Clipse: Lord Willin’

How the hell did I miss Clipse’s Lord Willin’? The album released in 2002 and I only discovered it in the past week. I am 21 years behind the time, but better late than never. With Pharrell Williams on the beats and on the hooks, Clipse dropped dope rhymes such as “I understand that the envy is part of the game / But make no mistake, you and I, we are not the same,” boasted Malice. One of my favorite tracks on the album is “Young Boy,” in which Pharrell sang the hook: “When I was a young boy / My mama always told me, “Don’t take no shit” / “Motherfucker hit you, you better hit ’em back.” Sounded just like my own mother.

Thùy Dung ca nhạc Pháp với điệu jazz

Gần đây tôi dùng thử Amazon Music để nghe nhạc khi lái xe đường xa như đi 10 tiếng đến Vermont để trượt tuyết. Thường thì tôi nghe nhạc jazz hay hip hop, nhưng tình cờ nghe nhạc Việt Nam và phát hiện ra tiếng hát Thùy Dung. Tôi không biết cô là ai hoặc cô ở trong hay ngoài nước. Cô có chất giọng tốt và hát tiếng Pháp nghe chắc ổn tuy tôi không biết tiếng Pháp gì cả. Nếu như cô chỉ nhạc Pháp không thì không có gì đặc biệt cả nhưng những bài hòa theo giai điệu jazz khiến những bài cover của cô nghe phê hơn. Chẳng hạn như cô trình bài “Paroles, paroles” theo điệu swing, “La vie en rose” theo blues và samba, và liên khúc “Toi jamais” và “L’amour c’est pour rien” theo bossa nova.

Nas: King’s Disease 3

I haven’t listened to Nas since his 2008’s release Untitled. His outputs were lackluster as he suffered from King’s Disease. In “Ghetto Reporter,” the opening track on King’s Disease 3, he admits: “King’s Disease: most of us catch it at one point or another, but evolve, find a new formula. One that takes everything in you to make.” With Hit-Boy locking down the beats, Nas rhymes as if he has been cured from the disease. The entire album is a banger.

Pusha T: It’s Almost Dry

I haven’t been following hip hop in a while. I feel antiquated, but I have to pay attention to Pusha T when he comes out with a new album. Twenty years into the game and Pusha still proves to be a lyricist. With Pharrell and Ye holding down the productions, Pusha continues to push his coke rhymes. Listening to the soulful sample in “Dreamin’ of the Past,” I wish Ye would just shut the fuck up and make beats. As for Pusha, I wish he can move beyond his drug-slinging comfort zone. Even the dope is showing its expiration date.

Purple Haze & Nate

Hey Nate,

How’s heaven? Life is still stressful as fuck down here. It’s a struggle everyday and I miss you, bro. Last week, I came across a blue CD you burned for me. I fixated on the words you wrote in black permanent marker: “Cam’ron: Purple Haze.” The album brought back so many memories: “You ready? Roll that shit. Light that shit. Now smoke that shit.”

I wish I can turn back the hands of time when we were young, broke, and didn’t give a fuck. I have been relistening to the album every morning on my commute to work. “Get Down” takes me down the memory lane when Cam rhymed, “That’s my man, anytime I holler, holler with me / We shared chicken sandwiches—they were dollar-fifty.” I still remember like it was yesterday when we shared fried chickens and a 40 Olde E. I reminisce on our late-night cruising and blasting Purple Haze with the bass vibrating on our backs. We cracked up on Cam’s misogynistic lyricism: “Your budget on my neck, your spouse on my dick / Posters on the wall, posted on my balls.” It’s definitely cringe-worthy now, but it was hilarious in 2004. Back then, I didn’t pay much attention to Cam’s lyrical content. I was more interested in his infectious flow and his clear enunciation.

I wish you were still here, man. I am sorry for the fallout. I should have stayed connected. I wanted to get together to clear things up and rekindle our friendship, but I kept pushing it back. I thought we still had plenty of time. I was devastated when you unexpectedly left this world. I know you’re in a better place now. Save a space for me in heaven. I’ll see you when I get there.

Hồng Nhung Đỗ: Trăm nhớ ngàn thương

Thị trường âm nhạc Việt Nam hầu hết là phát hành album mới cover lại nhạc xưa, nhất là những tình khúc nổi tiếng. Nghe đi nghe lại riết cũng ngán ngẩm nếu như không có gì mới mẻ trong cách hát hoặc sáng tạo trong phần hòa âm phối khí. Tuy nhiên cũng có những album thu âm lại nhạc xưa với sự đầu tư kỹ lưỡng trong phối khí lẫn tiếng hát như album đầu tay, Trăm nhớ ngàn thương, của Hồng Nhung Đỗ.

Đây là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng hát của Hồng Nhung Đỗ. Tuy không biết gì về cô nhưng tôi thích ngay chín ca khúc cô thu âm trong album. Cô có chất giọng tốt và hát rất có hồn nhưng vẫn chưa đủ nếu như thiếu đi phần hòa âm phối khí sang trọng và sáng tạo. Từ bài mỡ màng “Giọt mưa thu” (Đặng Thế Phong và Bùi Công Kỳ) đến bài cuối “Ai đi ngoài ngoài sương gió (Nguyễn Hữu Thiết), Hồng Nhung Đỗ cũng những nhạc sĩ phối khí, Lưu Hà An, Hoàng Trung Đức, và Hoàng Anh Minh, đem đến cho người nghe một trải nghiệm âm nhạc trọn vẹn qua những âm hưởng bán cổ điển. Đặc điểm là cô cover lại những ca khúc của hai cây cổ thụ của nhạc Việt: Phạm Duy và Lam Phương. Tuy hai người nhạc sĩ với hai phong cách hoàn toàn khác nhau nhưng album vẫn giữ được sự liền lạc chứ không bị chi phối.

Tối thứ Sáu trời mưa dầm dề và thời tiết se lạnh, còn gì hơn được ngồi ở nhà thưởng thức một album Việt Nam cùng một chai whiskey Nhật Bản. Không cần mồi cũng đủ phê.

Tiêu Châu Như Quỳnh: Acoustika

Từ khi trang blog QB Music biến mất, tôi không còn đọc bài viết của nhạc sĩ Quốc Bảo. Mấy hôm trước tôi google để xem tin tức hoặc sinh hoạt của nhạc sĩ thì tình cờ đọc bài báo về một cô ca sĩ với cái tên tôi chưa từng biết: Tiêu Châu Như Quỳnh. Đọc sơ thấy đề cập đến Tiêu Châu Như Quỳnh ca nhạc của Quốc Bảo qua phong cách jazz nên tôi cũng muốn nghe thử.

Acoustika được phát hành vào năm 2020 gồm tám ca khúc quen thuộc của Quốc Bảo. Như những nàng thơ trước, Tiêu Châu Như Quỳnh có giọng hát mộc mạc, cảm xúc, và rất hợp với phong cách Quốc Bảo. Nhưng nói Acoustika là một album jazz thì cũng không chính xác. Bài mở đầu, “Tình như trái chín muộn”, kết hợp giữa bossa nova và swing, nghe cũng phê phê. Bài thứ hai, “Giấc mơ tuyết trắng” bắt đầu bluesy nhưng tới phần điệp khúc thì trở thành pop. “Em về” không có một mùi jazz nào cả, mà là straight-up ballad.

Điểm mạnh của Acoustika là phần nhạc. Tiếng đàn dương cầm quá tuyệt trong ca khúc “Nhớ”. Tuy Tiêu Châu Như Quỳnh song ca cùng Lê Hiếu nhưng tôi chỉ muốn nghe tiếng dương cầm solo. “Tình ca” được phối theo điệu funk với sức hút thôi miên. Tiêu Châu Như Quỳnh luyến láy theo nhạc funk xuất sắc.

Tuy không hẳn là một album jazz, Acoustika dễ nghe và dễ thưởng thức.

Hoàng Thùy Linh: Link

Với sự thành công huy Hoàng, Thùy Link tiếp tục tiến tới thế giới âm nhạc dân gian hiện đại—fusion giữa truyền thống và hại điện. Với con beat tưng bừng và lời nhạc thu hút, “Bo xì bo” tiếp nối formula “Để mị nói cho mà nghe”. Bảo đảm nghe chừng 100 lần già trẻ, bé lớn gì cũng sẽ nhúng nhảy và hát theo, “Vậy thì thôi, bữa tối nay em khao mời / Rồi ngày mai em buông lơi, cho anh bơi luôn / Vậy thôi, bo xì bo, bo xì bo thôi / Nghỉ chơi, bo xì luôn, nghỉ chơi”.

Tiếng mõ trâu được sử dụng thành nhạc cụ trong “Trưởng nữ chạy trốn” hypnotic as fuck và Hoàng Thùy Linh chứng minh cô đã bắc được con flow trong những bar rap: “Tình yêu không cần flashy nhưng đừng flash sale / Có thể xanh đỏ tím hồng nhưng vẫn phải là hồng pastel / Từ trên trời rơi xuống, thường không phải Dior Chanel / Còn anh thì rơi xuống, em Hermes ôi chả buồn theo”. Nghe mà tôi cũng bị influence bởi cách dùng từ ngữ Việt mixed Anh.

Với “Đánh đố”, Hoàng Thùy Linh dám feature Thanh Lam và Tùng Dương. Chẳng những thế, cô còn hát backup cho hai giọng ca gạo cội này. Tuy giọng Hoàng Thùy Linh yếu hơn nhưng cô rap điêu luyện. Với giọng Bắc dễ thương, cô switches up the flow trong phần rap của mình. Qua “Hạ phỏm”, cô luyến láy cách vừa hát vừa đọc, “Em vẫn tiếp anh vì em thì không ngại / Nhưng em biết việc này rất là có hại.” Cô drops chữ “tiếp” và “biết” hơi bị cute đấy.

Tuy cô vẫn theo hướng fusion giữa traditional và contemporary nhưng Link hơi deviates một chút. “Không một bài hát nào có thể diễn tả cảm xúc của em lúc này” đổi qua pop ballad với sự cộng tác của Thanh Bùi. Ngoài tựa đề dài đằng đẵng, nhịp điệu lẫn giai điệu không standout lắm và Mr. Thanh Bùi hát tiếng Anh điệu quá. “See tình” chuyển sang phong cách groovy-ass disco funk. Điểm yếu của “Gieo quẻ” là phần feature của Đen vì cách rap của Đen luôn là monotonous. Tuy Link không được một concept thống nhứt để experience từ đầu đến đuôi nhưng rất enjoyable.

Tuấn Ngọc: Tháng bảy chưa mưa

Gần đây, và nhất là tuần vừa qua đi nghỉ mát, tôi thường nghe đi nghe lại bảy ca khúc trong Tháng bảy chưa mưa của Tuấn Ngọc. Tuy album gồm mười bài nhưng tôi skip ba bài không phải giọng hát của nam ca sĩ. Đáng lý ra ba giọng nữ (Quỳnh Giao, Thái Hiền, và Lệ Thu) đem thêm sắc màu cho album nhưng ngược lại những bài ấy làm gián đoạn sự trải nghiệm trọn vẹn của nam ca sĩ chính cùng lối hoà âm bán cổ điển tuyệt diệu của nhạc sĩ Duy Cường.

Tháng bảy chưa mưa phát hành vào năm 2003, lúc giọng hát Tuấn Ngọc trên đỉnh cao nên các ca khúc anh thu âm trong album này điều xuất sắc từ kỹ thuật đến cảm xúc. Bài chủ đề “Tháng bảy chưa mưa”, thơ của Y Dịch và nhạc Phạm Anh Dũng, đưa người nghe vào một không gian nhẹ nhàng với giọng hát lãng mạn: “Vòng tay tạ từ lên buồn tha thiết / Chiếc hôn cuối cùng còn ấm trên môi”.

Ca khúc “Kỷ niệm” của nhạc sĩ Phạm Duy đã có rất nhiều ca sĩ covered nhưng vẫn chưa ai qua khỏi được thầy ca sĩ Tuấn Ngọc với giấc mơ cao cả: “ Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ / Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ”. Với “Điệu buồn” của nhạc sĩ Đào Duy, Tuấn Ngọc nhả chữ một cách tái tê: “Tàn một cơn mê, ái ân chỉ còn… là tê tái / Nước mắt thôi rơi, tình đã xa xôi, sầu kín khung trời”.

“Gửi người em gái” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cũng là một tác phẩm khó có thể vượt qua giọng Tuấn Ngọc: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng / Đượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng”. Chỉ cách anh nhấn mạnh chữ “bé” trong câu đầu là đáng kính nể rồi.

Với ca khúc “Hững hờ” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ (không biết có chính xác không vì bìa sau của album không có tên của tác giả), phần điệp khúc là “Biết thế biết thế nhưng tôi vẫn yêu người / Biết thế biết thế nhưng tôi vẫn thương người” nhưng Tuấn Ngọc không lập lại hai lần mà anh hát chỉ một lần, “Biết thế nhưng tôi vẫn yêu người / Biết thế nhưng tôi vẫn thương người”. Sự chậm lại khiến cho câu hát thấm thía và có hiệu quả hơn.

Với “Người như cố quên” giọng hát Tuấn Ngọc bay bổng trên lời nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trọng Thụy, “Làn tóc rối cuốn chân người / Tìm đến cánh sao rơi / Vội quên đi, hay cố quên đi / Giấc mơ cuối”. Và album được kết thúc với ca khúc “Mộng du” của nhạc sĩ Phạm Duy qua nhịp điệu Latin lã lướt, “Ta về lòng người bỡ ngỡ / Khóc cười như bé bơ vơ”.

Tôi đã review Tháng bảy chưa mưa bằng tiếng Anh vào năm 2004. Mười tám năm sau, tôi vẫn mê album này nên nổi hứng viết bằng tiếng Việt.

Quốc Bảo: Xinh Trầm Ngoan

Album Xinh Trầm Ngoan gồm có 8 ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Quốc Bảo được cover lại qua ba tiếng hát Võ Lê Vy, Hồ Tiến Đạt, và Lê Hiếu. Bài cũ như hòa âm mới với âm hưởng hiện đại giữa acoustic và electronic.

Chẳng hạn như ca khúc “Em về tóc xanh” bắc đầu với giọng hát của Võ Lê Vy và tiếng đàn dương cầm nhẹ nhàng nhưng khi phần nhịp điện tử gia nhập lập tức đặt người nghe vào một không gian đương đại. Cô trình bài “Em về tình khôi” tốt nhưng diễn đạt “Dạ khúc” xuất sắc. Giọng hát truyền cảm với phần hòa âm ballad thêm vào một chút blues và phần orchestration tinh tế đã thêm vào sắc màu cho ca khúc.

Với chất giọng trầm buồn, Hồ Tiến Đạt trình bài “Tình trầm” hợp. Còn “Cám ơn một đóa xuân ngời” thì đẹp nhưng Hồ Tiến Đạt không có gì nổi bật hơn những ca sĩ đã từng hát ca khúc này. Giọng hát Lê Hiếu vẫn không thay đổi gì, vẫn nồng nàn qua “Tàn phai” và lãng tử qua “Tim anh trôi về em”. Qua nhịp điệu Latin tươi vui, Lê Hiếu toả tình, “Dù đi phương nào dòng sông vẫn theo / Sông theo chân em đi để mãi không cách chia.”

Xinh Trầm Ngoan là một album chất lượng không chỉ từ giọng hát đến hòa âm phối khí, mà còn thiết kế bìa gồm với chữ vẽ đơn giản, bạo dạn, và nghệ thuật. Đúng thương hiệu một tác phẩm của Quốc Bảo.

Contact