Chia sẻ trong quan hệ gia đình

Tháng vừa rồi tôi nhận được thư “bạn đọc” chia sẻ trải nghiệm về mối quan hệ gia đình, nhất là cách dạy dỗ con cái. Tôi đọc và thấy những gì chị nói có giá trị nên mạo muội đăng lại đây để có thể giúp đỡ cha mẹ khác cùng chung hoàn cảnh.

Hi Donny,

Chị tên H và đã biết đến blog của em không nhớ chính xác là bao lâu nhưng chị nhớ khi em mới mở quán chị cũng mới vô hãng làm. Giờ chị đã làm được 23 năm ở hãng. Đây có lẽ là email thứ 3 chị gởi em. Lâu lâu lại vào đọc. 20 năm em blog thì dường như chỉ cũng biết được ít nhiều cuộc đời em với những thăng trầm. Cảm nhận nỗi lòng em về những khó khăn trong tình cảm khi làm chồng làm cha chị mạo muội chia sẻ chút. Nếu phiền lòng em thì em cứ cho chị biết và chị sẽ shut up. Con trai chị 13 tuổi và gần với con lớn của em. Là cha mẹ thời nay ai cũng đau đầu về screen time. Cứ muốn theo ý mình theo sát chúng nó, chị có cảm giác high blood pressure hoặc heart attack. Thôi thì chị để con chị tự do nhưng với điều kiện không tuột điểm, tối đi ngủ không quá trễ. Mấy giờ là trễ thì bàn bạc. Em có khuyến khích con chơi thể thao đồng đội at school không? Đôi khi chơi sport với ba cháu không hứng nhưng chơi với bạn hứng hơn. Vận động nhiều cháu sẽ mệt và ngủ sớm hơn chăng?

Chị còn vài điểm quan trọng muốn chia sẻ mong giúp em trong quan hệ gia đình. Please let chị know nếu em ok cho chị chia sẻ còn không thì cũng cho chị biết để chị dừng lại.

Một ngày không quá bận rộn và nặng nề em nhé!

HD

Tôi trả lời

Chị H mến,

Chị đừng ngại chia sẻ những kinh nghiệm của chị về gia đình. Em viết lên những thăng trầm của mình cũng hy vọng có những ai (như chị) cùng có trải nghiệm để học hỏi thêm.

Thời gian gần đây em cũng làm như chị cho tụi nó thoải mái hơn miễn học hành không bị ảnh hưởng. Thằng lớn tuy cũng mê chơi games lắm nhưng biết nghe lời khi bảo đến giờ phải đi ngủ. Thằng thứ ba với thằng út hơi cằn nhằn một chút nhưng cũng nghe lời. Thằng thứ nhì (11 tuổi) mới nhức đầu. Bảo nó ngưng thì nó nói cho 5 phút nữa để nó chơi xong. 15 phút sau nó vẫn không rời máy. Nói nhỏ nhẹ thì không nghe. La nó thì nó cự lại. Không đánh đập thì nó đâu biết sợ. Chỉ còn cách cấm nó chơi, nó mới chịu xuống nước. Lần nào cũng vậy mà nó vẫn tánh nào tật nấy. Nó rất là có khiếu thể thao nhưng nó thà ở nhà chơi chứ không chịu ra ngoài. Em cũng muốn tụi nó tham gia thể thao ở trong trường với bạn bè nhưng hai thằng lớn không chịu.

Thằng thứ nhì không thể kiềm chế được cảm xúc của nó. Nghe hai mẹ con nó cãi lộn với nhau mà em xót ruột. Nhưng cơn giận của nó chỉ trong vài phút. Khi nó dịu lại thì nó biết lỗi. Vợ chồng em phải giữ kiên nhẫn với nó đồng thời tìm cách để giúp nó kiểm soát lại cảm xúc của nó. Có hỏi thăm cô giáo của nó thì họ nói nó rất ngoan ở trong trường. Chỉ thỉnh thoảng giận dữ một tí. Tụi em cũng đang nói chuyện với counselor của nó để tìm cách giúp đỡ cho nó.

Rất cám ơn chị bỏ thời gian viết thư cho em. Chúc chị và gia đình vui vẻ.

Regards,

Donny Trương

Chị đáp lại:

Donny mến,

Con trai chị lúc trước 13t cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Hầu như ngày nào đi học về cũng có vấn đề với bạn bè hoặc thầy cô. Lạ lắm, khi bước vô 13 nó calm hẳn ra và nói với chị là nó bớt để những chuyện đó làm ảnh hưởng. Hy vọng với sự quan tâm giúp đỡ của vợ chồng em cùng counselor, bước vô tuổi teen con em calm bớt.

However, vấn đề mê game thì không tự thay đổi đâu. Em có thử tâm sự “man to man” với cháu xem. Nói thật với cháu nổi khó khăn khi một bên biết phải ngăn cháu chơi game quá nhiều vì sự độc hại và đó là việc với trách nhiệm là cha, em phải làm. Một bên là em không biết cách để thực hiện trách nhiệm đó mà không bị coi là độc tài trong mắt cháu. Đâu có trường dạy làm cha mẹ. Hãy tha thiết nói với cháu hãy chỉ cho em cách nào đây. Thật sự tâm sự với cháu nha em: nhẹ nhàng, bình tĩnh nhưng chạm tới vấn đề. Đôi khi mình gắt gỏng hay lên giọng without knowing that we are doing it. Nên khi nói chuyện với cháu, em không chỉ cần focus on phản ứng của cháu không mà còn phải aware chính cảm xúc và hành động của chính mình em nhé.

Khi yên vui thì không sao, những khi dầu sôi lửa bỏng (emotionally), giữ được bình tĩnh là mấu chốt đó em, dù người đối diện là ai: spouse, children…

Làm sao để giữ bình tĩnh? Chị sẽ chia sẻ lần sau nha.

Mến,
Chị H

Chị viết tiếp:

Donny mến,

Chị không phải chuyên gia chi cả, chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm chính mình. Chị nhớ những ngày còn nuôi con nhỏ, có những lần dỗ hoài mà con không chịu ngủ. Lúc đầu hơi bực, dần dần chị cảm nhận sự lớn dần của bực thành tức giận và như cái máy chị đưa tay đánh vào đít con và cùng lúc buông câu mắng con hư, lì hay đại loại như vậy. Một hai lần xảy ra như vậy chị tự hỏi wait a minute mình đánh 1 đứa bé vài tháng tuổi vì cái gì: dạy dỗ nó ư? Không, đó là vì mình mất kiểm soát chính mình; đó là do không biết cách gì khác hơn; đó là vì mình đã từng bị như vậy v.v. Kể từ đó chị bắt để ý quan sát cảm giác, suy tư của chính mình khi mình đang tương tác với con. Một guru đã ví sự “self observe” đó như khi mình lái xe với người khác trong xe. Mình vẫn có thể tập trung có 1 cuộc nói chuyện nhưng in the back of our mind, mình vẫn biết đang ở đâu, cần lái theo hướng nào. Khi chị để ý hơn khi ở gần con, tương tác của chị bớt out of sự nóng giận nhất thời mà đưa tới lời nói hay hành động đáng tiếc. Mọi thứ không hoàn hảo đâu, chị vẫn còn những lúc nóng giận nhưng chị biết kềm chế: bước qua phòng khác, ngưng cuộc nói chuyện v.v.

Quan sát chính mình chị thấy mình nóng giận hay bực mình đều vì cái đang xảy ra không như ý mình muốn. Khi mình làm bất cứ gì, nhân danh bất cứ gì, tất cả là vì theo ý muốn của mình. Khi thật sự nhận ra điều đó rồi trong mọi hoàn cảnh bất như ý nào em cũng sẽ thấy sự nóng giận bớt vài knot. Chị nhận ra mình cũng như ai và ai cũng như mình. Như con trai em dù là nhỏ nhưng bé cũng không thích cảm giác làm ba mẹ thất vọng. Như vợ em cũng muốn được em hiểu và cảm thông hơn. Khi em hiểu chính em, em sẽ hiểu mọi người xung quanh hơn. Khi hiểu thì tương tác cũng sẽ theo hướng tốt hơn. Lời thiền sư Thích Từ Thông : rễ có tốt thì cành lá mới sum xuê.

Khi gặp nhiều khổ tâm trong cuộc sống chị đã tìm đến những chia sẻ của thiền sư Nhất Hạnh, Thích Từ Thông và mới nhất là cha Anthony De Mello. Dù là tôn giáo khác, lời dạy của họ đều hướng tới self aware , chánh niệm. Lời dạy của cha chị thấy thực tế, gần gủi với đời sống chị em mình. Nếu em thấy những điều chị nói có chút gì có lý, em hãy đọc hay nghe sách Awareness.

Chị viết không hay, và hy vọng em tìm hiểu thử sự chia sẻ của cha để tự đánh giá lấy.

Chị H

Lời cảm ơn của tôi:

Chị H mến,

Cám ơn những lời chia sẻ của chị. Gần đây em cố gắng nói chuyện với nó nhiều hơn và dành thời gian với nó. Tụi em đang đi ski ở Vermont. Nó với em cùng ngủ sofa nên cũng tâm sự với nhau. Thấy nó cũng ngoan ngoãn. Em cũng an tâm.

Làm cha mẹ bây giờ cần sự nhẫn nại. Hy vọng mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Có điều gì chị muốn góp ý xin viết cho em. Em cũng forward những ý kiến của chị đến vợ em đọc và tham khảo thêm.

Rất cám ơn chị,

Donny Truong