Thuật ngữ

Hương Mi Lê chia sẻ với Thế cơ À về tài liệu chị thường tham khảo về đề tài thuật ngữ:

Ngoài ra, chị cũng có đọc hay nghe các chia sẻ của một số người thực hành, nghiên cứu, và giảng dạy gốc Việt như anh Phạm Đam Ca mấy năm trước, và Donny Trương. Mặc dù thực ra toàn là tài liệu bằng… tiếng Anh và tiếng Pháp (anh Phạm Đam Ca học ở Pháp và anh Donny Trương ở Mỹ). Nhưng họ đều (đã) hướng về thực hành ký tự pháp cho ngôn ngữ Việt Nam với những tính chất riêng khác với những ngôn ngữ sử dụng chữ cái latin khác phổ biến như Anh, Pháp, Đức, Ý… Quốc ngữ của mình là một vùng đất còn rất nhiều cái để khai phá (về mặt hình thức).

Chị nói thêm:

Hậu quả là, ví dụ, một cụm từ mà chị thấy hay được dùng để chỉ “typography” ngay trong những môi trường kể trên là “nghệ thuật chữ” – vừa khó hiểu vừa dễ làm hiểu sai, vì “typography” không phải “nghệ thuật” theo cách ta nên hiểu nghệ thuật trong bối cảnh hiện đại. Ký tự pháp là một môn khoa học thiết kế. Người dạy và người học mơ hồ ngay từ thuật ngữ chỉ chính chuyên ngành thì khó lòng hiểu, trao đổi, và thực hành thực sự đúng.

Vậy từ typography có phải dịch là thuật ngữ hay không?