Minh Tâm: Áo xưa dù nhầu

Từ chất giọng khàn đến cách nhả chữ, Minh Tâm hát rất giống cô Khánh Ly. Chẳng hạn như chữ “ngỡ” trong ca khúc của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Minh Tâm phát âm y chang như cô Khánh Ly. Chỉ khác là không rè bằng vì thiếu thuốc lá và trải nghiệm. Nghe Minh Tâm trình bày những ca khúc của Trịnh Công Sơn (“Hạ trắng” và “Ướt mi”) khiến tôi muốn nghe lại những bài thu âm trước năm 1975 của cô Khánh Ly. Album không có điểm đặc biệt hay riêng biệt của Minh Tâm.

Kendrick Lamar: Mr. Morale & the Big Steppers

I have been listening to this album on and off since December of last year. I couldn’t get through it in one listen. Lamar packs so much information into these tracks. His lyricism is so dense that I couldn’t unpack everything he revealed. After many listens, I just have to read his lyrics. Like poetry, reading his rhymes line-by-line gives me a better understanding of the issues he’s dealing with, including racism, transgender, fatherhood, relationship, violence, and sex addictions. In addition to his exceptional lyrical content, his infectious flow and superb choices of productions make this an influential album.

Minh Đức: Đưa em vào cõi mộng

Với chất giọng ấm áp và cách trình bày truyền cảm, Minh Đức hát nhẹ nhàng và trung thành với những ca khúc vượt thời gian. Vì phong cách không phá cách cũng không gào thét của anh đã được đóng khuôn nên anh cần một người nhạc sĩ biến đổi phần hoà âm phối khí một chút. Nhạc sĩ Đạo Nguyễn đã thành công với trọng trách đó bằng cách thổi vào những âm hưởng jazz. “Đường chiều” (Hồng Duyệt) mở đầu album với giai điệu blues êm dịu nhưng dễ say. “Giọt lệ cho ngàn sau” (Từ Công Phụng) được dàn dựng dàn dây với ban nhạc jazz thật phê. “Một đời quên lãng” (Ngô Thụy Miên) được hoà âm với giai điệu Latin để hộ tống phần song ca của Minh Đức và Thái Hòa. “Những chiều không có em” (Trường Hải) đầy chất blues buồn. Những ca khúc còn lại được hòa âm theo không gian thính phòng lãng mạn. Đúng nghĩa với đề tài của album, Minh Đức và Đạo Nguyễn Đưa em vào cõi mộng.

Clipse: Lord Willin’

How the hell did I miss Clipse’s Lord Willin’? The album released in 2002 and I only discovered it in the past week. I am 21 years behind the time, but better late than never. With Pharrell Williams on the beats and on the hooks, Clipse dropped dope rhymes such as “I understand that the envy is part of the game / But make no mistake, you and I, we are not the same,” boasted Malice. One of my favorite tracks on the album is “Young Boy,” in which Pharrell sang the hook: “When I was a young boy / My mama always told me, “Don’t take no shit” / “Motherfucker hit you, you better hit ’em back.” Sounded just like my own mother.

Thùy Dung ca nhạc Pháp với điệu jazz

Gần đây tôi dùng thử Amazon Music để nghe nhạc khi lái xe đường xa như đi 10 tiếng đến Vermont để trượt tuyết. Thường thì tôi nghe nhạc jazz hay hip hop, nhưng tình cờ nghe nhạc Việt Nam và phát hiện ra tiếng hát Thùy Dung. Tôi không biết cô là ai hoặc cô ở trong hay ngoài nước. Cô có chất giọng tốt và hát tiếng Pháp nghe chắc ổn tuy tôi không biết tiếng Pháp gì cả. Nếu như cô chỉ nhạc Pháp không thì không có gì đặc biệt cả nhưng những bài hòa theo giai điệu jazz khiến những bài cover của cô nghe phê hơn. Chẳng hạn như cô trình bài “Paroles, paroles” theo điệu swing, “La vie en rose” theo blues và samba, và liên khúc “Toi jamais” và “L’amour c’est pour rien” theo bossa nova.

Nas: King’s Disease 3

I haven’t listened to Nas since his 2008’s release Untitled. His outputs were lackluster as he suffered from King’s Disease. In “Ghetto Reporter,” the opening track on King’s Disease 3, he admits: “King’s Disease: most of us catch it at one point or another, but evolve, find a new formula. One that takes everything in you to make.” With Hit-Boy locking down the beats, Nas rhymes as if he has been cured from the disease. The entire album is a banger.

Pusha T: It’s Almost Dry

I haven’t been following hip hop in a while. I feel antiquated, but I have to pay attention to Pusha T when he comes out with a new album. Twenty years into the game and Pusha still proves to be a lyricist. With Pharrell and Ye holding down the productions, Pusha continues to push his coke rhymes. Listening to the soulful sample in “Dreamin’ of the Past,” I wish Ye would just shut the fuck up and make beats. As for Pusha, I wish he can move beyond his drug-slinging comfort zone. Even the dope is showing its expiration date.

Purple Haze & Nate

Hey Nate,

How’s heaven? Life is still stressful as fuck down here. It’s a struggle everyday and I miss you, bro. Last week, I came across a blue CD you burned for me. I fixated on the words you wrote in black permanent marker: “Cam’ron: Purple Haze.” The album brought back so many memories: “You ready? Roll that shit. Light that shit. Now smoke that shit.”

I wish I can turn back the hands of time when we were young, broke, and didn’t give a fuck. I have been relistening to the album every morning on my commute to work. “Get Down” takes me down the memory lane when Cam rhymed, “That’s my man, anytime I holler, holler with me / We shared chicken sandwiches—they were dollar-fifty.” I still remember like it was yesterday when we shared fried chickens and a 40 Olde E. I reminisce on our late-night cruising and blasting Purple Haze with the bass vibrating on our backs. We cracked up on Cam’s misogynistic lyricism: “Your budget on my neck, your spouse on my dick / Posters on the wall, posted on my balls.” It’s definitely cringe-worthy now, but it was hilarious in 2004. Back then, I didn’t pay much attention to Cam’s lyrical content. I was more interested in his infectious flow and his clear enunciation.

I wish you were still here, man. I am sorry for the fallout. I should have stayed connected. I wanted to get together to clear things up and rekindle our friendship, but I kept pushing it back. I thought we still had plenty of time. I was devastated when you unexpectedly left this world. I know you’re in a better place now. Save a space for me in heaven. I’ll see you when I get there.

Hồng Nhung Đỗ: Trăm nhớ ngàn thương

Thị trường âm nhạc Việt Nam hầu hết là phát hành album mới cover lại nhạc xưa, nhất là những tình khúc nổi tiếng. Nghe đi nghe lại riết cũng ngán ngẩm nếu như không có gì mới mẻ trong cách hát hoặc sáng tạo trong phần hòa âm phối khí. Tuy nhiên cũng có những album thu âm lại nhạc xưa với sự đầu tư kỹ lưỡng trong phối khí lẫn tiếng hát như album đầu tay, Trăm nhớ ngàn thương, của Hồng Nhung Đỗ.

Đây là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng hát của Hồng Nhung Đỗ. Tuy không biết gì về cô nhưng tôi thích ngay chín ca khúc cô thu âm trong album. Cô có chất giọng tốt và hát rất có hồn nhưng vẫn chưa đủ nếu như thiếu đi phần hòa âm phối khí sang trọng và sáng tạo. Từ bài mỡ màng “Giọt mưa thu” (Đặng Thế Phong và Bùi Công Kỳ) đến bài cuối “Ai đi ngoài ngoài sương gió (Nguyễn Hữu Thiết), Hồng Nhung Đỗ cũng những nhạc sĩ phối khí, Lưu Hà An, Hoàng Trung Đức, và Hoàng Anh Minh, đem đến cho người nghe một trải nghiệm âm nhạc trọn vẹn qua những âm hưởng bán cổ điển. Đặc điểm là cô cover lại những ca khúc của hai cây cổ thụ của nhạc Việt: Phạm Duy và Lam Phương. Tuy hai người nhạc sĩ với hai phong cách hoàn toàn khác nhau nhưng album vẫn giữ được sự liền lạc chứ không bị chi phối.

Tối thứ Sáu trời mưa dầm dề và thời tiết se lạnh, còn gì hơn được ngồi ở nhà thưởng thức một album Việt Nam cùng một chai whiskey Nhật Bản. Không cần mồi cũng đủ phê.

Tiêu Châu Như Quỳnh: Acoustika

Từ khi trang blog QB Music biến mất, tôi không còn đọc bài viết của nhạc sĩ Quốc Bảo. Mấy hôm trước tôi google để xem tin tức hoặc sinh hoạt của nhạc sĩ thì tình cờ đọc bài báo về một cô ca sĩ với cái tên tôi chưa từng biết: Tiêu Châu Như Quỳnh. Đọc sơ thấy đề cập đến Tiêu Châu Như Quỳnh ca nhạc của Quốc Bảo qua phong cách jazz nên tôi cũng muốn nghe thử.

Acoustika được phát hành vào năm 2020 gồm tám ca khúc quen thuộc của Quốc Bảo. Như những nàng thơ trước, Tiêu Châu Như Quỳnh có giọng hát mộc mạc, cảm xúc, và rất hợp với phong cách Quốc Bảo. Nhưng nói Acoustika là một album jazz thì cũng không chính xác. Bài mở đầu, “Tình như trái chín muộn”, kết hợp giữa bossa nova và swing, nghe cũng phê phê. Bài thứ hai, “Giấc mơ tuyết trắng” bắt đầu bluesy nhưng tới phần điệp khúc thì trở thành pop. “Em về” không có một mùi jazz nào cả, mà là straight-up ballad.

Điểm mạnh của Acoustika là phần nhạc. Tiếng đàn dương cầm quá tuyệt trong ca khúc “Nhớ”. Tuy Tiêu Châu Như Quỳnh song ca cùng Lê Hiếu nhưng tôi chỉ muốn nghe tiếng dương cầm solo. “Tình ca” được phối theo điệu funk với sức hút thôi miên. Tiêu Châu Như Quỳnh luyến láy theo nhạc funk xuất sắc.

Tuy không hẳn là một album jazz, Acoustika dễ nghe và dễ thưởng thức.