Lưu Hồng: Tình hồng cho anh

Giữa thập niên 90 (khoảng 1995), Lưu Hồng thu âm Tình hồng cho anh do Mai Ngọc Khánh thực hiện và nhạc sĩ Lê Bảo hòa âm. Lê Bảo cộng tác với Trung Nghĩa và một số nhạc sĩ Mỹ nên phần nhạc được phong phú hơn với tiếng đệm của kèn trumpet và saxophone như “Thương đau” (Hồng Phúc), “Nước mắt long lanh” (Vũ Đức Nghiêm), “Dĩ vãng” (Trịnh Nam Sơn), và “Hai vì sao lạc” (Anh Việt Thu). Ngạc nhiên nhất là ca khúc “Hận người” của ca sĩ Y Vũ vì giường như đây là một bài nhạc xưa mà tôi chưa quen biết. Chắc đã nghe rồi nhưng không nhớ (già rồi) hay nghe thê thảm quá nên không giữ lại trong đầu:

Hận người sao sớm quên ta
Nỡ quên ta đã quên ta rồi
Hận người sao đã cho ta
Những say mê rồi người đi mất

Hận người sao bỏ rơi ta
Trong những lần ta quá cô đơn
Trong những ngày tháng ta đau buồn
Thì người cười trên vũng lệ rơi

Hận người mang đến cho ta
Phút vui say biết bao kỷ niệm
Dù người đem bán cho ai
Trái tim yêu và lời đã hứa

Hận người ta thấy hôn mê
Trong biển đời tình cuốn xô đi
Ta khóc hận đắng cay dâng đầy
Rồi cuộc tình là thoáng mây bay

Từng đêm ta nhìn ta
Thấy ta trên tường vôi
Bóng ta đang nhìn ta rã rời
Và ta với quạnh hiu mỗi khi ta nhìn ta
Dẫu chỉ là chiếc bóng

Hận người sao chóng quên đi
Lúc yêu đương có nhau trong đời
Hận người bôi xóa trên môi
Những tin yêu giờ là gian dối

Hận người thay áo yêu nhanh
Như trở bàn tay dễ như mơ
Ta vẫn hoài phí trong mong chờ
Để rồi người hờ hững đi qua

Tựa đề album là Tình hồng cho anh nhưng toàn là những ca khúc sầu thảm như “Tuyệt tình” (Đỗ Lễ), “Thương đau” (Hồng Phúc), “Kiếp nghèo” (Lam Phương), và “Hận người” (Y Vũ). Đùa tí thôi chứ album này nghe hay.

Lưu Hồng: Cơn gió thoảng

Năm 1992, Lưu Hồng phát hành Cơn gió thoảng dưới Fong Luu productions (lần đầu tiên tôi nghe nhà sản xuất này). Những phần hòa âm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thi có bài được bài không. Trong 5 bài rumba, “Trộm nhìn nhau” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là nổi bật nhất. Lưu Hồng hát có cảm xúc. “Cô bé dỗi hờn” (Nguyễn Ngọc Thiện) với nhịp điệu twist tươi tắn trẻ trung. “Cô bé ngày xưa” (Hoài Linh) qua điệu tango cũng tốt. Những bài khác thì cũng tạm tạm.

Lưu Hồng 4: Tình hồng Paris

Đáng tiếc tôi không tìm được album thứ 3 của Lưu Hồng, Tình khúc Lam Phương. Tôi muốn được thưởng thức từ đầu đến cuối Lưu Hồng hát những ca khúc của Lam Phương. Album thứ 4 của cô, Tình hồng Paris, có được 5 ca khúc của chú. Cô hát “Em đi rồi” quá truyền cảm với nhịp điệu chậm. Đa số những bài trong album được nhạc sĩ Lê Văn Thiện hòa âm theo nhịp điệu rumba và tango. Bài chủ đề “Tình hồng Paris” của nhạc sĩ Lam Phương được hòa âm theo tango thì quá đúng điệu. Nghe tango là nghĩ đến Paris ngay. Nhưng “Em đẹp như mơ” (nhạc Pháp được Vũ Xuân Hùng viết lời Việt) hòa âm theo rumba thì lả lướt hơn tango. Điệu tango hơi bị nhanh cho “Vì nàng đẹp như một bông hồng / Nên tôi không dám yêu nàng”. Một điều không hiểu nữa là album của Lưu Hồng tự nhiên track thứ 9 lại có bài đơn ca của Vũ Khanh. Phải như song ca thì còn hợp lý. Bỏ qua những sơ sót nhỏ, Tình hồng Paris nên được nghe đi nghe lại.

Lưu Hồng 2: Hận tình trong mưa

Với album thứ 2, Hận tình trong mưa (phát hành năm 1988 hay 1989), Lưu Hồng đu theo trend thời đó với những ca khúc được hòa âm (bởi nhạc sĩ Lê Văn Thiện) cho khiêu vũ. “Tình nghĩa đôi ta chỉ đẹp thế thôi” của Lam Phương được hòa âm với nhịp điệu tango nhộn nhịp. “Môi tím” một ca khúc Trung Hoa được dịch sang lời Việt và hòa âm theo điệu paso. Bài chủ đề, “Hận tình trong mưa”, cũng là một ca khúc ngoạn (Nhật Bản) được Phạm Duy lịch sang lời Việt. Cô trình diễn cũng rất truyền cảm. Phần hòa âm cho “Người yêu dấu” y chang như của Ngọc Lan. Ngọc Lan hát ca khúc này điệu đà và dễ thương. Còn Lưu Hồng thì truyền cảm nhưng có chút bất cần. Mỗi người mỗi vẻ. Tuy album này đã xa xưa nhưng vẫn đáng thưởng thức.

Lưu Hồng 1: Nhạc vàng chọn lọc

Tôi được biết đến tiếng hát Lưu Hồng vào đầu thập niên 90 (lúc tôi mới định cư ở Mỹ) qua những liên khúc cô cộng tác với những ca sĩ cùng thời như Ngọc Lan và Kiều Nga. Trong khi giọng hát Ngọc Lan dịu dàng và ngọt ngào, Kiều Nga mạnh mẽ và trong sáng, thì giọng hát Lưu Hồng có chất sương khói và một chút bất cần. Tuy cô không nổi tiếng như Ngọc Lan và Kiều Nga vào thời điểm đó, tôi vẫn nhớ mãi giọng hát khá riêng biệt và quyến rũ của cô.

Cách đây 20 năm tôi có viết về album Ðêm mưa ngoại ô của cô. Tôi cứ ngỡ rằng cô không thu âm nhiều cho đến gần đây tôi mới phát hiện trên Spotify, cô đã sản xuất những sản phẩm riêng của cô. Năm 1988, Lưu Hồng phát hành album đầu tay cho riêng mình với tựa đề Nhạc vàng chọn lọc. Mới đó mà đã 37 năm rồi.

Album mỡ màng với “Giáng Ngọc” của Ngô Thụy Miên qua nhịp điệu tango lả lướt. Tiếp đến với “Người tình và quê hương” của Trịnh Lâm Ngân qua nhịp điệu boléro mượt mà. Với chất giọng khàn và bụi bụi, Lưu Hồng trình bài ca khúc nào cũng đạt. Đáng lý ra cô nên giữ nguyên đại từ chỉ ngôi của Phạm Duy viết trong ca khúc “Tình hờ”. Khi cô hát “Khi tôi tìm đến anh là tìm vui trong chốc lát” nghe hơi giống kĩ nữ.

Tuy Nhạc vàng chọn lọc không có một chủ đề nhất định, nhưng vẫn đáng được thưởng thức. Những tiếng hòa âm của nhạc sĩ Lê Văn Thiện đưa tôi về với những chuỗi ngày mới chân ướt chân ráo đến Mỹ.

Emmet Cohen: Future Stride

When I started listening to jazz, I was amazed by the technicality of stride piano, particularly from legends such as James P. Johnson, Fats Waller, and Willie “The Lion” Smith. I hadn’t heard much modern stride piano until I came across Emmet Cohen’s Future Stride. In classic stride, the pianist orchestrates the entire piece. In “Future Stride,” Cohen plays with drums and bass. The result is fascinating. “Symphonic Raps” takes the classic stride, but added the rhythm section to it. Again, it is an exhilarating exercise. With “Dardanella,” the tempo switched from swing to slow to suave Cuban. The slow tunes are enjoyable as well.

Nels Cline: Consentrik Quartet

Kicking off with “The Returning Angel” to introduce his new band—Consentrik Quartet (nice wordplay)—guitarist, composer, and leader Nels Cline strums his electric guitar naked before saxophonist Ingrid Laubrock joins in with a soft soprano tone. Bassist Chris Lightcap supplies the pulsating mood and drummer Tom Rainey provides the rhythm with his brushwork. The gentle introduction is about to change with “The 23,” in which the quartet kicks the groove up a notch. The band comes in full swing on “Surplus.” The group shows both individual talent and group chemistry throughout the double LP and noticeable on “The Bag,” a hypnotizing interplay of improvisation.

Oscar Peterson: Motions & Emotions

I can listen to Oscar Peterson playing piano all day. In fact, I have been immersed into his 1969 recording of Motions & Emotions. The entire album is perfect for relaxation. My personal favorite is the bossa-nova “Wave” with the string section backing up Peterson’s sensational solos. “Sunny” is another tasteful Latin flavor. “By the Time I Get too Phoenix” is a late-night beauty. The orchestra and the slow vibe pull me right in. It is just a lovely album.

Charlie Haden: Nocturne

With Ignacio Berroa supplying the bolero rhythm, bassist Charlie Haden and pianist Gonzalo Rubalcaba crafted a late-night Latin jazz album. “Nocturnal” finds the trio locking into a soothing vibe. Tenor Saxophonist Joe Lovano contributes a sensational solo on “Moonlight (Claro de Luna).” Haden’s bass is just so damn hypnotizing on “Nightfall.” I have been enjoying the album on the road, especially when driving by myself in the dark.

Lee Morgan: The Sidewinder

I was jamming to the title track in Lee Morgan’s The Sidewinder and imagining snowboarding on Sidewinder at Whitetail. The soul-jazz vibe was so damn addictive. With Morgan on trumpet, Joe Henderson on saxophone, Barry Harris on piano, Bob Cranshaw on bass, and Billy Higgins on drums, each musician had a chance to improvise and each played his heart out. The rest of the album, “Totem Pole,” “Gary’s Notebook,” “Boy, What a Night,” and “Hocus-Pocus,” were holding up as well. This is a classic album that stood the test of time. For some reason, I hadn’t paid much attention to Morgan, but that will change.

Contact