Kim Yến: Còn tuổi nào cho em

Kim Yến có giọng hát ngọt ngào và dễ thương. Cô trình bài “Tuổi mộng mơ” (Phạm Duy), “Cho đời chút ơn”, “Còn tuổi nào cho em” và “Tuổi đời mênh mông” rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Hơi đáng tiếc là những bài hòa âm hơi màu mè. Phải chi chỉ dùng một nhạc cụ như đàn guitar hay piano theo dạng acoustic thì chắc chắn sẽ còn hay hơn nhiều.

Phúc Tiệp: Vết xưa

Phúc Tiệp có chất giọng trầm ấm nhưng cách anh hát cứng đơ. Ngay bài mở đầu “Mùa hè đẹp nhất” (Đức Huy), Phúc Tiệp nhả nặng nề từng chữ. Cách anh hát không trôi chảy. Từ “Cơn mưa phùn” (Đức Huy) đến “Mắt lệ cho người” (Từ Công Phụng), Phúc Tiệp trình bày mà không có cái flow.

Cho hát lại từ đầu

Những ai theo dõi kênh YouTube hoặc trang Facebook của tôi sẽ thấy được gần đây tôi đăng lên những video clips tự mình hát. Lý do đơn giản là 20 năm qua tôi viết phê bình ca sĩ rất nhiều. Giờ đây phải đăng lên để người khác phê bình cho công bằng.

Tôi không ngại bị phán xét vì tôi đến với âm nhạc bằng trái tim. Tôi không biết gì về âm nhạc. Chưa từng học nhạc lý bao giờ. Tôi chỉ học qua một lớp đại học nhận thức nhạc jazz (jazz appreciation). Những gì tôi viết chỉ theo cảm nhận và cảm xúc riêng của mình. Giờ đây tôi đến với ca hát cũng thế.

Dĩ nhiên tôi yêu nhạc từ lúc còn bé nhưng nghĩ mình không được chất giọng hay nên không dám ca trước đám đông. Giờ vẫn rụt rè như thế. Thậm chí tôi không được tự tin để ca karaoke. Mỗi khi đi nhậu với bạn bè, tôi chỉ ăn, uống, và chịu bị tra tấn. Không phải ai hát karaoke cũng dở, nhưng khi tiếng nhạc quá lớn, quá ồn ào. Nhiều bài karaoke có tiếng đàn với giai điệu đệm theo tiếng hát để người hát không bị lạc giọng nên nghe chói tai.

Khi nhậu, tôi thích được thưởng thức tiếng hát được đệm với tiếng đàn guitar mộc mạc hay tiếng đàn dương cầm nhẹ nhàng. Những lúc anh Trần Viết Tân từ Canada qua Virginia chơi, anh thường đánh keyboard tự sướng và đệm cho những kẻ không biết hát như tôi mặc sức phiêu.

Sau lần cuối cùng gặp gỡ, nhậu nhẹt, và ca hát cùng với anh Tân vào những ngày lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi lấy cảm hứng muốn hát theo phong cách acoustic, nhưng anh Tân đâu có ở gần đây để đánh đàn. Thôi thì đành nhờ vào YouTube. Tôi nghĩ mình đã phát minh được chữ mới karacoustic (karaoke-acoustic) nhưng khi Google thì chữ đó cũng đã có rồi. Tôi không thích hát karaoke, nhưng karacoustic thì OK. Có lẽ là karacoustic chậm hơn nên tôi có thể từ từ hát không cần phải vội vã chạy theo chữ.

Ngày xưa tôi rất ngại ca hát nhưng gần đây tôi có cái nhìn khác. Tôi xem ca hát như một môn thể thao giải trí. Cũng như skating, skiing, hay snowboarding, tôi đến với những môn thể thao này rất trễ. Lúc mới tập những môn thể thao này tôi cũng rất ngại ngùng. Bị té thì không đáng sợ. Chỉ sợ bị quê. Nhưng rồi nhờ chịu khó rèn luyện, những khó khăn ban đầu cũng vượt qua. Tính cách của tôi là mỗi khi làm chuyện gì phải bỏ công vào. Giờ đây trượt không giỏi hơn ai nhưng thỏa mãn cho chính mình.

Ca hát thì chẳng sợ nguy hiểm gì cả. Ca ở nhà rồi đăng lên mạng thôi đâu sợ ai ném đá hay ném cà chua. Ca chỉ để không quên chữ Việt. Ca chỉ để đỡ nhớ quê hương. Ca chỉ để thỏa mãn chính mình.

Cách thâu của tôi rất đơn giản. Mở tiếng nhạc trên máy vi tính, bấm nút thâu trên iPhone, rồi chỉ ca hát thoải mái. Không cần dùng microphone. Không dùng kỹ thuật (vì có biết kỹ thuật đâu mà dùng). Không để ý đến đúng hay trật nhịp. Cũng chả cần để ý đến cách phát âm. Tôi chỉ tập trung vào cảm xúc của chính mình.

Lúc trước mê ca sĩ Don Hồ nên cũng bài đặt hát nhỏ nhẹ như anh. Sau này mê danh ca Tuấn Ngọc cũng bài đặt lên cao như anh. Bắt chước cũng chẳng giống ai. Thôi thì tại sao không hát giọng thật của mình? Có dở hay tệ cũng là phong cách riêng. Giờ đây tôi phải tìm giọng hát cho chính mình từ tâm hồn.

Acoustic

Những ngày cuối năm của 2023, anh bạn từ Canada sang Virginia thăm gia đình. Lần nào anh qua cũng đều gọi tôi ra chơi. Từ quán nhậu đến nhà họ hàng của anh, chỗ nào có rượu, nhạc, và thức ăn là có niềm vui. Tuy mỗi năm chỉ gặp nhau một hoặc hai lần nhưng chúng tôi trở nên thân thiết vì hợp gu với nhau. Từ ngày quen biết anh qua trang blog của tôi đến nay đã mười mấy năm rồi. Nhờ viết blog mà tôi quen biết được một người bạn đời và một người bạn đường.

Trở lại với đêm đón giao thừa năm vừa qua. Khuya hôm đó mấy anh em ngồi nhậu và hát karaoke ở nhà họ hàng của anh. Tôi chỉ ngồi nghe, thưởng thức món ruột heo chiên giòn với dưa cải chua, và nhâm nhi ly Yamazaki trên tay. Đến hai ba giờ sáng, anh rủ tôi ca một bài cho vui. Lúc đó rượu thấm vào nên tôi mới nổi máu văn nghệ và định ca bài “Kỷ niệm” của nhạc sĩ Phạm Duy. Thay vì hát karaoke, anh đề nghị để anh đệm keyboard cho tôi hát. Trước giờ tôi chưa từng hát acoustic nhưng lúc đó xỉn rồi còn ngại ngùng gì nữa.

Không ngờ lúc anh đánh keyboard, tôi chỉ việc thong thả hát. Tôi hát sao anh đệm theo đó, rất nhẹ nhàng êm ái và không ồn ào như hát karaoke. Tôi thích ngay cách chơi acoustic vừa ấm cúng vừa thân mật. Tôi yêu cầu anh đánh thêm cho tôi hát những bài nhạc Trịnh mà tôi thích. Dường như giữ tôi và anh cũng hợp ý nhau trong âm nhạc.

Đêm nay ngoài trời đầy tuyết và nhiệt độ băng giá nhưng lại không đi ski được nên tôi muốn hát vu vơ cho ấm lòng và cho đỡ cơn nghiện không thể lên tuyết núi. Không có anh bạn đánh keyboard thì đành dùng karacoustic vậy. Ngẫu hứng hát lại ca khúc nhạc Trịnh có câu mà anh bạn đã từng chia sẻ với tôi: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”.

Bảo Chấn: Nơi ấy bình yên

Chín tình khúc nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Bảo Chấn được nhạc sĩ Đức Trí hòa âm lại theo phong cách thính phòng nhẹ nhàng. Ngoài những giọng hát quen thuộc như Mỹ Hạnh, Lê Hiếu, Uyên Linh, Lân Nhã còn có những giọng hát chưa quen (với tôi) đã đóng góp trong album.

Hakoota Dũng Hà có chất giọng trầm ấm và anh trình bài “Biển chờ” qua giai điệu blues-jazz thật nồng nàn. Qua giọng hát mềm mại truyền cảm, Bích Trâm thể hiện ca khúc “Mùa thu” với phần đệm acoustic mộc mạc thật êm ái và cảm xúc. Cece Trương chuyên chở giai điệu funk-jazz trong “Chiếc lá vô tình” thật dễ thương.

Một lần nữa, Đức Trí đã thực hiện một sản phẩm giá trị về phần hòa âm phối khí phù hợp cho từng giọng hát và phong cách của ca sĩ. Chỉ có một thiếu sót (cá nhân) nho nhỏ. Tôi rất muốn được thưởng thức giọng hát Thùy Chi trong album này.

Nguyễn Tuấn Anh: Hồi ký không tên

Nguyễn Tuấn Anh có chất giọng trầm ấm nhưng không mấy lôi cuốn. Anh trình bày những tình khúc của nhạc sĩ Vũ Thành An không ấn tượng lắm tuy cách hòa âm phối khí của nhạc sĩ Nguyễn Quang sang và đẹp. Nguyễn Tuấn Anh không tạo được nét riêng của mình mà bị gò bó hát cho đúng theo lời dạy của thầy.

Ngọc Bích Vol. 2: Ru giấc tàn phai

Ngọc Bích mở đầu “Giọt mưa thu” (Đặng Thế Phong và Bùi Công Kỳ) với chất giọng thấp trầm khiến tôi hình dung ngay nữ danh ca Thanh Thúy. Cái đặc điểm trong phiên bản của Ngọc Bích là phần hòa âm. Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Nam khéo léo kết hợp giai điệu dân gian Việt Nam vào phong cách jazz. Các ca khúc trong album được phối theo jazz và blues nhẹ nhàng thích hợp với cách hát nồng nàn và chất giọng trầm ấm của Ngọc Bích như “Thu hát cho người” (Vũ Đức Sao Biển), “Lá rơi bên thềm” (Nguyễn Hiền và Lê Trọng Nguyễn), và “Ru giấc tàn phai” (Trường Sa). Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo của miền bắc Mỹ nhờ chín ca khúc này sưởi ấm con tim.

Nicki Minaj: Pink Friday 2

Nicki Minaj has some kick-ass flows and she can ride any beat. On top of all, she raps with clarity. She goes hard on “Barbie Dangerous” and “Fallin 4 U.” With “Super Freaky Girl,” she gets too nasty. Pink Friday 2 once again suffers with her singing.

Stacey Kent: Summer Me, Winter Me

I haven’t listened to Stacey Kent for a minute. She has a beautiful voice, but her meticulous pronunciation has me hanging to every word. Her rendition of “If You Go Away” is just splendid. Her French version “Ne Me Quitte Pas” is just lovely. I enjoyed both languages of her singing in this album. This is a perfect vibe for the holiday season.

2 Chainz & Lil Wayne: Welcome 2 Collegrove

Out of the Chainz-Wayne duo, the veteran flows far more superior than the rookie. Right off “G6” and “Big Diamonds,” 2 Chainz can’t keep up with Lil Wayne’s virtuosic deliveries. Wayne maneuvers his way around the beats with effortlessness. It’s easy to enjoy the way he raps than what he raps. On the other hand, 2 Chainz has a few hilarious punchlines like, “I went to paradise with a pair of dice with a pair of dykes.” Unfortunately the album loses its momentum halfway in. “P.P.A.” is just misogynistically horrendous.