Quỳnh Lan: Lời tình buồn

Hoàng Minh đàn, Quỳnh Lan tâm sự: một kết hợp chặt chẽ và đồng cảm. “Có đôi khi” (Lã Văn Cường) mở đầu với tiếng sáo, tiếng chim kêu, và tiếng nước chảy tạo ra một không gian êm dịu và sâu lắng. Quỳnh Lan hát như thèm được quay về với ký ức: “Ôi có đôi khi thèm như lúc tuổi thơ / Sáng sáng tung tăng, đùa vui hát vang lừng / Chẳng biết suy tư đời kia vấn vương gì”.

“Tôi ơi” (Nguyễn Đức) bắc đầu với giọng nói mộc mạc, “Hey, hello, hello… có ai nghe tôi trên kia / Tôi đang cô đơn, cô đơn trong quan tài chật hẹp”. Cây đàn cello kéo những tiếng trầm làm tăng thêm phần sởn gay ốc. Hoàng Minh kết hợp phần hát bè, những tiếng đàn dây, cùng tiếng đàn dương cầm để tạo ra một bầu không khí ma mị trong bóng tối.

Với “Một cõi tình phai” (Ngô Thuỵ Miên), “Rừng lá thay chưa” (thơ Hoàng Ngọc Ấn, nhạc Huỳnh Anh), và “Cà phê một mình” (Ngọc Lễ), Quỳnh Lan hát thấp nên nghe nhẹ nhàng. Khi hát cao, Quỳnh Lan rung rung nghe dây dưa và não nề, nhất là ca khúc “Giấc mơ mùa thu” (Võ Thiện Thanh).

Lời tình buồn là một album nổi bật về cách hát lạ của Quỳnh Lan và phần hòa âm tốt đẹp của nhạc sĩ Hoàng Minh. Nên được nghe vào ban đêm lúc vắng vẻ.

Nguyễn Anh Tuấn: Anh nhớ tình ta

Tuy chỉ mới biết đến nhạc sĩ Đạo Nguyễn qua album đầu tay của Trần Tuấn Hòa, tôi đã để ý đến tài năng hòa âm và phối khí của anh, nhất là tai âm nhạc của anh trong giai điệu jazz ballad. Với album Anh nhớ tình ta, anh đã giúp Nguyễn Anh Tuấn trình bài thành công những bài tình ca vượt thời gian với những bài hoà âm mới của anh.

“Cho nhau lời nguyện cầu” của Phạm Mạnh Cương được phối lại với giai điệu jazz chậm để Anh Tuấn tự sự. “Sầu đông” của Khánh Băng được swing bởi tiếng đàn bass thùng dập dìu và êm dịu khác với giai điệu cha cha cha nhanh chúng ta thường nghe qua nhiều ca sĩ khác thu âm ca khúc này. Riêng “Nếu mai này” của Lê Dinh, Đạo Nguyễn đưa vào những hiệu ứng âm thanh như tiếng chuông chùa, tiếng gió thổi lồng lộng, và tiếng xe ngựa như một bài nhạc âm phổ của một câu chuyện: “Nếu mai anh chết một chiếc xe tang / Ngựa kéo đi trên con đường dài hàng me đổ lá / Xưa mình vẫn lang thang”.

Tiếng hát Anh Tuấn trầm ấm, truyền cảm, và rất nam tính nên khi anh ca, “Anh khóc trên vai em, anh khóc trên vai em, một lần cuối, một lần cuối”, nghe hơi bị yếu đuối. Tôi tưởng Anh Tuấn đổi “em” thành “anh” nhưng khi nghe các ca sĩ khác như Chế Linh và Quang Dũng cũng hát “Anh khóc trên vai em” nên tôi nghĩ lời chính của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là như thế.

Anh nhớ tình ta là một sản phẩm giá trị từ giọng hát đến hòa âm và phối khí. Đáng được chiêm ngưỡng từ đầu đến cuối. Chỉ có một bài hơi bị lạc chủ đề là “Kỳ diệu” (nhạc Anh Bằng, thơ Nguyên Sa) được Ngân Thùy hát. Không hiểu sao album Nguyễn Anh Tuấn lại có một bài đơn ca của Ngân Thùy. Tuy nhiên, giọng Ngân Thùy rất tốt và trình bài rất tới. “Con đường tình ta đi” của Phạm Duy là bài song ca của Anh Tuấn và Ngân Thùy thì có lý, còn “Kỳ diệu” thì hơi bị không đúng chỗ.

Trần Tuấn Hòa: Dạ khúc cho tình nhân

Trần Tuấn Hòa có chất giọng ấm áp thích hợp với loại nhạc thính phòng như chín ca khúc chọn lọc trong album Dạ khúc cho tình nhân. Tuấn Hòa hát rõ lời, không run khi lên cao, và biết điều khiển hơi thở. “Ru đời đi nhé” được hòa âm lại với giai điệu blues, Tuấn Hòa trình bài ca từ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với cảm xúc sâu lắng và tiếng kèn saxophone thêm vào một chút sầu lắng. Với “Cõi vắng” của nhạc sĩ Diệu Hương, Tuấn Hòa hát như một chàng trai thất tình và tiếng đàn violin như chiếc dao nhỏ cắt nhẹ nhàng vào tim chàng. “Thà như giọt mưa” (nhạc Phạm Duy, thơ Nguyễn Tất Nhiên), Tuấn Hòa song ca cùng giọng nữ cao sang của Phương Anh rất hợp lý. Tuy album chỉ toàn những ca khúc cũ kỹ nhưng đáng được thưởng thức không chỉ về tiếng hát mà về phần hòa âm và phối khí chất lượng của nhạc sĩ Đạo Nguyễn.

Ngọc Lan: Người yêu dấu & The Best of

Bài mở đầu của Người yêu dấu, cũng là bài chủ đề album được trung tâm Giáng Ngọc phát hành, là một ca khúc nhạc Hoa được nhạc sĩ Chí Tài viết lời Việt. Với giọng hát nhẹ nhàng, yểu điệu, Ngọc Lan rót vào tai từng chữ một những nỗi đau ngọt ngào: “Người yêu dấu, những kỷ niệm ngày xưa khó phai / Giờ đây vắng anh, lòng em nhớ nhung / Thầm khóc cho duyên mình”.

Nghe mà xót xa dùm cho người con gái thướt tha ấy nhưng qua đến bài thứ nhì, “Tưởng niệm” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người con gái mềm mại ấy đã trở thành một thiếu nữ mạnh mẽ đầy cảm xúc. Chị xử lý phần điệp khúc rất khéo léo, “Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ / Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ”. Không gào thét và không lên quá cao nhưng vẫn cho người nghe cảm nhận được sự khổ đau của bài hát.

Ngoài những tình khúc Việt như “Tình phụ” (Đỗ Lễ), “Bài thơ cuối cùng” (Hoàng Thi Thơ), “Bài tình ca cho em” (Ngô Thụy Miên), “Tình” và “Nỗi buồn” (Văn Phụng), chị viết lời Việt cho ba ca khúc: “Tình như giấc mơ”, “Hỡi người tình”, và “Người”. Tuy âm thanh của những bài phối lúc ấy rất kém nhưng giọng hát Ngọc Lan vẫn trong sáng và đầy quyến rũ.

The Best of Ngọc Lan do trung tâm Làng Văn phát hành vào tháng hai năm 1991 với những phần hoà âm phối khí khá hơn. Lúc mới mua CD này, tôi mê ngay vì album được bắt đầu với ca khúc “Cuộc tình đã xa” của nhạc sĩ Dương Triệu Hải với giai điệu tươi vui và ba bài kế tiếp “Những ngày mưa gió” (Bảo Chấn), “Hãy yêu tôi” và “Tình đôi ta” (tôi không tìm được tác giả của hai bài này) cũng rất nhộn nhịp. Bốn ca khúc này chứng tỏ tài năng Ngọc Lan không chỉ hát nhạc chậm mà còn hát nhạc nhanh rất điêu luyện không bỏ chữ hoặc lướt qua các ca từ để chạy theo nhịp điệu.

Trong album này, Ngọc Lan cùng song ca với Jo Marcel (“Quando Calienta El Sol” của Rafael Gaston Perez), Sĩ Phú (“Thoáng giấc mơ qua” của Nguyên Vũ), và Duy Quang (“Góa phụ ngây thơ” của Trần Thiện Thanh). Mỗi nam ca mỗi nét nhưng họ kết hợp với giọng Ngọc Lan rất điều hoà.

Từ phần hoà âm đến cách trình bài, ca khúc đơn tôi yêu nhất trong The Best of Ngọc Lan là “Tình thư của lính” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Giọng chị êm dịu nhưng đầy nỗi tâm sự nhất là hai câu cuối, “Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em / Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em.” Nghe chị ca “hai chữ hôn em” mà xót thương cho những người lính. Một giọng nữ mà có thể nói lên được tâm trạng của người lính nam thật không dễ dàng.

Người yêu dấuThe Best of Ngọc Lan là hai album tôi thường nghe đi nghe lại nhiều lần. Mỗi lần nghe là mỗi lần nhớ đến tiếng hát vượt thời gian và không gian của Ngọc Lan và những ký ức chính mình của những năm đầu khi bước chân đến nơi xứ lạ quê người thèm được nghe tiếng mẹ đẻ của mình.

Tiếng hát Thanh Thúy

Đã có một thời tôi bị lôi cuốn bởi giọng hát liêu trai của cô Thanh Thúy, đặc biệt là những nhạc phẩm được thu âm cùng với ban nhạc trước năm 1975. Gần hai mươi năm trước, nhân dịp đi dự đám cưới của một người anh họ ở tiểu bang Texas, tôi ghé vào tiệm bán nhạc Việt và đã mua năm CD của cô đã được thu âm và phát hành ở Mỹ. Giọng của cô vẫn trầm ấm và đầy quyến rũ nhưng tôi bị thất vọng với phần hòa âm phối khí. Những trung tâm băng nhạc tại hải ngoại vào thập niên 90 đều thu âm với những phần hòa âm rất sơ sài và thiếu đi phần sống động của ban nhạc như thời trước 1975.

Gần đây tôi lôi ra những CD này để nghe lại và cố gắng không để sự thành kiến của mình về phần hoà âm làm mất hứng. Trong năm CD tôi nghe, Thanh Thuý 22: Với những tình khúc Trúc Phương gần như hoàn hảo từ album chủ đề đến phần hòa âm. Từ giai điệu trữ tình (“Ai cho tôi tình yêu”) đến nhịp điệu thôn quê vui tươi (“Tình thắm duyên quê”), giọng cô rất thích hợp với dòng nhạc Trúc Phương. Nổi bật là ca khúc “Chấp tay lại trời”, cô hát nhịp thấp rất điêu luyện.

Kế là CD Thanh Thuý 27: Tưởng niệm nhân tài nhạc Việt gồm có Trầm Tử Thiên, Y Vân, Hoàng Nguyên, Hoàng Linh Duy, Đinh Việt Lang, Đỗ Lễ, Trúc Phương, Phạm Đình Chương, Văn Cao, Hoài Linh, Trịnh Công Sơn, Duy Khánh, và Hoàng Thi Thơ. Ngoài nhạc phẩm “Trên bốn vùng chiến thuật” của Trúc Phương, cô hát những nhạc tình buồn như “Thương một người”, “Tình phụ”, “Buồn”.

Còn Thanh Thuý 16: Yêu nhau trọn đời, Thanh Thuý 17: Quên người tình cũ, và Thanh Thuý 26: Trần lụy không có chủ đề hẳn hoi. Cô hát bài “Lòng mẹ” của Y Vân rất cảm xúc nhưng phần hoà âm không đặc sắc lắm. Phần phối khí cho “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong cũng chỉ trung bình. Tuy vậy nhưng tôi vẫn giữ những album này để lâu lâu nghe lại giọng hát Thanh Thúy

Nhạc khiêu vũ

Sau vài năm định cư ở xứ lạ quê người, tôi không có sinh hoạt gì cũng chưa có bạn bè nên cuối tuần không luyện phim kiếm hiệp thì luyện tập khiêu vũ. Thỉnh thoảng tôi được chị Thơm đưa đến ngôi nhà di động xinh xắn của anh Hai chơi. Lúc đó anh và chị còn trong giai đoạn hẹn hò chưa đi đến hôn nhân. Anh Hai có tài nấu đồ ăn Việt Nam rất ngon. Đặc biệt hơn nữa, anh nhảy đầm rất sành điệu. Chắc là vậy nên chị tôi mới mê anh. Tôi thích đến nhà anh chơi vì được ăn món bún mắm anh nấu và được anh luyện cho những bước điệu khiêu vũ. Từ Cha Cha đến Rumba, từ Paso đến Tango, từ Valse đến Bebop, anh không chỉ dạy những bước căn bản mà còn những động tác fancy lả lướt. Nhờ có chị làm phụ tá nên anh dạy rất hăng hái.

Một trong những băng cassette anh Hai dùng để dạy tôi vũ điệu Rumba gồm có ba nhạc phẩm Ngọc Lan trình bài: “Yêu đến muôn đời”, “Dòng sông quê tôi”, và “Chuyện phim buồn”. Đến tận bây giờ mỗi khi nghe lại ba ca khúc này là ký ức ùa về. Giọng hát trong veo của Ngọc Lan chảy êm dịu như suối nước qua những dòng kẻ của điệu nhạc Rumba. Từng câu từng chữ (“Em yêu anh yêu đến muôn đời / Như đôi chim tung cánh trên trời” hoặc “Dù ta xa cách bến vắng, cuộc đời triền miên / Mà lòng còn như trôi trên dòng sông nắng ấm” hoặc “Lòng bao tái tê và mắt chợt bỗng ướt nhòa / Từng giọt buồn xót xa”), Ngọc Lan hát như rót một ly nước lạnh vào một ngày nắng héo khô. Lúc đó tôi không biết nguồn gốc của ba nhạc phẩm đó. Về sau này tôi tìm ra cả ba nhạc phẩm trong album Khúc nhạc tình hồng: Lambada 2 do Trung Tâm Hải Âu phát hành. Người nhạc sĩ tài hoa đã hòa âm những ca khúc này là Quang Nhật. Trong album còn có phần đóng góp của Kiều Nga, Trung Hành, và Trizzie Phương Trinh. Hai nhạc phẩm Cha Cha (“Yêu anh hơn là lời nói” và “Biết ra sao ngày sao”) đem lại phần vui nhộn cho album. Giọng Kiều Nga mạnh mẽ và rõ ràng nên rất thích hợp với những giai điệu tươi trẻ. “Tiễn em lần cuối” đóng lại album với một nỗi buồn vời vợi qua chất giọng khàn và đầy nam tính của Trung Hành.

Ngoài những album nhạc trẻ thời đó, tôi cũng sưu tầm những album nhạc khiêu vũ. Gần đây tôi mang ra những CD dạ vũ nghe để nhớ lại những giây phút đến vũ trường. Một trong những album tôi vẫn thường nghe đi nghe lại là Vũ khúc yêu thương của Kiều Nga qua Trung Tâm Lệ Hằng phát hành. Tôi rất thích chất giọng thanh thao và đầy sức lực của Kiều Nga. Về phần nhạc, Lê Đức Cường hòa âm những nhịp điệu khiêu vũ nghe rất đã tai như “Mây lang thang” (Cha Cha) “Buồn vương màu áo” (Rumba), và đặc biệt là “Khúc nhạc yêu thương” qua nhịp điệu Paso tưng bừng như đi chợ.

Một album khác cũng do Lê Đức Cường phụ trách phần hoà âm là Dạ vũ muôn màu qua giọng hát Sơn Tuyền. Tuy Sơn Tuyền không nổi tiếng bằng chị Thanh Tuyền nhưng đối với cá nhân tôi thì thích Sơn Tuyền hơn, nhất là khi chị hát dòng nhạc dạ vũ. Trong album này có hai bài Bebop (“Búp bê không tình yêu” và “Anh đến bên em”) xinh xắn và nhộn nhịp. Bebop là nhịp điệu khó học nhất đối với tôi nhưng rất thú vị khi đã học được những bước nhảy. Ngược lại, album cũng có những bài slow như “Tàn tro” và “Lời cuối cho em” buồn vời vợi.

Trung Tâm Asia tung ra rất nhiều nhạc khiêu vũ. The Best of Tango & Valse với những tiếng hát đàn chị như Julie, Ngọc Lan, Kiều Nga, Thái Hiền, Thanh Mai, và Thiên Trang. The Best of Cha Cha Cha với những tiếng hát đàn em như Lâm Thuý Vân, Thanh Trúc, Loan Châu, Shayla, và Nini. Đồng thời Asia cũng phát hành The Best of Dạ Vũ từ số 1 đến số 8. Riêng cá nhân tôi, hai album đầu rất ấn tượng. Nổi bật trong album thứ nhất có hai bài Rumba (“Mưa trên biển vắng” và “Kỷ niệm trong tôi”) do Don Hồ hát và một bài Cha Cha “Tình si” qua tiếng hát trẻ đầy triển vọng của Lâm Thuý Vân. Nổi bật trong album thứ nhì gồm có “Nhạc tình xanh” (Cha Cha) do Don Hồ trình bài và “Hoang Vắng” (Dance Pop) do Lâm Thúy Vân trình bài.

Một album nữa của Asia khá ấn tượng là Dạ vũ đen. Nhạc phẩm “Thôi” của nhạc sĩ Y Vân được hòa âm rất lạ và đặc biệt được thêm lời Anh của Đỗ Phủ. Don Hồ hát bài này rất có hồn. Lâm Thuý Vân và Trung Hành song ca bài “Mưa rơi” (Cha Cha) rất hợp gu. Từ nhịp điệu Rumba giòn giã đến tiếng hát cao vời vợi của Lâm Thuý Vân, “Tình đã bay xa” cắt thẳng vào vết thương của con tim.

Ngồi viết lại những sản phẩm này khiến tôi hồi tưởng lại một thời đã xa. Cách đây vài năm tôi bị trộm mất mớ CD vì quên khoá xe. Trong đó có The Best of Dạ Vũ 1 & 2Dạ vũ đen. Thật đáng tiếc vì không biết bây giờ còn mua lại được không. Cũng may là bây giờ dường như album Việt nào cũng có trên YouTube cả. Nếu bạn nào muốn nghe, thì tìm trên YouTube. Chỉ riêng Dạ vũ muôn màu chưa có.

Ngọc Lan & Don Hồ

Những năm đầu của thập niên 90, tôi mới định cư đất Mỹ. Tôi không nghe nhạc Việt nhiều và cũng không biết gì về làng văn nghệ người Việt tại hải ngoại. Tôi thích nghe nhạc Mỹ và nhất là rap để học Anh ngữ. Nhưng rồi những tiếng hát trẻ đã đưa tôi trở về với dòng nhạc Việt. Trong số những ca sĩ đó, tôi đặc biệt mê tiếng hát Don Hồ và Ngọc Lan.

Tôi bắt đầu để ý đến Don Hồ qua “Hãy sống cho tuổi trẻ”, nhạc ngoại quốc lời Việt anh trình diễn trên Asia 1: Đêm Sài Gòn. Giọng hát của anh nhẹ như khói, tự nhiên như thở, và có một chút khàng rất quyến rũ. Tôi xem đi xem lại nhạc phẩm đó nhiều lần và bắt đầu đi tìm băng nhạc của anh.

Còn Ngọc Lan, tôi mê tiếng hát của chị qua bài “Rừng chưa thay lá” (thơ Hoàng Ngọc Ẩn, nhạc Huỳnh Anh). Giọng hát êm dịu của chị lôi cuốn tôi từng chữ một, “Anh đi rừng chưa thay lá / Em về rừng lá thay chưa”? Tôi chưa từng nghe được giọng hát nào mong manh mà lại có sức thu hút mạnh mẽ đến thế. Từ đó tôi đã đi theo giọng hát đó cho đến ngày hôm nay.

Lúc 12 hoặc 13 tuổi, tôi chưa làm ra tiền nên không dám dùng tiền của mẹ mua băng nhạc. Mỗi lần được bước vào tiệm nhạc Việt, tôi như đứa trẻ lạc vào tiệm kẹo. Thấy gì cũng muốn mua. Nhưng mỗi lần vào tôi chỉ mua một băng thôi. Vì say mê hai giọng hát Ngọc Lan và Don Hồ nên tôi chọn ngay Ngọc Lan & Don Hồ 2: Con đường tình ta đi. Tôi không hiểu chiến lược của trung tâm Giáng Ngọc vì đây là album của hai ca sĩ nhưng Don Hồ có 6 bài, 2 bài song ca, còn Ngọc Lan chỉ có 2 bàì.

Thời bấy giờ Don Hồ hát đa số nhạc ngoại lời Việt, nhưng trong Con đường tình ta đi, anh hát những nhạc phẩm của tác giả Việt. Lúc đó tôi cũng không để ý nhiều đến những tác giả nhạc Việt nên không biết bài “Biết đâu nguồn cội” là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ phần hoà âm tươi vui đến cách hai giọng hát hoà quyện với nhau, bài song ca này vẫn giữ một vị trí rất riêng trong tim tôi. Bài song ca thứ nhì, “Con đường tình ta đi” (nhạc sĩ Phạm Duy) không chỉ có hai giọng hát mà còn có giọng saxophone của Tham Lâm. Cả ba hợp tác rất chặt chẽ. Riêng bài “Thà như giọt mưa” (nhạc Phạm Duy, thơ Nguyễn Tất Nhiên), Ngọc Lan hát đầy cảm xúc và lối hoà âm cũng đầy gay cấn. Qua các nhạc phẩm Don Hồ thể hiện trong album này, từ “Ngủ đi em” (Lê Minh Bằng), “Em đến thăm anh đêm 30“ (nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn), đến “Gọi tên bốn mùa” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), tôi bắt đầu thích anh hát nhạc Việt hơn nhạc ngoại lời Việt.

Ngọc Lan & Don Hồ 3: Tình phụ chứng minh được đường lối của anh chuyển sang hát nhạc Việt như “Kiếp đam mê” (Duy Quang), “Khúc thụy du” (nhạc sĩ Anh Bằng), và “Dấu tình sầu” (nhạc sĩ Ngô Thụy Miên). Ngọc Lan đã giết bao nhiêu con tim qua “Vì tôi là linh mục” (nhạc Nguyễn Đức Quang, thơ Nguyễn Tất Nhiên) và “Giết người trong mộng” (nhạc sĩ Phạm Duy). Cả hai trình bài những bài đơn ca rất đỉnh. Phải chi có thêm một hoặc hai bài song ca thì tuyệt vời.

Ngọc Lan & Don Hồ 4: Xin còn gọi tên nhau trở lại với những nhạc phẩm ngoại quốc lời Việt như “Vết thù trên lưng ngựa hoang” (lời Việt Pham Duy), “Trưng vương khung cửa mùa thu” (lời Việt Nam Lộc) và “Hận tình trong mưa (lời Việt Pham Duy). Tuy nhiên cũng có những bài của tác giả Việt như “Xin còn gọi tên nhau” (Trường Sa) và “Tôi đi giữa hoàng hôn” (Văn Phụng). Album này cũng đáng thưởng thức tuy không trọn vẹn như album 2 và 3.

Để sưu tầm cho trọn bộ, mãi sau này tôi mới tìm được album Ngọc Lan & Don Hồ 1: Comme Toi gồm những ca khúc Pháp và Anh được hát nửa lời Anh lời Việt hoặc nửa lời Pháp lời Việt. Không biết Don Hồ ca tiếng Pháp ra sao, nhưng anh ca tiếng Anh như bài “When You Go to San Francisco”, “Papa”, “Seal with a Kiss”, có một chút accent. Tuy nhiên nghe là lạ và dễ thương. Tôi thích hai bài song ca “Comme Toi” và “Tình yêu đó” trong album này.

Đó lại 4 album Ngọc Lan & Don Hồ do trung tâm Giáng Ngọc phát hành. Năm 1995, Ngọc Lan Musique phát hành Những lời mê hoặc của đôi song ca này. Ngoài nhạc phẩm “Về đây em” (nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn), cả album là nhạc ngoại lời Việt. Có một lần được chat riêng với Don Hồ qua trang web của tôi, anh đã kể lại cơn bệnh hiểm nghèo đã cho cặp mắt cô không còn thấy được nữa. Cô mời Don Hồ hát và đã rất tận tình với người bạn đồng nghiệp của mình. “Khi tình xa” (lời Việt Khúc Lan) và “Những lời mê hoặc” (Phạm Duy), Don Hồ ca còn Ngọc Lan chỉ đọc nhưng họ lại ăn khớp với nhau như lúc ban đầu.

Ngọc Lan & Don Hồ đã để lại cho làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại những kỷ niệm khó quên. Cám ơn hai người ca sĩ tài tình và dễ thương này. Tuy Ngọc Lan rời khỏi cõi tạm này đã lâu, tiếng hát của cô vẫn tồn tại mãi. Xin chúc Don Hồ luôn khoẻ để tiếp tục con đường nghệ thuật của anh.

Dalena & Don Hồ: Oh My Sweet Love

I had always been attracted to French romantic ballads. The melodies were beautiful and French was exotic, but I never paid much attention due to the language barrier. I only began to appreciate French ballads more when I started listening to Dalena and Don Hồ’s Oh My Sweet Love in Vietnamese and English.

I didn’t (and still don’t) know who translated the lyrics into Vietnamese (no credit was given in the album sleeve), but I loved Dalena’s English translations. Musically, Dalena and Don Hồ were a perfect match. His smoky baritone harmonized with her sweet alto. They both sang in choir before becoming solo singers; therefore, they complemented and backed up each other like two lovely doves.

The opening duet track is an example of their wonderful collaboration. They covered Christophe’s classic “Main Dans La Main” and Dalena translated his lyrics as “Hand in Hand.” I transcribed her English version here:

I’ll love you and forever I’ll love you
You’ll always my first true love
My tenderness, my delight, and my pain
I possess you inside my heart

Someday we will be
Together you and me
Hand in hand will be ever in love
It’s so good to find
Love like yours and mine
Hand in hand through time ever in love

Her translation was so simple yet so sweet. Without knowing French, I assumed that she stayed as faithful to the original context as possible. Don Hồ followed up with a rock ballad “My Love Please Be Happy,” which was a translation from Art Sullivan’s “Adieu Sois Heureuse.” I still know the lyrics to these tunes by heart because I used to transcribe them to learn English and to sing along. Here is Dalena’s translation:

You, who had never wanted me
You, never took a chance to trust me
You, would not open your heart
You, always kept us apart

You, never tried to understand me
You, never interested in waiting
You, passed by without a glance
You, never gave us a chance

Goodbye, please be happy
Goodbye, I send you sadly
To the one that I see
Your heart chosen not to be

Goodbye, please be happy
Goodbye, and go with blessing
To the one that today
Soon will take far away

When I tried to google these songs to see if I can find her translations online, but I could not find any. I went back and transcribed them again so I could keep them here. It was a quick task because I still remember most of the songs. Here is “Oh My Sweet Love,” Dalena’s translation of Christophe’s “Oh Mon Amour”:

My love had eyes that see the sea
Through torrential rain falling fast
He lost a dream to cotton clouds
That hear him crying as they pass
The day and hour far beyond
Nothing but tears possessed his heart
The tears I caused

Oh my sweet love, please hear me now
Life waits for you to live somehow
Don’t be afraid somehow you must know
I am here to stay, I’ll never go
I’ll give to you all of my heart
All of my love, all of my life

Her lyrics were so straightforward that even with my limited English back then I could still understand the words. But there are some words that I still could not make out even today. In “Love is a Story of Love,” a translation from “La Vie C’est Une Histoire D’amour,” by Christophe, I could not figure out some of the words; therefore, I put brackets around them. She performed this song solo:

In spite of what you may be thinking
I tell you now that my heart is broken
For when you left the night decided never to end
Life for me had just begun when
You took your love and walk away, and
If there is a happy ending
On you it depends

But this is life, it’s the story of love
I love you, I need you forever
Yes, this is life, it’s the story of love
I love you, I need you and ever

As you turn to go away now
Remember this my dying day, how
You took my heart and [like] a way out
Left me for [dead]
You kiss goodbye so freely given
My love so easily abandoned
Though I really don’t understand [why]
Here what you said:

That life is a story of love
I love you, I need you forever
Yes, this is life, it’s the story of love
I love you, I need you and ever

“Tombe La Neige” by Salvatore Adamo is one of my personal favorite French ballads. I have heard countless Vietnamese singers covering this tune, but Dalena’s version still stands out from the rest. The rumba rhythm was just beautiful and her singing was so heartbreaking. I loved her English translation, “Days of Winter”:

I watch the snow fall
It brings memories of you
Our days of winter
Were the happiest we knew

Days we spent together
I thought we’d last forever
Fireside kisses linger
Sparking promise on my finger

Now I sit and watch the snow
I have nowhere else to go
While cold and lonely seeming
I’ve found happiness in dreaming.

I re-listened to this album and it brought so much memories. Don Hồ used to sing with ease and effortlessness. These days, he over enunciates every word, which makes his singing unlistenable at times. At least he is still an active singer. Dalena had already bowed out.

Dalena: Something New

The first time I heard “Oriental Boy,” the lead-off track from Dalena’s Something New recorded for Hải Âu Productions, my reaction was, “WTF, Dalena?” From the stereotypical Oriental riff to the appalling lyrics, I was shocked that she recorded this song. The rap shit was just cringe-worthy:

Karate chop my heart away
Oriental boy, please stay
I’ve seen the east, I’ve seen the west
I can’t decide who I like best
Rock and egg roll chopstick beat
He’s the boy who is so sweet
I’ve seen the east, I’ve seen the west
Now I know who I like best
It’s you, my Oriental boy.

Did Dalena come down with an Asian fever? Did Hải u make her record this horrendous track? Did she write the awful lyrics? Fortunately, it was a cover of a band called The Flirts; therefore, she didn’t write the words. The rest of the album was back to the real Dalena covering pop ballads with her English lyrics. One outstanding track, in particular, is Christophe’s breakup ballad, “Je Suis Parti.” I wouldn’t understand French, but her English translation was clear:

I’m leaving you without regret
Oh the story of love, the time will not forget
I have nothing left. I have nothing left
This song is all. Your song is all.

She croons like a bird with a broken wing. She even breaks down in tears, but stays level-headed. She is leaving his sorry ass with no regret at all because she is done with him like Kim is done with Kanye. That’s my impression anyway.

As for arrangements, Quang Nhật was a decent producer who had created the distinctive style for Hải Âu just like Trúc Hồ had created a unique sound for Asia. It was a loss for the Vietnamese-American music scene when Hải u shut down its production.

I am glad that she tried “Something New” with just one track. So skip the first track and enjoy the rest of the album.

Dalena: Lệ Đá

After my mother passed, I went through her room and found my pictures she had kept. As I flipped through them, I came across a snapshot of me taken with Dalena. The photo made me nostalgic and wondered what Dalena has been up to all these years. Has she left the Vietnamese-American entertainment behind? I tried to google her name, but nothing about her came up. I miss her. Like millions of Vietnamese Americans, I fell in love with “the blond beauty who sings flawless Vietnamese.” Beyond her singing talent, I had a deep respect for her English translations, which seemed to be underappreciated, of popular Vietnamese ballads.

I went back to my CD collection and realized that I have a few of her solo albums and a handful of her collaborative efforts with other Vietnamese singers including Don Hồ and Mỹ Huyền. I pulled out, Lệ Đá (Stone’s Tears), her debut for Thúy Nga Production, and relived the moment. In the opening title track, a soulful ballad by Trần Trịnh and Hà Huyền Chi, she croons Vietnamese with perfect enunciation and offers her own English version:

Just ask the stone how long it’s been
And ask the distance of the wind
Then ask the street lamp in the night
Shine on more your friendly light
For my love has gone away

I am not sure if I transcribed the fourth line correctly, but she deviates from the original lyrics a bit to match the melody of the tune. Her performance is soul-stirring even though the arrangement is just average. Another notable translation is Đức Huy’s “Như Đã Dấu Yêu” (As If We’ve Loved), in which she pours her heart out on the bridge:

You came to me with all of your soul
I came to you with all of my heart
But it’s too late for love meant to be
For love will stay with me always

Dalena taps into Vietnamese hearts and souls all over the world with her rendition of Y Vân’s “Lòng Mẹ” (Mother’s Love). Her English interpretation is as exceptional as her Vietnamese execution:

Mother’s love is deeper than the sea, so wide
Her soul as sweet as peaceful stream inside
Her words on songs are gentle breezes rise
Rock-a-bye her baby in the moonlit night

I couldn’t hold back my tears thinking about my mother when Dalena sings: “With love from morning until night / All through your life she holds you in her heart.” My mother’s love was unconditional in every sense of the word.

Contact