Tiếng Việt và Chữ Việt
Trong phần đầu Tiếng Việt và Chữ Việt, Nguyễn Phước Đáng chia sẻ những nghiên cứu riêng của ông về tiếng Việt. Những đặc tính ông nêu ra và giải thích rất thú vị, nhất là đối với những người còn nông cạn chữ Việt như tôi. Để cải tiến chữ viết quốc ngữ cho ngắn gọn và rõ chánh tả ông đề nghị dùng chữ z thay chữ d, d thay đ, f thay ph, j thay gi, q thay qu, g thay gh, và ng thay ngh. Thí dụ:
Fải tôn trọng người jà, vì zù sạo họ dã zũng cảm trong cuộc sống jan lao, fù zu.
Trong phần hai ông thử áp dụng những chữ mới vào bài viết của ông. Như ông dự đoán sự cải cách khó quen và khó chấp nhận. Dù sao đi nữa cũng cám ơn ông đã cho tôi học được những suy nghỉ độc đáo và hấp dẩn của ông về chữ Việt. Rất thích đoạn viết này của ông:
Chữ Việt “quốc ngữ” bắt nguồn từ ý đồ “để dễ bề truyền giáo và cại trị”, qua ý chí bất khuất của dân tộc, biết lợi dụng thời cơ, biết xoay sở để thành tạo được một ngôn ngữ riêng, bây giờ đủ để diễn đạt được tâm tư, tình cảm dân tộc, đủ để đi sâu vào các lảnh vực văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, tôn giáo triết học. Ta đã mượn, rồi lần hồi ta lấy luôn cất vào kho tàng văn hóa của ta, chữ nghĩa của Tàu, chữ nghĩa của Tây, chữ nghĩ của Mỹ và chắc có luôn của Nga nữa.