Ca Khúc Trần Dạ Từ: Gội Đầu/Bay

Khi thấy bài hát “Gội Đầu” do Khánh Ly trình bảy, tôi  tò mò nghe thử. Quả nhiên đây không phải là một ca khúc nói về việc làm vệ sinh nhàm chán. Nhất là với những lời thơ sâu lắng: “Gội đầu mà gội đầu. Gội cái dầu chua lè / Gội cái đầu cay sè / Gội sạch nhé / Gội cho ngày sau nhìn ra nhau.” Thi nhạc sĩ Trần Dạ Từ dùng từ “gội đầu” để nhắc nhở chúng ta rửa sạch những chua cay trong trí óc nhất là tình cảm con người dành cho nhau.

Gội Đầu/Bay là tên album đôi gồm 23 ca khúc của thi nhạc sĩ Trần Dạ Từ được trình diển qua hai giọng hát chính của hai thế hẹ khác nhau: Khánh Ly và Thương Linh. Với sự trải nghiệm trong giọng ca và cuộc sống, Khánh Ly mang lại những nỗi niềm chất chứa, đặc biệt qua bài “Cám Ơn Dế Mèn” khi nói về những chuỗi ngày tù đày: “Một mùa mưa gió / Có anh dế mèn phất phơ / Lạc vào cát-xô / Đùa vui với người tù.”

Với tâm trạng một người tù chính trị ông viết lên hai ca khúc chia sẽ bi kịch của đất nước Việt Nam: “Ném Con Cho Giông Tố” và “Tấm Lòng Phan Rang.” Cả hai được thể hiển rất tốt qua hai giọng hát nam trầm buồn và nhiều cảm xúc. Với tiếng kèn soprano sax, Quang Tuấn tâm sự: “Giông tố giông tố ngoài khơi xa / Ta gửi ngươi. Ta gửi ngươi con ta / Xương thịt ta. Tâm hồn ta. Hy vọng ta.” Với giọng hát đầy chất lữa, Nguyên Khang kể lại câu chuyện của những người tù trong đoàn xe bít bùng được ném lên: “Từng điếu thuốc. Từng lát đương… Từng gói bắp. Từng vắt cơm.”

Nhạc Trần Dạ Từ không chỉ nặng về ca từ mà giai điệu cũng rất đa dạng. Với phần hòa âm đặc sắc của Hoàng Công Luận và Billie Wolf, Thương Linh “Bay và Rơi” qua điệu bossa nova, tung tăng trong nhịp swing qua “Tôi Bắt Đầu Bay,” và sầu lắng với chất blues qua “Em Đi Với Con Thơ” và “Saigon Blues.” Riêng “Make Me Your Guitar” cho thấy sự lãng mạng của Trần Dạ Từ qua lời ca Anh. Với giọng hát sương khói được hộ tống bởi tiếng đàn guitar mọc mạc, Thương Linh bày tỏ nhẹ nhàng nhưng đầy khiêu gợi: “Oh no, oh please, stroke me softly / Caress me gently til my soul hums in your ears.”

Ngoài ra một sáng tác đặc sắc của Trần Dạ Từ là “Gọi Tên Dòng Sông” được phối hợp lời cùng những dòng thơ như Mai Thảo, Nguyên Sa và Du Tử Lê vào giai điệu của Phạm Duy và Trần Dạ. Lối trình bài của Tuấn Ngọc và Thương Linh cùng giàn nhạc (đa số do người Mỹ đảm nhiệm) khá độc đáo. Đã lâu mới được nghe một album hải ngoại được thu âm với ban nhạc sống và được đầu tư kỹ lưỡng trong phần hòa âm. Gội Đầu/Bay là bộ album giá trị nghệ thuật nên su tầm.

Tiếng Hát Hà Vân

Khi nhìn bìa Tiếng Hát Hà Vân tôi tưởng là một album củ mà chưa hề nghe qua cái tên Hà Vân. Khi nghe thì mới biết đây là một đỉa nhạc mới được dàn dựng lại theo thiệp niên 60 và 70. Không những chỉ về thiết kế bìa đĩa mà luôn cả cách hát và phần hòa âm phối khí.

Khác với nhiều ca sĩ hiện tại hát lại dòng nhạc trữ tình với hòa âm mới, Hà Vân giữ nguyên bản phối củ. Kết quả là album của cô nghe rất có hồn vì đã được thu âm trực tiếp cùng ban nhạc chứ không phải những bản hòa âm đã được phối trước. Với tiếng kèn trombone và trumpet réo rít trong bài “Dấu Chân Kỷ Niệm” (Thúc Đăng) và giai điệu tango say sưa trong “Kiếp Nghèo” (Lam Phương) làm tôi nhớ đến những bản của Thanh Thúy, Hoàng Oanh và Phương Dung đã được thu âm trước năm 1975. Với giọng hát alto trong veo, lối hát mộc mạc, và cách phát âm rỏ ràng va nhẹ nhàng, Hà Vân thể hiện rất tốt những nhạc phẩm xưa, đặc biệt là “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” (Quang Linh) và “Đà Lạt Hoàng Hôn” (Minh Kỳ).

Đã lâu mới được nghe một album nhạc trữ tình thật phê qua giọng hát một ca sỉ trẻ. Đó là nhờ sự đầu tư kỷ lưỡng và chịu chơi đúng điệu của Hà Vân.

David Benoit: 2 in Love

2 in Love, a joint effort between pianist David Benoit and vocalist Jane Monheit, kicks off with “Barcelona Nights,” a groovy Latin-flavor that shows off Monheit’s chops for delivering a fast-tempo rhythm. “This Dance” and the tile track continue with the sensational bossa-nova sway. “Dragonfly” switches the vibe to a nimble waltz. But then the rest of the album turns into broadway and cinematic pop. Monheit turns into Celine Dion on “Fly Away.” While both Benoit and Monheit are extraordinary musicians and they could make anything together, I prefer their jazz collaboration.

Melody Gardot: Currency Of Man

With her new release, Currency of Man, Melody Gardot continues to push her craft to another level. Experimenting with the 70’s funk, soul, and gospel as the cinematic backdrop, she uses her voice and words to tell intriguing stories surrounding social and racial injustices.

The sensational “Preacherman” starts off with a choir chanting and kicks into an infectious funk groove. In her calm but anguish tone, she addresses racism: “Don’t recall the Lord sayin’ there’s a difference if you’re black or white / ‘Cause I believe in a world where we all belong and I’m so tired of seein’ every good man gone.” With the recent event of the Charleston shooting, this song captures the sentiment on race that still divides America today.

In the same vein, “Don’t Misunderstand,” which sports an earthy funk groove, references Nina Simone’s “Don’t Let Me Be Misunderstood” on race. Gardot chants and reminds us that “We are who we are who we are / We do what we can when we can / We only have gotten this far now / so don’t misunderstand, don’t misunderstand who I am.”

On a different topic but related to social injustice, “She Don’t Know” addresses prostitution: “She don’t need no education when the streets are mean / he done seen a revelation now in her jeans / but she don’t know.”

Music wise, Melody Gardot’s Currency Of Man is as rich and expansive as Norah Jones’s Little Broken Heart, but Gardot’s lyrical content is much more daring. With her refined singing and adept storytelling, this is a huge leap as well as her best work up to date.

Elaine Elias: Made in Brazil

After moving to New York City for almost 35 years, the multi-talented pianist/vocalist, Elaine Elias, returns to her homeland to craft a collection of sultry, sophisticated, swaying records all Made in Brazil. Singing from English to Portuguese and blending samba rhythm with lush strings, Elias and her superb collaborators present the ultimate bossa-nova sensation. Whether reinterpreting classic ballads from Antonio Carlos Jobim and Ary Barroso or delivering her originals, Elias mastered the art of refined understatement and impeccable relaxation. This album is made to experience from start to finish, and preferably with a Caipirinha.

Xuân Phú: Đời Đá Vàng

Thật đáng tiếc cho một giọng ca baritone truyền cảm của Xuân Phú. Chẳng những giọng anh đẹp mà cách hát khá vững vàng và cộng thêm lối phát âm rỏ ràng. Nếu như Xuân Phú chịu đầu tư vào phần hòa âm phối khí thì anh có thể cho ra một sản phảm giá trị. Với album Đời Đá Vàng, anh ca lại những bài đã rất phổ biến của nhạc sĩ Vũ Thành An nhưng anh không đem lại cho người nghe những gì của riêng anh ngoài giọng hát tốt của mình. Phần hòa âm của Tuấn Phong chỉ để cho Xuân Phú hát đúng nhịp chứ không giúp được gì về phần nân cao nghệ thuật.

Tưởng Niệm Ornette Coleman

Cuốn tuần vừa rồi tôi đi New York dự cuộc hội nghị Typographics. Trên đường láy xe vô cái thành phố “không bao giờ ngủ” tôi nghe một đài radio chỉ chơi toàn nhạc của ông Ornette Coleman để tưởng niệm sự ra đi của một trong những cây cổ thụ của nhạc jazz hiện đại. Ông Coleman qua đời ngày thứ Năm tuần rồi tại Manthattan. Ông hưởng thọ 85 tuổi.

Nghe lại nhạc của ông vẫn thấy sự đa dạng và nhiều màu sắc của nó. Khi ông bước vào làng văn nghệ nhạc jazz cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, ông đã chia những người yêu chuộng nhạc jazz ra làm hai phía. Một bên luôn sẵn sàng bên vực ông còn một bên muốn đập ông. Thế nhưng ông vẫn giử được vị trí cá nhân của mình cho đến hơi thở cuối.

Hai album của ông mà tôi vẫn thường nghe nhiều nhất là The Shape of Jazz to ComeChange of the Century. Đúng như tựa đề của hai album, nhạc của ông đã hoàn toàn thay đổi jazz. Sự ứng biến và ảnh hưởng lẫn nhau trong nhóm của ông tạo ra những bay bổng và tự do qua cách chơi của họ làm người nghe không thể đoán trước được. Tiếng “khóc” phát từ chiếc kèn saxophone bằng nhựa của ông nghe như tiếng của người Mỹ da đen hát nhac dân tộc của họ nhất là trong bài “Lonely Woman” thu âm vào năm 1959.

Cám ơn ông đã để lại cho đời những tác phẩm vô giá. Tôi tin rằng nhạc của ông sẽ tồn tại mãi trong những ai vẫn còn đam mê nhạc jazz.

Vài Hàng Về Billie Holiday

Nếu như Billie Holiday còn sống năm nay bà đúng 100 tuổi. Tuy bà rời xa thế giang đã hơn nữa thế kỷ, tiếng hát của bà vẫn còn tồn tại mãi. Trong vài tuần vừa qua, tôi gôm tất cả 573 bài hát của bà tôi đã sưu tầm vào iPhone và nghe theo kiểu “shuffle.” Giọng bà vẫn luôn lôi cuốn tôi vào thế giới đầy sầu não của bà. Thế nhưng tôi chẳng bao giờ muốn rời khỏi cái cảm giác đầy phiền muộn ấy.

Tuần vừa rồi ngày nào cũng mưa và càng mưa tôi càng muốn nghe bà hát. Tuy bà bị ảnh hưởng của Bessie Smith và Louis Armstrong nhưng bà đã tạo ra một lối hát rất riêng. Một trong cái đặt điểm của bà là có thể chuyển những ca từ tầm thường thành nghiêm nghị. Chẳng hạn như câu “You know that love is just like apple pie / It’s either sweet or tart” trong bài “How Could You?” Đọc thì buồn cười nhưng nghe bà ca thì dường như bà thấu hiểu được cái vị ngọt và đắng trong tình yêu.

Vài tuần trước ham vui tôi đã uống hơi quá chén nên bị thấm thía và đồng cảm khi nghe bà tâm sự “and I drink a little too much” qua bài “Fine and Mellow.” Tuy tôi đã nghe nhiều ca sỉ nhạc jazz hát bài “Love Me or Leave Me” nhưng khi nghe bà hát tôi đã không nhận ra bài hát cho đến điệp khúc. Bà đã không theo đúng giai điệu của tác giả đã viết nên làm cho bài hát trở nên khác hẳn. Thật bái phục.

Nếu bạn nào muốn hiểu thêm về cách hát của bà, hãy tìm đọc quyển Billie Holiday: The Musician and the Myth của ông John Szwed. Sách ngắn nhưng rất hay về việc giải thích cách hát có một không hai của nữ hoàng hát nhạc jazz.

Phan Đình Tùng: Riêng Một Góc Trời

Thú thật tôi chẳng có hứng thú gì để thưởng thức album mới của Phan Đình Tùng. Lý do đơn giản là nhìn cái tracklist tôi có thể hình dung ra được cách hát của Tùng. Và khi nghe qua một lần quả thật như dự đoán. Tùng rất trung thành với những tình khúc vượt thời gian. Thập chí còn cố gắng hát đúng nhịp nên không điều khiển được hơi thở của mình. Phong trào nhạc Việt bây giờ hát lại nhạc củ rất nhiều, nhưng đem những gì mới lạ cho những tình khúc xưa thì rất hiếm. Tùng cũng không ngoại lệ. Phần hòa âm và phối khí chỉ đạt đến trung bình. Cách hát cũng chẳng khác lạ tuy có chút trưởng thành hơn.

Thái Trân: Bay Ði Thầm Lặng

Vì chất giọng hơi yếu và kỹ thuật không điêu luyện nên Thái Trân hát nhạc Trịnh nhẹ nhàng và thản nhiên. Cô không gào thét “Xin Trả Nợ Người,” cũng không trách móc “Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên.” Chính vì sự mọc mạc qua giọng hát alto mềm mại, cô thể hiện được sự đồng cảm trong “Một Ngày Như Mọi Ngày” và sự chân thật trong “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng.” Tuy Thái Trân không khai thác những mới mẻ trong nhạc Trịnh nhưng cô đem đến tất cả tâm hồn và sức sống của mình vào dòng nhạc bất hủ của ông. Vì thế Bay Ði Thầm Lặng là một album đáng được nghe.

Contact