Trần Nùng: Những ngày rất trong

Quyển tùy bút viết về kí ức tuổi thơ của tác giả. Những câu chuyện dễ thương như tình cảm của “Gà mẹ, gà mẹ,” kỉ niệm khó quên “Ngày đầu tiên đi học,” trò chơi “Tát ao” bắt cá, hoặc sự ngây thơ ở tuổi mới biết yêu. Trần Nùng viết giản dị và nhẹ nhàng khơi lại trong tôi những ngày tháng còn ở quê nhà. Ngày xưa tôi cũng thích đi tát ao bắt cá ở nhà nội và tự chơi những trò chơi không cần đến tiền mua. Tuổi trẻ giờ đây không giống như ngày xưa nữa. Chỉ thích ôm iPad và điện thoại thông minh trong phòng có máy lạnh chứ không tự tìm những sinh hoạt ngoài trời như ngày xưa. Một thời đã qua.

Võ Diệu Thanh: Cửa sổ hình tia chớp

Tập truyện ngắn với những đề tài đầy bạo lực. Trong “Sau lưng người vô tội,” một cô gái bị tra tấn hành hạ dã man và bị trấn nước cho đến chết. Trong “Gương mặt muổi vằn,” ông nội của người kể chuyện bị “mổ bụng moi gan chặt đầu rồi quăng xác xuống dòng sông xanh ngát giữa tháng Giêng.” Rùng rợn hơn là bài “Tiếng mưa rất gần,” được kể lại là lính Mỹ cho chó hãm hiếp đàn bà. Lũ chó đã được huấn luyện để làm chuyện đó. Đọc những câu chuyện như thế khiến tôi bị ám ảnh cho dù cách viết của tác giả cũng tạm được thôi chứ không xuất sắc lắm.

Jonathan Haidt: The Righteous Mind

To explain why people are divided by politics and religion, social psychologist Jonathan Haidt explores the principles of moral psychology. The key differences between liberals, libertarians, and conservatives are in the six moral foundations: Care/harm, Liberty/oppression, Fairness/cheating, Loyalty/betrayal, Authority/subversion, and Sanctity/degradation. Liberals value the first three. Libertarians value Liberty the most. Conservatives value all six equally.

Haidt suggests that liberals have a harder time understanding conservatives than vice versa because liberals don’t see how Loyalty, Authority, and Sanctity have anything to do with morality. Haidt wrote this book in 2012; therefore, his suggestion might be convincing then. Reading it now, however, I don’t buy it. The Republicans have shown again and again that they have lost their morals, their principles, and their goddamn souls to the authoritarian. They bowed down to him and stood with him even if he embarrassed them. Take Ted Cruz for example. Even when his father and his wife were insulted, Cruz had no spine to stand up for his loved ones. It’s a damn shame.

Haidt ends the book with this statement, “We’re all stuck here for a while, so let’s try to work it out.” I say, “Good luck with that.” Barack Obama tried to work with the Republicans when he first became president and where did that lead him? Republicans always wanted to hold power, but they didn’t want to do anything. The country is deeper and further divided in the past four years. If we want to work it out, we need a president that unites us first.

The book is an intriguing read, but it doesn’t apply to the current political turmoil. We are now living under a leadership that has no morality.

Jenny Offill: Dept. of Speculation

After enjoying Offil’s Weather, I wanted to read more of her work; therefore, I picked up Dept. of Speculation. In a coincidence, I was having some marriage issues and the novel feels right at home. For example:

For most married people, the standard pattern is a decrease of passionate love, but an increase in deep attachment. It is thought that this attachment response evolved in order to keep partners together long enough to have and raise children. Most mammals don’t raise their offspring together, but humans do.

Offil’s writing is worth savoring every word and her storytelling is moving and funny. Best of all, the novel can be read in one sitting. I am warming up to reading more fiction.

Kiều Bích Hậu: Smart wife – Vợ ảo

Bài chủ đề, “Smart wife – Vợ ảo,” trong tập truyện ngắn của Kiều Bích Hậu có tính cách đương đại. Đàn ông có thể cập nhật một “smart wife” qua “smart phone.” Cô hiểu biết hết tất cả những gì anh muốn mà không hề mang đến cho anh một nỗi phiền muộn nào. Đấy quả là một người vợ thật tuyệt vời hơn cả sex doll. Tuy nhiên bài này quá ngắn và tác giả không đi sâu hơn vào đề tài. Những câu chuyện trong sách này đọc cũng tạm. Có truyện động lại sau khi đọc. Có truyện bay luôn. Không chìm lỉm cũng không nổi bật.

Amina Cain: Indelicacy

Victória worked as a museum cleaner, but aspired to become a writer. Then she married a rich husband. From mopping the floors and scrubbing the toilets at the museum, she became a wife who lived in a beautiful house with a diligent maid taking care of everything for her. She spent her days reading and writing and her nights doing things rich folks do or having sex with her husband. Although her husband could provide her the financial freedom, he couldn’t provide her the freedom she needed to write or to live her life. Indelicacy is a short, beautiful novel. Cain’s prose is clear, concise, and accessible. I usually had trouble following a work of fiction, but not this one. I loved it.

Trần Kiêm Hạ: Vùng biến mất

Tập truyện rất ngắn của Trần Kiêm Hạ về đề tài xã hội nhưng sự thiếu công bằng giữa giàu và nghèo cũng như bậc cấp cao thấp trong cuộc sống. Truyện chủ đề, “Vùng biến mất,” nói về đôi vợ chồng già ở tuổi ngoài 60. Khi bà vợ không cho ông gần gũi chăn gối nữa, ông sống trong nỗi cô đơn chán chường. Một lần trên Facebook, ông quen với một cô gái trẻ một con ly dị chồng. Ban đầu chỉ “chat” rồi chuyển sang tâm tình qua điện thoại rồi tiến thêm một bước xa hơn. Chỉ vì muốn được giải tỏa sự thèm khát của tình dục trong vài phút mà ông phải trả một cái giá rất đắt.

Ở đời không có gì là miễn phí cả. Cái gì cũng có cái giá của nó. Tác giả muốn nhắc nhở đàn ông rằng vợ không cho ăn cơm cũng đừng ra ngoài ăn phở. Như vậy thì ông còn đường nào để lựa chọn? Chẳng lẽ tình nghĩa vợ chồng mấy chục năm phải chấm dứt vì thiếu tình dục? Nếu như không thì chẳng lẽ ông phải sống trong sự cô đơn và thiếu thốn cho hết cuộc đời? Nếu như đối với ông tình dục là quan trọng thì bà có thể nào đáp ứng giữa đường (meet halfway) được không? Dĩ nhiên tôi đâu phải là nhà tâm lý tình dục đâu mà có câu trả lời.

Tuy đây là tập truyện hư cấu nhưng tác giả dùng những câu chuyện khá giống với thực tế. Cách viết lách của anh mộc mạc nên cũng dễ đọc. Còn các chủ đề thì không có gì mới lạ nên đọc cũng không hào hứng cho lắm.

Jenny Offill: Weather

Offill’s prose is so damn funny that I marveled every sentence in her latest novel. As a result, I damn-near missed the entire plot. The book is 200 pages and the characters started to make sense to me around page 135. The whole time I didn’t realize Lizzie Benson, the narrator, is a librarian who is habituated to sleeping pills. She struggles between tending for her family and taking care of her brother who is a recovering drug addict. The novel is dark, urgent, and just hilarious. I could quote anything in the book, but here’s an example:

All I would have to do is take my clothes off with a stranger who has no particular interest in my long-term well-being or mental stability. How hard is that? I could do that. It would be fun. Especially if said stranger got all my jokes, and liked how I never nagged and how I never asked if I looked fat, and would agree to make me go to the dentist and doctor even though I don’t ever want to (because of death, death, the terrible death), and would be okay with my indifferent housekeeping and my seventies-style bush, and would be okay with us having to take care of my brother financially and emotionally for the rest of his life, also my mother, who is good and kind, but doesn’t have a cent, then I’m totally into it, I’d happily fuck him whichever way he fancied until the bright morn.

I will reread this novel in the near future.

Trương Nguyện Thành: Cha Voi

Mười chín tuổi, Trương Nguyện Thành cùng người em trai mười bốn tuổi vượt biên. Đến Mỹ với vốn liếng tiếng Anh ít ỏi nhưng anh cố gắng học rồng rã mười năm liên tiếp để nhận bằng Tiến sĩ Hoá học. Anh cưới vợ Nhật và có hai đứa con trai. Đứa lớn tự kỷ và đứa nhỏ nhạy cảm. Tuy vợ chồng ly dị lúc hai cháu còn nhỏ, hai người vẫn tiếp tục cùng nhau dạy dỗ hai đứa con nên người.

Qua Cha Voi, anh chia sẻ những trải nghiệm của mình về cách dạy từ lúc hai cháu còn bé cho đến lúc hai đứa trưởng thành. Khác với Mẹ Hổ (Tiger Mom), phong cách Cha Voi là không dùng hình phạt nghiêm khắc hoặc dùng bạo lực để bắt buộc con tuân theo mà dùng cách thuyết phục và khuyên nhủ con. Cơ bản của Cha Voi là giúp đỡ con phát triển kỹ năng, nhân cách, tư duy, và kiến thức.

Những kinh nghiệm dạy con của anh rút ra từ cách “uốn tre từ thuở còn măng” của ông nội phối hợp với những nhận thức của anh từ văn hoá Việt, Mỹ, Nhật, và Đan Mạch. Tôi ít khi đọc sách về việc nuôi nấng con cái (parenting) cho dù đề tài này được viết rất nhiều trong sách tiếng Anh. Mỗi trường hợp của mỗi gia đình đều khác nhau nên những gì áp dụng cho cha mẹ Mỹ không phù hợp với cha mẹ Việt. Sách này thì có rất nhiều điểm giống trường hợp của tôi từ văn hoá đến cách thức nên những gì anh đã trải nghiệm tôi có thể học hỏi và áp dụng vào hoàn cảnh của mình. Cái nào không áp dụng được thì cũng không mất mát gì.

Tôi hâm mộ sự quyết định viết sách bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh. Tuy sống ở Mỹ hơn bốn mươi năm mà anh vẫn giữ được tiếng mẹ đẻ của mình và viết rất trôi chảy. Đồng thời sách Việt về đề tài dạy dỗ con cái nên người ở thời đại số rất hiếm hoi. Tôi khuyến khích cha mẹ Việt trong nước và ngoài nước nên đọc. Sách chỉ hơn 300 trang mà tác giả đã ghi lại mười mấy năm trải nghiệm và anh đã thành công. Anh không phải là một chuyên gia dạy con mà chỉ là một người cha thương yêu con cái của mình hết tấm lòng và chỉ mong muốn con mình có được cuộc sống hạnh phúc.

Nguyễn Thị Mai Phương: Cỏ mã linh

Tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Mai Phương nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Cảm xúc nhất là những câu chuyện về thân phận bà và đặc sắc là khi Mai Phương viết về cơ thể của phụ nữ. Cô diễn đạt những sắc đẹp tự nhiên đầy quyến rũ của những cô gái làng quê.

Chẳng hạn như viết về người vợ chiều chồng trong “Ngày mai”:

Có đêm, anh bạo liệt hăm hở trên thân thể nàng, vùng tam giác của nàng nóng bỏng và ướt đẫm, anh tự hào lắm, mình đã chinh phục nàng tuyệt đối.

Hay một cô gái mới lớn trong “Nắng chiều day dứt”:

Cái quần đùi chật căng cùng cái áo phông cũn cỡn làm lộ nước da trắng như ngó sen của nó. Nước da ấy lại được tạo hoá ban cho ở cái con người khờ khạo, ngốc nghếch. Và khối chuyện khốn nạn xảy đến khi có kẻ thèm khát hai núm nhô cao dưới áo kia và da thịt ấy của Nâu.

Hay đoạn văn viết về một phụ nữ đang yêu đắm đuối trong “Thềm cỏ dại”:

Tôi đã chìm đắm và để anh vào thật sâu trong mình. Thấy rõ ràng mình và anh tan chảy như đám sương trên vách núi, ào ạt, mê man, cuồng si.

Hoặc cặp tình nhân dưới ánh trăng trong “Sợi dây”:

Sau những nụ hôn, ánh trăng là kẻ đồng lõa xui khiến Bốp khám phá khuôn ngực phập phồng sau áo mỏng của Mơ. Những khuôn môi bỏng rát trải dài khắp cơ thể Mơ. Cô thấy mình tan chảy thành vệt trăng vắt ngang trời kia.

Thật ngậm ngùi khi đọc về những câu chuyện đau lòng của những cô gái hồng nhan bạc phận. Đọc mà không thể nào không nghĩ đến một câu trong ca khúc “Kỷ niệm” của Phạm Duy, “Tôi mơ làm triệu phú cứu vớt gái bơ vơ.” Tôi rất thích chất thơ trong cách kể chuyện của Mai Phương.

Contact