Lung Tung Xèng với Tuyết Loan

Sáng nay thức sớm thưởng thức một buổi jazz jam session sống động và ấn tượng của băng nhạc Lung Tung Xèng cùng với ca sĩ Tuyết Loan và sự hiện diện đặc biệt của tay pianist Daniel Vũ và Tuấn Saxo.

Chị Tuyết Loan cover lại “Autumn Leaves,” một bài jazz ballad, theo giai điệu swing tươi vui. Không biết chị hát tiếng Pháp ra sau nhưng phần tiếng Anh chị phát âm rõ. Giọng chị vẫn khỏe và chị swing rất chất. Chỉ hơi đáng tiếc là chị vỗ tay làm sao lãng đi phần solo của anh Tuấn Saxo. Bài “All of Me,” thuộc dạng jazz standard, cũng thế chị lại vỗ tay khi anh Daniel Vũ improvised.

Nói đến improvisation thì anh Daniel chơi rất đúng cách nhạc jazz nhất là qua hai bài bossa nova “The Shadow of Your Smiles” and “The Masquerade.” Phải chi băng nhạc cùng improvise thì thú vị biết mấy. Anh U Minh Kiệt chơi electric bass rất thôi miên. Nếu như cả band đều “dropout” hết để một mình anh solo thì phê biết mấy. Nhưng có lẽ chơi jazz không phải sở trường của Lung Tung Xèng.

Chị Tuyết Loan chỉ hát một bài Việt duy nhất là “Tôi đi giữa hoàng hôn” cũng qua điệu swing. Nghe lại thì nguyên một jam session chỉ có hai điệu swing và bossa nova. Thiếu đi chất blues. Một buổi jazz jam session mà không có không khí blues thì hơi bị thiếu sót. Thêm một điều nữa là chị Tuyết Loan chỉ hát straight jazz. Không luyến lá cũng không scat. Cho nên nổi bật nhất là những phần ứng tấu của anh Daniel.

Let’s Talk About Jazz

As I was pushing my kids on the swing at the playground, a white man, in his mid 70s, sat on a bench blowing his cornet. His tone was sweet and mellow. He was with his granddaughter. I complimented him, “Your playing is beautiful. You have Miles’s touch.” He replied, “I met Mr. Davis at a jazz workshop in 1964 and I asked him if I could shake his hand and he said ‘hell no.’” I smiled and responded, “Yes, that’s Miles.”

We talked about Pops, Bird, Trane, Cannonball, and other jazz legends. I said to him that in addition to Miles, I also love Brownie, but he didn’t know Clifford Brown, the golden boy of jazz trumpet. I told him that Brownie was one of the best bebop trumpeters in the 50s. Unfortunately he died in a car crash at the age of 25; therefore, not too many people knew about him. He asked me for my age and if I played any instrument. He was surprised that I knew so much about jazz. Although I am 43 and don’t play any instrument, I listened extensively and read voraciously on jazz.

He told me that he served during the Vietnam War and he played for hundreds of funerals for fallen soldiers. I also told him that I am Vietnamese-American. We talked about Nam a bit then he asked for my wife’s name and he improvised a short tune for her. I asked him if I could record him so I could share it with my wife. It would be a nice gift for her since we reached our thirteenth anniversary yesterday. He agreed. His improvisation was beautiful.

We talked some more about music and Vietnam then he switched to politics. He said, “The current president is a mess. He looks half drunk most of the time. Donald Trump was a great president who loved every American, but I don’t want to get into politics.” I replied, “Let’s not go there.” I thanked him for the tune and for his service.

Boulevard

Back in the 90s, a tune called “Boulevard” was widely covered by Vietnamese-American singers including Tuấn Ngọc, Don Hồ, and Kenny Thái. It’s a sweet, soft ballad by Dan Byrd, but I actually haven’t listened to the original version.

I have listened to both the English version as well as the Vietnamese translation, but I didn’t pay much attention to the lyrics. I just happened to come across it again on YouTube today and I found the lyrics quite suggestive. For example, “I beg you please I’m on my knees / If that’s what you want me to.” While you’re down there…

Then the chorus really got me: “Come again you would release my pain / And we could be lovers again.” You want your lover to “come” again? That sounds off-putting.

In a medley with Don Hồ on “Paris by Night 98,” Như Loan wisely switched out the English bars:

“Never knew that it would go so far
When you left me on that boulevard
Hãy quay về đừng để hồn em thương đau
Và hãy nói mình vẫn luôn có nhau.”

I thought she was conscious of the lyrics; therefore, she sang in Vietnamese instead. But then she returned and even begged her lover, “Please come again, you would release my pain / And we could be lovers again.” Then she and Don Hồ kept repeating those two bars until their performance was finished. They gave me a weird vibe.

I am only kidding. It’s a lovely song.

Một thời đã xa & Lối cũ ta về

Năm 2015, nhạc sĩ Đức Trí phát hành một album acoustic gồm những ca khúc của Một thời đã xa. Đặc điểm của album là cách hòa âm nhẹ nhàng và êm dịu của Đức Trí. Chẳng hạn như bài hát tựa đề, “Một thời đã xa” (nhạc Trường Huy và thơ Nguyễn Thanh Hà), ngày xưa Phương Thanh gào thét bấy nhiêu thì Thùy Chi hát lại nhẹ nhàng bấy nhiêu. Qua tiếng đàn guitar mộc mạc cùng tiếng bass phập phồng, Thùy Chi trút hết những hơi thở của mình. Giọng của cô tuy cao nhưng mỏng manh và cô hát như rút hết ruột gan của mình khiến cho người nghe phải bùi ngùi.

Ngày xưa Đàm Vĩnh Hưng và Hồng Ngọc khi song ca bài “Vùng trời bình yên” của Phạm Hữu Tâm đã rống cho thật to dường như họ muốn đổi thành “Vùng trời ồn ào.” Khi Hương Giang cover lại tôi mới cảm nhận được sự bình yên của nhạc phẩm. Tiếng guitar êm ái cùng tiếng viola kéo vu vơ và tiếng percussion rất tế nhị (subtle) tạo ra một không gian thật yên tĩnh.

Giọng của Thái Trinh hơi bị điệu nên cô hát bài “Nhé anh” của Nguyễn Hà nghe rất dễ thương. Tiếng đàn ukulele rất hợp với chất giọng búp bê của cô. Qua nhạc phẩm này, cô cho người nghe một tình yêu “mật ngọt trên cao” và “mộng đẹp nên thơ” rất đúng nghĩa. Nghe cô gọi, “Nhé anh, уêu em mãi luôn nghe anh / Yêu em mãi luôn trong đời” mà tim tôi muốn chảy ra.

Uyên Linh đưa chúng ta trở về với “Giấc mơ tuyệt vời” (Bảo Chấn). Cô hát một cách thư giãn nhưng tràn đầy cảm xúc. Với “Những khi buồn” của Đức Trí, cô đắm say trong giai điệu blues nồng nàn. Mỗi bài hát trong album này đưa những tâm hồn của người nghe trở về “Một thời đã xa.”

Sáu năm sau, nhạc sĩ Đức Trí mới trở lại concept này với Lối cũ ta về. Cũng hoà âm theo dạng acoustic nhưng ca sĩ đa số là giọng nam. Chỉ có Thùy Chi trở lại với “Có bao giờ” của Đức Trí. Qua tiếng đàn dương cầm nhã nhặn và tiếng kèn soprano vu vơ, Thùy Chi một lần nữa trình diễn rất tốt.

Đáng tiếc rằng những giọng nam không thể đem chúng ta trở về với không gian của lối cũ. Chẳng hạn như “Ước gì” của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, nghe Trọng Bắc hát mà tôi chỉ nghĩ đến Mỹ Tâm. Có lẽ cô đã quá thành công với nhạc phẩm này.

Còn Tạ Quang Tuấn hát “Lời ru cho con” như anh cố nén lại giọng hát của mình. Anh không thể hát nhẹ nhàng được nên phải run rẩy từng câu. Đoạn cuối anh đã gào thét lên chắc tại ru hoài mà đứa con không chịu ngủ.

Bằng Kiều mở đầu “Bước chân lẻ loi” (nhạc Nguyên Hà và lời Quang Huy) cũng khá êm dịu. Nhưng sở trường của Bằng Kiều là nhẹ nhàng rồi thế nào cũng lên cao vút. Nghe anh lên “Miên man câu hát khẻ gọi em” chua chát làm sao đấy.

Lê Hiếu trình bài “Đường xưa” (nhạc Quốc Dũng và lời Nguyễn Đức Cường) đẹp. Tiếng đàn dương cầm cùng mandolin tạo ra giai điệu valse tươi tắn và sang trọng. Nghe khá mới mẻ chứ không cũ lắm. Đáng lẽ ra Lê Hiếu hát rất thích hợp với cách hòa âm acoustic này. Phải chi anh hát thêm trong album.

Theo cá nhân người nghe này thì Một thời đã xa thành công hơn Lối cũ ta về qua phần album concept. Cách đây năm năm trước tôi đưa Đạo và Đán đi ăn picnic ở nhà của ông Dean ở trường tôi đang làm. Nhà ông ở thôn quê có một mảnh đất rất to và vào mùa thu thì khung cảnh rất đẹp. Tôi ngồi uống rượu chát xem mấy đứa nhỏ chạy nhảy. Lúc ra về tôi đã say say. Hai thằng con chơi mệt quá lăn ra ngủ. Tôi lái xe vào một buổi chiều mùa thu nắng êm dịu. Khi bật album Một thời đã xa lên tôi ngậm ngùi ôn lại những ký ức xưa mà khiến tôi phải rơi nước mắt. Tôi đã có và đã đánh mất đi một thời gian rất đẹp và thơ mộng.

Lung Tung Xèng với Lilian

Tiếng hát Lilian vẫn đọng lại trong ký ức của tôi qua những ca khúc remix của Mỹ (“Because I Love You”) hoặc Hồng Kông (“Caravan of Life). Hôm nay xem chị trình diễn trong chương trình “The Tuesday Night Show” của nhóm Lung Tung Xèng khiến tôi nhớ lại những chuỗi ngày còn đi học giữa thập niên 90.

Lilian mở màn với nhạc phẩm “What’s Up,” của 4 Non Blondes, chị đã từng cover. Giọng của chị vẫn còn mạnh mẽ lắm. Dường như tôi chưa từng nghe chị hát bài “Crazy,” của Patsy Cline. Nghe chị hát lần đầu cũng khá ấn tượng với những nét riêng của chị. Nhạc phẩm “Hot Stuff,” của Donna Summer, được đổi qua nhịp điệu bossa nova nghe cũng thú vị.

Rất ngậm ngùi khi nghe chị tặng nhạc phẩm “Mẹ Tôi,” của Trần Tiến, cho những ai mất đi mẹ trong mùa COVID. Tôi cũng nằm trong tình trạng bất hạnh này. Hai câu đầu của bài rất đúng với tâm trạng của những tâm hồn mất mẹ: “Mẹ ơi con đã già rồi / Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con.” Và hai câu này thật thấm thía: “Dù cho phú quý vinh quang / Vinh quang không bằng có mẹ.”

Chủ nhật này là ngày lễ Mẹ đầu tiên tôi không có mẹ. Những ai còn có mẹ hãy cố gắng dành thời gian với mẹ. Đừng bỏ lỡ cơ hội và viễn phúc đó.

Lung Tung Xèng với Thương Linh

Sáng nay vẫn thức sớm như mọi ngày nhưng phá lệ không đọc sách để xem chương trình “The Tuesday Night Show” của nhóm Lung Tung Xèng với sự hiện diện của nữ ca sĩ Thương Linh, một giọng hát đầy quyến rũ.

Thương Linh mở đầu chương trình với ca khúc nhạc ngoại quốc “Casablanca.” Cô phát âm tiếng Anh rất rõ và nhả chữ rất nhẹ nhàng chẳng hạn như “t” ở cuối chữ “light” và chữ “hot” hoặc “ch” của “each.” Giọng Thương Linh “too damn sexy.” Hơi tiếc một chút là phải nhưng bài này băng nhạc chơi theo giai điệu bossa nova thì phê biết mấy. Điển hình là bài “Thuở ấy có em” được chơi theo điệu blues. Giọng Thương Linh ca theo điệu jazz-blues thì khỏi phải chê rồi. Anh Tuấn Joe solo khúc blues rock quá chất luôn.

Chương trình được khép lại với bài cover “Come Together” của The Beatles. Đến khúc này chắc Thương Linh đã xỉn rồi nên cũng quậy tưng bừng. Qua chương trình này, tôi càng nể Thương Linh hơn vì cô “loosen up” với hai chai bia và ly rượu đỏ. Cô hát hay, uống lại khá. Sau bài “Come Together,” cô kêu gọi #StopTheHate và #SpreadTheLove.

Với những bạo lực kỳ thị người Mỹ gốc Á Châu càng ngày càng tăng, chúng ta cần phải đoàn kết, lên án, và chống đối những sự kiện thù ghét chủng tộc.

Ngọc Quy: Tạ ơn đời

Tôi nghe tiếng hát Ngọc Quy trước đây qua những nhạc phẩm Võ Tá Hân phổ từ thơ Cao Nguyên. Giọng hát Ngọc Quy cũng tốt nhưng không đạt nét riêng. Hơn nữa những bài hoà âm sơ sài nên phần trình bày của Ngọc Quy cũng đi vào lãng quên.

Vì album Tạ ơn đời do chính Ngọc Quy biên tập nên phần hòa âm phối khí được đầu tư kỹ lưỡng hơn. Chẳng hạn như “Ru em từng ngón xuân nồng” của Trịnh Công Sơn, phần orchestration rất khát khao (lustful). Tuy giọng Ngọc Quy trầm ấm nhưng cách trình bày thì chỉ y như sự dự đoán (predictable).

Hai bài của Phạm Duy, “Tạ ơn đời” và “Hẹn hò,” phần hòa âm semi-classical rất ấn tượng và Ngọc Quy được cứu vớt bởi phần song ca cùng Ngọc Mai. Sự khác biệt giữa giọng alto cao ngất của nàng và giọng baritone thấp của chàng quyện vào nhau rất hợp. Vì thế hai bài này là đỉnh của album.

Đáng tiếc rằng album này không có một đường lối khẳng định. Nhạc đồng quê “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn, qua nhịp điệu chacha làm mất đi bầu không khí nhạc thính phòng. “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ không tệ nhưng điệu nhạc làm đứt đi sự liền lạc của người nghe. Còn “Ngỡ đâu tình đã quên mình,” Ngọc Quy khè hơi bị nhiều khi phát âm chữ “khi.”

Minh Đức: Trên tháng ngày đã qua

Không biết là trending hay full production quá đắt nên gần đây các ca sĩ thu âm theo dạng acoustic khá nhiều, nhất là những ca sĩ nam với chất giọng trầm. Minh Đức mới phát hành một album acoustic với tiếng đàn guitar làm nhạc cụ chính.

Với giọng baritone ấm áp, Minh Đức cover lại những bài cũ. Với “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên, Minh Đức hát một cách trung thành. Anh không phá cách cũng chẳng dùng hòa âm gì mới mẻ cả. Anh chỉ hát với tiếng đàn guitar mộc mạc và tiếng violin da diết. Nghe buồn thấm thía. Có lẽ như thế đã đủ tiêu chuẩn.

Với “Từ độ ánh trăng tàn,” nhạc Anh Bằng thơ Đặng Hiền, tiếng kéo violin càng não nề hơn nhất là khi Minh Đức hát câu, “Tình yêu thủy tinh rơi vụn vỡ trong tim.” Với “Trên tháng ngày đã qua” của Từ Công Phụng, phần nhạc đệm cũng chỉ guitar và violin và thêm vào percussion để có nhịp điệu Latin.

Đây là một album thính phòng thân mật. Chỉ tiếc là toàn bài cũ lôi ra hát lại. Bây giờ muốn nghe nhạc Việt mới cũng hơi khó. Mười mấy năm về trước lúc tôi mới bắt đầu review nhạc Việt, những sản phẩm mới và ca khúc mới khá nhiều. Giờ đây chỉ nghe cover lại hết nhạc Trịnh Công Sơn qua nhạc Lam Phương, hết nhạc Phạm Duy qua nhạc Từ Công Phụng, hết nhạc Ngô Thụy Miên qua nhạc Anh Bằng. Xào tới xào lui cũng chỉ những tác phẩm của mấy nhạc sĩ quen thuộc này. Thôi thì có gì nghe nấy. Có còn hơn không. Có còn hơn không.

Phương Thanh: Trống vắng

Phương Thanh mê rống. Sở trường của cô là rống. Nhạc không rống cô cũng rống. Bài không rống cô cũng cố rống. Không có nhạc mới để rống cô lôi những bài cũ ra để rống.

Đáng lý ra thu âm theo acoustic không nên rống. Vì acoustic cần sự nhẹ nhàng và thân mật để lắng nghe. Tiếc rằng Phương Thanh không thể nào kiềm chế được chất rống của chính mình. Qua liên khúc “Khi giấc mơ về” và “Vì em yêu anh” của Đức Trí, cô hát nhẹ cùng tiếng đàn guitar và dương cầm dịu dàng. Bỗng nhiên đến gần đoạn cuối cô nén lại không nổi nên đã rống lên như bị ma nhát.

Nghe cô hát lại “Một thời đã xa” với tâm trạng nặng trĩu và đầy phiền muộn khác biệt với version của Thuỳ Chi. Cũng thu âm theo dạng acoustic nhưng Đức Trí cho người nghe một cảm giác buồn dịu dàng của một thời đã xa. Thuỳ Chi không gào thét mà chỉ hát một cách rất mềm mại khiến cho người nghe phải bùi ngùi hồi tưởng lại dĩ vãng xưa.

Qua album này chắc Phương Thanh muốn fans của cô nhớ lại thời gian đình đám của cô trong làng nhạc trẻ Việt Nam vào thập niên 90. Trình bài lại “Trống vắng” của Quốc Hùng, cô rống cho thỏa mãn.

Thái Đinh: Bài ca số 8

Nhạc thời nay khác với nhạc thời xưa là tác giả bây giờ đi ngay vào đề tài chứ không vòng vo tam quốc như ngày trước. Thí vụ như bài “Này em có nhớ,” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết, “Chúa đã bỏ loài người / Phật đã bỏ loài người / Này em xin cứ phụ người.” Nghe thật táo bạo và phải suy nghĩ nát óc mới hiểu ý của nhạc sĩ muốn gửi gắm gì.

Hôm nay nghe bài “Lời đầu môi” của Thái Đinh mới hú hồn. Ca từ của Thái Đinh đi thẳng vào vấn đề, “Ngày xưa em nói ra bao điều mộng mơ / Mà giờ em khác chi đồ / Miệng Nam Mô / Bụng một bồ dao găm.” Qua tiếng saxo vang vọng và nhịp điệu rộn ràng, Thái Đinh dùng tiếng hát ấm áp lãng mạn của mình “chửi” thẳng vào mặt nàng, “thứ đồ mở miệng thì từ bi hiền lành mà trong thâm tâm thì nham hiểm vô cùng.” Có sao viết vậy người nghe khỏi phải đoán mò chi cho mệt óc.

Khi nghe nhạc phẩm tựa đề “Cafuné” tôi chả hiểu chữ đó nghĩa là gì nhưng lối hoà âm rất chill. Phải dùng Google mới biết cafuné nghĩa là “vuốt ve mái tóc.” Thì ra Thái Đinh vừa trình bài vừa giải thích luôn, “Hey baby, cafuné / Muốn khẽ đưa bàn tay nhẹ lay làn tóc dịu dàng hương đến thế.” Hôm nay học được chữ này thật là thú vị. Mai mốt gặp em nào có mái tóc đẹp tôi sẽ hỏi, “Hey baby, can I cafuné you?” Không biết có bị ăn bạt tay hay không?

Qua phần hoà âm r & b đầy quyến rũ dành cho ca khúc “Knock knock,” Thái Đinh gõ cửa nhà nàng, “Cho anh qua nhà em trú đêm nay / Nào mở cửa đi… / Knock knock / Baby, còn đợi chờ chi?” Chỉ có những chàng trai trẻ mới có tự tin dám làm chuyện đó thôi. Cỡ như tôi mà gõ cửa bảo em cho vào trú chắc chắn là vô khám gỡ lịch vì tội hiếm dâm.

Cứ tưởng đâu album này không dành cho những thích giả già như tôi thì Thái Đinh quăng cho một cục xương để gặm. “Xuân úa,” bài cuối trong album, được hoà âm theo phong cách blues buồn. Dùng giọng gió và giọng mềm, Thái Đinh tự sự:

Quên đi, quên đi, quên đi hết
Bao âu lo lòng chẳng cần biết
Cứ âm thầm níu xuân thì
Mà trái tim vẫn cứ câm lì

Quả thật rất đúng với tâm trạng của tôi. Một trái tim khô. Một trái tim quá câm lì. Mùa xuân trong tôi không chỉ úa mà đã héo bà nó rồi.

Đùa chút cho vui thôi. Đã lâu rồi không được nghe những nhạc phẩm mới trong làng âm nhạc Việt Nam nên cảm thấy album này có một chút thú vị. Dù sao gì cũng đỡ hơn nghe nhạc sầu thảm. Nghe đi nghe lại những nhạc phẩm bolero trước sau gì cũng tự tử như, “Em ơi nếu mộng không thành thì sao? Mua bao thuốc chuột uống vô rồi đời.” Bà con nào đam mê nhạc sến đừng ném đá tôi nhé.