Phạm Thu Hà: Sau những ngày mưa

Truyện được kể theo một cô gái trẻ tên Huyên. Gia đình Huyên tan rã khi em trai (nhỏ hơn cô mười một tuổi) bị cơn bão và sóng biển cuốn đi. Cô theo mẹ và người yêu của mẹ đi khắp nơi với đoàn tổ chức hội chợ. Giữa những thú vị đằng sau hội chợ của hiện tại và những kỷ niệm buồn đau trong quá khứ (nhất là về người em ruột đã qua đời), câu chuyện của Huyên về tình cảm gia đình rất xúc động. Tác giả Phạm Thu Hà chỉ mới ở tuổi 20 mà viết rất chín chắn. Với cách kể chuyện gọn gàn cùng những câu văn trôi chảy, truyện dài của Hà nhẹ nhàng đi vào lòng người và để lại những cảm xúc sâu lắng. Khuyến nghị nên đọc.

Anne Roiphe: Epilogue

Being a designer, I sometimes buy books based on their cover design and typesetting. I picked up this book last year at a library book sale for those two reasons. I love the way Christine Van Bree incorporated various shapes and colors of the moons with the title of the book, which set in a sans-serif typeface. For the interior pages, Leah Carlson-Stanisic and Emily Taff had done a great job of setting Bembo as a pleasurable reading text.

The memoir itself is poignant and beautiful. Anne Roiphe shares her story of being a widow. She dates other men, including widowers, but she always misses her husband. She writes about her daughters and grandchildren, but the memories of her husband are too hard to hold back her tears. She doesn’t want to be alone, but dating in your seventies is not a walk in the park. She also writes about sex or the imagination of it, which is fascinating considering her age. The honesty and devastation in her writing show that the person that died first had it easier. The one that is still living would suffer more. It’s an enlightening and hopeful read.

Phát Dương: Tự nhiên say

Tập truyện ngắn của một tác giả trẻ Phát Dương rất ấn tượng. Đề tài quây quanh tình cảm và cuộc sống. Những câu chuyện không phức tạp nhưng đủ gây xúc động. “Chè đắng” và “Bún thương” cho người đọc những vị ngọt và đắng của quê hương. “Nhà máy” cho một chút cảm giác rùng rợn về công nghệ hiện đại và con người. Hai bài nổi bật là “Ngải giấy” (một tai hại hiếp lầm) và “Trên cành có một con nhen” viết về phụ nữ làm gái: “Cô nằm đó, mặt cho gã dày vò. Là ruộng đất cho ai thuê thì người ấy muốn trồng gì cắm gì cày sao thì tuỳ ý người ta chớ. Hết hạn thuê thì thôi. Cô giữ ý nghĩ đó như giữ câu thần chú để nước mắt không rịn ra. Cô không còn cảm giác gì nữa.” Hãy tìm đọc cho đỡ chán trong thời gian bị cách ly.

Chị Đẹp: Sóng đưa nước

Như sóng đưa nước, những câu chuyện trôi nhẹ nhàng dìu dắt người đọc bập bềnh trên những cảm xúc lan man không bờ không bến. Chỉ cần thả lỏng tâm hồn người đọc sẽ bị lôi cuốn ngay bởi những lời văn mộc mạc, dí dỏm, và dễ đồng cảm. Hơn nữa là những ca từ lãng mạn được ghép vào những câu chuyện để dẫn chứng tâm lý thú vị về tình yêu. Thí vụ như đoạn này:

Đàn ông có một biệt tài là họ sẽ cho người đàn bà bước ra, để họ không mang tiếng là người bỏ vợ.
Chỉ vì học không muốn mất vui.
Sen thường nói với cô, ông bà ngày xưa hay lắm, tuy hơi sến nhưng hay, bảo là “tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề”.
Cái lời hẹn thề sẽ không bao giờ lấy nhau của cô và anh đã sắp được trọn vẹn.
Và đời cô mất vui từ đấy.

Nhân vật chính không tên là một người phụ nữ Việt Kiều độc lập, đẹp, chịu sống, và dám yêu tha thiết cho dù cô biết anh chàng người Hà Nội sẽ không hề cưới cô làm vợ. Họ chỉ là người yêu. Những câu chuyện ngổn ngang không đầu không đuôi, chỉ vây quanh cảm tình của cô dành cho anh và cuộc sống của cô cùng bạn bè. Nhưng đọc hết sẽ hiểu được trọn vẹn một tiểu thuyết tình cảm đẹp không bi lụy. Tác giả của sách có biệt danh là blogger Chị Đẹp. Đúng với tính cách viết blog, sách được viết theo ngẫu hứng và cảm xúc. Sách được viết vào khoảng thời gian mọi người đang hăng say với Yahoo! 360° nên khi đọc đã đem lại cho tôi những ký ức thời đó giúp tôi được giải trí trong những ngày bị cách ly.

Mary Norris: Greek to Me

I read anything written by Mary Norris—even all things Greek, which are foreign to me. With her passion for language, culture, and history, Norris takes readers on a journey to discover the ancient and modern beauties of Greek. She is hilarious, curious, and adventurous. Her writing brings everything about Greek and Greece to life. On the Amazons, Norris writes:

The Amazons were a mythical tribe of warrior of women who scheduled conjugal visits with the opposite sex once a year, strictly for procreation. The excelled at archery, and legend has it that a girl’s right breast was cauterized so that she would grow up better equipped to shoot arrows. (The name Amazon is supposedly from a-mazos, without a breast.) In our time the word Amazon is more likely to be associated with the empire of Jeff Bezos and online shopping for books and for the bows and arrows—and for bras and prostheses, for that matter. The behemoth company was named for the Amazon River, which was named for the Amazons.

What I loved the most about this book is how Greek plays a part in the English language. An enlightening read in the pandemic.

Vĩnh Quyền: Trong vô tận

Quyển tiểu thuyết ngắn với những câu chuyện khó hiểu. Mở đầu người kể chuyện là một thanh niên ở nước ngoài về Việt Nam thăm người cha đang bệnh nặng. Qua chương hai, người kể chuyện đổi sang người cha. Ông tường thuật lại quá khứ và những mối tình của mình. Chương ba trở lại người con rồi chuyển sang chuyện truyện cổ tích Lạc Long Quân và Âu Cơ rồi chuyển sang lịch sử chữ Nôm. Tôi theo không kịp nên đã bị tẩu hỏa nhập ma từ đó nhưng vẫn cố gắng đọc cho xong. Tôi không rõ cách dẫn truyện của tác giả và càng không hiểu ông muốn đạt mục đích gì. Xin đầu hàng. Chắc văn chương của tôi vẫn quá kém nên không hấp thụ hết.

Tuy nhiên, tôi rất thích đoạn tác giả viết về chữ Nôm ở trang 121-122. Xin được chép lại nguyên văn Vĩnh Quyền viết:

Nhưng biểu thị vĩ đại lớn nhất của chữ Nôm là tinh thần Việt, là hạo khí độc lập dân tộc. Từ sau năm 939, khi người Việt thoát ách đô hộ giặc Tàu, chữ Nôm được tôn vinh. Đến thế kỷ 13 đã có dòng văn học chữ Nôm. Và Tây Sơn là triều đại thể hiện đỉnh cao ý thức độc lập văn tự. Trong hai mươi bốn năm cầm quyền, toàn bộ văn kiện dưới triều đại này được soạn thảo và ban hành bằng chữ Nôm.

Nỗi lo tiêu vong văn tự riêng có của dân tộc là có thực. Thứ chữ được cha ông sử dụng gần một nghìn năm, nếu chỉ tính từ 939 đến năm 1920 khi chính quyền thực dân Pháp lệnh buộc dùng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm vốn là phương tiện ghi chép, truyền tải một khối lượng khổng lồ tư liệu lịch sử, văn học và tri thức của ông cha trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, việc loại chữ Nôm khỏi đời sống là một đứt gãy trong lộ trình truyền đạt liên tục văn hoá Việt. Và tổn thất do việc này gây ra dường như không thấy rõ, bởi những tiện lợi của chữ quốc ngữ che khuất. Nhưng về lâu dài và từ góc nhìn bảo tồn di sản ngôn ngữ thì tổn thất đó là nghiêm trọng. Một thứ văn tự phát triển trên đôi cánh hạo khí độc lập, tồn tại nghìn năm bỗng chốc biến mất, chẳng phải là thảm họa văn hoá của một dân tộc? Con cháu muôn đời sau không đọc được chữ, không đọc được sách của tiền nhân viết ra trong nghìn năm chẳng phải là điều khủng khiếp? Thực tế cho thấy chúng ta chỉ có thể dịch một phần nào rất nhỏ từ gia tài chữ Nôm. Trong khi đó, Triều Tiên và Nhật Bản cũng vận dụng chữ Hán để sáng tạo chữ riêng của mình, nhưng họ đã không phải chịu thất đứt gãy đường văn tự như chúng ta.

Anne Frank: The Diary of a Young Girl

I picked up a used paperback copy of Anne Frank’s diary at a library book sale last year. I was not planning on reading it until the coronavirus shut down everything, including our public libraries. I didn’t get a chance to check out new books before the libraries closed out; therefore, I have to read what I have at home. The timing is sadly perfect. What’s a better book to read during a lockdown than The Diary of a Young Girl written by someone who was hiding on the second floor and the attic of a house with seven other people for two years?

Of course, I have heard of this book as far back as when I first migrated to America only for a few years and attended middle school. For some reason, I had the impression that the diary would be too depressing; therefore, I didn’t want to read it. I was wrong. Anne’s writing was lively, engaging, and unequivocal. From heart to soul, sorrow to joy, love to hate, sarcasm to enthusiasm, she bared everything on the page and her writing got better as she progressed.

Reading her diary at a time of a global pandemic helps put me into perspective. On September 28, 1942, Anne wrote: “Not being able to go outside upsets me more than I can say, and I am terrified our hiding place will be discovered and that we’ll be shot. That, of course, is fairly dismal prospect.” I am safe as long as I stay home and I can still go outside to get some fresh air without worrying about being captured or killed. I am avoiding the spread of coronavirus and not hiding from the people who wanted to take my life. If you have never read Anne Frank’s diary, now’s the time.

Huỳnh Trọng Khang: Những vọng âm nằm ngủ

Truyện được kể qua bà Sylvia Milosz, một cựu phóng viên người Mỹ sang Việt Nam làm việc vào thời chiến tranh. Bà yêu điên cuồng một chàng trai trẻ tên K. Bà kể lại những cảnh tình dục nóng bỏng, những cảnh hung bạo tàn sát, và những hậu quả về sau. Đây là lần đầu tiên tôi đọc truyện chiến tranh Việt Nam do một tác giả trong nước viết. Huỳnh Trọng Khang là một nhà văn rất trẻ (em sinh năm 1994) nên có những cái nhìn khác với những người đã sống trong bạo tàn của thời chinh chiến. Tuy nhiên đây là chuyện hư cấu và tác giả có những tưởng tượng quá xa vời gần như ảo giác. Viết rất khá. Tuy không mấy thích đọc sách tiểu thuyết nhưng tôi vẫn thưởng thức sách này. Hình như đây là sách thứ hai trong bộ ba tác phẩm vì tác giả cho biết còn tiếp và cuốn đầu, Mộ phần tuổi trẻ, tôi chưa đọc.

Bùi Văn Doanh: Quê ở đáy lòng

Bộ sưu tập đoản văn ngắn. Mỗi bài trung bình hai trang viết về những kỷ niệm nhỏ nhoi ở quê như cỏ, cá kho, hoặc hoa cau. Ông viết về nghỉ hè:

Tôi ngả mình trên nội cỏ. Bầu trời bỗng vụt cao lồng lộng và tôi bỗng cảm thấy bé nhỏ nhưng thanh thản như một đứa trẻ với kỳ nghỉ hè của chính mình.

Những bài viết nhẹ nhàng và đơn giản nhưng vì quá ngắn nên khi đọc bị gián đoạn, rời rạc, và không đủ thu hút.

Saeed Jones: How We Fight For Our Lives

What a weird coincidence that I was reading a book titled How We Fight For Our Lives in the midst of a pandemic. Although Jones’s memoir has nothing to do with the danger of the Coronavirus, it has everything to do with the danger of being a gay black boy growing up in Texas. Jones writes:

Being black can get you killed.
Being gay can get you killed.
Being a black gay boy is a death wish.

With his lyrical prose and unflinching honesty, Jones opened up about his body and sexuality. His raw, explicit, violent writing is tough to read, and yet even tougher to stop reading. He confessed:

At times, I was proud of my sluttiness. I liked to think that it was radical, as if the act of fucking another man and then bragging to my friends about it was a form of protest against the shame I’d grown up with, and against the shame I felt silently radiating from the new people in my life.

In addition to his wild sexual lifestyle, Jones writes candidly about his relationship with his mother who raised him herself. She refused to talk about his sexual identity, but she accepted it and supported him. With just 190 pages, Jones managed to write a memoir that is so ferocious, so beautiful, and so damn heartbreaking.

Contact