Hoàng Thùy Linh: Link

Với sự thành công huy Hoàng, Thùy Link tiếp tục tiến tới thế giới âm nhạc dân gian hiện đại—fusion giữa truyền thống và hại điện. Với con beat tưng bừng và lời nhạc thu hút, “Bo xì bo” tiếp nối formula “Để mị nói cho mà nghe”. Bảo đảm nghe chừng 100 lần già trẻ, bé lớn gì cũng sẽ nhúng nhảy và hát theo, “Vậy thì thôi, bữa tối nay em khao mời / Rồi ngày mai em buông lơi, cho anh bơi luôn / Vậy thôi, bo xì bo, bo xì bo thôi / Nghỉ chơi, bo xì luôn, nghỉ chơi”.

Tiếng mõ trâu được sử dụng thành nhạc cụ trong “Trưởng nữ chạy trốn” hypnotic as fuck và Hoàng Thùy Linh chứng minh cô đã bắc được con flow trong những bar rap: “Tình yêu không cần flashy nhưng đừng flash sale / Có thể xanh đỏ tím hồng nhưng vẫn phải là hồng pastel / Từ trên trời rơi xuống, thường không phải Dior Chanel / Còn anh thì rơi xuống, em Hermes ôi chả buồn theo”. Nghe mà tôi cũng bị influence bởi cách dùng từ ngữ Việt mixed Anh.

Với “Đánh đố”, Hoàng Thùy Linh dám feature Thanh Lam và Tùng Dương. Chẳng những thế, cô còn hát backup cho hai giọng ca gạo cội này. Tuy giọng Hoàng Thùy Linh yếu hơn nhưng cô rap điêu luyện. Với giọng Bắc dễ thương, cô switches up the flow trong phần rap của mình. Qua “Hạ phỏm”, cô luyến láy cách vừa hát vừa đọc, “Em vẫn tiếp anh vì em thì không ngại / Nhưng em biết việc này rất là có hại.” Cô drops chữ “tiếp” và “biết” hơi bị cute đấy.

Tuy cô vẫn theo hướng fusion giữa traditional và contemporary nhưng Link hơi deviates một chút. “Không một bài hát nào có thể diễn tả cảm xúc của em lúc này” đổi qua pop ballad với sự cộng tác của Thanh Bùi. Ngoài tựa đề dài đằng đẵng, nhịp điệu lẫn giai điệu không standout lắm và Mr. Thanh Bùi hát tiếng Anh điệu quá. “See tình” chuyển sang phong cách groovy-ass disco funk. Điểm yếu của “Gieo quẻ” là phần feature của Đen vì cách rap của Đen luôn là monotonous. Tuy Link không được một concept thống nhứt để experience từ đầu đến đuôi nhưng rất enjoyable.

Tuấn Ngọc: Tháng bảy chưa mưa

Gần đây, và nhất là tuần vừa qua đi nghỉ mát, tôi thường nghe đi nghe lại bảy ca khúc trong Tháng bảy chưa mưa của Tuấn Ngọc. Tuy album gồm mười bài nhưng tôi skip ba bài không phải giọng hát của nam ca sĩ. Đáng lý ra ba giọng nữ (Quỳnh Giao, Thái Hiền, và Lệ Thu) đem thêm sắc màu cho album nhưng ngược lại những bài ấy làm gián đoạn sự trải nghiệm trọn vẹn của nam ca sĩ chính cùng lối hoà âm bán cổ điển tuyệt diệu của nhạc sĩ Duy Cường.

Tháng bảy chưa mưa phát hành vào năm 2003, lúc giọng hát Tuấn Ngọc trên đỉnh cao nên các ca khúc anh thu âm trong album này điều xuất sắc từ kỹ thuật đến cảm xúc. Bài chủ đề “Tháng bảy chưa mưa”, thơ của Y Dịch và nhạc Phạm Anh Dũng, đưa người nghe vào một không gian nhẹ nhàng với giọng hát lãng mạn: “Vòng tay tạ từ lên buồn tha thiết / Chiếc hôn cuối cùng còn ấm trên môi”.

Ca khúc “Kỷ niệm” của nhạc sĩ Phạm Duy đã có rất nhiều ca sĩ covered nhưng vẫn chưa ai qua khỏi được thầy ca sĩ Tuấn Ngọc với giấc mơ cao cả: “ Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ / Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ”. Với “Điệu buồn” của nhạc sĩ Đào Duy, Tuấn Ngọc nhả chữ một cách tái tê: “Tàn một cơn mê, ái ân chỉ còn… là tê tái / Nước mắt thôi rơi, tình đã xa xôi, sầu kín khung trời”.

“Gửi người em gái” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cũng là một tác phẩm khó có thể vượt qua giọng Tuấn Ngọc: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng / Đượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng”. Chỉ cách anh nhấn mạnh chữ “bé” trong câu đầu là đáng kính nể rồi.

Với ca khúc “Hững hờ” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ (không biết có chính xác không vì bìa sau của album không có tên của tác giả), phần điệp khúc là “Biết thế biết thế nhưng tôi vẫn yêu người / Biết thế biết thế nhưng tôi vẫn thương người” nhưng Tuấn Ngọc không lập lại hai lần mà anh hát chỉ một lần, “Biết thế nhưng tôi vẫn yêu người / Biết thế nhưng tôi vẫn thương người”. Sự chậm lại khiến cho câu hát thấm thía và có hiệu quả hơn.

Với “Người như cố quên” giọng hát Tuấn Ngọc bay bổng trên lời nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trọng Thụy, “Làn tóc rối cuốn chân người / Tìm đến cánh sao rơi / Vội quên đi, hay cố quên đi / Giấc mơ cuối”. Và album được kết thúc với ca khúc “Mộng du” của nhạc sĩ Phạm Duy qua nhịp điệu Latin lã lướt, “Ta về lòng người bỡ ngỡ / Khóc cười như bé bơ vơ”.

Tôi đã review Tháng bảy chưa mưa bằng tiếng Anh vào năm 2004. Mười tám năm sau, tôi vẫn mê album này nên nổi hứng viết bằng tiếng Việt.

Quốc Bảo: Xinh Trầm Ngoan

Album Xinh Trầm Ngoan gồm có 8 ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Quốc Bảo được cover lại qua ba tiếng hát Võ Lê Vy, Hồ Tiến Đạt, và Lê Hiếu. Bài cũ như hòa âm mới với âm hưởng hiện đại giữa acoustic và electronic.

Chẳng hạn như ca khúc “Em về tóc xanh” bắc đầu với giọng hát của Võ Lê Vy và tiếng đàn dương cầm nhẹ nhàng nhưng khi phần nhịp điện tử gia nhập lập tức đặt người nghe vào một không gian đương đại. Cô trình bài “Em về tình khôi” tốt nhưng diễn đạt “Dạ khúc” xuất sắc. Giọng hát truyền cảm với phần hòa âm ballad thêm vào một chút blues và phần orchestration tinh tế đã thêm vào sắc màu cho ca khúc.

Với chất giọng trầm buồn, Hồ Tiến Đạt trình bài “Tình trầm” hợp. Còn “Cám ơn một đóa xuân ngời” thì đẹp nhưng Hồ Tiến Đạt không có gì nổi bật hơn những ca sĩ đã từng hát ca khúc này. Giọng hát Lê Hiếu vẫn không thay đổi gì, vẫn nồng nàn qua “Tàn phai” và lãng tử qua “Tim anh trôi về em”. Qua nhịp điệu Latin tươi vui, Lê Hiếu toả tình, “Dù đi phương nào dòng sông vẫn theo / Sông theo chân em đi để mãi không cách chia.”

Xinh Trầm Ngoan là một album chất lượng không chỉ từ giọng hát đến hòa âm phối khí, mà còn thiết kế bìa gồm với chữ vẽ đơn giản, bạo dạn, và nghệ thuật. Đúng thương hiệu một tác phẩm của Quốc Bảo.

Ngọc Lan hát những “Bài không tên”

Qua giọng hát hồn nhiên và sâu lắng, Ngọc Lan nhẹ nhàng bày tỏ nỗi đau nội tâm trong ca từ của nhạc sĩ Vũ Thành An qua những “Bài không tên” bất hủ của tác giả. Chẳng hạn như cô mở đầu “Bài không tên số 2” với một nỗi buồn tràn đầy tự sự: “Lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều / Nhiều cơn gió cuốn, xoay xoay trong hồn”. Ngọc Lan phát âm chữ “xoay xoay” nghe xao xuyến vô cùng. Với “Bài không tên số 3”, cô “buông xuôi” một cách nhẹ nhàng nhưng đầy nghẹn ngào: “Đêm sâu mái tóc em dài / Buông xuôi, xuôi theo dòng đời”. Phần điều khiển dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Thanh Lâm với dàn dây, đàn dương cầm, và tiếng kèn saxophone sát cánh bên giọng hát của Ngọc Lan rất chặt chẽ. Hơi đáng tiếc là cô quyện hai ca khúc này lại với nhau nên người nghe dễ bị lẫn lộn không biết khúc nào là của bài nào. Phải chi cô hát riêng từng bài.

Những “Bài không tên” khác, Ngọc Lan đem đến khán giả những nỗi niềm chua xót trong ca từ của tác giả. Với “Bài không tên số 4”, cô hát với tâm trạng đầy chất chứa: “Đời con gái cũng cần dĩ vãng / Mà em tôi chỉ còn tương lai”. Với “Bài không tên số 5”, cô thả nhẹ như đang tự trấn an mình, “Hãy cố yêu người mà sống / Lâu rồi đời mình cũng qua”, và cô lên thật cao để nhấn mạnh, “Lâu rồi đời mình cũng qua”. Với “Bài không tên số 7”, cô xuýt xoa, “Thân em giờ hoang phế / Lê theo thời gian giông gió”. Với “Bài không tên số 8”, cô chạm vào nỗi đắng cay của tác giả, “Vắng nhau một đêm, càng xa thêm nghìn trùng / Tiếc nhau một đêm, rồi mai thêm ngại ngùng”.

Ngọc Lan hát “Bài không tên cuối cùng” cũng tốt nhưng phải chi cô giữ nguyên lời của tác giả và đừng đổi “em” thành “anh” như:

Này anh hỡi
Con đường anh đi đó
Con đường anh theo đó
Sẽ đưa anh sang đâu
Mưa bên chồng, sẽ làm em khóc, sẽ làm em nhớ
Những khi mình mặn nồng.

Khi Ngọc Lan sửa đi đại từ, lời hát không còn đúng với lời tâm sự của nhạc sĩ Vũ Thành An nói với người yêu của mình khi cô lấy chồng. Qua phần trình diễn của Ngọc Lan, người con gái muốn trách người yêu của mình rằng anh có chọn lựa nhưng anh lại không chọn em mà để em đi theo chồng. Lời gốc của nhạc sĩ, “Mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ”, chỉ thể thôi nhưng lời đổi là sẽ khóc và sẽ nhớ “những khi mình mặn nồng”. Đó không còn là lời trách móc nữa mà lời nói khiến cho chàng trai phải đối diện với tội lỗi và trách nhiệm về hành động của mình khi đã “mặn nồng” với nàng.

Tôi đùa tí cho vui thôi chứ không có ý mổ xẻ gì hết. Nếu bạn hứng thú muốn biết về những câu chuyện đằng sau những “Bài không tên”, tìm đọc quyển sách Chuyện tình không tên của chính tác giả. Sẵn đây, tôi xin trích một đoạn thư tình nhạc sĩ Vũ Thành An viết:

Em yêu dấu,

Em bỏ đi làm anh hụt hẫng, nhất là không còn biết tin vào ai nữa. Anh đã tin những lời Em hứa, thế rồi Em bỏ đi, anh trở thành kẻ mất Đức Tin không còn biết bấu víu vào đâu. Đức Tin là quan trọng nhất cho một đời người. Chính Đức Tin sẽ cho ta Hy Vọng, có thể giúp ta chịu đựng được những điều phi thường và vượt lên khỏi sự bình thường. Mất Đức Tin ta sẽ rơi xuống hố thẳm của tuyệt vọng.

Em đã từng muốn anh ghi lại kỷ niệm cho cuộc tình chúng mình. Và anh đã viết nhưng anh chưa bao giờ nghĩ rằng Bài không tên cuối cùng anh đã viết ra trong sự thảng thốt khi Em đột ngột bỏ anh đi, sau đó lại được phổ biến rộng như thế! Chắc chắn những lời ca đó đã gây ảnh hưởng đến Em. Anh hoàn toàn không muốn như vậy.

Chắc chắn là câu “Mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ / Những khi mình mặn nồng” đã khiến cho người nhạc sĩ tài hoa hối hận những gì ông đã viết. Sau 25 năm, ông phải viết lời thứ hai cho “Bài không tên cuối cùng”. Dù sao đi nữa, tôi vẫn quý mến phong cách nhẹ nhàng và nét đẹp êm dịu của Ngọc Lan khi cô hát những “Bài không tên” của nhạc sĩ Vũ Thành An.

Ngọc Lan Sang in English

Ngọc Lan was a multilingual musician. In addition to her native language, she could sing French, English, and even Chinese. Her Vietnamese was impeccable. She knew that the diacritics were as essential as the letters in a tonal language; therefore, she made a clear distinction between her hook above and her tilde in her phrasing. Her effortlessness on accenting the tilde, in particular, was unmistakable. She also articulated her “tr” and her “ch” with distinguishable nuances.

For Chinese, she only recorded a few songs; therefore, I won’t get into that. Besides, I don’t know Chinese. As for French, she had been praised for singing with fluency. My French is very limited; therefore, I’ll leave that one out too. Since I know English and love my second language as much as my first, I would like to focus on her English singing, which fascinated me.

I have spent years listening to jazz legends, including Billie Holiday, Ella Fitzgerald, Sarah Vaughan, Anita O’Day, and Lena Horne, as well as modern jazz vocalists, such as Tierney Sutton, Madeleine Peyroux, Melody Gardot, Sophie Milman, and Diana Krall. I love them all, but one particular singer has me hanging onto her every word is Stacey Kent. I adore the way she enunciate each syllable. I could listen to her records all day just to learn English. Similar to Ngọc Lan, Stacey Kent can sing French fluently. If you want some relaxing French jazz ballads, check out Stacey Kent’s Reconte-Moi.

When I wanted to put together a collection of Ngọc Lan’s English recordings, I had trouble finding them. Fortunately, Ngọc Lan still has many devoted fans who know her repertoire inside out. One of them is Nguyễn Quốc Anh who I had reached out through I Love Ngoc Lan Facebook Page and he provided me with a list of sixteen songs recorded in English and Vietnamese. Although incomplete, the list gives me enough materials to pore over.

I was not impressed with her early English works, particularly her new wave covers. From John Christian’s “Ebony Eyes” to Optimal’s “Kimi Ga Suki” to John Farrar’s “Magic,” the uptempo productions drowned out her soft voice. With Brenda K. Starr’s “I Still Believe,” the bass-pounding r&b beat overpowered her vocals. I could barely make out what she was singing in English. With Bertie Higgins’s “Casablanca,” she mispronounced the lyrics quite a bit. When I heard her sing, “Popcorn and Cokes beneath the stars,” I almost fell out of my chair. I had to repeat it several times to make sure I didn’t mishear the word Cokes. The mispronunciation was just hilarious, but it might make sense with, “Making love on a long hot summer’s night.” I am kidding.

Fortunately, Ngọc Lan’s English improved tremendously in her later works, starting when began recording for Mây Productions. Her rendition of Alan Nguyễn’s “Whenever You Come to Me” was damn-near perfect. I love the way she enunciated truth in these bars: “It’s time to tell the truth, please tell me what to do / Someday I’ll find the way to get to you.” Her cover of The Beatles’ “Yesterday” would have been excellent if she adhered to the original pronoun. Changing from “she” to “he,” she lost that sweet s sound: “Why she had to go? I don’t know, she wouldn’t say.”

Her interpretation of The Righteous Brothers’ “Unchained Melody” worked surprisingly well. She kicked off the tune in Vietnamese and she sounded lovely. Saxophonist Thanh Lâm played a soulful solo at the break. Ngọc Lan picked up the second half in English: “Woah, my love, my darling / I’ve hungered for your touch.” I love how she ended the word touch. She pulled off the high note, “Are you still mine?,” with ease and wisely departed from the famous climax, “I need your love.”

Although her accent had not completely gone, she had proved that she can adapt and adjust to English. As someone who still struggles to learn English after 30 years living in the United States, I admire how quickly she picked up a new language. At first I was not impressed, but I found her accent to be charming and intoxicating. Her take on Paul Anka’s “Diana” puts a smile on me every time I hear her sing:

I’m so young and you’re so old
This, my darling, I’ve been told
I don’t care just what they say
’Cause forever I will pray
You and I will be as free
As the birds up in the trees

Yes, fly freely my love.

Ngọc Lan: Cho người tình em yêu

Tôi mê “Dáng tiên nữ”, một ca khúc ngoại được nhạc sĩ Phạm Duy viết lời Việt, do Ngọc Lan hát mấy mươi năm trước nhưng không để ý cô thu âm vào thời điểm nào, người nhạc sĩ hòa âm nhịp điệu rumba đầy quyến rũ đó là ai, và thậm chí ca khúc ấy nằm trong album nào. Gần đây, tôi mới khám phá ra “Dáng tiên nữ” là bài mở đầu album Cho người tình em yêu do trung tâm Mai Khanh Music Productions thực hiện và phát hành vào năm 1991. Tuy nhiên vẫn chưa rõ những người nhạc sĩ ở hậu trường đóng góp cho phần hòa âm phối khí là ai.

Khi nghe Cho người tình em yêu từ đầu đến cuối tôi đã bị lôi cuốn ngay. Về phần hòa âm phối khí và âm thanh thì không được chỉnh chu như những ca khúc được đầu tư cho Mây Productions. Cách hát của Ngọc Lan tự nhiên hơn lúc cô hát cho Mây Productions. Theo cá nhân người nghe này, những album của Mây Productions quá hoàn hảo từ hòa âm đến cách hát của Ngọc Lan. Kết quả là những ca khúc giảm đi phần cảm xúc một ít vì nó đã được sắp xếp rất kỹ lưỡng. Ngược lại những ca khúc trong Cho người tình em yêu rất nhiều sơ hở trong kỹ thuật nhưng bù lại là những cảm xúc trong giọng hát của Ngọc Lan vì cô hát với tâm hồn của mình.

Chẳng hạn như “Người chết trở về”, của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Ngọc Lan hát với những hơi thở nặng nề, nhất là những đoạn cao, “Tình trăm năm cho tình ngắn trên trần gian / Tình trọn nghĩa yêu đương”. Ít khi Ngọc Lan trình bài một ca khúc cô lên cao quá mức và để lộ nhịp thở của mình. Hơn nữa, bài này dài hơn bảy phút rưỡi.

Còn “Chiều trên phá Tam Giang”, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ từ thơ của Tô Thùy Yên, Ngọc Lan hát rất thấp hai câu đầu, “Chiều trên phá Tam Giang / Em sực nhớ rằng”, nhưng cô nhảy qua một octave để lên, “Nhớ ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ / Đến bất tận, anh ơi, anh ơi”. Khác với tác giả, trong khi ca sĩ Nhật Trường nhấn mạnh chữ “sực” thì cô lại nhả mềm mại đến nỗi thoáng nghe qua như “sợc nhớ”. Đồng thời cô đỗi “nhớ anh” thành “nhớ rằng” nghe gần gũi hơn một tí. Hơn nữa cô chuyên chở từ giọng thấp lên thật cao khiến cho “niềm nhớ” cô hát da diết hơn.

Hai nhạc phẩm nữa của Trần Thiện Thanh mà cô hát rất nồng thắm là “Anh về với em” và “Chuyện hẹn hò”. Bài hòa âm của “Anh về với em” qua điệu rumba rất thu hút, nhất là tiếng kèn saxophone. Còn “Chuyện hẹn hò”, chứng minh cách xử lý nhạc bolero khéo léo của cô. Cô hát không mùi mẫn cũng không sầu thảm nhưng vẫn giữa được sự nồng nàn và thơ mộng: “Em cứ hẹn chiều mai rồi lại không thấy em / Áo ai bay hờ hững đi vào đêm”. Và một lần nữa cô sửa “Áo ai xanh” thành “Áo ai bay”, chứng tỏ cô chú trọng vào ca từ rất kỹ.

“Xin dìu nhau đến tình yêu” của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng đem đến sự ngạc nhiên qua cách xử lý một ca khúc trữ tình thật dịu dàng của Ngọc Lan. Khi nghe cô hát, “Người đem giọng ca để xóa đau thương / Mà sao đời em chỉ biết cô đơn”, tôi cảm nhận được đó là “Tiếng ca khắc khoải đêm đêm”. Theo như lời nhận xét của cố ca nhạc sĩ Nhật Trường, đây là một phong cách và đặc điểm của “trường phái Ngọc Lan”.

Ngọc Lan và những bài tình ca

Ngọc Lan và những bài tình ca do trung tâm Nhã Ca thực hiện, chính xác hơn là Ngọc Lan và những bài sầu ca. Album được mở đầu với “Khúc mưa sầu” và tôi đã nghe nhạc phẩm này rất nhiều lần mà cứ nghĩ là một ca khúc Nhật được dịch sang lời Việt. Nhạc cụ nhạc sĩ Trung Nghĩa dùng cho bài hòa âm nghe rất Nhật nhưng ca từ của Trần Duy Đức rất đẹp và không thể nào là bài dịch: “Biệt ly gởi gấm đôi lời / Trời mưa ru mảnh hồn rời / Hồn rời xa mãi ngàn khơi / Sầu người viễn xứ tả tơi”. Câu cuối nghe Ngọc Lan hát ngọt ngào nhưng sầu vô cùng cho những người xa xứ.

Rồi đến “Tình buồn” của nhạc sĩ Đỗ Lễ, Ngọc Lan cất lên tiếng hát mong manh cùng nỗi sầu: “Đường em đi… / Đường xa vắng buồn / Đôi mắt nhìn nhau / Không nói một câu”. Qua đến “Chuyện một tình yêu” của nhạc sĩ Đỗ Lễ, Ngọc Lan dạo bốn câu: “Nói đi anh để lòng nguôi nỗi sầu / Khóc làm chi cho đau đớn người đi / Cho héo úa xuân thì / Anh âm thầm chia ly”. Giọng cô đọc cũng không kém truyền cảm như giọng cô hát, và cô song ca với nam ca sĩ Vũ Khanh rất thích hợp qua ca khúc này.

“Thoát Ly” (Quốc Dũng) và “Chiều Tàn” (Lam Phương) chuyển hướng qua nhịp điệu cha cha cha để thay đổi không khí. Lúc mới nghe giai điệu của “Mùa hoa Anh Đào”, tôi cũng tưởng đâu là một ca khúc tiếng Nhật nhưng là bài của nhạc sĩ Thanh Sơn. “Tan vỡ” (Đào Duy) tiếp tục với nhịp điệu bolero dịu dàng và tiếng hát Ngọc Lan thật nồng nàn. “Tình khúc cho anh” (Lê Uyên Phương) được nhạc sĩ Trung Nghĩa hòa âm với nhịp điệu tươi vui trước khi Ngọc Lan trở lại với một bài sầu ca não nề, “Sang Ngang” của nhạc sĩ Đỗ Lễ. Tuy nhiên Ngọc Lan không hát với một người mất hết tất cả, mà cô hát với một chút hy vọng, “Thôi nhé em ơi / Tình đã lỡ rồi / Buồn cũng thế thôi / Anh nén chua cay / Nhìn em khóc than / Tình duyên bẽ bàng”.

Riêng bài cuối trong album, “Một chút quà cho quê hương” của nhạc sĩ Việt Dzũng, đã đem đến cho tôi một cảm xúc xót xa lần đầu tiên được nghe. Tôi không nhớ rõ đã từng nghe ca khúc này lúc nào, mà chỉ nhớ những ca từ của Việt Dzũng đã in sâu vào đầu óc của tôi qua tiếng hát Ngọc Lan. Giọng hát của cô mềm mại và ân cần và nhất là hai câu: “Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy / Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình”.

Vì yêu “Một chút quà cho quê hương” tôi đã mạo muội tạo ra một cái slideshow dùng hình ảnh Ngọc Lan với hình ảnh của chiến tranh cùng lời Anh để phụ hoạ cho tác phẩm multimedia của mình. Tôi không để ý gì đến những bàn luận về chiến tranh và cũng không có ý tuyên truyền gì cả. Tôi chỉ lấy nguồn cảm hứng từ giọng hát của Ngọc Lan. Tôi không biết lúc Ngọc Lan thu âm ca khúc này, cô đã nghĩ gì, hay cô cũng chỉ đơn giản lấy nguồn cảm xúc từ lời ca. Nếu nhìn về phần nghệ thuật và gác qua phần chiến tranh, Ngọc Lan hát bài này với tất cả tâm hồn và nội tâm nhưng vẫn giữ được sự tự nhiên và mượt mà. Cô đã trình bài một cách vẹn toàn từng câu từng chữ và vì thế tôi đã quyết định tạo ra một dự án riêng vào năm 2003 sau khi thành lập trang nhà iLoveNgocLan.com không bao lâu. Gần hai mươi năm xem và nghe lại, tôi vẫn rung động bởi tiếng hát của Ngọc Lan.

Ngọc Lan & Tuấn Ngọc: Tôi với người đã quên

Tôi yêu quý tiếng hát Ngọc Lan và kính nể tiếng hát Tuấn Ngọc. Hai giọng ca với hai phong cách khác nhau trong làng âm nhạc Việt Nam. Ngọc Lan hát tự nhiên như thở không áp dụng kỹ thuật. Ngược lại Tuấn Ngọc dùng kỹ thuật rất tinh tế. Anh thường lên nửa tông cao hơn nốt nhạc đã viết nhưng vẫn luôn giữ được một ngữ điệu (cadence) mạnh mẽ. Đặc điểm của anh là ứng dụng chất rung (vibrato) rất tế nhị, không như những ca sĩ khác rung hơi quá nên nghe chói tai. Còn Ngọc Lan thì ý khi dùng kỹ thuật rung nên nghe cô hát rất êm tai.

Tuy Ngọc Lan và Tuấn Ngọc có hai đường lối khác nhau nhưng hai tiếng hát có thể quyện vào nhau qua sự thu hút trong đối lập (opposites attract). Hơi tiếc là album Tôi với người đã quên do Mây Productions phát hành năm 1993, Ngọc Lan và Tuấn Ngọc chỉ song ca nửa bài trong liên khúc “Bài không tên cuối cùng & Sao đành xa em”. Tuấn Ngọc bắt đầu với ca khúc của nhạc sĩ Vũ Thành An và phần điệp khúc được Ngọc Lan hát bè. Họ chỉ song ca phần thứ nhì trong ca khúc của Nguyệt Ánh. Còn “Ru em bằng tiếng sóng” của nhạc sĩ Dương Thụ, Tuấn Ngọc chỉ hát bè cho Ngọc Lan.

Tuy nhiên Tôi với người đã quên là một sản phẩm âm nhạc chất lượng từ giọng hát đến hòa âm và phối khí. Phải soạn cho dàn nhạc để hộ tống hai giọng hát hàng đầu lúc bấy giờ chắc là một áp lực lớn cho người nhạc sĩ hòa âm, nhưng dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Duy Cường thì không thể nào không thành công rực rỡ về việc phối dàn nhạc. Đáng chú ý là ca khúc “Lặng lẽ nơi này” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Phần kết hợp giữa tiếng đàn dương cầm, dàn dây, và phần nhịp điệu rất tài tình. Phần song tấu giữa đàn cello và piano thật tuyệt vời. Tiếng hát Ngọc Lan, “buồn như giọt máu”, cho ta nếm thử vị ngọt đắng của tình yêu, “Tình yêu mật ngọt / Mật ngọt trên môi / Tình yêu mật đắng / Mật đắng trong đời.”

Đáng lý ra tình khúc “Hãy yêu như chưa yêu lần nào” của nhạc sĩ Lê Hựu Hà phải để cho Ngọc Lan hát mới hợp vì bài này thường ca qua giọng nữ như Ý Lan và Lâm Thúy Vân. Tuy nhiên Tuấn Ngọc có cách xử lý riêng của anh. Được phần đệm của dàn nhạc, Tuấn Ngọc biến ca khúc thành một tình khúc lãng mạn của riêng mình, nhất là khi anh hát đoạn: “Hãy cho anh môi hôn nồng nàn / Lỡ mai sau duyên ta muộn màng / Sẽ không ai trách ta vội vàng / Mới yêu đây nay sao phũ phàng”. Anh nhấn mạnh chữ “trách” như muốn trách người yêu mình không mau trao cho anh đôi môi nồng nàn, ngại ngùng chi lời trách móc của người ngoại cuộc.

Ngọc Lan trình bài ca khúc “Em xin làm cỏ lạ” của nhạc sĩ Mai Anh Việt với cảm xúc tha thiết để giữa lại bước chân của người mình yêu, “Đừng đi anh ơi / Bên kia gió đâu có gì xôn xao / Bên kia nắng đâu có còn lung linh / Bên kia trời đâu có nhiều trăng sao”. Bao nhiêu đó mà còn không thiết phục được chàng thì nàng dùng đến chiêu, “Em xin làm cỏ dại đón bước chân anh / Em xin làm tàng cây che mát thân anh”. Chàng nào mà nỡ lòng ra đi?

Từ hai giọng hát Ngọc Lan và Tuấn Ngọc đến sự đóng góp của Duy Cường, Tôi với người đã quên đúng là một tác phẩm để đời. Gần 30 năm nghe lại không những không bị nhạt phai theo thời gian, mà còn đậm đà hơn thuở ban đầu.

Ngọc Lan: Suối nước mắt

Những năm đầu của thập niên 90, trung tâm băng nhạc hải ngoại xôn xao sản xuất đĩa nhạc. Mỗi trung tâm đều có một người nhạc sĩ chính (hoặc giám đốc âm nhạc) phụ trách về phần hòa âm và phối khí. Chẳng hạn như Asia có Trúc Hồ, Thuý Nga có Tùng Châu, Hải u có Quang Nhật, Văn Sơn có Huỳnh Nhật Tân, Tình có Đồng Sơn, và Người Đẹp Bình Dương có Lê Đức Cường. Mỗi người nhạc sĩ đều có tài nghệ và sắc màu riêng. Khi nghe âm nhạc của Asia, chúng ta nghĩ ngay đến Trúc Hồ mặt dù Asia có một số nhạc sĩ hoà âm khác như Trúc Sinh, Sỹ Đan, và Vũ Tuấn Đức. Khi nghe những bài của Người Đẹp Bình Dương, chúng ta nhận ra ngay tài nghệ của nhạc sĩ Lê Đức Cường, đặc biệt là những bài hoà âm với nhịp điệu khiêu vũ.

Hôm qua nghe lại album Ngọc Lan với tựa đề Suối nước mắt (Người Đẹp Bình Dương Gold Volume 2), tôi như được quay trở lại vũ trường của những năm giữa 1990. Album được mở đầu với “Người tình Nam Mỹ” qua nhịp điệu cha cha cha nhộn nhịp và tiếng kèn trumpet và trombone ríu rít bên nhau. Giọng hát dịu dàng của Ngọc Lan chiếm ngay tâm hồn tôi trong câu đầu, “Là mặt trời mùa xuân Nam Mỹ”. Nghe cô phát âm dấu ngã chữ “Mỹ” mà tôi cũng muốn tan rã.

Ca khúc “Chiều tím” (nhạc Đan Thọ, thơ Đinh Hùng) được hoà âm với vũ điệu rumba lả lướt. Ngọc Lan mà hát rumba thì khỏi phải bàn rồi, nhưng vẫn phải nhắc tới câu cuối, “Người đi hướng nào? Tìm trong chiêm bao / Tóc bay dài, gió viễn khơi”. Đấy, lại là dấu ngã trong chữ “viễn” cô nhả thật dễ thương.

“Đừng hỏi vì sao tôi buồn” (Bảo Thu) được hòa âm với điệu boston nồng nàn, sâu lắng, và Ngọc Lan hát với một tâm trạng bùi ngùi: “Lòng buồn nhìn theo xác pháo / Tiễn người yêu bước ra đi / Lòng tôi lạnh lẽo cô đơn / chớ hỏi vì sao tôi buồn.” Lại dấu ngã trong chữ “tiễn” của cô nghe thật xót xa.

Bài tango “Làm sao em khóc” (Nguyệt Ánh) và paso “Môi tím” (Nhạc Hoa, lời Việt của Khúc Lan) là hai nhịp điệu không thể thiếu trong vũ trường. Cách hòa âm sôi nổi của Lê Đức Cường cùng tiếng hát quyến rũ của Ngọc Lan như mời gọi những ai thích khiêu vũ đặc ly rượu xuống bàn, nắm lấy tay người yêu, và dìu dắt nhau tiến đến sàn nhảy.

“Tình yêu đắm say”, một tình khúc tiếng Pháp với nhịp điệu pop ballad, đầy chất lãng mạn. Đặc biệt trong phần hòa âm có tiếng guitar bass ấm áp đệm cho giọng hát ngọt ngào của Ngọc Lan. Cô hát tiếng Pháp thì khỏi chê rồi, nhưng thú thật tôi có biết gì về Pháp ngữ đâu mà nhận xét. Còn tiếng Việt thì cô hát như một phụ nữ đang yêu, “Gần bên anh ước ao gần mãi / Xin chớ xa em hỡi người yêu dấu”. Lại dấu ngã trong chữ “mãi” của cô làm tôi say đắm.

Tuy Người Đẹp Bình Dương không quảng bá sản phẩm này dành cho những người đam mê khiêu vũ nhưng những ca khúc trong album này đều có thể dùng để nhảy. Với những phần hòa âm tươi đẹp của nhạc sĩ Lê Đức Cường, Suối nước mắt cho ta nghe được sự đa dạng của Ngọc Lan. Dù cha cha cha cha hay rumba, paso hay tango, boston hay pop ballad, cô uyển chuyển giọng hát của mình vào các nhịp điệu một cách nhẹ nhàng thoải mái và rất Ngọc Lan.

Ngọc Lan tình tự nhạc Ngô Thụy Miên

Sau khi iLoveNgocLan.com chào đời vào năm 2003, tôi muốn đóng góp thêm trong phần multimedia để trang nhà thêm phong phú. Đến năm 2004 tôi mới tạo ra một dự án slideshow dùng phần mềm Flash để kết hợp hình, nhạc, và chữ. Đáng tiếc là công nghệ Flash Player bị lỗi thời và biến mất trên mạng nên tôi chuyển slideshow qua video và đăng lên YouTube để lưu niệm. Giờ đây, 18 năm sau, xem lại bao ký ức ùa về.

Khi thiết kế slideshow, thách thức lớn nhất là chọn bài hát. Trong kho tàng âm nhạc của Ngọc Lan có khoảng 800 ca khúc, biết bài nào mà dùng. Nhưng một trong ca khúc tôi để ý đến thời điểm đó là “Tình khúc buồn” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Phần nhạc dạo mở đầu với nhịp trống dồn dập cùng tiếng đàn guitar điêu luyện như một âm phổ mở đầu cho một bộ phim, rất đúng với ý tưởng làm slideshow của tôi. Tuy nhiên, cái đặc điểm để tôi quyết định chọn ca khúc này chỉ có một chữ. Tôi mê cách Ngọc Lan phát âm chữ “quyện” khi cô hát, “Em như vạt lụa đào quyện ta lời thì thào”. Thú thật lúc đó tôi chưa hiểu rõ chữ “quyện” nghĩa là gì. Lúc tôi định cư ở Mỹ chỉ mới học hết lớp năm ở Việt Nam và tôi đã phải tạm gác lại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để tập trung học ngoại ngữ. Hơn nữa tôi là người Nam nên chưa bao giờ dùng chữ “quyện” cả, chỉ dùng chữ “dính” thì phải. Thế là tôi phải tra từ điển để tìm hiểu chữ Việt phong phú. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên dùng chữ “quyện” rất khéo léo trong lời nhạc của mình, nên trong slideshow tôi cũng muốn hình ảnh và tiếng hát của Ngọc Lan “quyện” vào nhau. Từ đó tôi chú ý đến ca từ trong tình ca của người nhạc sĩ tài hoa này để cố gắng học lại tiếng mẹ đẻ của mình, và tôi đã khám phá ra lời nhạc của ông rất lãng mạn.

Chẳng hạn như “Niệm khúc cuối”, ca từ của ông quá tình tứ: “Cho tôi xin em như gối mộng / Cho tôi ôm em vào lòng / Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng / Yêu thương vợ chồng”. Giọng hát êm ái của Ngọc Lan như giúp người con trai nói lên những gì con tim muốn thổ lộ với người mình yêu: “Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời / Cũng đã muộn rồi / Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn yêu em”. Cô kết thúc câu cuối một cách thiết tha, dịu dàng và giữ nguyên lời của tác giả chứ không đổi thành “xin vẫn yêu anh”. Đáng tiếc bản hòa âm không thích hợp. Từ nhịp điệu đều đều như công nghệ điện tử đến tiếng đàn electronic keyboard nhừa nhựa như đang đánh cho tiệc cưới, bài phối không tỏa sáng thêm giọng ca của Ngọc Lan.

“Dấu tình sầu” cũng bị rơi vào tình trạng giống như thế. Ngọc Lan gửi hết tất cả tâm hồn vào ca từ của Ngô Thụy Miên và cô lên những nốt cao của ông rất hồn nhiên, nhất là câu đầu, “Chiều còn vương nắng để gió đi tìm”. Nhưng đến câu “Đàn dâng tiếng phong kín tuổi buồn / Đường hoang vắng cho lá về nguồn”, tiếng hát của cô bị tiếng rít của đàn synthesizer lấn át đi. “Bản tình cuối” cũng bắt đầu với tiếng đàn electronic keyboard ré lên the thé. Đỉnh cao nhất trong ca khúc là, “Ngày nào đời cho ta biết… tình là… đắng… cay…” Cô lên nốt cao gọn gàng (không phô trương một số ca sĩ hát sau này) và cô thả ngay chữ “cay” để nó tan biến vào khoảng trống chứ không dây dưa. Phần dạo của bài, tiếng kèn tenor saxophone cũng độc tấu lại đoạn đó. Khúc đầu rất mạnh mẽ nhưng tới “tình là… đắng… cay…” thì bị yếu xuống hẳn.

Mỗi ca khúc thu âm, Ngọc Lan luôn thổi vào những không khí tươi mát và hồn nhiên từ giọng hát ngọt ngào và êm dịu của mình. Ngọc Lan trình bài những tình ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, như “Từ giọng hát em”, “Bài tình cho em”, “Mùa thu cho em”, “Giọt nước mắt ngà”, “Mắt biếc”, và “Giáng ngọc”, cũng đầy tính chất Ngọc Lan. Tuy nhiên không phải bài nào cũng được vẹn toàn bởi những bài hoà âm phối khí không “quyện” vào giọng hát của cô.