Sửa đổi cách viết chữ Việt
Tôi vừa đọc sơ qua bài “ChữViệt Năm 2020.” Nội dung cụ thể là sửa đổi cách viết từ đơn âm qua đa âm. Thí dụ:
ChữViệt chúngta đang sửdụng không phảnảnh đúng mộtcách khoahọc thựctrạng tiếngViệt ngàynay. Cáchviết chữViệt hiệntại cầnphảiđược cảitổ hay sửađổilại khôngchỉ để phùhợp tiếngnói màcòn manglại những lợiích thiếtthực trong việcxửlý thôngtin nhanhchóng và chínhxác trong bộóc conngười cũngnhư máyvitính tạođiềukiện trựctiếp hoặc giántiếp gópphần pháttriển Việtnam trong lãnhvực kỹthuật của thờiđại hômnay.
Theo tôi thì cách sửa đổi này có nhiều vấn đề cho người đọc lẫn người viết. Khi đọc ta không đọc từng chữ mà dùng saccades. Nghĩa là ta chỉ lướt qua và bắt chữ theo nhịp điệu. Khi chữ rời ra ta dễ dàng nhận ra chữ. Khi chữ ghép lại ta phải dừng lại để chia ra chữ. Thí vụ như chữ “hệthống” là “hệt hống” hay “hệ thống.” Khi đọc bài viết này, tôi phải rất nhiều lần ngừng để đọc rõ hai hoặc ba chữ ghép lại là gì.
Những chữ ghép lại bị gò bó phải có ý nghĩa nên người viết sẽ mất đi cách chơi chữ vì không thể muốn ghép chữ nào vào cũng được. Thí dụ câu này trong bài “Phố buồn” của Phạm Duy: “Yêu phố vui, nhà gạch ngon.” Hai chữ “gạchngon” không thể đi cùng nhau như Phạm Duy đã khéo léo dùng.
Chỉ với riêng hai vấn đề này tôi thấy cách sửa đổi sẽ làm xáo trộn và hạng hẹp đi cách viết chữ Việt. Có lẽ tôi vẫn chưa hiểu rõ cái lợi hoặc sáo tạo trong việc ghép chữ.