Phan Thu Lan: Đừng phá vỡ ân tình

Dường như phong trào hát nhạc ngoại lời Việt đang trở lại. Qua Đừng phá vỡ ân tình, Phan Thu Lan covers lại những ca khúc tiếng Pháp với những phần hoà âm được đầu tư kỹ càng hơn. “Hãy đến với em” được nhạc sĩ Tấn Phong phối theo giai điệu jazz say sưa. Tiếng muted trumpet sắc bén như muốn cắt đi những nỗi buồn vắng bóng người yêu. “Tan tác” được thêm vào một chút Latin flavor với tiếng sáo nồng nàn và “Tìm lại dấu yêu” được lã lơi với điệu bossa nova. Chất giọng của Phan Thu Lan cũng rất tốt và cô biết cách uyển chuyển những nhạc phẩm quen thuộc này để làm một chút mới mẻ. “Tuyết rơi”, “Yêu nhau đi”, “Chuyện tình yêu”, và “Tình nồng cháy” khiến người nhận xét này quay về với những thiệp niên 90 lúc ca sĩ trẻ hải ngoại hát những nhạc phẩm này.

Thương Bùi: Tình như khói mây

Tuy không được nét riêng lắm nhưng chất giọng của Thương Bùi ấm và nam tính. Tình như khói mây được mở đầu với “Giã từ đêm mưa” của nhạc sĩ Văn Phụng qua giai điệu cha cha cha Latin dễ thương. Album cũng tạm ổn và không ngoài dự đoán nếu không có hai bài song ca “Tình” (Văn Phụng) và “Tình phụ” (Đỗ Lễ). Với “Tình”, Thương Bùi được giọng cao vời vợi của Phương Phương Thảo cứu vớt. Với “Tình phụ”, Thương Bùi được giọng cao vút của Hà Linh lôi kéo theo và phần hòa âm của bài này quá tái tê với sự kết hợp giữa tiếng cello, violin, guitar, và piano. Phần piano jazz solo quá tuyệt. Với “Sao đành xa em”, riêng ca nhân người nhận xét này thì không nên chuyển “em” thành “anh” mà phải giữ đúng như lời của nhạc sĩ Nguyệt Ánh cho dù nam anh nữ hát. Tuy nhiên không chỉ Thương Bùi đổi giới trong ca khúc này.

Hà Lan Phương: Mắt lệ cho người

Hà Lan Phương có giọng chất lượng: khỏe mạnh và trầm ấm. Phải chi cô nén xuống được chất vibrato sẽ chọn vẹn hơn. Chẳng hạn như bài “Mười năm tình cũ” (Trần Quảng Nam) được hòa âm với giai điệu blues rất da diết là cô hát rất nhiều cảm xúc nhưng đoạn cuối cô lên cao lại run quá nên hơi bị chói tai. Tác phẩm đạt nhất của album là “Tạ tình” (Hoàng Thi Thơ). Cô hát với tất cả tâm hồn và cô ngắt đi chữ “nhớ” rất đúng. Phải chi cô dùng cách đó với “ơn anh” luôn và dùng vibrato ít lại. Dù sao gì thì đây cũng là album đáng được thưởng thức.

Lan Anh: Thương hoài ngàn năm

Lan Anh co chất giọng ngọt ngào, mùi mẫn, và rất bolero. Thương hoài ngàn năm là một album trữ tình không có gì đáng chú ý nếu không có hai bài “Phố Đêm” (Tâm Anh) và “Chuyện người đan áo” (Trường Sa). khác hẳn với bảy bài trong album, hai nhạc phẩm này được hoà âm với một chút upbeat chứ không theo giai điệu bolero như thường lệ. Cũng không hẳn là remix, vì giai điệu chậm và không trội hơn giọng Lan Anh. Riêng “Chuyện người đan áo” còn có thêm dàn dây kéo theo và quãng giọng Lan Anh lên gần đến soprano. Phải chi mỗi bài được hoà âm phối khí theo phong cách này thì sẽ tạo cho cô một album có một chút riêng biệt.

Thành Lê: Dear người tình

Tuy Thành Lê có quãng giọng hạn hẹp nhưng cô biết chọn bài vừa với tiếng hát của mình. Dear người tình gồm những ca khúc ngoại lời Việt quen thuộc như “Một thuở yêu người” (lời Việt Khúc Lan), “Đừng phá vỡ ân tình” (lời Việt Phạm Duy), và “Chiếc lá mùa đông” (lời Việt Khúc Lan).

Tuy không nổi bật nhưng dễ nghe qua giọng hát mong manh của Thành Lê và những phần hoà âm ballad nhẹ nhàng. Khi nàng thả nhẹ hai chữ cuối trong nhạc phẩm “Mưa trên biển vắng” (lời Việt Nhật Ngân), kháng giả sẽ cảm nhận được “hồn em”. Riêng “Người yêu dấu” (lời Việt Chí Tài) được phối theo phong cách bossa nova và “Ngàn năm vẫn đợi” (lời Việt Phạm Duy) được chút Latin-jazz flavor nên nghe thú vị.

Nhạc phẩm thành công nhất trong album là “Hận tình trong mưa” (lời Việt Phạm Duy) vì Thành Lê đã cố gắng để vượt qua khỏi quãng giọng hạn chế của mình để “Nói lên câu ân tình, tình đã chết nơi xa vời.”

Lệ Thu Nguyễn chante Christophe

Lâu rồi không nghe những ca khúc của nhạc sĩ Christophe. Mấy hôm nay nghe Lệ Thu Nguyễn trình bày lại những tác phẩm của ông khiến bao ký ức tràn về. Tuy không hiểu, nhưng tôi mê cái ngôn ngữ lãng mạn của tiếng Pháp và những giai điệu mộc mạc dễ gần của ông Christophe. Từ “Mal” đến “Aline” đến “Main dans la main” đến “Je suis parti” đến “Oh! Mon amour”, những nhạc phẩm này đã quá quen thuộc với tôi. Với giọng hát nhẹ nhàng của Lệ Thu Nguyễn cùng với những phần hòa âm rất ấn tượng của nhạc sĩ Olivier Renoir đã đem lại cho tôi những giây phút thoải mái, nhất là thêm một chai rượu wine. Cheers!

Lệ Thu Nguyễn: Em Ơi Hà Nội phố

Với chất giọng alto êm dịu, Lệ Thu Nguyễn hát những tình khúc của nhạc sĩ Phú Quang rất hợp. Cùng với những nhà hoà âm tài tình, tiếng hát của Lệ Thu Nguyễn được thêm những âm thanh và màu sắc khác nhau. “Hà Nội ngày trở về” được nhạc sĩ Duy Cường phối khí theo phong cách bán cổ điển với dàn nhạc giao hưởng (orchestra). “Mơ về nơi xa lắm” được nhạc sĩ Olivier Renoir hoà âm theo điệu pop chậm pha với một chúc rock. “Biển, nỗi nhớ và em” được nhạc sĩ NC Phương Nam dàn dựng mộc mạc để tạo ra một không gian thính phòng. “Chiều đông Maskova” được nhạc sĩ Sỹ Đan đệm theo điệu bossa nova nhẹ nhàng. Đặc biệt là “Nỗi nhớ mùa đông” được nhạc sĩ Trần Minh Tuấn thổi vào chất blues buồn da diết, nhất là câu: “Nằm nghe xôn xao tiếng đời / Mà ngỡ ai đó nói cười / Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy / Giờ đây cũng bỏ ta đi.” Một album gần như hoàn hảo giữa nhạc, lời, và tiếng hát.

Kim Anh: Men tình

Qua lời mở đầu, chị Kim Anh cho biết Men tình là album để đời của chị, và ca khúc tựa đề cũng do chị sáng tác trong tâm trạng cô đơn và cô độc nhất. Với phần nhạc mộc mạc (guitar và saxophone), chị hát như trải lòng cuộc đời mình: “Và đêm nay dưới ánh đèn màu / Người anh đây nhưng tim anh ở nơi đâu / Anh ơi anh đâu rồi? Môi em khô cạn hồn em nát tan”.

Từ lúc “Mùa thu lá bay”, mấy mươi năm đã không nghe chị hát. Giờ đây giọng chị vẫn nồng nàng nhưng lắng đọng hơn. Chị hát “Gõ cửa” của nhạc sĩ Mạnh Quỳnh như muốn chìm đắm nổi buồn trong giai điệu blues say sưa, nhất là khi tiếng kèn trumpet bè theo chất giọng khàn của chị: “Luyến ái làm chi sẽ khổ lắm anh / Ðếm lá mùa thu vương đổ bên thềm”.

Với “Vết thương cuối cùng”, chị trút hết tâm trạng của mình vào từng lời hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Để và tiếng saxophone như đẫm muối vào vết thương đau ngọt ngào của chị để rồi chị thót lên: “Từ nay chỉ còn lại mình ta / Già thêm tuổi chia xa / Tiếc cho ngày đã qua”. Thắm quá.

Sự đóng góp nhiệt tình và phù hợp của nhạc sĩ Hiệp Định (piano và keyboard), Bá Thiệu (guitar), Đông Hoà (saxophone), Tạ Hiền (violin), và Quang Dũng (đàn tranh, sáo, và bầu) đã đem đến cho chị một sản phẩm hoàn hảo. Hy vọng rằng chị sẽ cho ra thêm những cuốn băng để đời nữa trong tương lai.

Hương Giang: Hoài Cảm

Với giọng hát khàng và nồng nàng của Hương Giang cùng với tiếng đàn dương cầm nhẹ nhàng và sâu lắng, Hoài Cảm đáng lẽ ra phải là một album thính phòng ấm áp. Nhưng không biết lúc thu âm studio có lạnh lắm không mà Hương Giang run giữ quá. Mỗi lần cô nhã chữ cô run đến rợn cả người. Chẳng hạn như bài mở đầu, “Khúc thụy du” (nhạc Anh Bằng, thơ Du Tử Lê), cô hát, “Hãy nói về cuộc đờờờời / Khi tôi không còn nữữữữa.” Phải chi cô đừng sử dụng vibrato thì nghe đỡ nổi da gà. Đáng lẽ ra nhạc phẩm “Chiều tím” (Lam Phương) với cách hoà âm sang trọng là một bài blues đẹp nét nhưng cách run của cô làm người nghe rất khó chịu. Đáng tiếc thật.

Kanye West: Donda

Donda is a dud. It is impossible to sit through the entire album, which consists of 27 tracks and clocks in an hour and 49 minutes. It is a work progress, not a polished album. Guest stars are almost on every track and Kanye is rambling on almost every track. The album has been heavily edited to remove all the curse words; therefore, the lyrics are hard to understand. This is easily Kanye’s worse album of all time.