Cao Nguyên: Ba dòng thơ

Tập thơ mới của anh Cao Nguyên được thiết kế với rất nhiều khoảng trắng (white space). Mỗi trang dàn trải (page spread) chỉ có một bài thơ. Mỗi bài thơ gồm có ba dòng, chẳng hạn như thể loại haiku:

cao nguyên rộn ràng quá
sẽ thức giấc nàng thơ, nàng thơ
còn ngủ trong thơ mưa

Nhưng anh không chỉ dừng lại ở haiku, có bài chỉ có ba chữ:

chút vu vơ
chút ngu ngơ
chút thơ thơ

Hoặc năm chữ:

gió mùa xuân màu xanh
gió mùa đông màu đen
gió mùa thu màu em

Cách chơi chữ của anh rất thú vị. Thí vụ như cách anh dùng tiếng Anh cùng tiếng Việt:

an apple a day
keeps the doctor away. thôi
ăn apple. em ôi!

Với những người xa quê hương từ nhỏ như tôi muốn học lại tiếng Việt, đây là quyển sách lý tưởng để đọc và tập làm thơ. Làm liền ba dòng bốn chữ:

đọc tới đọc lui
đọc xuôi đọc ngược
đọc mãi vẫn được

Thy Lan Thảo: Chút tình chút ý

Nghe tên tưởng tác giả là phụ nữ nhưng là đàn ông. Tập thơ phát hành năm 2005 có được bài “Về gặp lại em” ấn tượng:

Ta về em gái một con
Đường xưa cỏ úa lối mòn êm chân
Nằm đêm ngó ý bâng khuâng
Tay ôm em bỗng châu thân rã rời
Giòng xuôi nước ngược chia đời
Tám năm ai có trách lời đợi mong
Má xưa sắc vẫn nắng hồng
Mắt xưa mi vẫn nét cong tuyệt vời
Thì thôi cũng một nụ cười
Kệ đời mưa gió tả tơi bước về

Còn nhiều bài thơ khác đa số là về người mẹ còn ở lại quê hương. Đọc cũng được nhưng phải phê bình rằng bìa sách thiết kế không được ấn tượng nhất là cách dùng chữ.

Thương Anh: Quê-hương và em

Tập thơ của Thương Anh đọc như “Người đẹp và quái vật (Beauty and the Beast)”. Em là người đẹp và quê hương giờ đây như quái vật. Đùa tí cho vui thôi. Hoàn toàn trân trọng cảm nhận riêng của tác giả về đất nước Việt Nam. Thơ viết về em thì thơ mộng và lãng mạn. Chẳng hạn như “Lục Bát Thiết Tha”:

Ru em đã có anh đây
Gom mây đan lại chiếu mây em nằm
Hái sao anh kết thành chăn
Giữ cho em khỏi giá băng đêm nầy

Gối đầu bằng mảnh trăng đầy
Mong em nhiều mộng đắm say giấc nồng
Đời em đã có anh trông
Hãy ngoan giấc ngủ tươi hồng cánh môi

Bờ mi khép lại quên đời
Anh ru em ngủ trong lời gối chăn
Dù cho đời có bâng khuâng
Ngủ đi em nhé! anh ngăn muộn phiền

Nhìn em trong giấc ngủ yên
Tim anh giữ trọn dáng hiền thơ ngây
Mong đừng gió thoảng qua đây
Cuốn đi giấc mộng lấy đâu anh đến

Những bài thơ in trên chữ hoa hơi khó đọc một tí. Lời thơ thì đẹp, trôi chảy, và dễ hiểu.

Phan Thị Ngôn Ngữ: Dùng dằng

Tập thơ lục bát của Phan Thị Ngôn Ngữ mở đầu, “Quê hương sau cuộc chiến chinh / Tang thương vận nước điêu linh phận người”. Gần đây tôi đọc thơ của những tác giả sống ở hải ngoại, ai cũng viết về quê hương với nỗi đau xót xa và nỗi căm hờn. Cũng may là cô PTNN đổi sang những đề tài khác như “Ra phố nhặt đời”:

Sáng ra phố nhặt mặt trời
Nhặt trong vô lượng những lời u minh
Rưng rưng cúi nhặt bóng mình
Đã trần ai khốn chông chênh tháng ngày

Bạt ngàn mỏi vết chim bay
Níu hư vô hỏi cao dày tầng không
Xa thuyền níu bóng hỏi sông
Khuất người níu mộng hỏi lòng đầy vơi

Sáng ra phố nhặt tình đời
Nhặt tâm vọng động nhặt lời vong ân
Đa đoan trầm ngải bao lần
Quẩn quanh mê lộ cũng ngần chiêm bao

Trăng đùa nhành trúc hư hao
Gió ru đêm lạnh thì thào ngõ quanh
Phố khuya đèn thức ngọn xanh
Hồn ta chiếc lá đoạn cành tiếc sương.

Thơ của cô đẹp, truyền cảm và cách xếp chữ của cô flow rất suôn sẻ và êm dịu. Sách bên trong thiết kế rất sang trọng. Chữ dễ đọc và rất nhiều chỗ trắng (white space). Đáng tiếc là thiết kế trang bìa không được ấn tượng.

Điều thú vị là tác giả ở thành phố Annandale rất gần chỗ tôi đang cư ngụ. Hôm nào ghé qua thọ giáo.

Chinh Nhân: Khóc cho quê hương

Khóc cho quê hương là những “lời căn hờn của người tị nạn” Chinh Nhân. Quả nhiên thơ của tác giả chứa chất quá nhiều căm hờn và căm giận cho nơi chôn nhau cắt rốn ông đã bỏ đi. Đọc hết tập thơ của ông chỉ có được vài bài không nặng ký. Chẳng hạn “Ngâm khúc đất đồng” rất đẹp. Ông viết:

Ầu ơ!!! σ…

Quê Hương mình đất đồng sâu nước đọng
Ngửa mặt nhìn bầu trời rộng bao la
Nước dâng lên rau muống nổi là đà
Dây bìm bịp ngẩng đầu leo trên lá

Mẹ quá già trái tim thành sỏi đá
Mái nhà tranh tá túc với nương rau
Có những khi cơm thiểu trước hụt sau
Tình đồng bào phải đùm bọc cho nhau

Cơn buồn tủi lẻn vào lòng chua xót
Đàn chim sẻ thiếu ăn nên biếng hót
Lượm thóc thừa lót dạ đỡ qua ngày
Mơ trời xanh tung cánh lướt bay hoài

Tôi đã sống trên đất Mỹ gấp ba lần những chuỗi ngày tôi sống trên đất Việt nên tôi không còn coi nặng về những hận thù nữa. Đọc thơ Chinh Nhân tôi chú ý đến cách gieo vần hơn là ý trong thơ.

Nguyên Tú: Mộng Xuân

Tập thơ xuân của Nguyên Tú nói lên nỗi niềm tha hương, nỗi nhớ quê nhà, và nỗi căm thù. Cá nhân tôi thích đọc những bài thơ tình nhẹ nhàng như “Xuân em”:

Xuân em đẹp nét lạ thường
Bút tô mầu mắt lệ vương ngang trời
Mọng môi nhạt cánh hồng ôi
Chiều mây hong mái tóc ngồi thẩn thơ
Gió buông nắng ngả lưng chờ
Cỏ lao xao động dáng thờ thẫn trông
Bước em về xóa trời đông
Bước ta cùng lối tình không ngăn rời
Bên nhau xuân tiếng ru hời
Vào êm giấc ngủ mộng thời lan trôi
Hoa xuân trồi nhánh bên đồi
Nụ e ấp gởi làn môi thơm nồng.

Đọc để nhớ thương chữ Việt của mình.

Nguyễn Nhật Ánh: Đảo mộng mơ

Với niềm tin và tưởng tượng, một đống cát có thể biến thành một hòn đảo mộng mơ. Truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh đưa ta về với tuổi thơ đầy thơ mộng. Phải chi giờ đây đám nhỏ dùng đầu óc tưởng tượng ra những trò chơi đầy thú vị thay vì chứ chuối đầu vào máy. Mỗi thời mỗi khác biết làm cách nào bây giờ. Thôi thì tìm những quyển sách như vầy để lui về thời thơ ấu. Những ai thích truyện Nguyễn Nhật Ánh thì không thể bỏ qua câu chuyện thật dễ thương này.

Whitney Hanson: Home

In her lyrical Home, Hanson leaves plenty of space on the page to let readers pause, breathe, and heal. What a beautiful book of poetry on heartbreak. I enjoy it immensely even though I am not heartbroken.

Việt Thanh Nguyễn: The Man of Two Faces

Việt Thanh Nguyễn is damn fine writer. I enjoyed his novels, but admired his memoir. His prose commands attention and I couldn’t stop reading his remarkable The Man of Two Faces. As a literary critic, he tackles colonialism, capitalism, and racism head on. As a son, he writes eloquently about his parents. As a Vietnamese American, he holds nothing back from the true meaning behind the American Dream. This memoir is a prerequisite reading for Asian Americans and a required reading for all Americans.

A Few Notes

Nguyễn writes about AMERICAMT:

a pro-life nation,
indivisible, under God,
has watered its dark fields
with blood spilled from
colonization,
genocide,
slavery
& war.

Nguyễn writes about bad Vietnamese refugees:

Taking welfare benefits while working for cash in the ethnic economy? Receiving government housing subsidies while renting out rooms to even poorer refugees? Faking marriage to get immigration status? Faking divorce so supposedly single parents and their children could get additional benefits? Faking car accidents and injuries for insurance money, and treating nonexistent patients to fraudulently claim government reimbursements? Abusing children and wives? Racially discriminating against the Amerasian children of American soldiers, including those children used as passports to the United States by their families, who then sometimes abandon them? Assaulting and robbing fellow refugees, as well as stealing microchips, extorting businesses, running brothels, and dealing drugs? Assassinating journalists with unpopular opinions about the homeland? Going to the homeland and pretending to be rich even if one is a busboy? Finding a girlfriend, mistress, or second wife and living a doubled existence, or, fuck it, just abandoning one’s diasporic family altogether for the sweet life back home?

Nguyễn writes about his decision to focus on English:

As a child, you must have made the decision. You could not speak both languages like a native or like a master. The worst possible outcome: speak both languages poorly. The next worse outcome: speak English like a foreigner but retain your mother tongue. The best outcome: speak English like a native, Vietnamese like a child.

Now that he is an accomplished writer with a masterful skills for English. It’s time to sew back his mother tongue.

Ron Padgett: Dot

I love Padgett’s poems in which connected the dots. For instance, he gets annoyed that the letter u in four is dropped in forty. He also points out the eccentricity in subject-verb agreement. It’s a fun, witty read.

Contact