “Khi người yêu tôi không” được swing nhẹ nhàng khá phê nhất là lúc solo của tay dương cầm. Phải chi cả album đi theo hướng này hay biết mấy. Đáng tiếc những bài nước ngoài làm loãng đi không khí Việt jazz. Vũ Anh Tuấn chỉ nên đảm nhiệm phần hòa âm và chơi sax. Phần ca thì nên để Đồng Lan thực hiện. Anh ca thiếu tự tin và phát âm tiếng Anh chưa chuẩn. Hơi uổng cho album này.

Thanh Lâm Saxophone 4: Nghĩa mẹ tình cha bao la biển trời

Với niềm đam mê nghe nhạc jazz, tôi quý trọng tiếng kèn saxophone, nhất là chất đẹp dịu dàng của cây alto. Tôi đã từng bị lôi cuốn bởi âm thanh của Charlie Parker, Cannonball Adderley, Ornette Coleman, rồi đến Eric Dolphy. Dĩ nhiên tôi không so sánh Thanh Lâm với những tay jazz legends đó nhưng tôi hơi đáng tiếc là anh không phát triển được sự quyến rũ của cây alto qua album mới nhất của anh với tựa đề Nghĩa mẹ tình cha bao la biển trời. Từ bài mở đầu “Lòng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân cho đến bài nhạc ngoại quốc cuối cùng “Papa”, anh rất chung thủy với lời nhạc của tác giả và không cho mình cơ hội để ứng tấu (improvise). Không một đứa con Việt Nam nào mà không nằm lòng giai điệu của “Lòng mẹ” nên anh không cần phải chơi đúng theo khuôn khổ của nó. Đáng tiếc hơn là anh dùng bài hoà âm pop ballad quá bình thường để thổi tiếng kèn của mình thay vì chơi với một bang nhạc sống nhóm bốn (quartet) hoặc với một dàn nhạc giao hưởng (orchestra). Có lẽ đó là sự đầu tư tốn kém lớn lao cho nghệ thuật nên anh chỉ dừng lại ở một album không lời dành cho các nhà hàng Việt phục vụ khách nước ngoài.

Bích Liên: Phạm Duy hát vào đời

Tuy ít nghe giọng soprano nhưng cả tuần vừa qua tôi bị lôi cuốn bởi chất giọng cao sang của Bích Liên qua mười tình ca quen thuộc của Phạm Duy. Được hỗ trợ bởi dàn orchestra đầy sắc màu, Bích Liên bay bổng trong “Xuân hành”, lắng đọng trong “Một bàn tay”, da diết trong “Tìm nhau”, và xao xuyến trong “Tạ ơn đời”. Càng nghe càng thấm thía nhất là giữa đêm khuya trong không gian yên tĩnh. Một album được đầu tư kỹ lưỡng từ hòa âm phối khí đến từng ca khúc chọn lọc để đem đến cho người nghe một experience trọn vẹn.

Lan Anh: Tình khúc xưa

Lan Anh có chất giọng tốt: khỏe và cao. Cô chuyên trở từ alto qua soprano dễ dàng nên hơi tự tin. Đang lái xe một mình mà nghe cô trình bày “Đôi mắt người Sơn Tây” (Quang Dũng) với volume cao tôi phải kéo cửa sổ xuống. Tôi không sợ giọng cao nhức nhối của cô làm bể màng nhĩ mà chỉ lo ngại bể kính xe phải tốn tiền. Cô đẩy giọng mình qua khỏi khu vực dễ chịu cho người nghe. Bù lại cô hát chừng mực những tác phẩm như “Hẹn hò” (Phạm Duy) và “Bản tình cuối” (Ngô Thụy Miên). Riêng “Từ giọng hát em” (Ngô Thụy Miên) miêu tả chính xác về giọng hát Lan Anh: “Rồi từ giọng hát em chợt vút cao vút cao một trời một trời.”

Melanie Nga My: Trong cõi tình ta

Melanie Nga My là giọng hát khá mới nhưng không lạ. Em có chất giọng nhẹ, ngọt, và buồn. Hát thấp giống Ngọc Lan. Hát cao giống Y Phương. Còn hát run giống bị cảm. Chắc là em “Nhớ đêm mưa Sài Gòn” lắm nên run lập cập. Em muốn dùng vibrato nhưng kỷ thuật còn quá kém nên run thảm thương. Trình bày “Kỳ diệu” mà em run đến nỗi hát muốn không ra lời. Nhạc sĩ Anh Bằng mất lâu rồi. Chú không trách em đâu. Cứ nhẹ nhàng mà hát nhé đừng run nữa. Tội nghiệp quá.

Phạm Thu Hà: Chạm

Album gồm chín bài tình ca xưa được cover lại qua chất giọng cao sang của Phạm Thu Hà. Cách xử lý những tác phẩm đã quá quen thuộc trong làng âm nhạc Việt Nam an toàn và vững chắc nhờ vào cảm xúc, trải nghiệm, và range trong giọng hát của Hà như “Mắt lệ cho người” (Từ Công Phụng) và “Cho em quên tuổi ngọc” (Lam Phương). Tuy nhiên, album tỏa sáng là nhờ vào những phần orchestration xuất sắc và khéo léo của nhạc sĩ hòa âm Nguyễn Anh Khoa. Chạm nhất là “Hương xưa” (Cung Tiến) và “Nghìn trùng xa cách” (Phạm Duy). Dàn nhạc giao hưởng đưa giọng mezzo-soprano chín muồi của Hà bay bổng trong không gian semi-classical. Một album đáng được thưởng thức cho những tâm hồn đam mê nhạc thính phòng.

Contact