Nguyễn Ngọc Tư: Yêu người ngóng núi

Hôm qua bắt đầu đọc quyển sách này và tôi không thể đặt xuống được bởi sự lôi cuốn của những bài tản văn ngắn, mộc mạc, và sâu lắng của Nguyễn Ngọc Tư. Ngay trong bài đầu, “Yêu người ngóng núi”, cho thấy tình cảm đặc biệt của tác giả dành cho Sài Gòn. Cô diển tả mảnh đất ấy như người tình “rộng lượng, bao dung”. Bài “Chỉ là ghi lại một trưa vô tình” cho thấy cái khốn nạn dã man của một người đàn ông vô lương tâm. Riêng cá nhân, tôi ngưỡng mộ hai bài viết về tâm trạng làm mẹ của cô. Trong “Lựa chọn”, cô tâm sự, “[R]a đời nhớ con, ở bên con lại nhớ đời”. Nhiều lúc cảm thấy rất hổ thẹn với chính mình về cảm nghĩ đó nhưng giờ biết được không chỉ riêng mình. Về học vấn của con cái, tôi cũng có lối suy nghĩ như cô:

Tôi nói riêng với cô giáo, con trai tôi không cần giỏi, chỉ cần nó nhìn thấy chữ không bật ngửa ra vì lạ. Bạn không cần giỏi vì sự hãnh diện của tôi. Bao giờ bạn cảm thấy hãnh diện vì sự giỏi giang của chính mình, bạn cứ học sáng, học trưa, học chiều, học tối. Hồi cô giáo mẫu giáo phàn nàn rằng bạn học không tốt, tôi ngoác miệng ra cười, chuyện đó bình thường thôi. Tôi không phổng mũi vì bạn giỏi giang hay buồn bực vì bạn chậm chạp. Học giỏi, điều đó tuyệt. Nhưng không giỏi cũng không sao.

Cám ơn cô đã chia sẽ những cảm nghĩ chân thành.