Tâm sự mỗi ngày

Mỗi ngày tôi muốn viết ít nhất 300 chữ mà không cần nghĩ suy. Chỉ gõ đến chừng nào đủ 300 hoặc hơn mới ngừng. Nói thì dễ nhưng làm chắc khó lắm. Thử nhé.

Hôm nay ngày 11 tháng 9, lại là một ngày kỷ niệm khó quen nhất ở nước Mỹ. Mới đó mà đã 17 năm. 17 năm là một thời gian dài nhưng không làm sao quên được cái thảm hoạ đó. Xin được vài phút để tưởng nhớ đến những người đã tử trận ngày hôm đó.

Lúc đó tôi chẳng để ý gì đến chính trị và những chuyện khủng bố. Tôi chỉ thu hẹp thới giới của tôi lại và sống với những gì tôi quan tâm như thiết kế trang web, nhạc, gia đình, và gái. Giờ thì đã khác. Thiết kế bây giờ để kiếm sống chứ không còn là niềm đam mê nữa. Nhạc chỉ để nghe chứ không để ý đến. Có vợ rồi gái cũng dẹp luôn. Còn chính trị đã khiến tôi khá nhứt óc một thời gian. Bây giờ tôi cũng bớt đi về những phần tin tức. Có theo giõi nhiều cũng chẳng làm được gì. Tôi đã không còn tức giận khi nghe con đười ươi cam phát ngôn bậy bạ nữa.

Hôm qua đọc đâu đó thấy có một người mẹ cũng khá nổi tiếng chia sẽ bà đã đập bể hai cái iPads vì hai thằng con mải mê game Fortnite. Vậy mà vẫn bị thiên hạ trách móc tại sau không biết hạng chế chúng nó để rồi đập bỏ những thứ mà người nghèo không có tiền mua. Theo tôi thì không có tiền mua càng tốt khỏi phải hại con cái.

Đam mê thì ai không bị đam mê nhưng dường như tụi nhỏ bây giờ chẳng biết cảm giác hối hận hoặc khó chịu. Được chơi là nó chơi cho thả ga. Ngày xưa tôi cũng mê xem phim Tàu lắm nhưng khi bài vở bị điểm thấp thì hối hận vô. Mẹ mình làm cực khổ nuôi mình đi học ngược lại thì mình không đáp ứng lại được tình thương của mẹ.

Có lúc mẹ đi buông đường thùng bằng chiếc xe đạp cũ kỹ. Đằng sau chở thùng đường. Đằng trước chở tôi. Ngày nào cũng đạp xe mấy chục cây số giũa trời nắng để mua một thùng đường về bán lẻ. Có lúc bị bắt và tịch thu thế là hai má con về tay không. Những chuổi ngày đó làm sao tôi quên được tuy lúc đó tôi chỉ bảy hoặc tám tuổi.

Bây giờ tụi nhỏ không thấy cha mẹ nó làm cực khổ nên chúng nó cũng không biết được cái cảm giác tội lỗi (guilty). Cũng có lẽ tôi là đứa trẻ hay quan sát và hay bị nhạy cảm nên tôi thường để ý rồi để trong lòng nên khi thấy mẹ phải lăn lộn với cuộc sống tôi xót xa vô cùng. Mỗi lần sài tiền của mẹ tôi cũng bùi ngùi lắm. Tuy mẹ ít cản trở nhưng tôi không đòi hỏi nhừng món đồ chơi đắt tiền. Nên giờ đây tôi cũng ít chiều chuộng tụi nhỏ tuy rằng tôi có thể mua được.

Tôi muốn nhớ lại ngày xưa mẹ đã làm gì mà khiến tôi trở thành như thế nhưng ngẫm nghĩ ra dường như mẹ chẳng làm gì cả ngoài việc để tôi tự do đầu làng cuối phố những lúc mẹ bận rộn công việc. Chẳng lẽ tôi đã quá lo lắng cho con mình không để nó được tự lo cho bản thân của nó?

Không biết những người cha đi làm xa lâu lâu mới về nghĩ sao nhưng chỉ vắng chúng nó một ngày tôi nhớ ghê lắm. Cũng may là tôi không rơi vào trường hợp đi làm xa. Ngày xưa ba tôi đi làm xa gần cả tháng mời về một hai ngày rồi đi tiếp nên dường như hình bóng của ông đã không để lại cho tôi được nhiều. Khi ba nói lời chia tay lần cuối cùng khi ba về lại Việt Nam tôi cũng chẳng có cảm giác lưu luyến gì cả. Và thế là hai cha con tôi đã cách xa nhau mấy chục năm. Những ngày chúng tôi ở bên nhau thật ngắn ngủi so với những chuỗi ngày không có bên nhau.

Cuộc đời là thế. Hoàn cảnh trong cuộc sống đã đẩy đưa ta đến những cảnh xa lìa nhau. Tôi cũng hối hận và xót xa vô cùng khi mình không được ở bên cạnh cha mẹ. Nhưng giờ tôi còn phải có trách nhiệm với con cái. Làm sao bây giờ? Tôi cũng chẳng biết phải xử lý sau.