Miệt thị người Á châu

Đáng lý ra tôi không nên tham gia vào những lời bình luận trên Facebook nhưng không thể kiềm chế. Sau đây là đối thoại với một người bạn sống ở Việt Nam.

NMK viết:

Ngoài trừ Ronald Reagan, thì đây là vị Tổng Thống Mỹ mà làm mình phấn khích nhất. Gọi tên cho đúng cái đã: wuhancoronavirus hoặc chinesevirus cho thuận mồm.

Tôi trả lời:

Cám ơn những lời khuyến khích của ông nên người Á châu ở Mỹ (không chỉ người Tàu và luôn cả người Việt) bị kỳ thị, chửi rủa, và đánh đập dã man.

NMK:

Thứ nhất, chẳng có gì sai trái khi gọi tên đúng với xuất xứ của nó. Về việc đặt tên khoa học, có nhiều loài còn được đặt tên theo nơi nó được phát hiện. Với thói mất dạy của Trung Quốc như mọi khi thì vừa phục hồi lại sau trận đại dịch đã quay trở lại là loài lòng lang dạ sói như mọi khi khi cố tính đánh lạc hướng dư luận. Còn về việc phân biệt đối xử, kỳ thị thì chẳng riêng gì Mỹ, mà còn ở châu Âu. Việc kỳ thị xảy ra có thể do quá khứ phân biệt chủng tộc, nhưng nguyên nhân của yếu bởi lối sống, lối suy nghĩ kỳ cục, lười biếng của đa số người Việt bên đó. Dĩ nhiên việc họ đánh đồng là không đúng vì vẫn có nhiều người Việt trở thành anh hùng của nước Mỹ, hay vẫn đóng góp cho xã hội Mỹ. Nếu đổi lại là mình, nhà mình bị người khác vô ở, làm thì ít mà phá thì nhiều liệu mình có ác cảm hay không. Là em, dĩ nhiên là có. Bất cứ ai, tá túc trên nhà mình, vô văn hoá, thiếu đạo đức em đều chẳng coi ra gì, bất kể người Mỹ hay Tây ở VN.

Tôi:

Là một nhà lãnh đạo nhất là trong lúc trầm trọng như bây giờ cần phải kêu gọi đoàn kết và lên án phản đối những sự kiện kỳ thị vô cớ chứ không nên châm dầu vào lửa.

Anh hiểu được tâm trạng của em nhưng anh không đồng ý với lý luận của em cho là người Việt mình bị phân biệt chủng tộc bởi họ sống lười biếng ở đây. Trái lại theo chính anh thấy đa số người Việt mình sống rất siêng năng cho dù làm nail hay bác sĩ. Tuy nhiên mỗi người có lối suy nghĩ khác nhau.

Anh càng không đồng ý với em về vấn đề “nhà mình.” Từ lúc lập thành đất nước, Mỹ là do dân tị nạn gây dựng. Dù đến trước mấy trăm năm hay đến sau, tất cả đều như nhau cả. Chỉ khác là đến bến tự do với mục đích gì và có cống hiến cho nước này hay không.

Cho dù không đồng ý nhưng anh vẫn tôn trọng lối suy nghĩ của em.

NMK:

Dĩ nhiên lối suy nghĩ của em thì anh không thể hiểu, vì anh không sống dùm cuộc sống của em ở đây và ngược lại, em không sống dùm cuộc sống của anh ở Mỹ. Mỗi người nhìn một quyết định theo hướng khác, vì mỗi người mong muốn một điều khác. Nước Mỹ là Hợp Chủng Quốc thì việc phân biệt chủng tộc lại là điều càng không thể tránh khỏi. Cuộc đời đôi khi không phải cứ màu trắng thì sẽ là màu trắng.

Bonjour Vietnam