Đoàn Vi Hương: Vì sao ta yêu nhau

Album gồm những tình tự của Đoàn Vi Hương qua tiếng hát Ý Lan được mở đầu với một nụ “Hôn.” Qua điệu rumba nhẹ nhàng dưới tay hoà âm của Nguyễn Quang, Ý Lan hát như đang muốn được hôn, “Đừng chần chờ hỡi anh / Thời gian đâu có ngừng / Đừng vội vàng bước chân / Hãy cho nhau một nụ hôn.” Bài đầu tiên ngọt ngào bao nhiêu thì bài thứ hai cay đắng bấy nhiêu, “Môi em khô đi tìm nước mắt / Nước mắt bây giờ còn có hay không.”

Qua những bài tình ca cho thấy Đoàn Vi Hương chọn Ý Lan hát những ca từ của mình rất thích hợp. Đặc biệt là bài “Vì sao ta yêu nhau,” Ý Lan dùng chút điệu đà (sỡ trường của chị) để lả lơi trên giai điệu swing tươi vui. Và ca khúc khiến tôi vô cùng nghẹn ngào và không thể cầm được nước mắt là bài cuối trong album.

Qua giai điệu quê hương được hoà âm bởi tay Đồng Sơn, Ý Lan ngâm những câu ca dao: “Tôi muốn bắc thang lên hỏi ông trời / Làm sao làm sao ngưng lại thời gian / Cho đôi mắt mẹ còn nhìn rõ con / Và xin cho đôi tay mẹ vẫn còn đó / Để mẹ ôm trọn lấy con.” Tiếc rằng ông trời cũng không thể ngưng lại thời gian. Từng giờ, từng phút, và từng giây cứ tiếp tục trôi qua và mẹ tôi đã ra đi gần một năm. Mỗi lần nghĩ đến mẹ tôi luôn muốn được gọi muôn lần “Mẹ ơi.”

Show của Đen

Tôi không thường xuyên theo dõi Việt rap và cũng không biết nhiều về Đen Vâu. Có nghe qua vài bài của Đen trên YouTube nhưng không bị thu hút cho lắm. Hôm nay thấy “Show của Đen” trên YouTube nên xem thử.

Một rapper được một cái show hoành tráng như thế thì Đen đã thành công. Đen chứng tỏ được mình là một artist chứ không phải là một ca sĩ. Trong làng âm nhạc Việt Nam, ca sĩ thì tràn đầy nhưng rất hiếm artist. Sự khác biệt giữa ca sĩ và artist là ca sĩ hát những sáng tác của nhạc sĩ còn artist trình bày những tác phẩm tự mình viết.

Đen viết lời chia sẻ những câu chuyện. Tuy lời rap rất ấn tượng nhưng Đen không phải là một lyricist mà là storyteller (người kể chuyện). Đen thiếu phần chơi chữ (wordplay). Về delivery (cách rap) thì Đen không có nhiều flows. Điều này làm cho những bài rap của Đen thiếu đa dạng.

Đời nhiều vấn nghi

Một trong những nhạc phẩm nhẹ nhàng nhưng sâu lắng của nhạc sĩ Đức Huy được rất nhiều người nghe ưa chuộng và nhiều ca sĩ thể hiện là “Và con tim đã vui trở lại.” Tuy nhiên chỉ có một người duy nhất đã làm tôi ướt mi. Cô không phải là ca sĩ nhưng cô đã bộc lộ được cảm xúc của mình khi trình bài nhạc phẩm này. Qua tiếng hát mộc mạc và tình cảm chân thật, cô chia sẻ nỗi mất mát lớn lao của cô, tôi, và mọi người xung quanh.

“Tìm một con đường / tìm một lối đi,” cô hát bằng những giọt nước mắt trong tang lễ tiễn đưa người yêu của mình và cũng là đứa bạn thân của tôi. Hai hôm trước nó đã ra đi trong một tai nạn chèo xuồng. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được sự mất mát xảy ra trước mắt mình. Từ đó cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn và tôi có một lối nhìn khác về sự mong manh giữa cái sống và cái chết. Tuy biết được đời người có sống rồi phải chết và người thân yêu cũng sẽ lần lượt chia tay, nhưng tôi vẫn không thể nào chuẩn bị tâm lý cho sự ra đi của cha mẹ mình.

Hôm mẹ tôi ra đi rời xa cõi tạm này và vĩnh viễn rời xa tôi, tim tôi như tan vỡ từng mảnh. Tôi đã khóc như chưa từng được khóc. Một mình nằm trong căn phòng cũ của mẹ mà ngỡ như đang ở vực sâu tăm tối. Trong những giây phút tuyệt vọng nhất, tiếng hát hai mươi mấy năm trước của cô lại trở về: “Dẫu như tôi phải đi qua vực sâu tối / Tôi vẫn không sợ hãi gì vì người gần bên tôi mãi.” Hai câu này đã góp sức giúp tôi mạnh mẽ hơn để vượt qua được những giây phút đớn đau nhất trong cuộc đời của tôi vì tôi biết được mẹ vẫn gần bên tôi mãi.

Kanye’s Punchlines

Ten years ago, Kanye West and Jay-Z put out a monumental collaboration. Watch the Throne has top-notch productions as well as lyrical substances. For his part, Jay-Z proved to be a lyrical genius. Kanye West who played the role of curating the beats also stepped up his word game. He landed punchlines in almost every song. I started noticed his wordplay on “No Church in the Wild,” in which he rhymed:

When we die, the money we can’t keep
But we’ll probably spend it all ’cause the pain ain’t cheap.

No money can cure the pain, but Kanye also played on “pain” as in expensive champagne. On “Niggas in Paris,” he bragged about being real:

Doctors say I’m the illest ’cause I’m suffering from realness.

The contrast yet similarity between “illest” and “realness” worked well together. On “Otis,” Kanye responded to Jay-Z’s line, “I got five passports, I’m never going to jail,” with:

I made ‘Jesus Walk,’ I’m never going to hell
Couture-level flow is never going on sale
Luxury rap, the Hermès of verses
Sophisticated ignorance, write my curses in cursive.

The reference to the record that made called ‘Jesus Walk’ was just brilliant. I am also impressed that Kanye knew about typeface classification called cursive. On “New Day,” Kanye addressed his son:

And I’ll never let my son have an ego
He’ll be nice to everyone wherever we go
I mean, I might even make him be Republican
So everybody know he love white people.

“New Day” is a heartfelt record, in which he told his son not to do the things he had done like when he addressed George Bush on TV after hurricane Katrina:

And I’ll never let him ever hit the telethon
I mean, even if people dyin’ and the world ends

Or when Kanye provided his son advise on love:

And I’ll never let him ever hit a strip club
I learned the hard way, that ain’t the place to get love.

It could a swipe at Amber Rose, but he sounded genuine. Kanye never shied away from offending white people and strippers. If he is a racist, he admitted it on “Who Gon Stop Me”:

Heard Yeezy was racist, well, I guess that’s on one basis
I only like green faces.

Kanye doesn’t give a fuck about any race except green faces. Then he went hard as a motherfucker on “H.A.M.”:

And if life’s a bitch, bet she sucked my dick, huh
And I bet she fucked the whole clique, huh

Kanye compared life to a bitch; therefore, two bars above were not intended to be sexually explicit. Just when I thought he was not being misogynist asshole, he dropped two vulgar lines:

Had a few white girls, asses flat as shit
But the head’s so good, damn, a nigga glad he hit.

No wait, he actual referred to white girls as cocaine and not as sexual objects. On “Joy,” he injected another wordplay:

I never understood Planned Parenthood
‘Cause I never met nobody planned to be a parent in the hood.

That’s a good one. Kanye had proved that he is witty as fuck. I am sure his new release, Donda, is filled with witty punchlines. I just haven’t had a chance to get my hand on the album yet.

Nhạc demo của nhạc sĩ Đức Trí

Tôi biết anh Đức Trí qua vai trò nhạc sĩ và một producer với lỗ tai sắc bén. Nhưng lần đầu tiên tôi được nghe anh hát là qua ca khúc “Ngày tạm biệt” của nhạc sĩ Lam Phương. Bài này anh song ca cùng Đức Tuấn được thu âm trong album Trọn một kiếp yêu gồm những ca khúc của Lam Phương qua tiếng hát Đức Tuấn và do Đức Trí đảm nhiệm về phần hoà âm phối khí. Giọng anh có nét trầm buồn và chậm chạp nên không mấy hợp với giai điệu nhanh trong phần hoà âm của “Ngày tạm biệt”.

Tuy vậy nhưng tôi vẫn chú ý đến giọng hát dễ gần gũi của anh nên tôi đã đăng nhập vào kênh YouTube của anh khoảng một năm vừa qua. Lúc đó anh chỉ đăng tải những scoring session do anh hướng dẫn. Chắc anh bận bịu trong công việc nên không đăng lên nhiều. Bỗng nhiên gần đây anh để lên rất đều đặn những bài demo chính anh sáng tác. Sáng nay nằm nghe những nhạc phẩm của anh do chính anh hát và đàn dương cầm, tôi cảm nhận được giọng hát mộc mạc, chậm rãi, và với tất cảm xúc của anh. Tự đệm cho mình, anh hát như đang chia sẻ tâm sự qua lời ca mình đã viết. Thú vị hơn nữa là trong phần description, anh ghi lại những câu chuyện và nguồn cảm hứng từ mỗi bài hát.

Chẳng hạn như “Sầu khúc mùa đông” được viết về một câu chuyện của một người bạn ở Đức bị tù. Anh cố gắng vượt qua thời gian khó khăn đó để đến gặp lại người yêu của mình. Nhưng anh không biết được rằng cô ta đã có người yêu mới. Thế là nhạc phẩm “Sầu khúc mùa đông” ra đời.

Ca khúc “Mỗi đêm tôi về” lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống đơn côi của chính mình. Anh tâm sự, “Luôn để TV để trong nhà có tiếng, chiều chiều làm vài cuộc gọi “tối nay rảnh không”… vui thì vui đấy, nhưng lâu ngày nó trở nên vô vị”. Và như thế anh viết, “Mỗi đêm tôi ngồi, lặng nghe tôi khóc nỗi đau vô cùng.” Bài demo này anh ca rất chậm để bộc lộ nỗi buồn một mình.

Bài “Ngỡ như” là một nhạc phẩm ấn tượng mà tôi chưa từng được nghe. Giai điệu tuy buồn như rất đẹp như một lời ru. Lời nhạc mang máng buồn và đầy tự sự với những cảm giác ngỡ như vui lại buồn, gần mà xa, và lạ như quen. Tôi đồng cảm với lời anh muốn nói, “Là em đấy của ngày đang vui / Sau khi không bỗng thành vợ rồi / Dù em vẫn chỉ là em thôi / Nhưng sao tôi vẫn nghe bồi hồi”.

Vào những ngày sắp tới tôi sẽ lắng nghe tiếp những bài demo anh đã đăng lên và sẽ đón nhận những bài sắp tới của anh. Rất cám ơn anh đã chia sẻ những tác phẩm và tâm sự của mình.

Lung Tung Xèng với Hương Lan

Tôi quý mến tiếng hát Hương Lan và kính trọng địa vị của chị trong làng âm nhạc Việt Nam từ trong nước đến hải ngoại cho dù tôi rất ít nghe dòng nhạc chị thu âm. Tôi chưa từng nghe chị hát live bao giờ nên vài tuần trước biết chị tham gia chương trình Lung Tùng Xèng nên tôi đón xem.

Đến bây giờ tôi đã không còn nhớ chị đã hát những gì trong chương trình nhưng tôi nhớ giọng ca của chị vẫn không thay đổi. Chất giọng của chị vẫn trong suốt và cảm tình. Tôi không biết về chị nhiều ngoài những lời chị trò chuyện với anh Nghĩa Sữa trong nhóm. Được biết là chị rất yêu mến bác da cam mũ đỏ và thường xuyên đi vận động cho bác những lúc chị không đi hát. Chị và hàng triệu con tim đã rất buồn khi bác đã thua trận trong lần bầu cử vừa rồi. Và chị cho rằng những người muốn bác thua chưa chắc là họ được vui nên hôm nay tôi muốn viết vài lời để trả lời sự thắc mắc của chị.

Không chỉ cái nhân tôi mà 81,283,097 rất vui khi chứng kiến được ông ta bại trận. Nếu như kể hết những lý do tại sao chúng tôi vui thì kể biết chừng nào mới hết. Tôi chỉ tóm tắt một lý do quan trọng nhất là vì nền dân chủ của đất nước Hoa Kỳ. Không phải là đảng Dân chủ (Democrats) mà là nền dân chủ (democracy) đã sống trở lại và vẫn còn tồn tại. Khác với những quốc gia độc quyền như đảng Cộng sản, Hoa Kỳ được tự do là nhờ sự mạnh mẽ của nền dân chủ đã được tạo ra từ lúc nước Mỹ được thành lập. Không một ai, luôn cả tổng thống, có thể nắm hết quyền lực. Từ lúc bác da cam mũ đỏ trở thành tổng thống, nền dân chủ của Mỹ đã bị công kích và đã rơi vào tình trạng hấp hối. Nếu như bác ấy vẫn ngồi ghế tổng thống thì nền dân chủ của Mỹ sẽ chết. Cho nên tôi và hơn 81 triệu dân rất vui khi thấy nền dân chủ của nước Mỹ vẫn tồn tại và mạnh mẽ.

Tuy tôi và chị không cùng lối suy nghĩ về chính trị, tôi đồng ý với chị là mọi chuyện cũng đã xong. Ai sau mình sống vậy. Tôi đã trải qua bốn năm đắng cay và mất mát dưới sự lãnh đạo của bác da cam mũ đỏ. Tôi bảo đảm chị cũng sẽ vượt qua được bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Biden. Chúc chị luôn khỏe mạnh và tiếp tục đem giọng hát ơn trên bang cho để đời thêm sắc màu.

Lung Tung Xèng với Tuyết Loan

Sáng nay thức sớm thưởng thức một buổi jazz jam session sống động và ấn tượng của băng nhạc Lung Tung Xèng cùng với ca sĩ Tuyết Loan và sự hiện diện đặc biệt của tay pianist Daniel Vũ và Tuấn Saxo.

Chị Tuyết Loan cover lại “Autumn Leaves,” một bài jazz ballad, theo giai điệu swing tươi vui. Không biết chị hát tiếng Pháp ra sau nhưng phần tiếng Anh chị phát âm rõ. Giọng chị vẫn khỏe và chị swing rất chất. Chỉ hơi đáng tiếc là chị vỗ tay làm sao lãng đi phần solo của anh Tuấn Saxo. Bài “All of Me,” thuộc dạng jazz standard, cũng thế chị lại vỗ tay khi anh Daniel Vũ improvised.

Nói đến improvisation thì anh Daniel chơi rất đúng cách nhạc jazz nhất là qua hai bài bossa nova “The Shadow of Your Smiles” and “The Masquerade.” Phải chi băng nhạc cùng improvise thì thú vị biết mấy. Anh U Minh Kiệt chơi electric bass rất thôi miên. Nếu như cả band đều “dropout” hết để một mình anh solo thì phê biết mấy. Nhưng có lẽ chơi jazz không phải sở trường của Lung Tung Xèng.

Chị Tuyết Loan chỉ hát một bài Việt duy nhất là “Tôi đi giữa hoàng hôn” cũng qua điệu swing. Nghe lại thì nguyên một jam session chỉ có hai điệu swing và bossa nova. Thiếu đi chất blues. Một buổi jazz jam session mà không có không khí blues thì hơi bị thiếu sót. Thêm một điều nữa là chị Tuyết Loan chỉ hát straight jazz. Không luyến lá cũng không scat. Cho nên nổi bật nhất là những phần ứng tấu của anh Daniel.

Let’s Talk About Jazz

As I was pushing my kids on the swing at the playground, a white man, in his mid 70s, sat on a bench blowing his cornet. His tone was sweet and mellow. He was with his granddaughter. I complimented him, “Your playing is beautiful. You have Miles’s touch.” He replied, “I met Mr. Davis at a jazz workshop in 1964 and I asked him if I could shake his hand and he said ‘hell no.’” I smiled and responded, “Yes, that’s Miles.”

We talked about Pops, Bird, Trane, Cannonball, and other jazz legends. I said to him that in addition to Miles, I also love Brownie, but he didn’t know Clifford Brown, the golden boy of jazz trumpet. I told him that Brownie was one of the best bebop trumpeters in the 50s. Unfortunately he died in a car crash at the age of 25; therefore, not too many people knew about him. He asked me for my age and if I played any instrument. He was surprised that I knew so much about jazz. Although I am 43 and don’t play any instrument, I listened extensively and read voraciously on jazz.

He told me that he served during the Vietnam War and he played for hundreds of funerals for fallen soldiers. I also told him that I am Vietnamese-American. We talked about Nam a bit then he asked for my wife’s name and he improvised a short tune for her. I asked him if I could record him so I could share it with my wife. It would be a nice gift for her since we reached our thirteenth anniversary yesterday. He agreed. His improvisation was beautiful.

We talked some more about music and Vietnam then he switched to politics. He said, “The current president is a mess. He looks half drunk most of the time. Donald Trump was a great president who loved every American, but I don’t want to get into politics.” I replied, “Let’s not go there.” I thanked him for the tune and for his service.

Boulevard

Back in the 90s, a tune called “Boulevard” was widely covered by Vietnamese-American singers including Tuấn Ngọc, Don Hồ, and Kenny Thái. It’s a sweet, soft ballad by Dan Byrd, but I actually haven’t listened to the original version.

I have listened to both the English version as well as the Vietnamese translation, but I didn’t pay much attention to the lyrics. I just happened to come across it again on YouTube today and I found the lyrics quite suggestive. For example, “I beg you please I’m on my knees / If that’s what you want me to.” While you’re down there…

Then the chorus really got me: “Come again you would release my pain / And we could be lovers again.” You want your lover to “come” again? That sounds off-putting.

In a medley with Don Hồ on “Paris by Night 98,” Như Loan wisely switched out the English bars:

“Never knew that it would go so far
When you left me on that boulevard
Hãy quay về đừng để hồn em thương đau
Và hãy nói mình vẫn luôn có nhau.”

I thought she was conscious of the lyrics; therefore, she sang in Vietnamese instead. But then she returned and even begged her lover, “Please come again, you would release my pain / And we could be lovers again.” Then she and Don Hồ kept repeating those two bars until their performance was finished. They gave me a weird vibe.

I am only kidding. It’s a lovely song.

Một thời đã xa & Lối cũ ta về

Năm 2015, nhạc sĩ Đức Trí phát hành một album acoustic gồm những ca khúc của Một thời đã xa. Đặc điểm của album là cách hòa âm nhẹ nhàng và êm dịu của Đức Trí. Chẳng hạn như bài hát tựa đề, “Một thời đã xa” (nhạc Trường Huy và thơ Nguyễn Thanh Hà), ngày xưa Phương Thanh gào thét bấy nhiêu thì Thùy Chi hát lại nhẹ nhàng bấy nhiêu. Qua tiếng đàn guitar mộc mạc cùng tiếng bass phập phồng, Thùy Chi trút hết những hơi thở của mình. Giọng của cô tuy cao nhưng mỏng manh và cô hát như rút hết ruột gan của mình khiến cho người nghe phải bùi ngùi.

Ngày xưa Đàm Vĩnh Hưng và Hồng Ngọc khi song ca bài “Vùng trời bình yên” của Phạm Hữu Tâm đã rống cho thật to dường như họ muốn đổi thành “Vùng trời ồn ào.” Khi Hương Giang cover lại tôi mới cảm nhận được sự bình yên của nhạc phẩm. Tiếng guitar êm ái cùng tiếng viola kéo vu vơ và tiếng percussion rất tế nhị (subtle) tạo ra một không gian thật yên tĩnh.

Giọng của Thái Trinh hơi bị điệu nên cô hát bài “Nhé anh” của Nguyễn Hà nghe rất dễ thương. Tiếng đàn ukulele rất hợp với chất giọng búp bê của cô. Qua nhạc phẩm này, cô cho người nghe một tình yêu “mật ngọt trên cao” và “mộng đẹp nên thơ” rất đúng nghĩa. Nghe cô gọi, “Nhé anh, уêu em mãi luôn nghe anh / Yêu em mãi luôn trong đời” mà tim tôi muốn chảy ra.

Uyên Linh đưa chúng ta trở về với “Giấc mơ tuyệt vời” (Bảo Chấn). Cô hát một cách thư giãn nhưng tràn đầy cảm xúc. Với “Những khi buồn” của Đức Trí, cô đắm say trong giai điệu blues nồng nàn. Mỗi bài hát trong album này đưa những tâm hồn của người nghe trở về “Một thời đã xa.”

Sáu năm sau, nhạc sĩ Đức Trí mới trở lại concept này với Lối cũ ta về. Cũng hoà âm theo dạng acoustic nhưng ca sĩ đa số là giọng nam. Chỉ có Thùy Chi trở lại với “Có bao giờ” của Đức Trí. Qua tiếng đàn dương cầm nhã nhặn và tiếng kèn soprano vu vơ, Thùy Chi một lần nữa trình diễn rất tốt.

Đáng tiếc rằng những giọng nam không thể đem chúng ta trở về với không gian của lối cũ. Chẳng hạn như “Ước gì” của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, nghe Trọng Bắc hát mà tôi chỉ nghĩ đến Mỹ Tâm. Có lẽ cô đã quá thành công với nhạc phẩm này.

Còn Tạ Quang Tuấn hát “Lời ru cho con” như anh cố nén lại giọng hát của mình. Anh không thể hát nhẹ nhàng được nên phải run rẩy từng câu. Đoạn cuối anh đã gào thét lên chắc tại ru hoài mà đứa con không chịu ngủ.

Bằng Kiều mở đầu “Bước chân lẻ loi” (nhạc Nguyên Hà và lời Quang Huy) cũng khá êm dịu. Nhưng sở trường của Bằng Kiều là nhẹ nhàng rồi thế nào cũng lên cao vút. Nghe anh lên “Miên man câu hát khẻ gọi em” chua chát làm sao đấy.

Lê Hiếu trình bài “Đường xưa” (nhạc Quốc Dũng và lời Nguyễn Đức Cường) đẹp. Tiếng đàn dương cầm cùng mandolin tạo ra giai điệu valse tươi tắn và sang trọng. Nghe khá mới mẻ chứ không cũ lắm. Đáng lẽ ra Lê Hiếu hát rất thích hợp với cách hòa âm acoustic này. Phải chi anh hát thêm trong album.

Theo cá nhân người nghe này thì Một thời đã xa thành công hơn Lối cũ ta về qua phần album concept. Cách đây năm năm trước tôi đưa Đạo và Đán đi ăn picnic ở nhà của ông Dean ở trường tôi đang làm. Nhà ông ở thôn quê có một mảnh đất rất to và vào mùa thu thì khung cảnh rất đẹp. Tôi ngồi uống rượu chát xem mấy đứa nhỏ chạy nhảy. Lúc ra về tôi đã say say. Hai thằng con chơi mệt quá lăn ra ngủ. Tôi lái xe vào một buổi chiều mùa thu nắng êm dịu. Khi bật album Một thời đã xa lên tôi ngậm ngùi ôn lại những ký ức xưa mà khiến tôi phải rơi nước mắt. Tôi đã có và đã đánh mất đi một thời gian rất đẹp và thơ mộng.

Contact