Sến: Không Sáng Tạo

Mỗi khi nhắc đến nhạc sến thì ai cũng có ý kiến của riêng của họ. Tôi cũng không ngoại lệ. Vừa đọc xong những lời “bênh vực” (defending) nhạc sến từ nhạc sĩ Quốc Bảo, tôi cũng muốn để đầu mình trên thớt (putting my head on the chopping block) nói về nhạc sến và nêu ra những ý kiến của Quốc Bảo tôi không đồng ý.

Trước tiên, tôi không phải là người chê bai nhạc sến. Mỗi loại nhạc điều có cái đặc biệt của nó. Nhạc sến hay trữ tình là một loại rất riêng (original) của Việt Nam. Tuy nhiên cái mà làm tôi thất vọng nhất về dòng nhạc này là sự không sáng tạo. Điển hình là mấy chục năm nay dòng nhạc này vẫn không thay đổi. Những ca sĩ đi trước như Chế Linh và Thanh Tuyền vẫn giữ lối hát từ trước đến nay. Giới trẻ bây giờ như Trường Vũ, Đan Nguyên, Quang Lê, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung, Mai Thiên Vân Hạ Vy và Băng Tâm cũng thế. Chỉ cần ca đúng nhiệp là cứ tiếp tục mà ca chứ không đem lại một chút gì mới mẻ.

Quốc Bảo đưa ra sự so sánh giữa nhạc sến và jazz tôi hoàn toàn không đồng ý. Anh viết:

Nếu coi sến đồng nghĩa hoặc xuất phát từ văn hóa bình dân, thì các vị nghe jazz xin hãy nhớ: jazz là nhạc bình dân, nhạc của tầng lớp nô lệ xưa, của những người ít học và không được cơ hội hòa nhập vào thế giới da trắng trí thức.

Tuy nhạc jazz xuất phát từ nhạc blues, nhưng jazz luôn thay đổi và tiến lên. Không phải nhạc jazz không có cơ hội nhập vào thế giới da trắng. Mà là nhạc jazz không muốn nhập vào thế giới da trắng. Nên nhớ rằng những nhạc sĩ da trắng như Bix Biederbecke, Benny Goodman và Dave Brubeck điều nỗi tiếng nhờ vào nhạc jazz. Nhất là những năm 1935 đến 1946 swing được thịnh hành, Benny Goodman đã đưa nhạc jazz vào “thế giới da trắng trí thức.” Sau đó Charlie Parker và Dizzy Gillespie muốn dành lại jazz cho riêng những người trẻ da đen nên sáng lập ra bebop. Jazz luôn thay đổi từ New Orleans Creole Jazz tới swing tới bebop tới cool jazz tới free jazz tới fusion tới avant garde. Nhạc jazz xuất phát từ giới nô lệ nhưng đã được đưa vào trường lớp đại học. Nhờ thế mà tôi mới được biết đến jazz và đam mê nó.

Về lời nhạc, Quốc Bảo viết, “Có những nhà soạn lời văn vẻ cao siêu như Bernie Taupin thì vẫn tồn tại Eminem vừa chỉ trỏ vừa chửi bậy kiểu bình dân.” Có lẻ Quốc Bảo không thấu hiểu những lời lẻ và văn hóa của hip-hop. Eminem là một trong những lyricist rất tài hoa. Đằng sau những từ “chửi bậy kiểu bình dân” là những cách ráp chữ rất khéo léo. Ví dụ như bài “Lose Yourself”:

His palms are sweaty, knees weak, arms are heavy
There’s vomit on his sweater already, mom’s spaghetti
He’s nervous, but on the surface he looks calm and ready to drop bombs,
But he keeps on forgetting what he wrote down,
The whole crowd goes so loud
He opens his mouth, but the words won’t come out

Tuy chữ dùng rất giản dị nhưng người nghe có thể cảm nhận được cái run rẩy của Eminem. Hoặc gần đây nhất là bài “Somewhere In America” của Jay-Z. Cái câu mà luôn cả những nhà phê bình cho là tầm thường và vô vị, lại chứa đầy ý nghĩa đằng sau: “Feds still lurking / They see I’m still putting work in / Cause somewhere in America / Miley Cyrus is still twerkin’.” Jay-Z muốn ám chỉ về sự phân biệt chủng tộc (racism) ở Mỹ. Làm sao có thể nói về racism khi con cháu chúng ta nó sống ở trong đó. Miley Cyrus là một đứa trẻ da trắng mà nhảy nhót theo kiểu da đen.

Về phần nhạc bolero, Quốc Bảo viết:

Tôi nói sến khó lắm, là có cơ sở. Như các bạn cũng biết, nhạc bolero được viết ra bằng các nguyên liệu tối thiểu… Nhạc bolero không dùng các kỹ thuật tác khúc phức tạp như chuyển điệu, chuyển cung, tạo các quãng nhảy xa trong giai điệu, hòa thanh nghịch âm, tiết tấu nhiều biến thể.

Giới hạng không hẳn không sáng tạo. Ngày xưa các tay chơi nhạc jazz chỉ cần 12-bar blues cũng có thể tạo ra được rất nhiều khúc tức hứng (improvisation) rất thú vị. Lúc trước đĩa vinyl chỉ có được thu âm đúng 3 phút. Trong giới hạng đó Duke Ellington đã có thể bỏ vào rất nhiều âm thanh đọc đáo và đầy màu sắc. Miles Davis chỉ dùng modal scale làm nền tảng và đã cho phép những tay như John Coltrane, Bill Evans, Cannonball Adderley, Herbie Hancock, Wayne Shorter, Tony Williams tự quyền biến hóa bay bỏng.

Đem so sánh nhạc sến với jazz thì không khác gì so sánh bơm với táo. Phê bình nhạc cũng không phải là nghề chính của tôi và tôi cũng không dính líu gì trong giới văn nghệ. Là người ngoài cuộc nhìn vào, tôi chỉ muốn đóng góp ý kiến rất nhỏ về phía cạnh một người yêu và thưởng thức âm nhạc Việt Nam. Chỉ mong rằng mấy chục năm nữa nhạc sến và đa số phần lớn nhạc Việt Nam bây giờ vẫn không dậm chân tại chổ như hiện tại.