Vũ Thắng Lợi: Hà Nội riêng tôi

Tiếng hát Vũ Thắng Lợi chưa từng nghe qua nhưng cái tên nghe hơi kiêu. Vũ Thắng Lợi có giọng ca trầm ấm và đẹp. Anh hát những ca khúc về Hà Nội với cảm xúc chân thật và những phần hòa âm phối khí cũng chất lượng. Ca khúc “Phố nghèo” của Trần Tiến cũng được phối theo giai điệu blues như version của Trần Thu Hà đã thu âm rất lâu. Cái khác biệt là Vũ Thắng Lợi hát không luyến láy như Trần Thu Hà. Tuy nhiên cái version của anh nó có vẻ thành thật. Anh trình bài hai ca khúc của Phú Quang, “Em ơi Hà Nội phố” và “Hà Nội ngày trở về”, cũng mộc mạc và cảm tình. Hà Nội riêng tôi đáng được thưởng thúc trọn vẹn.

Khánh Phương: LoFi Chill

Lâu rồi không nghe Khánh Phương hát nhưng tôi luôn ấn tượng chất giọng khàn và truyền cảm của anh. Đặc điểm là cái thô trong cách hát của anh. Hôm nay nghe lại các bài hits của anh như “Chiếc khăn gió ấm” (Nguyễn Văn Chung) và “Nỗi đau vô bờ” nhưng được hòa âm theo LoFi nên rất chill. Đêm khuya mùa đông lái xe trên đường phủ tuyết được nghe lại giọng hát của Khánh Phương như được sưởi ấm trong lòng.

Wynton Marsalis: The Shanghai Suite

Wynton Marsalis chastised Miles Davis for taking jazz beyond its tradition. In The Shanghai Suite, Marsalis and his Jazz at Lincoln Center Orchestra take jazz to China. No crime in that. The results are quite fascinating. In “Hot Pot!,” Marsalis plays his unmistakable intro solo before the big band joins in swimming. “Li Bai’s Blues” fuses western and eastern instruments together to create a mournful emotion. From the western blues to the easter winds, I enjoyed the entire suite.

An Oscar Peterson Christmas

Here’s a Christmas album from one of my favorite jazz pianists. Mr. Peterson swings on the classics such as “Let It Snow,” “Jingle Bells,” and “Santa Clause Is Coming to Town.” Yet the slow tempos, including “What Child Is This?,” “White Christmas,” and the orchestra-backed “Silent Night,” are relaxing. Just lay back and enjoy the holiday spirit.

Norah Jones: I Dream of Christmas

I had no idea Norah Jones dropped a marvelous Christmas album several years ago. I have been enjoying it these past couple of days on my solo ski/snowboard trip in Stowe, Vermont. At night when the snow was falling from my motel window and I was completely exhausted from a whole day of snowboarding, the only way to relax and recharge was sipping a Vodka Orange Crush and listening to Norah Jones’ jazzy Christmas tunes. From her original compositions, including the opener “Christmas Calling (Jolly Jones) and “Christmastime,” to her invigorating interpretations of “Blue Christmas” and “The Christmas Waltz,” Jones gifted the listeners a wonderful present. I just adore her soulful rendition of “O Holy Night.” Jones knows how to make a song her own and she has succeeded with these classic Christmas tunes.

Jon Batiste: Beethoven Blues

Turning Beethoven’s masterpieces blues is a fascinating concept and Jon Batiste pulled it off with his imaginative Beethoven Blues. The album kicks off with his fusion of “Für Elise (Batiste).” In this 4-minute piece, he plays classical then injects the blues into it. The album also ends with another version of “Für Elise (Reverie).” In this 15-minute extended piece, he plays improvisational jazz. The result is just mesmerizing. Batiste demonstrates his exhilarating chops in “Symphony No.5 Stomp,” which reminds me of Cecil Taylor’s style. His boogie-woogie skills are undeniable in “Waldstein Wobble.” His rendition of “Ode to Joyful” is fleeting yet relaxing despite hearing my kids played for hundreds of time when they first started taking piano lessons. I’ll be spending more time with this album in the next few weeks somewhere on snowy mountains.

Binz: Keep cầm ca

Let’s face it. Binz không phải là rapper. Binz là một entertainer với phong cách sáng tạo. Với EP mới nhất, Keep cầm ca, Bin kết hợp hip-hop với bolero một cách rất nghệ thuật. Hát không phải là sở trường, nhưng Bin biết ca làm sao để vào tai người nghe mà không bị chói. Chẳng hạn như “Hồn lỡ sa vào” lấy cảm hứng từ “Về đâu mái tóc người thương” của nhạc sĩ Hoài Linh, Bin hát vừa đủ cảm xúc với con upbeat đúng hip-hop của Triple D.

Còn flow thì Bin càng lúc càng deliver nhuần nhuyễn hơn, “Bạn em là single mommy / Be a strong woman [is] never easy / Em vẫn lao vô những thứ khiến mình buồn / Đèn và bass cho môi em buốt tê / Và cơn say không khiến em feel less empty”. Đó là một reinterpretation về một baby girl dựa theo “Đêm vũ trường” của các nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, và Anh Bằng.

Còn chuyện của chính Bin thì sao? Qua “Duyên kiếp cầm ca”, Bin mượn lời “Tình đời” của nhạc sĩ Minh Kỳ để chứng minh Bin bây giờ không còn là một tay rapper underground nữa. Tuy ở đỉnh cao của danh vọng, Bin vẫn cô đơn sau những camera flashes. Verse hai của Bin rất cảm động: “Chìm trong âm thanh ta reo la, tung hô, giữa biển người tìm mua vui / Phục trang lung linh nhưng sao anh feel thấp hèn đời bạc như vôi”.

EP này chỉ trọn vẹn năm bài và đều hit cả. Tuy ngắn nhưng còn đỡ hơn đem vào những fillers cho đủ một album. Thôi thì có còn hơn không. Có còn hơn không.

Phương Phương Thảo: Khoảnh khắc (Vol.4)

Mùa đông lại về. Buổi chiều khi ánh nắng lặng thì thời tiết cũng se lạnh. Cần tìm một chút âm nhạc nhẹ nhàng để sưởi ấm lòng. Khoảnh khắc, volume 4 của Phương Phương Thảo làm được điều đó. Từ “Nỗi nhớ dịu êm” (Bảo Chấn) với phần hoà âm êm dịu, đến “Lối cũ ta về” (Thanh Tùng) với giai điệu blues nồng nàn, đến “Phố mùa đông” (Bảo Chấn) lắng đọng, giọng hát truyền cảm của Phương Phương Thảo sưởi ấm tâm hồn người nghe từ lời hát. Những ca khúc cô cover quá quen thuộc nhưng cách hòa âm phối khí khiến cho người nghe được những phút giây ấm cúng.

Tùng Dương: Multiverse

Lâu rồi không nghe Tùng Dương hát. Trong làng ca nhạc Việt Nam từ trong nước đến hải ngoại, hiếm có được một ca sĩ luôn thay đổi và làm mới như Tùng Dương. Từ album đầu tay Chạy Trốn, Tùng Dương đã thành công trong việc đem jazz và blues vào ca khúc Việt. Với Những ô màu khối lập phương, Tùng Dương biến hóa từ màu sắc trong âm nhạc lẫn trang phục trên sân khấu.

Thời gian Tùng Dương covers lại những bài tình ca xưa tôi không còn theo giỏi nữa. Năm nay phát hành Multiverse, Tùng Dương cũng đã thay đổi nhiều. Tùng Dương không còn gào thét như ma quái nữa. Hơn nữa Tùng Dương đã già dặn đi nhiều. Bằng chứng là ca khúc “Già” của nhạc sĩ trẻ Antoine Lai, Tùng Dương hát lên tâm trạng của tôi, “Nằm chưa được lâu, gần sáng đau nhức khắp người / Ai bán thời gian, cho xin được giá, mua nhiều ngày mới”. Tuy nhiên phần hòa âm cũng rất mạnh mẽ. Càng già càng xung.

Một ca khúc nữa của Antoine Lai, “Đàn ông không cần khóc”, cũng khá ấn tượng với lời ca như, “Đàn ông ngại khóc sợ khi khóc ra rồi sẽ không nguôi / Đừng buồn tôi ơi / Đàn ông biết khóc là đàn ông biết yêu cuộc đời”. Tùng Dương hát rất cảm xúc với bài phối semi-classical.

“Phản chiếu” là ca khúc do chính Tùng Dương sáng tác với ca từ quái lạ: “Tự đầu độc chính mình / Hủy diệt từng tế bào / Vùng vẫy tiềm thức / Thành muôn trùng khát khao”. Phần orchestration tối đẹp hợp với các hát truyền cảm của tác giả.

Multiverse là một album mới từ nội dung với giai điệu nhưng không quá khó nghe.

Hồng Nhung: Đài phát thanh công cộng

Album đầu tay của Hồng Nhung, Đoản khúc thu Hà Nội phát hành vào năm 1997, với những ca khúc sâu lắng về Hà Nội. Chẳng hạn như “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp, Hồng Nhung hát với những hoài niệm, “Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội / Hà Nội của ta, Thủ Đô yêu dấu / Một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Sau 27 năm, cô hát về Hà Nội qua những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng, trong album Đài phát thanh công cộng, với tâm trạng tươi vui và lãng mạn. Với “Đọc báo công cộng”, cô hát hồn nhiên trong nhịp điệu bossa nova như đang tung tăng trên đất Hà Nội: “Đã qua, mùa đông lạnh tê người từng lối đi / Hàng cây lại rung động vì nắng xuân / Rực rỡ cùng hoa cỏ và lá non”.

Từ con beat dập dìu trong “Gốc Hà Nội” đến giai điệu r&b dồn dập trong “Cà phê Hà Nội” đến một chút funk trong “Phố cổ”, Hồng Nhung, Nguyễn Duy Hùng và nhạc sĩ hoà âm đã đem lại một không khí mới và tươi trẻ về Hà Nội.