Con Vợ

Chủ nhật vừa rồi tôi đi dự tiệc võ đường để xem hai thằng con biểu diễn. Dĩ nhiên người Việt lúc nào cũng giờ dây thung. Ngồi cùng bàn với một người phụ huynh nên cũng xã giao qua lại. Anh ấy hỏi tôi mấy đứa con tôi cũng hỏi lại anh mấy đứa. Anh cho biết một thằng lớn hai mươi mấy tuổi, thằng mười hai tuổi là con của bà xã, và thằng út năm tuổi.

Tuy mới nói chuyện lần đầu mà anh đã cho tôi biết cặn kẽ rằng thằng đó là con của vợ chứ không phải con của anh ta. Tuy người Việt sống ở nước Mỹ nhưng chúng ta vẫn còn văn hoá Việt. Dường như với người Mỹ con nào cũng là con cả. Họ không phân biệt con anh, con em, hoặc con chúng ta. Dĩ nhiên chừng nào thân thiết thì họ mới nói.

Tôi cũng thế nếu tôi trong trường hợp đó. Chỉ nghĩ đến phải nói cho mẹ là cô ta đã có con thì mẹ sẽ buồn và không chấp nhận. Rồi mình có thật sự thương yêu con ghẻ như con ruột không? Đều đó tôi cũng không dám chắc. Bây giờ con ruột nó lì lợm tôi cũng đã phát điên rồi huống chi không phải con mình.

Thôi thì xem như may mắn mình không bị nằm trong hoàn cảnh đó. Cũng có lẽ tôi không phải là một người đàn ông rộng lượng như những người đàn ông khác. Hoặc cũng có thể vì có bốn thằng tôi đã quá sợ rồi.

The Dark Side of YouTube for Kids

James Bridle discovers horrific videos targeting children for page views. He warns:

Children’s cartoons getting assaulted, getting killed, weird pranks that actually genuinely terrify children. What you have is software pulling in all of these different influences to automatically generate kids’ worst nightmares. And this stuff really, really does affect small children. Parents report their children being traumatized, becoming afraid of the dark, becoming afraid of their favorite cartoon characters. If you take one thing away from this, it’s that if you have small children, keep them the hell away from YouTube.

Yes, watch his TED talk and keep your kids the hell away from YouTube.

Học tiếng Việt

Ngày xưa mới qua Mỹ tôi nghe nhạc rap để học tiếng Anh. Giờ đây tôi cho mấy thằng nhỏ nghe rap Việt để nó học tiếng Việt. Mấy hôm nay nghe bài “They Said” của Bin Z có câu: “Nghe nói em đẹp tự nhiên không có sửa hả? / Nghe nói trai Sài Gòn không có cửa hả?”

Đán nói nó hiểu hai câu và dịch lại tiếng Anh như sau: “That means a beautiful girl has no milk and a boy has no door.”

My Seven Years Old

Đán will turn seven on Thursday. We’re planning on taking him to his favorite sushi buffet to celebrate. Tonight he misbehaved; therefore, I told him that we will cancel the celebration if he doesn’t get his act together. He responded, “You hate me and you think I am fucked.” His words cut through me like a knife. I told him I was hurt and furious. I was holding Vương in my arms so I yelled at him and told him to get out of my room.

Đán’s behavior has changed drastically over the last year. At school, he failed to follow his teachers’ instructions. At home, he ignored our words. What irritated the heck out me was that he did what we asked him not to do. His misbehaves drove me nuts. I am extremely frustrated, but I can’t turn him away. I am working hard to bring out his charmness, selflessness, and hilariousness. He has those qualities in him, but he chose not to use them.

The failure is on me. I let my emotion takes over when I get furious and frustrated. Instead of spanking or yelling, I just shut myself down and out.

Snowed In

Yesterday we had a little bit of snow and yet all schools, including George Mason, were closed. We ended up spending time together as a family.

The boys helped me shoveled the snow. We read books, played games, ate, napped, and took turn to hold the little baby. We had a good time. Yelling and shouting were inevitable, but they were minor. They two older boys behaved well so I gave them some iPad time.

I really love these simple joys. We don’t have to do much. Just being presence is good enough. The great thing with kids is that I can easily express my love to them. When I was growing up, my dad was hardly home to spend time with me. I was always with my mom, but she also had to make money. When we came to the States, she did not go to work for a while and yet she spent most of her days in the kitchen. She was there but not presence. In my childhood, love was never expressed. My mom and dad never said they love me, and never gave me a hug or a kiss. Of course, they loved me. They just never showed.

With my kids, I have no problem showing my love. These days, I take all three of them to school and daycare. After crossing the street to their school, I always give Đạo and Đán a hug, a kiss, and “I love you” before sending them off. The same with Xuân, but he always the first one that put out his arms for a hug and said, “Daddy give me a kiss.” He is such a sweet little fellow.

While it is easy to express love to my kids, even when they made you mad as hell, it is a bit harder with my wife. It is something I need to work on.

Về với thiên nhiên

Hôm qua một ngày chủ nhật thật đẹp. Sáng cả nhà đi thăm mộ ông ngoại tụi nhỏ. Buổi trưa, tôi đưa ba thằng lớn đi nhún ở Sky Zone. Ba giờ chiều, tôi đưa chúng nó đến một công viên và chúng tôi đã đi vào một khu rừng nhỏ.

Trời mùa thu lá vàng rụng cả khu rừng. Xung quanh chỉ cây cối, vài chú sóc và nai. Ôi trở lại với thiên nhiên thật tuyệt vời. Không khí trong lành. Khung cảnh yên lặng. Chỉ có bốn cha con đi lạc vào khu rừng hiu quạnh. Quên đi thế giới hiện đại. Không cần đến iPad.

Ba thằng con cũng rất thích thú cùng nhau khám phá thiên nhiên. Chỉ hai tiếng đồng hồ, chúng tôi có được những giây phút bên nhau thật êm dịu và gắn bó. Tôi thích những giây phút đó hơn là ngồi ở nhà chìm đắm vào những màn ảnh nhỏ.

Mấy thằng con

Thứ tư đưa Đạo đi nha sĩ đặt cái expander để cho hàm của nó rộng ra. Thấy nó phải đeo cục sắt vào miệng thật tội nghiệp. Khi chỉ có hai cha con nó hiền khô như cục bột thật dễ thương. Vậy mà có thằng Đán là cãi lộn om sòm. Thấy nó siêng năng đọc sách tôi rất vui.

Đán thì tình cảm nhưng quậy phá lắm. Nói không nghe lời khiến tôi bực bội vô cùng. Mỗi ngày vẫn bắt nó tập đọc, viết, và làm toán. Nó cũng khá ngoan ngoản. Chịu khó nhỏ nhẹ với nó thì nó cũng nghe theo. Nó vẫn mê muội chơi game trên iPad cho dù chỉ có cuối tuần. Tôi doạ cấm iPad nó mãi nhưng vẫn không làm được.

Xuân chỉ mới hai tuổi nhưng khá nhanh. Nó nói được nhiều và tiếp thu rất nhiều. Hôm qua nó còn nói, “I execute you,” như trong phim Pokémon vậy. Lúc nó vui vẻ thì dễ thương lắm. Lúc nó lên cơn cũng mệt luôn. Hôm qua nhất định không chịu đi tắm. Nói gì dụ gì vẫn không. Tôi lôi nó vô tắm nó nói rằng, “I am not happy with you.” Tôi nói với nó, “Con không happy con cũng phải làm.” Tắm xong xuôi bận đồ mới vô cho nó nỏ bảo, “I am happy now. Are you happy?” Tôi vẫn nói không.

Vương thay đổi nhanh quá. Mới hơn một tháng mà nó đã mở mắt to và quan sát rất nhiều và thích được ẩm. Thằng nay cũng may mắn là mấy thằng anh nào cũng dành ẩm cả.

Con đông có vui vẻ cũng có bực bội. Dù la rầy hay giận hờn không thể nào ghét bỏ hoặc xua đuổi. Dù sao cũng tình cảm cha con. Tôi không phải là người cha hoàn hảo. Tôi không chiều ý con cho dù tôi vẫn có thể. Có lẽ tôi suy nghĩ về chúng nó quá nhiều và thời gian còn rất dài. Nên bớt lo âu để cho tụi nó có cơ hội vắp ngã và có cơ hội đứng lên.

Một ngày tuyệt vời

Sáng thứ Bảy, Đạo và Đán tự thức dậy đánh răng rửa mặt. Xuống bếp hai đứa lấy trứng ra chiên cho ba ăn. Còn hai đứa tự lấy cereal và sữa luôn cho thằng em. Ba đứa cùng ngồi chung bàn ăn rất dễ thương. Ăn xong bốn cha con chơi múa lân. Ba đánh trống, Đạo đánh chiêng, Xuân múa lân, còn Đán quây phim. Tuy ồn ào nhưng vui. Xuân dạo này mê múa lân lắm.

Chơi xong tôi cùng Đán đọc một quyển sách thiếu nhi. Đạo đọc sách Diary of a Wimpy Kid. Xuân tự chơi một mình. Đọc xong cho mấy đứa chơi iPad. Tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và giặt đồ.

Trưa đến đưa ba đứa đi ăn mì Nhật. Đạo và Đán thì mê rồi. Còn Xuân chắc hôm nay đói quá nên ăn cũng khá. Ăn trưa xong đưa hai đứa lớn và thằng cháu đi học võ. Trong lúc chờ đợi hai tiếng đồng hồ tôi ghé qua quán café Starbucks làm 3 shots espresso, đọc quyển sách hay tuyệt, và nghe nhạc jazz nhẹ. Tiếng hát nồng nàn của Louis Armstrong báo tin mùa giáng sinh đã sắp đến.

Đáng lẽ ra hôm nay định đưa Xuân đi picnic ở nhà ông Dean nhưng có người đổi ý không chịu đưa tụi nhỏ đi học võ nên phải thay đổi kế hoạch. Tuy hơi bực bội nhưng vẫn là một ngày thứ Bảy tuyệt vời vì không cần phải la hét bọn nhỏ.

Được ngủ với con

Hạnh phúc nhất của tôi là mỗi đêm được nhìn thấy mấy đứa con an giấc. Trái lại với những giây phút chúng nó sống động, được nghe từng hơi thở nhẹ nhàng trong giấc mộng của nó thấy lòng mình ấm áp.

Đạo thích được ba ôm và vuốt lưng. Đạo hứa sẽ ngủ với ba đến suốt đời nhưng khi Vương chào đời thì Xuân phải ngủ với ba. Thế là Đạo với bà ngoại. Tội Xuân lắm. Lúc chưa có em Xuân chỉ ngủ với mẹ và được bú lúc trước khi ngủ và trước khi thức dậy. Chúng tôi cũng lo ngại không biết chừng nào Xuân mới chịu bỏ vú. Thế nhưng khi có em, Xuân nhường mẹ là cho em và bỏ vú luôn. Xuân chỉ ngủ với ba.

Đán là được ôm ít nhất. Lúc trước Đán thích ngủ với bà ngoại. Giờ đây Đạo dành bà ngoại nên Đán ngủ với bà và Xuân. Xuân không chịu chia sẻ ba với anh nên Đán ngủ một cùng cả chục chiếc gối. Khi Xuân ngủ yên rồi thì tôi cũng đổi sang ôm thằng con to lớn.

Đêm qua Xuân không thèm ngủ. Cứ nằm ca hết “ABC” đến “Old McDonald” đến “Quăng tao cái boong.” Tôi bảo thôi con ngủ đi thì nó lại nằm lên người tôi và nói, “I love you, daddy.” Rồi ca tiếp, “I am crazy about you. I am crazy about you.” Đến gần 11 giờ khuya mới ngủ. Sáng đi đến nhà trẻ thì than, “Daddy, I am too sleepy.”

Người ta bảo phải tập cho con ngủ riêng nhưng tôi chúng tôi cũng chẳng nghe theo. Buổi sáng con đi học ba mẹ đi làm. Chiều về chỉ còn được vài tiếng ăn ngủ nên không đủ nhiều thời gian với tụi nó. Thôi thì ngủ chung cũng là cách được bên nhau. Sau này không có tụi nó bên cạnh chắc chắn là nhớ lắm.

Tới lúc đó hai khỉ già có còn tái ngộ hay không. Hay khỉ cái vẫn chê khỉ đực ngáy to quá nên cho khỉ đực ra rìa luôn. Lúc đó thì chắc phải tự ru mình với nhạc phẩm “Đời tôi cô đơn.”

More Screen Time Controversies

Nellie Bowles published three articles in The New York Times on kids and screen time that are worth reading.

Bowles on “A Dark Consensus About Screens and Kids Begins to Emerge in Silicon Valley”:

A wariness that has been slowly brewing is turning into a regionwide consensus: The benefits of screens as a learning tool are overblown, and the risks for addiction and stunting development seem high. The debate in Silicon Valley now is about how much exposure to phones is O.K.

Even though we are limiting screen time to weekends only, Đạo (nine years old) and Đán (six years old) are quite addictive. Đán is still struggling with turning it off when time is up. He is so fearful of being banned from the iPad; therefore, I am using it as a form of punishment when he misbehaves. I am tired of yelling at him and I don’t want to spank him. The only way he would listen is to ban him from his iPad. It is terrible, but it works for now. On weekends, they get 3 hours the most each day because most of the time we go outside unless I have to do work around the house or the rain prevents us from going outside.

Bowles on “Silicon Valley Nannies Are Phone Police for Kids”:

From Cupertino to San Francisco, a growing consensus has emerged that screen time is bad for kids. It follows that these parents are now asking nannies to keep phones, tablets, computers and TVs off and hidden at all times. Some are even producing no-phone contracts, which guarantee zero unauthorized screen exposure, for their nannies to sign.

We need a similar contract with our family as well. When we get together, all digital devices should be put away. Sure, I don’t have to give my kids iPads, but then they would hover around kids that have them. Most of our vacations together always ended up in screen time rather than family time.

Bowles on “The Digital Gap Between Rich and Poor Kids Is Not What We Expected”:

Lower-income teenagers spend an average of eight hours and seven minutes a day using screens for entertainment, while higher income peers spend five hours and 42 minutes, according to research by Common Sense Media, a nonprofit media watchdog. (This study counted each screen separately, so a child texting on a phone and watching TV for one hour counted as two hours of screens being used.) Two studies that look at race have found that white children are exposed to screens significantly less than African-American and Hispanic children.

Why didn’t the studies look at Asian children? I am sure Asian kids, Vietnamese in particular, are exposed to screens even more than African-American and Hispanic children.