Katel LeDû & Lisa Maria Marquis: You Should Write a Book

Should you write a book? The CEO and managing editor of A Book Apart not only say you should, but they also guide you through the entire publishing process. With clarity, authority, years of experience, and doses of humor, Ms. LeDû and Ms. Marquis can help turn your wonderful ideas onto the pages. If you are thinking about writing a book, you should, but you should read this book first.

Staci Robinson: Tupac Shakur (The Authorized Biography)

It took me a month to finish reading the 344-page authorized biography of Tupac Shakur. In one part, I had been busy skiing and snowboarding. In another part, I didn’t want the book to end. Through Staci Robinson’s exceptional writing, I wanted to ride with Pac for as long as I could. I knew the ending would be heartbreaking. I still remember hearing the horrific news about his passing after getting shots. My heart dropped. In addition to Pac’s life, Robinson delved into his mother’s life and the influences she had on her son. An engaging and breathtaking read.

Book Collection: A Book Apart

  1. Better Onboarding, by Krystal Higgins, explains, illustrates and walks us through designing a successful onboarding experience.
  2. Cross-Cultural Design, by Senongo Akpem, provides principles of design that embrace cultural diversity.
  3. Design for Safety, by Eva PenzeyMoog, demonstrates that it is our responsibilities as designers and developers to create digital products that put our users’ safety first.
  4. Flexible Typesetting, by Tim Brown, is an essential guide to shape better typography on the web.
  5. Going Offline, by Jeremy Keith, explains the ins and outs of service works in clear, comprehensible details.
  6. HTML5 for Web Designers, by Jeremy Keith, is the quickest way to learn the new HTML elements.
  7. Inclusive Design Communities, by Sameera Kapila, sheds the light on the dark corner of marginalized identities.
  8. The New CSS Layout, by Rachel Andrew, shows you how to create powerful, flexible layouts with just a few lines of CSS.
  9. On Web Typography, by Jason Santa Maria, proves that the process of working with types on the web could be rewarding, engaging, and not daunting.
  10. Practical Design Discovery, by Dan Brown, examines discovery as a mindset, not a process. Discovery is about the right attitude, not a set of instructions.
  11. Responsible JavaScript, by Jeremy Wagner, is a must read for web developers who care about progressive enhancement and inclusivity.
  12. Responsible Responsive Design, by Scott Jehl, a companion to Ethan Marcotte’s Responsive Web Design, is a required read for front-end developers who want to make the web more accessible and faster.
  13. Responsive Web Design, by Ethan Marcotte, is a must-read responsive web design book written by the man who discovered and popularized the concept.
  14. SEO for Everyone, by Rebekah Baggs and Chris Corak, make the case for human-centered optimization rather then search engine algorithms.
  15. Sustainable Web Design, by Tom Greenwood, demonstrates that creating sustainable websites isn’t hard or impossible.
  16. You Should Write a Book, by Katel LeDû and Lisa Maria Marquis, guide you through the entire publishing process with clarity, authority, years of experience, and doses of humor.

92 Books Read in 2023

I read 92 books this year, which is 45 more than last year.

The volume jumped almost double because I read quite a bit of poetry books. I wanted to delve deeper into poems, particularly in English. In the last month or so, however, I picked up a handful of poetry books in Vietnamese. I enjoyed reading poems because they were shorter and I could finish a poem when I had a few minutes here and there.

I continued to attempt switching from fiction to non-fiction. I read quite a bit of Vietnamese-American authors including Nguyễn Phan Quế Mai, Việt Thanh Nguyễn, Mai Nguyễn, Beth Nguyễn Cường Lư, Tranh Thanh Trấn. I also read Vũ Trọng Phụng’s classic novels.

For 2024, I want to return to thicker books and less poetry. Then again, it doesn’t really matter as long as I am reading.

Check out my reading record.

Thơ tình Sương Mai

Tập thơ khoảng 200 bài của Sương Mai chỉ viết về tình. Không chính trị. Không căm thù ai. Có giận cũng chỉ giận anh. Có trách móc cũng chỉ trách móc ông (trâu già muốn gặm cỏ non):

Thưa ông, đừng nói làm chi…
Tôi và ông có chuyện gì nói đâu
Thưa ông, đừng nói chuyện sầu
Chuyện yêu, chuyện ghét, chuyện trầu, chuyện cau

Thưa ông, đừng nói thương đau
Tôi đâu có muốn ngọt ngào với ai
Thưa ông, đừng hỏi ngày mai
Tình duyên, âu cũng… lâu đài người xây

Thưa ông, đừng dọa tôi hoài
Chết đi cũng thể, chim bay cũng rồi
Thưa ông, đừng nói yêu tôi
Tim tôi hóa đá, tôi rồi hóa thân

Thưa ông, đừng nói xa gần
Tôi không…, nhất định, ân cần mà chi?
Thưa ông, đừng luyến lưu gì
Tôi còn sợ lắm… người đi không về
Thưa ông, tôi sợ lời thề…

200 bài về một đề tài cũng hơi bị dài. Nhưng thơ của Sương Mai đọc dễ hiểu và dễ gần.

Cao Nguyên: Ba dòng thơ

Tập thơ mới của anh Cao Nguyên được thiết kế với rất nhiều khoảng trắng (white space). Mỗi trang dàn trải (page spread) chỉ có một bài thơ. Mỗi bài thơ gồm có ba dòng, chẳng hạn như thể loại haiku:

cao nguyên rộn ràng quá
sẽ thức giấc nàng thơ, nàng thơ
còn ngủ trong thơ mưa

Nhưng anh không chỉ dừng lại ở haiku, có bài chỉ có ba chữ:

chút vu vơ
chút ngu ngơ
chút thơ thơ

Hoặc năm chữ:

gió mùa xuân màu xanh
gió mùa đông màu đen
gió mùa thu màu em

Cách chơi chữ của anh rất thú vị. Thí vụ như cách anh dùng tiếng Anh cùng tiếng Việt:

an apple a day
keeps the doctor away. thôi
ăn apple. em ôi!

Với những người xa quê hương từ nhỏ như tôi muốn học lại tiếng Việt, đây là quyển sách lý tưởng để đọc và tập làm thơ. Làm liền ba dòng bốn chữ:

đọc tới đọc lui
đọc xuôi đọc ngược
đọc mãi vẫn được

Thy Lan Thảo: Chút tình chút ý

Nghe tên tưởng tác giả là phụ nữ nhưng là đàn ông. Tập thơ phát hành năm 2005 có được bài “Về gặp lại em” ấn tượng:

Ta về em gái một con
Đường xưa cỏ úa lối mòn êm chân
Nằm đêm ngó ý bâng khuâng
Tay ôm em bỗng châu thân rã rời
Giòng xuôi nước ngược chia đời
Tám năm ai có trách lời đợi mong
Má xưa sắc vẫn nắng hồng
Mắt xưa mi vẫn nét cong tuyệt vời
Thì thôi cũng một nụ cười
Kệ đời mưa gió tả tơi bước về

Còn nhiều bài thơ khác đa số là về người mẹ còn ở lại quê hương. Đọc cũng được nhưng phải phê bình rằng bìa sách thiết kế không được ấn tượng nhất là cách dùng chữ.

Thương Anh: Quê-hương và em

Tập thơ của Thương Anh đọc như “Người đẹp và quái vật (Beauty and the Beast)”. Em là người đẹp và quê hương giờ đây như quái vật. Đùa tí cho vui thôi. Hoàn toàn trân trọng cảm nhận riêng của tác giả về đất nước Việt Nam. Thơ viết về em thì thơ mộng và lãng mạn. Chẳng hạn như “Lục Bát Thiết Tha”:

Ru em đã có anh đây
Gom mây đan lại chiếu mây em nằm
Hái sao anh kết thành chăn
Giữ cho em khỏi giá băng đêm nầy

Gối đầu bằng mảnh trăng đầy
Mong em nhiều mộng đắm say giấc nồng
Đời em đã có anh trông
Hãy ngoan giấc ngủ tươi hồng cánh môi

Bờ mi khép lại quên đời
Anh ru em ngủ trong lời gối chăn
Dù cho đời có bâng khuâng
Ngủ đi em nhé! anh ngăn muộn phiền

Nhìn em trong giấc ngủ yên
Tim anh giữ trọn dáng hiền thơ ngây
Mong đừng gió thoảng qua đây
Cuốn đi giấc mộng lấy đâu anh đến

Những bài thơ in trên chữ hoa hơi khó đọc một tí. Lời thơ thì đẹp, trôi chảy, và dễ hiểu.

Phan Thị Ngôn Ngữ: Dùng dằng

Tập thơ lục bát của Phan Thị Ngôn Ngữ mở đầu, “Quê hương sau cuộc chiến chinh / Tang thương vận nước điêu linh phận người”. Gần đây tôi đọc thơ của những tác giả sống ở hải ngoại, ai cũng viết về quê hương với nỗi đau xót xa và nỗi căm hờn. Cũng may là cô PTNN đổi sang những đề tài khác như “Ra phố nhặt đời”:

Sáng ra phố nhặt mặt trời
Nhặt trong vô lượng những lời u minh
Rưng rưng cúi nhặt bóng mình
Đã trần ai khốn chông chênh tháng ngày

Bạt ngàn mỏi vết chim bay
Níu hư vô hỏi cao dày tầng không
Xa thuyền níu bóng hỏi sông
Khuất người níu mộng hỏi lòng đầy vơi

Sáng ra phố nhặt tình đời
Nhặt tâm vọng động nhặt lời vong ân
Đa đoan trầm ngải bao lần
Quẩn quanh mê lộ cũng ngần chiêm bao

Trăng đùa nhành trúc hư hao
Gió ru đêm lạnh thì thào ngõ quanh
Phố khuya đèn thức ngọn xanh
Hồn ta chiếc lá đoạn cành tiếc sương.

Thơ của cô đẹp, truyền cảm và cách xếp chữ của cô flow rất suôn sẻ và êm dịu. Sách bên trong thiết kế rất sang trọng. Chữ dễ đọc và rất nhiều chỗ trắng (white space). Đáng tiếc là thiết kế trang bìa không được ấn tượng.

Điều thú vị là tác giả ở thành phố Annandale rất gần chỗ tôi đang cư ngụ. Hôm nào ghé qua thọ giáo.

Chinh Nhân: Khóc cho quê hương

Khóc cho quê hương là những “lời căn hờn của người tị nạn” Chinh Nhân. Quả nhiên thơ của tác giả chứa chất quá nhiều căm hờn và căm giận cho nơi chôn nhau cắt rốn ông đã bỏ đi. Đọc hết tập thơ của ông chỉ có được vài bài không nặng ký. Chẳng hạn “Ngâm khúc đất đồng” rất đẹp. Ông viết:

Ầu ơ!!! σ…

Quê Hương mình đất đồng sâu nước đọng
Ngửa mặt nhìn bầu trời rộng bao la
Nước dâng lên rau muống nổi là đà
Dây bìm bịp ngẩng đầu leo trên lá

Mẹ quá già trái tim thành sỏi đá
Mái nhà tranh tá túc với nương rau
Có những khi cơm thiểu trước hụt sau
Tình đồng bào phải đùm bọc cho nhau

Cơn buồn tủi lẻn vào lòng chua xót
Đàn chim sẻ thiếu ăn nên biếng hót
Lượm thóc thừa lót dạ đỡ qua ngày
Mơ trời xanh tung cánh lướt bay hoài

Tôi đã sống trên đất Mỹ gấp ba lần những chuỗi ngày tôi sống trên đất Việt nên tôi không còn coi nặng về những hận thù nữa. Đọc thơ Chinh Nhân tôi chú ý đến cách gieo vần hơn là ý trong thơ.

Contact