Yaeji: With a Hammer

I recently discovered Yaeji’s With a Hammer through Amazon Music. Yaeji has saccharine vocals. Her phrasings are both exotic and eccentric trading lines between English and Korean. The productions are the elements that pulled me in. I am hooked on the electronic dance, jungle beats. With a Hammer is an impressive debut with consistent tracks throughout the album. I enjoyed it immensely.

Elvis Phương: 60 năm ca hát

Để đánh dấu 60 năm ca hát của nam ca sĩ Elvis Phương qua album này thì thật là đáng tiếc. 13 ca khúc và hai bonus tracks không thể nào đủ để đại diện cho khoảng đường dài trong nghệ thuật của anh. Qua 60 năm, chất giọng của anh vẫn khỏe mạnh. Cách hát và cách phát âm của anh vẫn không thay đổi nên nghe cũng có gì lạ tai. Những bài hòa âm không đạt lắm. Một cơ hội bị lỡ.

Hồng Nhung Đỗ: Tôi ru em ngủ

Giọng Hồng Nhung Đỗ tốt và những bài phối khí cũng chất lượng. Một album nhạc Trịnh hoàn hảo. Thế nhưng lại nghe không thấm thía. Chắc có lẽ tôi đã nghe quá nhiều album Trịnh Công Sơn và mỗi lần nghe một sản phẩm mới tôi khao khát được nghe những gì khác lạ hơn. Chứ cứ hát đi hát lại nhạc Trịnh như xưa nay thì cũng không có sự thay đổi gì. Album này hay nhưng thiếu đặc điểm riêng.

Phương Phương Thảo: Lệ xa người

Phương Phương Thảo hát nhạc trữ tình không theo giai điệu bolero mà theo phong cách thính phòng. Với tiếng đàn guitar của nhạc sĩ Vĩnh Tâm và nhạc sĩ Hoàng Vũ Anh Tuấn, Phương Phương Thảo thổi làng gió nhẹ nhàng và ngọt ngào vào những tình khúc để đời của nhạc sĩ Lam Phương như “Thành phố buồn”, “Giọt lệ sầu”, “Phút cuối”, và “Chờ người”. Tuy Phương Phương Thảo trình bài những ca khúc của các nhạc sĩ khác cũng rất tới, nhưng ước gì cô dành trọn vẹn album acoustic này cho cố nhạc sĩ Lam Phương với những ca khúc như “Duyên kiếp”, “Tình bơ vơ”, “Một mình”, “Cỏ úa”, và “Đường về quê hương”.

Hôm qua trên đường lái xe từ tiểu bang Vermont đầy băng tuyết về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn ấm áp, tôi nghe Lệ xa người mà lòng hướng về quê hương. Dù bất cứ nơi nào trên thế giới, nghe tình khúc của cố nhạc sĩ Lam Phương là không thể nào không cảm nhận được Việt Nam vì nhạc của ông từ lời ca đến giai điệu đến tâm hồn luôn đậm nét Việt Nam.

Donny Truong Presents Vietjazz

In 2008, I began collecting Vietnamese songs arranged in jazzy styles for my own listening pleasure. Then I lost motivation and just stopped. As the years went on, more Vietnamese songs produced with jazz flavors. I recently picked it up where I left off.

I am curating 127 songs and I would like to share my collection with anyone who would be interested in listening to Vietjazz. I want to create a simple music app or a webpage that would stream these songs randomly. It would be great for long road trips. Unfortunately, I haven’t figured out how to create a simple music app. I could create a webpage, but the bandwidth to host these songs will put a hole in my pocket.

I am thinking of just to create a simple page with all the songs information listed, but I don’t know if that’s useful or not. Nevertheless, I spent a couple hours this morning typing up all the song titles, songwriters, and singers. I even put in the styles for each song. I did all of this on my Apple Music App. Then I uploaded to my YouTube Music account. YouTube Music allows me to share the playlist, but listeners would need a YouTube Music account to access it. If you like to check out the playlist, sign up a free YouTube Music account.

I will continue to add more songs in the future and I will continue to think about making the free streaming music app. It would definitely be a good learning experience. If you have any suggestion about making the app, hit me up. For now, you can enjoy Donny Truong Presents Vietjazz on YouTube Music.

Nhật Thảo: Những ngày thơ mộng

Âm nhạc Việt Nam vẫn bị trong tình trạng ca sĩ mới hát nhạc xưa. Ca sĩ mới nhiều đến nỗi tôi không thể nhớ tên. Còn nhạc mới thì dường như tôi chưa từng được nghe một bài nào trong vòng 5 năm gần đây. Chắc tôi theo giỏi âm nhạc không đúng chỗ hoặc cách nghe nhạc của tôi bị lỗi thời.

Tôi không nghe nhạc đơn (single) mà chỉ thích chiêm ngưỡng trọn vẹn một album. Thường thì ca sĩ thu âm album chỉ hát nhạc xưa. Chẳng hạn như Nhật Thảo với Những ngày thơ mộng. Giọng của cô cũng rất là già dặn và cô trình bài “Bão tình” (nhạc Hoàng Trọng & lời Duy Viêm) rất thấm cùng với lối hòa âm rất mộc của Đạo Nguyễn. Cô hát “Kiếp nào có yêu nhau” (nhạc Phạm Duy & thơ Minh Đức Hoài Trinh) hơi bị run. Tôi không hiểu vì lý do gì vì phần orchestration của Đạo Nguyễn cũng rất nhẹ nhàng. Nhưng anh đem lại một bất ngờ khi cho tiếng súng nổ vào phần hòa âm của mình.

Nam ca sĩ Tuấn Anh không những được song ca với Nhật Thảo qua ca khúc “Một ngày không có em” (nhạc Y Vân & lời Nguyễn Long) mà còn được hát đơn ca khúc “Bước chân dĩ vãng” (Nguyễn Hiền & Lan Đài). Với giai điệu blues ngà ngà say, Tuấn Anh cướp đi phần trình diễn của ca sĩ chính trong album.

Ngọc Linh: Tự tình

Rất hiếm mới được thưởng thức một album Việt jazz trọn vẹn từ đầu đến cuối. Ngọc Linh đã thành công trong lĩnh vực này với album Tự tình. Với chất giọng ấm áp nồng nàn, Ngọc Linh chuyên trở dòng nhạc tình đầy cảm xúc và lãng mạn. Tuy nhiên, Tự tình được nâng cao nhờ phần hòa âm và phối khí đặc sắc của Phan Cường, Hữu Hiệp, và Thiện Trần. Dĩ nhiên không thiếu sự cống hiến quan trọng của các nhạc sĩ chơi nhạc cụ.

Đã nghe qua một số nam ca sĩ trình bài nhạc phẩm “Vì đó là em” (Diệu Hương) và cách hát của Tuấn Ngọc thì đỉnh rồi nhưng phần hòa âm cho anh không đạt so với âm hưởng blues trong version cho Ngọc Linh. Từ bài pop ballad mà phối lại với blues jazz nghe hơi bị phê.

“Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa / Người lưa thưa chìm dưới sương mù”, nghe Ngọc Linh hát câu này với tiếng jazz khiến cho người nghe có thể cảm nhận được cái “Thành phố buồn” của nhạc sĩ Lam Phương. Chắc tại “Tôi đưa em sang sông” (Y Vũ và Nhật Ngân) mà đi tửng tửng theo điệu funk nên “Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa thay con thuyền?” mà cũng chẳng biết.

Dường như bài hoà âm nào cho “Ảo ảnh” (Y Vân) cũng theo điệu bossa nova nhưng version cho Ngọc Linh được hương vị Latin đậm đà. Tình khúc lãng mạn, “Tình tự mùa xuân” (Từ Công Phụng), được pha một chút blues jazz vào cho thêm phần thấm thía.

Tự tình là một album tôi sẽ nghe đi nghe lại nhiều lần trong năm 2023.

Ngân Thùy: Cho người tình trăm năm

Giọng của Ngân Thùy cũng tốt nhưng thiếu nét riêng. Nếu như phải đoán giọng ca của cô thì chắc sẽ không dễ dàng nhận ra trong một rừng ca sĩ của âm nhạc trong nước. Tôi cũng rất thích lối hoà âm và phối khí của nhạc sĩ Đạo Nguyễn nhưng trong album này không hiệu quả lắm. Những bài phối của anh chỉ nhẹ nhàng theo sao giọng hát của Ngân Thùy chứ không làm tăng thêm phần trình bài của cô. Ngân Thùy hát lại những ca khúc cũ với lối hoà âm hơi bị smooth quá.

Minh Thu: Môi kề bờ môi

Một album acoustic mộc mạc chỉ giọng hát của Minh Thu và tiếng đàn guitar. Giọng hát của Minh Thu đầy chất khói và cô hát “Quê nhà” của nhạc sĩ Trần Tiến rất thấm. Cô trình bài các ca khúc khác cũng tốt nhưng chỉ đơn giản với tiếng đàn mộc nên bị buồn tẻ.

Xuân Hảo: Tình trầm 5

Chất giọng của Xuân Hảo trầm ấm nhưng cách hát của anh vẫn hơi bị cứng. Chẳng hạn như khi anh trình bài “Mộng dưới hoa” (nhạc của Phạm Đình Chương và thơ của Đinh Hùng) và “Tôi đi giữa hoàng hôn” (Văn Phụng), anh hát hơi bị ngượng nghịu một tí. Riêng “Cô hàng nước” (Vũ Minh) thì cái flow của anh rất đẹp. Đạo Nguyễn dùng dàn nhạc để phối khí bài này rất tuyệt—nhất là khi tiếng sax vu vơ theo sao giọng ca trầm của nam ca sĩ. “Cô hàng nước” là ca khúc nổi bật nhất trong album này.