Roxane Gay: Hunger

At twelve, Gay was gang-raped. Since then her life and body had changed forever. She became “super morbidly obese.” She ate and ate and ate to keep men away. She believed that the bigger the safer. Hunger is deeply personal and Gay’s prose is ruthlessly honest. On inspirational commercial, for example, she writes:

In yet another commercial, Oprah somberly says, “Inside every overweight woman is a woman she knows she can be.” This is a popular notion, the idea that the fat among us are carrying a thin women inside. Each time I see this particular commercial, I think, I ate that thin woman and she was delicious but unsatisfying. And then I think about how fucked up it is to promote this idea that our truest selves are thin women hiding in our fat bodies like imposters, usurpers, illegitimates. (p. 139)

An unspeakably aching read.

Ký ức người Thầy

Những bài của thầy cô giáo viết về những học trò đã làm cho họ xúc động và không thể quên trong suốt cái “nghề trồng người”. Qua những Ký ức người Thầy cho ta thấy làm một người giáo viên không chỉ cần có kiến thức và kiên nhẫn, mà cần phải có một tấm lòng. Trong một số bài khi đọc tôi bắt gặp ra được một người thầy của mình.

Suốt cuộc đời học sinh của mình, tôi luôn cám ơn và trân trọng những cô thầy đã dạy dỗ tôi nên người. Một trong những người thầy đó là cô Nguyễn Thị Hường. Cô đã dạy tôi hết lớp năm trước khi tôi bước sang một cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người. Dù mấy chục năm đã qua, tôi vẫn không quên cô. Những lúc về Việt Nam tôi đều đến thăm cô ở căn nhà tôi đã từng đi học thêm vào mỗi buổi sáng năm xưa.

Lúc còn đi học ở Việt Nam, tôi cũng khá nghịch ngợm. Tôi đã làm cô giận nhiều lần nhưng rồi cũng biết cách làm cô vui. Khi cô giận dữ tôi xót xa nhưng lúc thấy cô nở những nụ cười tôi vui lòng. Chắc tại vậy nên cô cũng không thể nào quên được thằng học trò tuy phá phách nhưng dễ thương.

Tuy đứng hạng trung bình trong lớp, tôi học khá môn toán và văn. Trong một cuộc thi cùng khối lớp năm, cô đã chọn tôi đi dự thi văn cho lớp. Tôi rất hãnh diện vì trong lớp có một số bạn học toán giỏi nhưng văn thì hiếm. Còn một điều nữa là từ lớp một đến lớp bốn văn của tôi rất tệ. Có một lần học lớp bốn, tôi nhờ một thằng trong xóm viết dùm tôi bài văn và tôi đã cho nó một cây cà rem. Thế mà lớp năm văn tôi trội lên hẳn vì cô đã khuyến khích và dạy dỗ.

Sau kỳ thi lần đó tôi đã rất thích viết văn nhưng khi qua đến Mỹ tôi đã bỏ hết hoàn toàn để tập trung học Anh ngữ. Tiếng Việt của tôi từ đó đã mất dần. Vì lỗi chính tả quá nhiều tôi mất đi tự tin khi viết tiếng Việt và chỉ viết tiếng Anh. Trong thời gian gần đây tôi bắt đầu tập viết lại tiếng Việt trên blog và tìm sách Việt để đọc.

Tôi bắt đầu blog từ năm 2002. Đến nay đã 15 năm thế mà tôi vẫn còn say sưa và miệt mài như ngày nào để viết lên những tâm sự và ký ức của mình. Phần nhiều là viết bằng tiếng Anh nhưng bây giờ sẽ cố gắng dùng tiếng Việt nhiều hơn. Tôi không phải là một người viết văn hay nhưng niềm đam mê đã được gieo từ lớp năm.

Lớp năm đã để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp khó quên. Lớp năm tôi được cắp sách đến trường cùng với những người bạn đồng ngôn ngữ, văn hoá, sở thích, và chí hướng. Lớp năm tôi có được sự thương mến và quan tâm từ một người thầy. Ngày tuyển tôi ra sân bay cô đã rơi nước mắt. Lúc đó tôi mới nhận thức được rằng tôi đã để lại những tình thương quý giá ở quê nhà.

Cho dù tôi đã trải qua những năm tháng lạc loài nơi xứ người, tôi vẫn không tìm được sự thân mật với bạn bè. Ngoài gia đình ra, tôi không có tình bạn thân thương qua lại như ở Việt Nam. Với người nước ngoài tôi vẫn có một khoản cách không thể nào vượt qua cho dù tôi đã cố gắng nhiều lần. Dường như tôi không bọc lộ được tình nghĩa của mình không chỉ với người bản xứ mà còn cả người Việt. Tình cảm của tôi chắc đã luôn bị gắn liền với quê hương và tuổi thơ của mình.

Bram Stein: Webfont Handbook

Typography on the web not only has to be beautiful and readable, but also optimized and accessible. In his excellent handbook, Bram Stein makes a convincing case for using webfonts with progressive enhancement. From licensing, hinting, subsetting, loading to caching, he makes complexity simple and comprehensible. If you design text on the web, you owe it to yourself to read this book. Good brief.

Nguyễn Duy Quyền: Quên được cứ quên

Với những tản văn ngắn và mộc mạc, Nguyễn Duy Quyền cho độc giả thấy anh là người rất nhạy cảm. Viết về ký ức ấu thơ, người thân trong gia đình, hoặc cuộc sống của một người đồng tính, anh có cái nhìn nhẹ nhàng, lạc quạn, nhưng đầy cảm xúc. Những ai đã được sống và lớn lên ở Việt Nam sẽ bắt gặp mình ở trong những bài viết của anh. Tôi rất cảm động khi được những đồng cảm với tác giả.

72 câu chuyện cảm động về Mẹ

Những bài văn ngắn nói lên tấm lòng bao la của những người mẹ dành cho con. Dù nghèo, khổ, hoặc đói, những bà mẹ sẵn sàng hy sinh cả bản thân và tính mạng mình để lo cho con. Mặc dù có những bài viết của nước ngoài được Trương Hiểu Phong và Lâm Thanh Huyền dịch lại, tôi đều nhận thấy được những nét điểm của mẹ tôi trong mỗi bài. Mẹ tôi không giàu nhưng không bao giờ để tôi đói khát và bây giờ thế. Lúc còn ấu thơ, tôi bệnh triền miên và mẹ là người luôn sát cánh chăm sóc cho tôi từ bát cháo từ viên thuốc. Mẹ chưa bao giờ gây áp lực cho tôi về vấn đề học hành nhưng tôi nhân ra được chỉ có học mới không phụ công lao của mẹ. Tình thương của mẹ dù có ngàn kiếp cũng trả không hết nhưng tôi luôn ghi nhớ và cảm kích mẹ đã một đời hết lòng vì con.

Book Collection: Việt Ngữ

  1. 50: Hồi ký không định xuất bản bộc lộ được những cái nhìn rất riêng của nhạc sĩ Quốc Bảo cho dù anh về bất cứ đề tài nào.
  2. Bí mật hoa sen gồm tập thơ của Nguyễn Phan Quế Mai viết về chiến tranh, hoà bình, và tình người Việt.
  3. Chuyện Tình Không Tên gồm có 15 bức tình thư nhạc sĩ Vũ Thành An viết riêng cho những người yêu đã từng làm cho trái tim ông rung động và mang lại nguồn cảm hứng cho ông sáng tác những tình khúc không tên để đời.
  4. Ngẫu hứng của Trần Tiến cho người đọc được biết thêm về một nhạc sĩ tài hoa của Việt Nam. Tôi thích những gì ông viết về đọc sách.
  5. Đằng sau những nụ cười chia sẻ những câu chuyện về ca hát, nấu ăn, bạn bè, và lối sống của ca sĩ Khánh Ly. Cô không viết theo văn chương mà chỉ viết theo trái tim của mình.
  6. Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Họa & Suy Tưởng gồm có những bài viết từ bạn bè và những người thân yêu của ông.

Trần Tiến: Ngẫu hứng

Những Ngẫu hứng của nhạc sĩ Trần Tiến rất thú vị. Ngoài sáng tác, ông còn chia sẻ những cảm hứng về phụ nữ và sự đâm mê đọc sách. Tôi thích những gì ông viết về đọc sách:

Người ta có thể chết vì thiếu hiểu biết, và cũng có thể chết vì không có việc để làm. Nhưng không ai chết vì không thích đọc sách. Gặp người hay chữ, như đàn bà được qua đêm với người quân tử, vẫn sướng hơn một đời ở với kẻ tiểu nhân (Nhất dạ quân tử kiến). Có đọc vẫn có hơn. Đọc làm cho mình bớt ngu nhiều lắm. (Trang 81)

Ông nói tiếp:

Người mê sách, gặm chữ như bò gặm cỏ, như mối gặm gỗ, như sư tử gặm xương. Gặm vậy mà vẫn đói, nên trông yếu xìu, đến cái kính cũng không giữ nổi, suốt ngày tụt xuống mũi. Gái mê tiền, không lấy đồ mọt sách, dài lưng tốn vải. Nhưng mê người có chữ, bởi họ đi đâu cũng được trọng.(Trang 81)

Ông kết luận rằng:

Đã đành, ngôi nhà không có sách trông hoang lạnh. Mặt người không có chữ trông vô hồn.

Nhưng cuốn sách cần đọc nhất, vẫn chính là: “Đời Mình.” (Trang 82)

Qua những ngẫu văn ngắn, ông còn chia sẻ những kỷ niệm của tuổi thơ vào thời chinh chiến và lúc đi du ca. Qua những lưu ảnh ký, cuộc phỏng vấn, và bài về ông, Ngẫu hứng cho người đọc được biết thêm về một nhạc sĩ tài hoa của Việt Nam.

Khánh Ly: Đằng sau những nụ cười

Đây không phải quyển hồi ký mà là những kỷ niệm đã được Khánh Ly kể lại trên báo chí. Những bài viết không để lại ngày, tháng, và năm nên không rõ những câu chuyện đã xẩy ra lúc nào. Có lẽ đó là ý của cô. Cô chỉ muốn chia sẻ những câu chuyện về ca hát, nấu ăn, bạn bè, và lối sống của cô nên ngày giờ không cần thiết. Cô không viết theo văn chương mà chỉ viết theo trái tim của mình. Cô không ngại cho biết mình thích hút thuốc, thích nấu ăn nhưng không dám ăn vì diet, uống thuốc ngủ, và sợ rụng tóc. Tôi quý bản tính chân thật và cách cư xử nhiệt tình của cô với đời, gia đình, và mọi người xung quanh. Những bài viết mộc mạc đã cho tôi hiểu đến cô nhiều hơn. Ví dụ đoạn sau đây, cô Khánh Ly tâm sự:

Tôi không gót cô Thái Thạnh Không có kỹ thuật như Lệ Thu, Khánh Hà. Không biết diễn tả dịu dàng say đắm như Ý Lan. Không có một thân hình, một đôi chân của Linda Trang Đài, không có làn hơi phong phú ngọt ngào của Hương Lan. Không có tuổi trẻ và nhan sắc của Như Quỳnh. Thế thì tôi có cái gì? Tôi chỉ có một nỗi niềm mà mỗi khi cất tiếng, tôi tìm được sự chia sẻ trong những ánh mắt. Tôi chỉ có cảm giác mình còn sống khi được hát dù cho mấy ngàn người hay cho một người. (trang 161)

Ai đã yêu thích tiếng hát Khánh Ly mà chưa đọc qua sách này thì nên đọc.

Minh Tuệ Đỗ Minh: Chiều kích tâm linh trong nhạc Trịnh Công Sơn

Tôi đã nghe nhạc Trịnh Công Sơn rất nhiều và nhận ra được những lời Phật lý trong ca từ của ông. Tôi muốn tìm hiểu thêm về đề tài này nên đã mua và đọc quyển sách của Minh Tuệ Đỗ Minh. Tiếc rằng những gì tác giả viết không làm được đều đó. Ông phân tích một bài hát của Trịnh Công Sơn bằng cách đưa vào những câu từ bài khác của Trịnh. Đọc mà tôi chẳng hiểu mục đích của tác giả là gì ngoài việc chứng tỏ ông biết rất nhiều bài của Trịnh Công Sơn.

Matthew Desmond: Evicted

A beautifully written book on such a heartbreaking subject. Weaving together stories of residents from the poorest part of Milwaukee, Desmond provides gripping details of individuals and families who struggled to pay their rents and ended up evicted. Losing everything, including a roof over their head, they turned to drugs, alcohols, and abusive relationships. It’s a tough read.

Contact